Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thảo

Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thảo

I.Mục đích yêu cầu:

 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn

 - Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyện khi mới 13 tuổi.

 - Giáo dục học sinh cần kiên trì chịu khó trong học tập và rèn luyện thì mới đạt kết quả tốt.

Hỗ trợ: Giải nghĩa thêm một số từ ngữ cho HS, kèm cặp HS yếu, tăng thời gian đọc cho HS

II.Chuẩn bị:

 GV: Chuẩn bị tranh minh hoạ bài dạy. Bảng phụ ghi câu cần hướng dẫn đọc.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Ngày soạn : 30/10/2011
Ngày dạy : Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011.
TẬP ĐỌC
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I.Mục đích yêu cầu:
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn
 - Hiểu nội dung : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyện khi mới 13 tuổi.
 - Giáo dục học sinh cần kiên trì chịu khó trong học tập và rèn luyện thì mới đạt kết quả tốt.
Hỗ trợ: Giải nghĩa thêm một số từ ngữ cho HS, kèm cặp HS yếu, tăng thời gian đọc cho HS
II.Chuẩn bị: 
	GV: Chuẩn bị tranh minh hoạ bài dạy. Bảng phụ ghi câu cần hướng dẫn đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
A. Bài cũ: GV tổng kết 3 chủ điểm đã học.
B. Bài mới: Giới thiệu chủ điểm mới – giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1: Luyện đọc:
MT: Đọc đúng : diều, kinh ngạc, trí nhớ, trang sách, chăn trâu, lưng trâu, xin, vượt xa, Trạng Nguyên, Đọc lưu lát, trôi chảy toàn bài.
+ Gọi 1 em đọc bài cho lớp nghe.
+Yêu cầu HS đọc phần chú thích.
+Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 3 lượt)
+Theo dõi, sửa khi HS phát âm sai, ngắt nhịp các câu văn chưa đúng.
+Yêu cầu từng cặp đọc bài.
+ Gọi một em đọc khá đọc toàn bài.
+ Giáo viên đọc mẫu toàn bài	
HĐ2: Tìm hiểu nội dung:
MT: Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyện khi mới 13 tuổi.
Đoạn 1: Gọi 1 em đọc, nêu câu hỏi, nghe HS trả lời và chốt ý của đoạn.
H. Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? 
+ Yêu cầu HS nêu ý đoạn 1 của bài.
GV chốt ý: Nguyễn Hiền là một người thông minh.
Đoạn 2: Gọi 1 em đọc, nêu câu hỏi, nghe HS trả lời và chốt ý của đoạn. 
H. Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? 
Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
H. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ông Trạng thả diều”? 
+ Yêu cầu HS nhắc lại nghĩa từ “trạng”(tức Trạng nguyên, người đỗ đầu kì thi cao nhất thời xưa).
+ Yêu cầu 1 em đọc câu hỏi 4 và mời bạn trả lời.
Câu chuyện muốn khuyên ta Có chí thì nên.
+ Yêu cầu HS nêu ý đoạn 2 của bài.
GV chốt ý: Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên nhờ chí vượt khó.
+ Yêu cầu 1 em khá đọc toàn bài, lớp theo dõi và nêu ý nghĩa của bài.
w Nội dung: Câu chuyện ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng Nguyên khi mới 13 tuổi.
HĐ3: Đọc diễn cảm.
MT: Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cù, chăm chỉ, tinh thần vượt khó của Nguyễn Hiền. Đoạn kết truyện đọc với giọng sảng khoái.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách đọc diễn cảm bài văn.
- + Yêu cầu 3-4 em thể hiện cách đọc.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo từng cặp.
+ Gọi 2 - 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
C.Củng cố- Dặn dò :
H: Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? 
H: Truyện đọc giúp em hiểu điều gì? 
-Nhận xét tiết học 
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới: “Có chí thì nên”. 
Lắng nghe.
Nhắc lại đề.
Cả lớp lắng nghe, đọc thầm.
Theo dõi vào sách.
4 Em đọc nối tiếp nhau đến hết bài.
Đọc theo cặp.
1 Em đọc, lớp lắng nghe.
HS lắng nghe
1 Em đọc, lớp theo dõi vào sách.
2-3 em đại diện lớp lần lượt trả lời, HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó trí nhớ lạ thường: có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thời gian chơi diều. 
