Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Vui

Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Vui

1. MỤC TIÊU

- Củng cố kiến thức đã học qua các bài :

+ Trung thực trong học tập

+ Vượt khó trong học tập

+ Biết bày tỏ ý kiến

+ Tiết kiệm tiền của

+ Tiết kiệm thời giờ

- Thực hành những kĩ năng đã học .

- Luôn làm theo những điều đã học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV chuẩn bị một số tấm gương trong lớp , trong trường đã thực hiện theo những điều đã học .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài . (1 phút)

2. Các hoạt động (30 phút)

Hoạt động 1: Hãy nêu tên các bài đạo đức đã học ?

- GV yêu cầu HS ghi lại những việc mình đã làm theo các bài học đã học .

- GV gọi lần lượt từng HS đọc bài viết của mình .

- GV kể cho HS nghe một số tấm gương đã làm tôt theo noọi dung của các bài học .

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2006
Tiết 1
Hoạt động tập thể
 Chào cờ
Tiết 2
Toán
Tiết 51: Nhân với 10,100,1000...Chia cho 10,100,1000... 
i.Mục tiêu
1. Kiến thức:- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10 , 100, 1000...... và chia số tròn chục , tròn trăm , tròn nghìn ... cho 10 , 100, 1000....
2. Kĩ năng:- Vận dụng để tính nhanh khi nhân ( hoặc chia ) với ( hiặc cho ) 10, 100, 1000 .....
ii. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): GV kiểm tra VBT của HS
2. Dạy bài mới 
2.1.Giới thiệu bài (1 phút)
2. Hướng dẫn HS nhân một số tự nhiên với 10 , hoặc chia số tròn chục cho 10 (7 phút)
- GV hướng dẫn HS thực hiện pháp nhân : 35 x 10 = ? 
35 10 = 10 35 ( tính chất giao hoán của phép nhân ) 
= 1 chục 35 = 35 chục = 350 (gấp 1 chục lên 35 lần ) 
vậy 35 x 10 = 350 
- Từ 35 x 10 = 350 suy ra 350 : 10 = 35 
- GV cho HS lấy một số VD và thực hiện .
2.3. Hướng dẫn HS nhân một số với 100, 1000 .....hoặc chia một số tròn trăm , tròn nghìn .....cho 100. 1000 (7 phút)
- GV hướng dẫn tương tự như trên 
2.4. Thực hành (15 phút)
Bài 1 
- Gọi HS lần lượt trả lời các phép tính 
Bài 2 
? 1yến ( 1tạ , 1tấn ) bằng bao nhiêu kg ?
? Bao nhiêu kg bằng 1 tấn ( 1 tạ , 1 yến )?
- GV làm mẫu một phần 
- GV nêu bài chữa chung cho cả lớp .
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau: Tiết 52
- Hs thực hiện ra nháp
- HS nhận xét thừa số 35 với tích 350 để nhận ra : Khi nhân 35 với 10 ta chỉ việc viết thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0 .
- HS đọc nhận xét trong SGK
- HS nhận xét khi chia 350 cho 10 ta chỉ việc bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải của số đó
- HS nhắc lại nhận xét ở bài học
- HS nêu
- HS làm các phần còn lại .
Tiết 3
Đạo đức
Ôn tập và thực hành kỹ năng giữa kỳ I 
1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học qua các bài : 
+ Trung thực trong học tập 
+ Vượt khó trong học tập 
+ Biết bày tỏ ý kiến 
+ Tiết kiệm tiền của 
+ Tiết kiệm thời giờ 
- Thực hành những kĩ năng đã học .
- Luôn làm theo những điều đã học 
ii. đồ dùng dạy học 
- GV chuẩn bị một số tấm gương trong lớp , trong trường đã thực hiện theo những điều đã học .
iii. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài . (1 phút)
2. Các hoạt động (30 phút)
Hoạt động 1: Hãy nêu tên các bài đạo đức đã học ?
- GV yêu cầu HS ghi lại những việc mình đã làm theo các bài học đã học .
- GV gọi lần lượt từng HS đọc bài viết của mình .
- GV kể cho HS nghe một số tấm gương đã làm tôt theo noọi dung của các bài học .
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai
1. GV chia nhóm, và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai một tình huống do GV đưa ra 
2. Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
3. Một vài nhóm lên đóng vai. 
4. Thảo luận lớp.
- Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
- Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
5. GV kết luận cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
3 .Củng cố - dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Luôn làm theo những điều đã học
Tiết 4
Tập đọc
Ông Trạng thả diều 
i. mục tiêu 
1. Kiến thức
 - Hiểu các từ ngữ trong bài .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh , có ý chí vượtkhó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi .
2. Kĩ năng : 
