Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

TẬP ĐỌC

Trống Đồng Đông sơn

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: văn hoá Đông Sơn, sưu tập, hoa văn, chủ đạo, tính nhân bản, chim Lạc, chim Hồng.

- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh về nền văn hoá Đông Sơn.

- Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc diễn cảm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 17/01/2022 Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày10 tháng 1 năm 2011
Chào cờ
Nội dung do nhà trường tổ chức
_______________________________________
Thể dục
Đồng chí Phan Thị Hải lên lớp
________________________________________
Tập đọc
Bốn anh tài (Tiếp)
I. mục đích yêu cầu
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung câu chuyện.
-.Hiểu nghĩa các từ trong bài: quả núc nác, núng thế.
- Hiểu ND câu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần chú ý khi luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài : - Giới thiệu bài đọc ghi bảng
2.Luyện đọc đúng
- GV chia bài thành từng đoạn để luyện đọc (xem mỗi lần chấm xuống dòng là 1 đoạn)
- GV yêu cầu từng tốp HS tiếp nối nhau luyện đọc từng đoạn của bài. - GV nghe, nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Từ ngữ khó đọc: Các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng. - HD tìm hiểu các từ ngữ khó hiểu: Cây núc nác, núng thế - Luyện đọc trong nhóm. - Thi đọc trước lớp - GV đọc diễn cảm toàn bài. 3. HD tìm hiểu bài - Y/c HS đọc thầm và trao đổi các câu hỏi SGK và rút ra ý chính của từng đoạn ý 1: Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi yêu tinh ở. ý 2: Bốn anh em Cẩu Khây dũng cảm, đoàn kết chiến đấu và chiến thắng yêu tinh.
- Đọc toàn bài và nêu ND bài
- GV củng cố HD liên hệ 4.Đọc diễn cảm: 
-Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn và nêu cách đọc đoạn vừa đọc - Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng, ngắt giọng đúng đoạn 1 - Tổ chức thi đọc diễn cảm 5. Củng cố bài : - Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao?
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- HS xem tranh minh hoạ trong SGK miêu tả cuộc chiến đấu quyết liệt của 4 anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
- HS đọc nối tiếp lần 1
- HS TB luyện đọc
- HS khá nêu nghĩa từ khó
- HS đọc cho nhau nghe và nhận xét bạn đọc 
-2 nhóm đọc nối tiếp, 
- 2 HS giỏi đọc toàn bài.
- HS đọc thầm từng đoạn tự trả lời, sau đó trao đổi cách trả lời với bạn ngồi bên cạnh.
- 2-3 HS đại diện cho các bàn trả lời. 
- HS khá nêu ý chính của từng đoạn.
 - Cả lớp trao đổi tìm đại ý của câu chuyện.
- HS nêu cách đọc đoạn văn
- HS luyện đọc theo HD của GV
- HS thi đọc diễn cảm để bình chọn HS đọc hay nhất.
- HS khá nêu
____________________________________
TOáN
Phân số
I. Mục tiêu 
- Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số và mẫu số; biết đọc, viết phân số.
- Hoàn thành bài 2; bài 2.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV và HS : Bộ đồ dùng học Toán 4.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A.Kiểm tra bài cũ
- Nêu quy tắc và viết công thức tính chu vi hình bình hành.
- Chữa bài 3 SGK-TR 14
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài : - Giới thiệu bài đọc ghi bảng
2. Giới thiệu phân số.
- Gv dùng mô hình hình tròn như SGK và HD thao tác như SGK
- Dùng câu hỏi gợi ý để hình thành phân số 
- HD HS luyện đọc và viết phân sốnhư SGK
- Chỉ vào phân số giới thiệu cho HS biết tử số và mẫu số
