Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp 2 cột hay nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp 2 cột hay nhất)

Tiết 2: Toán

NHÂN VỚI 10 ; 100 ; 1000 ; . CHIA CHO 10 ; 100 ; 1000 ; .

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10 ; 100 ; 1000 ; . và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10 ; 100 ; 1000 ; .

2. Kĩ năng:

- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (hoặc cho) 10 ; 100 ; 1000 ;. HS làm được các bài tập1, 2.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy- học :

1.Giáo viên:

- Bảng phụ viết sẵn phần nhận xét chung.

2.Học sinh:

- Thước kẻ, bút chì.

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/02/2022 Lượt xem 148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp 2 cột hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Ngày soạn: 05/11/2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2011.
Tiết 1: Chào cờ
 Lớp trực tuần nhận xét
Tiết 2: Tập đọc
Ông Trạng thả diều.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rói, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS có ý thức ham học tập.
II. Đồ dùng dạy – học :
1.Giáo viên: 
- SGK, bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS.
2. Học sinh: 
- Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định :
- Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ : 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài.
3.2. Luyện đọc
- GV tóm tắt nội dung bài
- Bài văn được chia thành mấy đoạn?
- GV chú ý sửa phát âm cho HS.
- GV kết hợp giảng từ mới.
- GV nhận xét - tuyên dương
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Hướng dẫn cách đọc.
3.3. Tìm hiểu bài.
- Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
- Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì ?
- Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
- Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông trạng thả diều"?
- Nội dung chính của đoạn 3 là gì ?
- Đoạn cuối bài cho em biết điều gì ?
* Nêu nội dung chính của bài?
3.4. Đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu đoạn “ Thầy phải kinh ngạc... thả đom đóm vào trong.”
- Hướng dẫn cách đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố:
- Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì ?
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: 
- Về đọc bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- Hát.
- 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài.
- Bài văn được chia thành 4 đoạn.
- Học sinh đọc tiếp nối đoạn lần 1
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
+Từ mới : Trạng, kinh ngạc.
- HS luyện đọc trong nhóm
- 1 HS đọc toàn bài
- HS đọc đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi 1.
- Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: Có thể thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
* Tư chất thông minh của Nguyễn Hiền.
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi 2, 
- Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày phải đi chăn trâu. Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ, tối đến mượn vở của bạn, sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
- Vì ông đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13 khi vẫn còn là một cậu bé ham thích chơi diều.
* Đức tính ham học và chịu khó của Nguyễn Hiền.
- HS đọc đoạn 4, trả lời câu hỏi 4.
+ Cú chớ thỡ nờn.
+ Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên.
* Nội dung : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- HS đọc nối tiếp bài - nêu cách đọc
- HS lắng nghe.
- HS đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- HS nêu.
- Một HS đọc lại nội dung bài.
Tiết 2: Toán
Nhân với 10 ; 100 ; 1000 ; ... Chia cho 10 ; 100 ; 1000 ; ...
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10 ; 100 ; 1000 ; ... và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10 ; 100 ; 1000 ; ...
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (hoặc cho) 10 ; 100 ; 1000 ;... HS làm được cỏc bài tập1, 2.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
1.Giáo viên:
- Bảng phụ viết sẵn phần nhận xét chung. 
2.Học sinh:
- Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. ổn định:
2. Bài cũ : 
- Kiểm tra 1 HS làm bài tập 4 (58).
3. Bài mới :
3.1. Nhân một số tự nhiên với 10, hoặc chia số tròn chục cho 10.
- GV viết phép tính lên bảng và hướng dẫn HS.
- Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta làm thế nào?
- Cho HS nêu nhận xét.
3.2. Nhân một số với 100; 1000;... hoặc chia một số tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 100 ; 1000;...
Tương tự, ta có :
35 x 100 = 3 500
3500 : 100 = 35
 35 x 1000 = 35000
 35000 :1000 =35
- Rút ra nhận xét.
3.3. Thực hành : 
Bài 1 : Tính nhẩm
- Yờu cầu HS nhẩm tớnh và nờu miệng.
- GV nhận xột - ghi điểm.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Yờu cầu HS làm vào vở.
- GV chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: 
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau .
- HS tớnh và nờu kết quả
* 35 x 10 = 10 x 35
 = 1chục x 35 = 35 chục = 350
Vậy : 35 x 10 = 350
* Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó.
- HS nờu nhận xột.
- HS theo dừi và nờu kết quả.
* Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba, ... chữ số 0 vào bên phải số đó.
* Khi chia số trũn chục, trũn trăm, trũn nghỡn, ... cho 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba,...chữ số 0 ở bờn phải số đú.
- HS đọc phần nhận xét.
- HS đọc yờu cầu và nờu miệng
a.18 x 10 = 180
18 x 100 = 1 800
18 x1000 =18000
b. 9000 :10 = 900
9000 : 100 = 90
9000 : 1000 = 9
82 x 10 = 8200
75 x 1000 = 75000
19 x 10 = 190
20 020 : 10 = 2002
200200 :100 =2002
2002 000 :1000 = 2002
- HS đọc yờu cầu. HS làm vào vở, 3 HS lờn bảng làm bài.
70 kg = 7 yến
800 kg = 8 tạ
300 tạ = 30 tấn
120 tạ = 12 tấn
5000 kg = 5 tấn
4000g = 4 kg
Tiết 4: Thể dục
GV bộ môn dạy
Tiết 5: Lịch sử
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nờu được những lớ do khiến Lý Cụng Uẩn dời đụ từ Hoa Lư ra Đại La: Vựng trung tõm của đất nước, đất đai rộng rói lại bằng phẳng, nhõn dõn khụng khổ vỡ ngập lụt.
2. Kĩ năng: 
- Kể được vài nột về cụng lao của Lý Cụng Uẩn : Người sỏng lập vương triều lớ, cú cụng dời đụ ra Đại La và đổi tờn kinh đụ là Thăng Long.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
1. Giáo viên: 
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
2. Học sinh: 
- Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. ổn định:
2. Bài cũ :
- Kiểm tra 1 HS đọc phần ghi nhớ bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981).
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài
3.2.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: HS nêu được: Lí do nhà Lí tiếp nối nhà Lê và vai trò của Lí Công Uẩn.
* Cách tiến hành:
+ GV cho HS đọc bài.
+ 1 HS đọc từ năm đ Nhà Lí bắt đầu từ đây.
- Lớp đọc thầm
- Sau khi Lê Đại Hành mất tình hình nước ta như thế nào?
- Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình rất bạo ngược nên lòng người rất (bán ngược) oán hận.
- Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều tôn Lí Công Uẩn lên làm vua?
- Vì Lí Công Uẩn là 1 vị quan trong triều nhà Lê. Ông vốn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hoá được lòng người. Khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lí Công Uẩn lên làm vua.
- Vương triều nhà Lí bắt đầu từ năm nào?
- Nhà Lí bắt đầu từ năm 1009
* GV kết luận.
3.3.Hoạt động 2: Nhà Lí rời đô ra Đại La đặt tên kinh thành là Thăng Long.
* Mục tiêu: HS nêu được: Lí do Lí Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
* Cách tiến hành:
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam
+ HS quan sát bản đồ
- Cho HS tìm vị trí của vùng Hoa Lư - Ninh Bình; vị trí của Thăng Long - Hà 
- 2 HS thực hiện
- Lớp quan sát - nhận xét.
Nội trên bản đồ.
- Năm 1010 vua Lí Công Uẩn quyết định rời đô từ đâu về đâu?
- Lí Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long.
- So với Hoa Lư thì vùng đất Đại La có gì thuận lợi cho việc phát triển đất nước?
+ Về vị trí địa lí: Vùng Hoa Lư không phải là vùng trung tâm của đất nước.
+ Về địa hình: Vùng Hoa Lư là vùng núi non chật hẹp, hiểm trở, đi lại khó khăn.
Còn vùng Đại La lại ở giữa vùng đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, cao ráo, đất đai màu mỡ.
- Vua Lí Thái Tổ suy nghĩ thế nào khi dời đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long?
- Vua Lí Thái Tổ tin rằng, muốn con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng Đại La một vùng đồng bằng rộng lớn màu mỡ.
* GV kết luận.
3.4.Hoạt động 3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lí.
* Mục tiêu: HS kể được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời Lí và kể được các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát tranh ảnh
- HS quan sát một số tranh ảnh chụp 1 số hiện vật của kinh thành Thăng Long.
- Nhà Lí xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào?
- Nhà Lí xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền, chùa.
- Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông tạo nên nhiều phố, nhiều phường, nhộn nhịp tươi vui.
* GV kết luận.
 - GV rút ra bài học.
4. Củng cố:
- Nhắc lại nội dung chính của bài. 
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: 
- Về học bài và chuẩn bị bài giờ sau.
- 3 học sinh đọc bài học trong SGK
Tiết 6: Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa học kì I.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra HS về các kiến thức đã học, cách ứng xử các tình huống trong bài tập.
2. Kĩ năng: 
- HS ứng sử được các tình huống trong bài tập.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
1.Giáo viên: 
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: 
- Thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định:
2. Bài cũ 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài.
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài.
- HS làm bài vào phiếu.
I. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng trong các câu sau :