- Đọc trơn toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọngkể chậm rãi , cảm hứng ca ngợi .
3. Thái độ : Yêu quê hương đất nước . Trọng dụng người tài . 
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài (3 phút)
- GV giới thiệu chủ điểm Có chí thì nên 
- Giới thiệu bài Ông trạng thả diều 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài (32 phút)
a. Luyện đọc 
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn từ đầu đến vẫn có thì giờ chơi diều .
? Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ?
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng đoạn văn còn lại 
? Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ?
? Vì sao chú bé Hiền được gọi là ông trạng thả diều ?
- Trả lời câu hỏi 4 trong SGK . Một HS đọc câu hỏi , cả lớp suy nghĩ , trao đổi ý kiến , nêu lập luận , thống nhất câu trả lời đúng .
- GV kết luận : Mỗi phương án trả lời đều có mặt đúng . Nguyễn Hiền tuổi trẻ tài cao , là người công thành danh toại nhưng điều mà câu chuyện muốn khuyên ta là có chí thì nên . Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng nhất ý nghĩa của câu chuyện . 
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn có thể chọn đoạn 2 .
3. Củng cố , dặn dò (3 phút)
- GV hỏi : Truyện này giúp các em hiểu ra điều gì ?
- GV nhận xét tiết học .
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- HS đọc, trả lời câu hỏi
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn .
- Thi đọc
Buổi chiều
Tiết 1
Luyện đọc
Ông Trạng thả diều 
I. Mục tiêu :
- Rèn cho HS đọc đúng, đảm bảo tốc độ, diễn cảm bài tập đọc Ông Trạng thả diều
- Qua bài đọc giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.
 II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Luyện đọc . (35 phút)
- Gọi 1 HS khá đọc diễn cảm toàn bài.
- GV nhận xét, nhắc lại cách đọc cho HS, lưu ý cho HS nhấn giọng ở một số từ ngữ: "ham thả diều, kinh ngạc, lạ thường,hai mươi, lưng trâu, ngón tay, mảnh gạch, vỏ trứng, bay cao, vi vút, vượt xa, mười ba tuổi, trẻ nhất...".Đồng thời lưu ý cho HS ngắt nhịp ở một số câu đầu và một số câu cuối bài, và chú ý ngắt giọng ở một số câu:
 Thầy phải kinh ngạc vì chú đọc đến đâu hiểu ngay đến đó/và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ đi chơi diều.
 Sau vì nhà ngèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng/ sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn/ là vỏ trứng thả đom đóm vào trong.
- GV đọc mẫu toàn bài
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- Gọi từng nhóm lên thi đọc.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Qua bài tập đọc này giúp các em hiểu thêm điều gì?
 (Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi).
3. Củng cố - dặn dò. (3 phút)
- NX tiết học.
- Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
- HS mở SGK đọc thầm bài đọc
- Theo dõi, NX: giọng đọc, nhịp độ đọc,...
- HS phân nhóm, luyện đọc, sửa cho nhau.
- Lớp nhận xét 
- HS trả lời.
Tiết 2
Luyện từ và câu
Luyện tập về động từ 
i. mục tiêu
1. Kiến thức 
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa cho động từ . 
2. Kĩ năng 
- Bước đầu biết sử dung những từ ngữ nói trrên.
3. Thái độ : ý thức sử dụng đúng thể loại từ .
ii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Gọi một HS lên bảnh làm bài 1 , một HS lên bảng làm bài 2 .
2. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2.Hướng dẫn HS làm bài tập (30 phút) 
Bài tập 1 
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm và chôt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2 
- GV treo bảng phụ gọi HS lên bảng làm bài 
- Gv nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
Bài tập 3 
- GV gọi 3- 4 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em lần lượt đọc truyện vui , giải thích cách sửa bài của mình . Cả lớp cùng GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- GV hỏi HS về tính khôi hài của truyện vui trên . 
- Cả lớp làm bài theo lời giải đúng .
 3. Củng cố , dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
-- Chuẩn bị bài sau : Tính từ 
- 2 Hs làm bảng
- HS nêu yêu cầu của bài .
- Cả lớp đọc thầm các câu văn, tự gach chân bằng bút chì mờ dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa .
- Hai HS lên bảng làm bài 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập 
- Cả lớp đọc thầm lại các câu văn , thơ suy nghĩ làm bài cá nhân 
- HS báo cáo kết quả 
- HS đọc yêu cầu của bài văn và mẩu chuyện vui Đãng trí . Cả lớp đọc thầm suy nghĩ làm bài .
Tiết 3
Kỹ thuật
Khâu đường viền đường mép vải bằng mũi khâu đột (Tiết 1) 
i. mục tiêu 
1. Kiến thức 
- HS nắm được cách gấp mép vải và khâu đường viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
2. Kĩ năng 
- Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đôtj thưa hoặc đột mau theo đúng qui trình , đúng kĩ thuật .
3. Thái độ : Tính cẩn thận , yêu thích sản phẩm mình làm được .
ii. đồ dùng dạy học 
- Mẫu đường gấp mép vải được kkâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn .
- Một mảnh vải trắng có kích tước 20x 30 cm 
- Len hoặc sợi khác màu với vải .
- Kim khâu len , kéo , bút chì , thước .
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
2. Dạy học bài mới 
2.1. Giới thiệu bài : GV gới thiệu bài và nêu mục đích yêu cầu của bài .
2.2. Các hoạt động
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu (5phút)
- GV giới thiệu mẫu , HS quan sát yêu cầu HS nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu .
- Gv nhận xét và nêu tóm tắt đặc điiểm của đường khâu viền gấp mép vải .
 Hoạt động 3 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật (25 phút)
- HS quan sát hình 1, 2,3, 4 , yêu cầu HS nêu các bước thực hiện .
- HS đọc mục 1 SGK , quan sát hình 1 , hình 2b , 2a để nêu cách gấp mép vải .
- Gọi HS thực hiện thao tác vach hai đường dáu lên mảnh vải được ghim trên 
bảng . Một HS thực hiện thao tác gấp mép vải .
- GV nhận xét thao tác thực hiện của HS . Sau đó hướng dẫn các thao tác như SGK .
- HS đọc mục 2, 3 và quan sát hình 3, 4 để nêu các thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột .
- Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược , khau viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
3. Củng cố , dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau : Bài 7 ( Tiếp theo )
Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2006
Tiết 1
Thể dục
Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức
I. Mục tiêu:
 - Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.
 - Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức
 II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Cò ...  Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong thiên nhiên (15 phút)
* Mục tiêu:
- Trình bày mây được hình thành như thế nào ?
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra .
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn . 
Bước 2: Làm việc cá nhân 
- HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK 
- Đọc câu chuyện Cuộc phiêu lưu cảu giọt nước . Vẽ tranh minh hoạ và kể lại với bạn 
Bước 3 : Làm việc theo cặp 
Bước 4 : Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm báo cáo KQ 
- GV giảnh mục Bạn cần biết 
- HS phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai tôi là giọt nước (15 phút)
* Mục tiêu: 
- Củng cố những kiến thức đẫ học về mây và mưa .
* Cách tiến hành:
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn .
Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm phân vai như đã hướng dẫn và trao đổi với nhau về lời thoại theo sáng kiến của các thành viên 
Bước 3 : Trình diễn và đáng giá 
- Lần lượt các nhóm lên trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét , góp ý .
- GV cùng HS đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập . 
3. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 23
Tiết 3
Kể chuyện
Bàn chân kỳ diệu
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : Hiểu truyện. Rút ra được bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí (bị tàn tật nhưng khát khao học tập, giàu nghị lực, có ý chí vươn lên nên đã đạt được điều mình momg ước) 
2. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói : Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt .
+ Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuỵên. Theo dõi các bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn, kkể tiếp được lời kể của bạn .