- GV củng cố cách đọc và viết phân số như SGK T 106
3. Củng cố nhận biết P/S, đọc, viết P/S
- GV gắn các mô hình như phần b
- Y/c HS ghi P/S chỉ phần tô màu
- Tổ chức cho HS thi đọc và viết P/S đó.
- GV củng cố cách viết như phần c
4. Thực hành
Bài 1; Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô đậm trong hình vẽ.
 hình 2
- Y/c HS ghi P/S của từng hịnh sau đó TLCHphần b
- GV kiểm tra cách viết P?S sủa chũa cho HS
Bài 2: GV ghi bảng các P/S 
 - Y/c HS chỉ và nêu tử số, mẫu số của từng P/S 
- Đọc cho HS viết P/S khi biết tử số và mẫu số 
Bài3; bài 4 : cho HS làm vở
- GV chấm một số bài - nhận xét
5.Củng cố bài :
- GV cho HS nhắc lại khái niệm phân số, cách viết phân số.
- 1 HS nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS quan sát và TLCH , làm theo HD của GV
- HS nêu yêu cầu của bài . Sau đó HS tự làm bài rồi chữa bài.
-1 HS lên bảng chữa bài
- 1 HS nêu yêu cầu bài2.
- HS làm bài.
- 1 HS đại diện đọc chữa.
-HS cùng bàn đổi vở KT chéo.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài rồi chữa bài .
-2HS nhắc lại khái niệm phân số, cách viết phân số.
_______________________________________________________
Buổi chiều : Đồng chí Mạc Thị Hương - lên lớp
__________________________________________________________________
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
Buổi sáng Đồng chí Mạc Thị Hương lên lớp
__________________________________________________________________
chiều Dạy phân loại đối tượng
Học sinh khá giỏi khối 4
Môn Tiếng việt
Luyện tập xác định CN- Vn trong câu kể Ai làm gì?
I. Mục đích yêu cầu
- Ôn tập củng cố cách tìm CN- VN trong câu kể Ai làm gì?
- HS biết cách xác định CN - VN trong một số câu kể Ai làm gì? và đặt câu theo mẫu; viết được đoạn văn có sử dụng câu kể ạ làm gì/
- GD HS có ý thức viết câu đíng.
II.chuẩn bị
 - Hệ thống bài tập 
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ 
- Nhắc lại thế nào là CN; VN trong câu kể Ai làm gì?
- Đặt 1 câu kể Ai làm gì? và xác định CN- VN của câu đó?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :Nêu yêu cầu tiết học – ghi bảng
2. HD làm bài tập 
Bài 1: Xác định CN- VN của các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau:
" Thuyền chúng tôi xuống chân" ( Trắc nghiệm TV 4 - Tr103)
Bài 2: Đặt 3 câu kể Ai làm gì? nói về hoạt động của em trong giờ ra chơi? x/đ CN - VN của câu em vừa đặt?
Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thành câu?
a) Mỗi buổi tối, em
b) Sáng sớm tinh mơ, bà con 
c) viết thư thăm bố đang công tác ở xa.
d) Trên đường làng,đi lại nhộn nhịp.
e) Trên mặt biển,...
Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn tả hoạt động của trường em vào sáng thứ hai đầu tuần.
4. Củng cố bài .
- GV chấm một số bài nhận xét bài làm của HS , y/c HS tự rút kinh nghiệm 
- Đọc cho HS nghe một số đoạn văn hay
- 2 HS nêu 
3 HS lên đặt câu, x/đ CN- VN
- HS đọc đoạn văn trên bảng phụ, tìm câu kể Ai làm gì? và ghi vào vở sau đó x/đ VN- VN.
- HS tự đặt câu vào vở theo y/c
HS chỉ ra bộ phận còn thiếu trong mỗi câu sau đó đièn và ghi vào vở.
- HS tự viết bài 
- HS đối chiếu kq và chữa bài
Môn toán
luyện tập về đơn vị đo diện tích
I. Mục tiêu
- Củng cố các đơn vị đo diện tích đã học km2, m2 , dm2, cm2, mm2 
- HS biết vận dụng làm được các bài toán về chuyển đổi đơn vị đo diện tích và giải các bài toán về diện tích các hình.
- GD ý thức tự giác tích cực học tập.
II.chuẩn bị
 - Hệ thống bài tập 
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ :
- Nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học?