2-3 Em nêu ý kiến.
Vài em nhắc lại. 
1 Em đọc, lớp theo dõi đọc thầm theo.
Nghe câu hỏi và 2-3 em đại diện trả lời từng câu hỏi, mời bạn nhận xét và bổ sung thêm ý kiến.
 Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi13 khi vẫn còn là một chú bé ham thích chơi diều. 
1 Em đọc lại ý nghĩa của từ trạng trong phần chú giải.
3-4 Em nêu ý kiến.
2-3 Em nêu ý kiến.
Vài em nhắc lại. 
Theo dõi, thực hiện và 2-3 em nêu trước lớp.
Theo dõi, 2 em lần lượt nhắc lại ý nghĩa của bài.
2-3 Em nêu cách đọc.
Theo dõi, lắng nghe.
3-4 Em thực hiện, lớp theo dõi.
Từng cặp luyện đọc diễn cảm.
Lớp theo dõi và nhận xét.
HS trả lời
Lắng nghe. 
**********************************************************************************
KHOA HỌC
BA THỂ CỦA NƯỚC .
I. Mục tiêu:
- Nêu được nước tồn tại ở ba thể: lỏng, khí, rắn.
- Làm thí nhiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
- Giáo dục HS luôn khám phá những điều bổ ích trong lĩnh vực khoa học.
**GDMT: Nước là tài nguyên thiên nhiên quý cần bảo vệ và tiết kiệm.
II. Chuẩn bị : GV : Chuẩn bị tranh ảnh phục vụ cho bài dạy và một phích nước nóng. 
	 HS : Chuẩn bị cốc, đĩa, khay,
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ : 
H : Nước có những tính chất gì?
H : Nêu ghi nhớ của bài?
B.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng. 
HĐ1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.
MT: Nắm được hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí.
H. Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng?
+ Rót nước sôi từ phích vào cốc cho các nhóm.
- Yêu cầu nhóm 6 em quan sát nước vừa rót từ phích ra rồi dùng đĩa dậy lên cốc nước, lật đĩa lên nhận xét điều gì xảy ra.
- Yêu cầu các nhóm trình bày nhận xét.
- Dùng khăn nhúng nước, lau lên mặt bảng đen, nước làm ướt mặt bảng. Một lát sau, mặt bảng khô, không còn ướt nữa. Như vậy nước đã biến thành hơi và bay vào không khí. Hơi nước là nước ở thể khí, không nhìn thấy bằng mắt.
- Đun nước bằng soong trên bếp ga, quan sát mở nắp vung khi nước sôi có hiện tượng hơi nước sẽ tụ lại ở mặt dưới nắp. Lúc đó nước ở thể lỏng.
Kết luận: Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí. Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn nước ở nhiệt độ thấp.
Hơi nước là nước ở thể khí. Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường .
Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng.
HĐ2 : Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
MT: Nắm được hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
H: Đặt khay nước có đá vào ngăn làm đá của tủ lạnh, sau vài giờ lấy ra. Hiện tượng gì sẽ xảy ra đối với nước trong khay? Hiện tượng đó gọi là gì?
H: Để khay nước đá ở ngoài tủ lạnh, hiện tượng gì sẽ xảy ra? Hiện tượng đó gọi là gì?
Kết luận: Khi để nước đủ lâu ở chỗ có nhiệt độ bằng 0oC, ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng đó gọi là sự đông đặc. 
-Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ ở 0oC. Hiện tượng đó gọi là sự nóng chảy.
HĐ3 : Vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước.
MT: Biết dùng hội họa biểu thị nội dung.
+ Yêu cầu từng nhóm 2 em thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
H.: Nước tồn tại ở những thể nào?
H.: Nêu tính chất chung của nước ở các thể và tính chất riêng của từng thể.
Kết luận : Nước có thể ở thể lỏng, thể khí hoặc thể rắn. Ở cả ba thể, nước đều trong suốt, không có màu, không mùi, không có vị
-Nước ở thể lỏng không có hình dạng nhất định, nước ở thể rắn có hình dạng nhất định.
- Yêu cầu từng HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước, 1 em vẽ ở bảng.
- Nhận xét và kết luận : Nước nóng chảy -- bay hơi -- ngưng tụ - đông đặc -nóng chảy,
C. Củng cố : 
Yêu cầu học sinh đọc phần cần ghi nhớ ở SGK.