3. Thái độ : Yêu thích môn học, biết vượt lên những khó khăn để trở thành những người công dân có ích cho xã hội .
ii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe hoặc được đọc .
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1 phút) 
2.2. GV kể chuyện(10 phút)
- GV kể lần 1, HS nghe, kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Ký.
- GV kể lần 2.
- GV kể lần 3 .
2.3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (20 phút)
a. Kể chuyện theo cặp : HS kể theo cặp hoặc theo nhóm ba em, sau đó kể toàn chuyện . Kể xong trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK .
b. Thi kể chuyện trước lớp 
- Cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu truyện nhất .
3. Củng cố, dặn dò . (3 phút)
- ? Qua câu chuyện em hiểy điều gì ? (Những ước mơ cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người nói điều ước, cho tất cả mọi người ) 
- GV nhận xét tiết học.
- HS kể
- HS thao dõi
- HS nối tiếp nhau đọc những yêu cầu của bài tập 
- Hai , ba tốp HS nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện .
- Mỗi em kể lại xong đều nói điều các em học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký.
Tiết 4
Luyện từ và câu
Tính từ
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : HS hiểu thế nào là tính từ 
2. Kĩ năng : Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn , biết đặt câu với tính từ .
3. Thái độ : ý thức sử dụng từ đúng qui tắc
ii. đồ dùng dạy học 
- VBT Tiếng Việt 4
iii. các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Gọi 1 HS lên bảng viết 3 động từ, đặt câu với một động từ vừa tìm được.
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài. (1 phút)
2.2.Phần nhận xét (10 phút)
Bài tập 1, 2 
- Gọi một HS phát biểu ý kiến .
- GV cùng HS nhận xét bài làm .
Bài tập 3 
- Gọi 3 HS lên bảng làm .
- GV nhận xét .
2.3. Phần ghi nhớ (3 phút)
- Gọi 2,3 HS đọc ghi nhớ 
2.4. Phần luyện tập (15 phút)
Bài tập 1 
Bài tập 2 
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Học thuộc ghi nhớ
- HS thực hiện
- Hai HS đọc nội dung bài tập 1,2 . 
- Cả lớp đọc thầm câu chuyện Cậu học sinh ở ác - boa 
- HS làm việc cá nhân 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS làm bài vào VBT.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1 
- HS làm việc cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài 
- Mỗi HS đặt nhanh một câu theo yêu cầu a hoặc b 
- Làm việc cá nhân 
- Lần lượt từng HS đọc bài làm của mình
- HS viết bài của mình vào vở .
Buổi chiều
Tiết 1
Toán
Luyện tập: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS:
1. Kiến thức : Cách thực hiện tính nhân với sôds có tận cùng là chữ số 0
2. Kĩ năng : - Rèn kỹ năng làm tính thành thạo, áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Hướng dẫn luyện tập (35 phút)
- Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a. 4263 20 
 15738 40 
3425 200
2538 400
Bài 2: Tính 
a. 4360 60 
b. 1350 20
 4550 500
 4450 300
Bài 3: 
 Một bao gạo cân nặng 60kg, một bao ngô cân nặng 70kg. Một xe ô tô chở 20 bao gạo và 30 bao ngô. Hỏi xe ô tô đó chở tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo và ngô?
Bài 4: 
 Một tấm gỗ hình chữ nhật có chu vi bằng 80cm,, chiều dài là 30cm. Tính diện tích của tấm gỗ đó.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm, chữa bài	
3. Củng cố - dặn dò. (3phút)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài.
- HS làm vở lần lượt tất cả các bài tập.
- HS chữa bài, nhận xét.
Tự học
- Toán: Giải đáp các thắc mắc của HS. Rèn kỹ năng làm tính nhân .
- Tiếng Việt: Luyện tập về tính từ
Thứ sáu ngày 17 tháng 11 năm 2006
Tiết 1
Toán
Tiết 55:	Mét vuông
i. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích mét vuông 
2. Kĩ năng 
- Biết đọc viết và so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông 
- Biết 1m = 100 dm và ngược lại . Bước đầu biết giải một số bài toán liên quan đến cm , dm , m .
ii. Đồ dùng dạy- học 
- Bảng phụ mét vuông 
iii. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): GV kiểm tra VBT của HS
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu mét vuông (5 phút)
- GV gới thiệu mét vuông 
+ Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 mét .