1. Theo em, trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập?
A. Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
B. Không làm bài tập mà mượn vở của bạn để chép.
C. Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
D. Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
2. Khi gặp một bài tập khó, em sẽ chọn những cách làm nào dưới đây?
A. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
B. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
C. Chép luôn bài của bạn.
D. Nhờ người khác làm họ bài.
Đ. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
E. Bỏ không làm.
3. Theo em ý kiến nào dưới đây là thích hợp?
A. Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
B. Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác.
C. Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc một lúc.
D. Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có hiệu quả.
4. Em đã biết tiết kiệm tiền của chưa? Em dự định sẽ tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi như thế nào ?
II. Cách đánh giá :
	Câu 1 : Khoanh vào C.
	Câu 2  ... năm 2011.
Tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện. Nhận biết được mở bài theo cách đã học.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu viết được đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo cách gián tiếp.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học :
1. Giáo viên:
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
	- Sách giáo khao, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định :
- Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: 
- kiểm tra 2 HS thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
3. Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài 
3.2. Nhận xét:
Bài tập 1, 2 :
- Cho HS tìm đoạn mở bài của truyện.
- GV nhận xét - kết luận.
Bài tập 3:
- Cho HS so sánh hai cách mở bài.
- GV nhận xét, kết luận.
- Có hai cách mở bài : 
+ Mở bài trực tiếp.
+ Mở bài gián tiếp.
3.3. Ghi nhớ :
- Rút ra ghi nhớ.
3.4. Luyện tập :
Bài tập 1 : 
- Gọi HS đọc bài.
- Cho HS nêu nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 2 :
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS trả lời miệng.
- GV nhận xét - ghi điểm.
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học, khen ngợi những HS viết đoạn mở bài tốt.
5. Dặn dò: 
- Về hoàn chỉnh lời mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay và chuẩn bị bài giờ sau.
- Hát.
- 2 HS thực hành trao đổi
- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài.
- HS phát biểu.
+ Đoạn mở bài trong truyện là : “ Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy.”
- HS đọc yêu cầu của bài, so sánh cách mở bài thứ hai với cách mở bài trước.
- 2 HS đọc nội dung ghi nhớ( SGK).
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
+ Cách a : Mở bài trực tiếp.
+ Cách b, c, d : Mở bài gián tiếp.
- 2 HS kể : 1 em kể phần mở đầu theo cách a; 1 em kể theo cách b ( hoặc c,d).
- HS đọc yêu cầu của bài và nội dung truyện Hai bàn tay.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
Lời giải :
+ Truyện mở bài theo cách trực tiếp.
Tiết 2: Toán
Mét vuông.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích . Biết 1m2 = 100 dm2 và ngược lại
2. Kĩ năng: 
- Đọc, viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang cm2, dm2. 
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
1. Giáo viên:
- Bảng phụ kẻ sẵn bài 1. 
2. Học sinh: 
- Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định : 
2. Bài cũ : 
- Kiểm tra HS làm bài tập 4 (64).
3. Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài 
3.2. Giới thiệu mét vuông.
- GV giới thiệu đơn vị đo mét vuông.
- Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m.
- Mét vuông viết tắt là : m2
1 m2 = 100 dm2
3.3. Thực hành : 
Bài 1 (65) 
- Gọi HS lên điền vào bảng phụ. Lớp làm vào phiếu nhỏ.
- Nhận xét bài của HS - ghi điểm.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Cho HS viết bảng con.
- Nhận xét bảng của HS.
Bài 3: Gọi HS đọc bài toán. GV cùng HS phân tích bài toán. Cho HS làm vào vở. Gọi HS lên chữa bài.
- Chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố:
- GV nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: 
- Về làm bài 4 và chuẩn bị bài sau .
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS theo dõi.
- HS đọc: 1 m2 = 100 dm2
- HS đọc yêu cầu. 1 HS làm bảng phụ. Lớp làm vào phiếu bài tập.
Đọc
Viết
Hai nghìn không trăm linh năm mét vuông.
2005 m2
Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông.
1980 m2
Tám nghìn sáu trăm đề- xi- mét vuông.
8600 dm2
Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một xăng- ti- mét vuông.
28 911 cm2
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu. Làm bài vào bảng con.
1 m2 = 100 dm2
100 dm2 = 1 m2
1 m2 = 10 000 cm2
10 000 cm2 = 1 m2
400dm2 = 4 m2
2110m2=211000dm2
15 m2= 150000 cm2
10 dm22cm2=102cm2
- HS đọc bài toán và tìm hiểu bài toán
- Lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
Bài giải