**Nước là tài nguyên thiên nhiên quý cần bảo vệ và tiết kiệm.
D. Dặn dò :
 Dặn về nhà và chuẩn bị bài mới.	
4 HS lên bảng 
Theo dõi, lắng nghe.
Học sinh nhắc lại đề
Nước mưa, nước sông, nước suối, nước biển, nước giếng,
Nhóm 6 em theo dõi và cử thư ký ghi kết quả. 
3-4 Nhóm trình bày: Nước từ thể lỏng ở trong bình thuỷ trở thành thể khí, từ thể khí lại thành thể lỏng đọng trên đĩa rồi rơi xuống.
- Quan sát, theo dõi.
- Nước ở thể lỏng đã biến thành nước ở thể rắn.
- Nước đá ở khay đã chảy thành nước ở thể lỏng.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Từng nhóm 2 em thực hiện và trình bày.
- Mỗi HS vẽ vào nháp, 1 em vẽ trên bảng.
1 Em đọc, lớp theo dõi.
Nghe và ghi bài.
**********************************************************************************
TOÁN
NHÂN VỚI 10, 100, 1000,  CHIA CHO 10, 100, 1000,...
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000; và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, cho 10; 100; 1000; lần. Từ đó biết cách nhân, chia nhẩm 10; 100; 1000;
- Vận dụng tính nhanh khi nhân hay chia với 10; 100; 1000; 
- Rèn luyện tư duy óc sáng tạo.
Hỗ trợ: Giúp đỡ HS yếu nắm chắc kiến thức. Chuẩn bị một số ví dụ giúp HS nắm kĩ bài hơn.
II. Chuẩn bị : GV : Viết trước bài tập ở nhà lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: 
a. Nêu tính chất giao hoán của phép nhân.
b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
	365 x  = 8 x 365
	1234 x 5 = 1234 x 
B.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : Hình thành kiến thức
MT: Giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000;  ... h giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 
C-Củng cố:
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS .
-Chuẩn bị bài “Cắt khâu túi rút dây”.
- Nhắc lại quy trình thực hiện khâu mũi đột mau.
- HS nhắc lại những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột mau.
-Từng cá nhân thực hành trên vải.
- Cả lớp thực hiện.
- Từng HS trưng bày sản phẩm của mình đã hoàn thành.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Thực hiện đánh giá sản phẩm của nhau (đánh giá trong nhóm) theo các tiêu chí GV đưa ra.
-HS tự đánh giá sản phẩm của mình 
- Quan sát, theo dõi, thực hiện đánh giá.
THỂ DỤC
TRÒ CHƠI NHẢY Ô TIẾP SỨC
ÔN 5 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I- Mục Tiêu 
Ôn và kiểm tra thử 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung . Tiếp tục trò chơi nhảy ô tiếp sức .
Yêu cầu thực hiện đúng động tác .
Giáo dục HS học tập nghiêm túc,ý thức kỉ luật ,trật tự .
II-Chuẩn Bị 
Sân tập an toàn, sạch sẽ.
Chuẩn bị 1-2 còi,kẻ sân cho trò chơi .
III- Nội Dung Và Phương Pháp 
Nội dung phương pháp
TG-ĐL
 Cách tổ chức
Phần mở đầu
Phần cơ bản
Phần kết
thúc
Gv nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
-Khởi động các khớp
*Trò chơi GV chọn
a)Bài thể dục phát triển chung
-Ôn 5 động tác của bài Thể dục .
Tập theo đội hình hàng ngang.
+Lần 1:GV hô nhịp cho cả lớp tập.
+Lần 2:Cán sự làm mẫu và hô nhịp cho cả lớp.
+GV chia nhóm,nhắc nhở từng động tác,phân công vị trí rồi cho HS về vị trí luyện tập.Trong quá trình tập theo nhóm,GV sửa sai cho từng nhóm.
-Kiểm tra thử 5 động tác.HS ngồi theo đội hình hàng ngang,GVgọi lần lượt 3-5 em lên để kiểm tra thử và công bố kết quả kiểm tra ngay.
b) Trò chơi vận động 
Trò chơi :Nhảy ô tiếp sức.
Cho HS chạy nhẹ nhàng trên sân trường,sau đó khép thành vòng tròn để chơi trò chơi thả lỏng.