- GV gới thiệu cách đọc và viết mét vuông 
2.2.Thực hành (25 phút)
 Bài 1,2 
- GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài rồi tự làm bài 
- Gọi HS lên bảng làm bài 
- GV nhận xét 
Bài 3 
- GV nhận xét 
Bài 4 
- GV hướng dẫn HS cách làm 
- GV chữa bài 
3. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau: Tiết 56
- HS quan sát bảng mét vuông
- HS quan sát hình vuông, đếm số ô vuông 1 dm có trong hình vuông và phát hiện mối quan hệ : 1m = 100 dm và ngược lại 
- HS lên bảng làm
- HS đọc đề bài 
- Một HS lên bảng tóm tắt rồi giải 
- Lớp làm bài vào vở 
- HS làm bài
Tiết 2
địa lí
Ôn tập
i. Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên , con người và hoật đôngk sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn , trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên .
2. Kĩ năng : 
- Chỉ được dãy núi Hoàng Liên Sơn , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .
3. Thái độ :
- Ham hiểu biết , tìm hiếu đất nước con người VN . 
ii. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Dịa lí tự nhiên VN 
iii. Các Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút):- Tại sao Đà Lạt là nơi hấp dẫn du khách tới tham quan?	
2 . Dạy bài mới 
2.1. Các hoạt động
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc cả lớp (10 phút)
- Gọi HS lên bảng chỉ Vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn , các cao nguyên ở tây Nguyên và thành phố Đà Lạt. 
- GV nhận xét 
 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (10 phút)
Bước 1 : HS thảo luận và hoàn thành câu hỏi 2 trong SGK 
Bước 2 : 
- Đại diện các nhóm báo cáo KQ 
- HS điìen vào bảng thống kê như trong SGK 
 Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp (10 phút)
? Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ ?
? Người đân nơi đâu đã làm gì để phủ xanh đất trống đồi trọc ?
3. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 11
Tiết 3
Tập làm văn
Mở bài trong bài văn kể chuyện
i. mục tiêu 
1. Kiến thức 
- HS biết được thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện 
2. Kĩ năng : 
- Bước đầu biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiếp và gián tiếp .
3. Thái độ : ý thức học tập và yêu thích môn học.
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ của bài .
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Gọi 2 cặp HS lên đóng vai trao đổi ý kiến với người thân
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1 phút)
2.2. Phần nhận xét (10 phút) 
Bài tập 1 ,2 
? Tìm đoạn mở đầu trong truyện 
- GV nhận xét
Bài tập 3
- GV rút ra nhận xét . 
2.3. Phần ghi nhớ (3 phút)
2.4. Phần luyện tập (15 phút)
Bài tập 1 
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại phần mở đầu cảu câu chuyện , mỗi em kể một cách .
Bài tập 2 
Bài tập 3 
- GV cùng HS nhận xét .
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà luyện viết hoàn chỉnh lời mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay .
- HS lên thực hiện
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1, 2 
- HS đọc yêu cầu của bài .
- So sánh hai cách mở bài .
- 3,4 HS đọc ghi nhớ 
- Bốn HS đọc bốn cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ 
- Lớp đọc thầm , suy nghĩ , phát biểu ý kiến .
- Một HS đọc yêu cầu cảu bài 
- Lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 
- HS nêu yêu cầu cảu bài 
- HS làm bài cá nhân 
- HS nối tiếp nhau đọc phần mở bài của mình
Tiết 4
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt tuần 11
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. Nội dung :
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần.
2. GV nhận xét.
a. Ưu điểm 
- Đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu.
- Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài (Linh, Đức Anh, Ngọc...)
- Nhiều em đã có ý thức lao động dọn vệ sinh lớp học chăm chỉ, tập thể dục nghiêm túc.
b. Tồn tại :
 - Còn nhiều em quên đồ dùng học tập (Nam, Cầm, Sơn, Thành...)
- Trong lớp chưa tập trung cao cho việc học tập như : Khương, Bá Đạt, Thành Công, Tam Hà.
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Thi đua học tập và rèn luyện chào mừng ngày Nhà giáo VN.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_11_nguyen_thi_vui.doc