 Diện tích của một viên gạch lát nền là:
 30 x 30 = 900 (cm2)
 Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch hình vuông lát nền, vậy diện tích căn phòng là :
 900 x 200 = 180 000 (cm2)
 180 000 cm2 = 18 m2
 Đáp số : 18 m2
Tiết 4: Tiếng anh
GV bộ môn dạy
Tiết 5: Khoa học
Mây được hình thành như thế nào? mưa từ đâu ra?
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
2. Kĩ năng: 
- Trình bày mây được hình thành như thế nào? Giải thích được nước mưa từ đâu ra. Phát biểu ý nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS yêu thích khám phá thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy- học :
1. Giáo viên: 
- Hình trang 46, 47 SGK
2. Học sinh: 
- Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy - học.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định :
2. Bài cũ: 
- Nước tồn tại ở những thể nào?
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
* Mục tiêu: Trình bày mây được hình thành như thế nào. Giải thích được mưa từ đâu ra.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- 1 HS trả lời
- Từng cá nhân HS nghiên cứu câu chuyện: Cuộc phiêu lưu của giọt nước ở trang 46, 47 SGK. Sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn bên cạnh.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
- HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
- Yêu cầu HS nêu:
+ Mây được hình thành như thế nào?
- Đại diện nhóm trả lời:
- Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây.
+ Mưa từ đâu ra?
- Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
- GV nhận xét - Kết luận.
3.3. Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước.
* Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa.
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp ra thành 4 nhóm. Yêu cầu HS hội ý và phân vai theo: Giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.
- HS hội ý theo phân vai như yêu cầu.
- GV làm việc theo nhóm. 
- Các nhóm phân vai như đã hướng dẫn và trao đổi với nhau về lời thoại theo sáng kiến của các thành viên.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày.
- Lần lượt các nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
- GV và HS cùng đánh giá, tuyên dương.
4. Củng cố:
- Nhắc lại ý chính. Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Về ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Kỹ thuật
khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa (tiếp).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
2. Kĩ năng: 
- Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. HS khéo tay: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS yêu thích sản phẩm do mình làm ra.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên:
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
2. Học sinh:
- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định :
 2. Bài cũ: 
 - Kiểm tra đồ dùng
 3. Bài mới
 3.1. Giới thiệu bài.
 3.2. Hoạt động 3: Thực hành.
* Mục tiêu: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa theo mẫu.
* Cách tiến hành: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo các bước: 
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Cho HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- HS để vật liệu đã chuẩn bị lên bàn.
- 2 HS nhắc lại.
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền bằng mũi khâu đột thưa.
- GV quan sát - hướng dẫn HS còn yếu.
GV kiểm tra sản phẩm của HS - nhận xét. 4. Củng cố:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
5. Dặn dò: 
- Về hoàn thành sản phẩm để chuẩn bị tết sau.
Tiết 6: Hoạt động tập thể
Nhận xét tuần 11
I. Mục tiêu:
	- HS nắm được ưu nhược điểm của các hoạt động trong tuần để có hướng phấn đấu sửa chữa vươn lên.
	- Đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 12.
II. Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS nhận xét các hoạt động trong tuần.
 1. Nhận xét :
- GV nhận xét chung về ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức học tập, công tác vệ sinh lớp và khu vực được phân công.
Tồn tại: ...................................................
................................................................
................................................................
- GV tuyên dương những HS thực hiện tốt, nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt.
- GV đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần học 12.
2. Kế hoạch :
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động : đạo đức, học tập, thể dục, vệ sinh, luyện viết 15 phút đầu giờ...
- Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
+Tuyên dương :........................................
+Phê bình :...............................................
- Duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần và các nền nếp : học tập, thể dục- vệ sinh, hoạt động 15 phút đầu giờ.
- Thực hiện tốt các hoạt động của Đội : sinh hoạt chi đội, các hoạt động tập thể...
- Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_11_nam_hoc_2011_2012_ban_tich_hop_2_cot.doc