-GV cùng HS hệ thống bài.
-GV nhắc nhở để chuẩn bị giờ sau kiểm tra.
-GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. 
1-2’
2-3’
1-2’
12-14’
1đt 2x8 n
6-8’
4-6’
1-2’
1’
1-2’
1’
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
 GV 
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
 GV
KĨ THUẬT
THÊU LƯỚT VẶN HÌNH HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu :
 -Học sinh thêu được hình hàng rào đơn giản bằng mũi thêu lướt vặn.
 -Vận dụng kĩ thuật thêu lướt vặn để thêu hình hàng rào đơn giản.
 -Học sinh yêu thích sản phẩm do mình làm được.
II. Chuẩn bị :
 - GV : Chuẩn bị mẫu thêu hình hàng rào đơn giản được thêu bằng len có kích thước 50 cm x 50 cm với mũi thêu dài.
 -HS : vải, kim chỉ thêu, khung thêu, phấn vạch, thước, kéo.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định: Chuyển tiết.
2.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị và kết quả thực hành tiết 1 của học sinh.
- Nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ3 : Thực hành thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện các thao tác thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản.
- GV nhận xét tổ chức cho học sinh thực hành thêu lướt vặn hình hàng rào đơn giản. 
- Theo dõi, nhắc nhở.
HĐ4 : Đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- GV kiểm tra các sản phẩm.
- Yêu cầu các HS thực hành xong trước trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá kết quả làm việc lẫn nhau.
- GV hướng dẫn Hs đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí	
+ Thêu được tối thiểu ba đường hàng rào.
+ Các mũi thêu thẳng theo đường kẻ, ít bị dúm.
+ Đường khâu tương đối thẳng, không bị dúm.
+ Thêu đúng kĩ thuật : Các mũi thêu gối đều lên nhau giống như đường vặn thừng.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- HS tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4.Củng cố:	 
- Nhận xét tiết học , cho Hs xem những sản phẩm đẹp.
5.Dặn dò:-Về nhà thực hành và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Thực hiện kiểm tra theo bàn , báo cáo.
- Lắng nghe và nhắc lại .
- Nhắc lại cách thực hiện thêu.
-Từng cá nhân thực hành trên vải.
- Cả lớp thực hiện.
- Từng HS trưng bày sản phẩm của mình đã hoàn thành.
- Theo dõi,lắng nghe.
- Thực hiện đánh giá sản phẩm của nhau (đánh giá trong nhóm) theo các tiêu chí Gv đưa ra.
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình. 
- Lắng nghe – Quan sát.
- Nghe và ghi bài. 
Ngày soạn:15/11/2006
Ngày dạy:Thứ năm ngày 16 tháng11 năm 2006
THỂ DỤC
ÔN 5 ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I- Mục tiêu
-Ôn 5 động tác:Vươn thở, tay,chân,lưng-bụng và phối hợp . Trò chơi “Kết bạn”.
-Yêu cầu thực hiện đúng kĩ thuật động tác và đúng thứ tự.Yêu cầu HS tham gia trò chơi nhiệt tình, chủ động .
HS có ý thức tập luyện tốt.Tự giác tham gia vào các hoạt động TDTT.
II-Chuẩn bị
 -Sân tập an toàn sạch sẽ .
 -Chuẩn bị 1-2 còi,đánh dấu 3-5 điểm theo hàng ngang, mỗi điểm cách nhau. Mỗi điểm cách nhau 1-1,5.
 III- Nội dung và phương pháp 
Nội dung phương pháp
TG-ĐL
Cách tổ chức
Phần mở đầu 
Phần cơ bản
Phần kết thúc
Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp 
Xoay các khớp
a)Ôn 5 động tác bài thể dục phát triển chung
Gv hô cho cả lớp tập.Sau đó lớp trưởng hô cho cả lớp thực hiện
Phân chia tập luyện theo tổ.Sau đó cho thi đua giữa các tổ 
GV nhận xét đánh giá
b)Trò chơi vận động
Trò chơi “Kết bạn”.GV nêu tên trò chơi,nhắc lại cách chơi,sau đó cho hs chơi.
GV nhận xét đánh giá hs thực hiện bài thể dục
GV cùng hs hệ thống bài
Nhận xét giao bài tập về nhà
1-2’
1-2’
2’
14-18’
4-6’
3’
1-2’
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x
 GV
x x x x x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
MĨ THUẬT
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH CỦA HỌA SĨ
I. Mục tiêu
 -HS bước đầu hiểu được nội dung của các bức tranh giới thiệu trong bài thông qua bố cục màu sắc.
 -HS làm quen với chất liệu và kĩ thuật làm tranh.
 -HS yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh.
II.Chuẩn bị
 +GVSưu tầm tranh phiên bản khổ lớn của họa sĩ về các đề tài.
 +HS Sưu tầm tranh của họa sĩ về các đề tài ở sách báo, tạp chí.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra:GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs
Nhận xét đánh giá
B.Bài mới.Giới thiệu bài,ghi đề bài.
Hoạt động 1:Xem tranh
1.Về nông thôn sản xuất.Tranh lụa của họa sĩ Ngô Minh Cầu
-GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 28 SGK và trả lờp câu hỏi
H: Bức tranh vẽ đề tài gì?
H: Trong bức tranh có những đề tài nào?
H: Hình ảnh nào là ảnh chính?
H: Bức tranh được vẽ bằng màu nào?
GV tóm tắt và nhấn mạnh một số ý
+Sau chiến tranh, các chú bộ đội về nông thôn sản xuất cùng gia đình.
+Tranh Về nông thôn sản xuất của họa sĩ Ngô Minh Cầu vẽ về đề tài sản xuất ở nông thôn.
+Hình ảnh chính ở giữa tranh là vợ chồng người nông dân đang ra đồng.Người chồng (chú bộ đội) vai vác bừa,tay giong bò, người vợ vai vác cuốc, hai người vừa đi vừa nói chuyện .
+Hình ảnh bò mẹ đi trước, bê con đang chạy theo làm cho bức tranh thêm sinh động.
+Phía sau là nhà tranh, nhà ngói cho thấy cảnh nông thôn yên bình đầm ấm.
GV giới thiệu chất liệu tranh là tranh lụa.
GV kết luận: Về nông thôn sản xuất là bức tranh đẹp , có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động màu sắc hài hòa, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh.
2.Gội dầu.Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910-1994)
Y/c HS xem tranh và gợi ý để HS tìm hiểu:
+ Tên của bức tranh là gì?
+ Ai là tác giả của bức tranh?
+ Tranh vẽ về đề tài nào?
+ Hình ảnh nào là hình ảnh chính của bức tranh?
+ Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào?
+ Em có biết chất liệu để vẽ bức tranh này không?
GV chốt: Bức tranh Gội đầu của họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ về đề tài sinh hoạt (cảnh cô gái nông thôn đang chải tóc, gội đầu)
*Hình ảnh cô gái là hình ảnh chính chiếm gần hết mặt tranh: thân hình cô gái cong mềm mại, mái tóc đen dài buông xuống chậu thau làm cho bố cục vừa vững chãi,vừa uyển chuyển. Bức tranh đã khắc họa cảnh sinh hoạt đời thường của người thiếu nữ nông thôn Việt Nam.
*Ngoài hình ảnh chính, trong tranh còn có hình ảnh cái chậu thau, cái ghế tre, khóm hồng làm cho bố cục thêm chặt chẽ và thơ mộng.
*Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng: màu trắng hồng của thân cô gái, màu hồng của hoa, màu xanh dịu mát của nền và màu đen đậm của tóc cho tranh thêm sinh động.
*Bức tranh Gội dầu là tranh khắc gỗ màu (tranh in từ từ các bản khắc gỗ). Khác với tranh vẽ. Thanh khắc gỗp có thể in nhiều bản.
GV kết luận: -Bức tranh Gội đầu là một trong nhiều bức tranh đẹp của họa sĩ Trần Văn Cẩn .Với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật Việt Nam, ông đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học –nghệ thuật (đợt I-năm 1996).
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung về tiết họcvà khen những hs tích cực phát biểu nội dung tranh.
C,Củng cố dặn dò:
Liên hệ giáo dục 
Quan sát những sinh hoạt hằng ngày.
HS trình bày tranh ảnh đã sưu tầm 
Nhắc lại đề bài
HS xem tranh
Quan sát tranh trả lời câu hỏi
HS theo dõi 
HS xem tranh Gội đầu
HS theo dõi
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11(5).doc