- Nêu mối quan hệ giữa km2 với m2 giữa m2 với các đơn vị đo diện tích đã học?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :Nêu yêu cầu tiết học – ghi bảng
2. Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức .
- GV HD HS mối quan hệ giữa km2 với m2 giữa m2 với các đơn vị đo diện tích đã học; cách chuyển đổi các đơn vị đo diện tích từ cao xuống thấp và ngược lại.
3. HD làm bài tập
A Phần trắc nghiệm
Câu 1: 5m28 cm2 = . cm2
A 58 B 508 C 5008 D 50008
Câu 2: 1 km2 325m2 = m2
A 1325 B 10325 C 100325 D 1000325
Câu 3: 436 m2= .. m2 .dm2
A 4m2 36dm2 B 43 m26dm2 C 40m236 dm2
D 4 m2 036dm2
Câu 4: Hình nào có diện tích lớn hơn?
A. Hình vuông có cạnh 5cm.
B. Hình chữ nhật có chiều dài 6cm; chiều rộng 4cm.
C. Hình bình hành có cạnh đáy 5cm, chiều cao 4cm.
B Phần tự luận 
Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm?
5km2 =  m2 5 m2 17dm2 = .dm2 
400 dm2 =. m2 8000000 m2 = . km2 
2 m2 51 cm2 = .cm2 73 km216 m2= .. m2
Câu 2: Một khu rừng hình chữ nhật có chu vi là 42000 m ; chiều dài hoen chiều rộng 3km. Tính diện tích khu rừng đó?
Câu3: Một mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy là 14 m và gấp đôi chiều cao.
a) Tính diện tích mảnh đất đó?
b) Biết người ta rào xung quanh mảnh đất đó bằng các cọc tre cứ 2m đóng 1 cọc.Hỏi để rào hết xung quanh mảnh đất cần bao nhiêu cọc tre?
 4. Củng cố bài 
- GV chấm một số bài, chữa từng bài 
- GV giải đáp thắc mắc của HS
- 2 HS nhắc lại 
- HS nghe nắm cách chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
- HS đọc xác định y/c , và làm vào vở .
- 4 HS chữa bài
- HS nêu ý kiến
________________________________________________________________
Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2011
CHíNH Tả 
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp 
i. mục đích yêu cầu
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài" Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp" .
- Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm vần dễ lẫn : ch/ tr- 
- Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
- VBT Tiếng Việt Tập 2 , Bảng phụ.
iii. các hoạt động dạy học 
A.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho HS viết : sinh sản, xinh xắn, sắp xếp, 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Nêu yêu cầu của giờ học .
2. Hướng dẫn HS nghe- viết 
- GVgọi HS đọc CT bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
? Bài văn nói điều gì ?
- HD luyện viết từ khó trong bài
- GV nhắc HS cách ghi bài 
 GV đọc cho HS viết bài 
- GV đọc lại một lượt . HS soát lỗi .
- GV chấm và chữa một số bài .
- GV nêu nhận xét chung .
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 ( lựa chọn )
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
- GV dán bảng phụ đã viết sẵn nội dung của bài , phát bút dạ mời 3 HS lên bảng làm bài thi tiếp sức .
- GV cùng cả lớp nhận xét . Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
Bài tập 3 ( lựa chọn ) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập .
- GV chọn bài tập cho HS .
- Gọi một số HS chơi Tìm từ nhanh 
+ Cách chơi : Mỗi HS được phát hai băng giấy . 
+ Khi tất cả làm bài song , các băng giấy được lật lại. Cả lớp và GV nhận xét .
 4. Củng cố bài 
- Thi viết chữ đẹp 
- 2 HS yêu lên bảng viết , HS dưới lớp viết nháp
- 1 HS khá đọc
- HS đọc thầm lại bài văn TLCH.
- HS luyện viết từ khó
- HS viết bài vào vở.
- HS đọc thầm khổ thơ rồi làm vào vở .
-Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được .
- HS ghi vào mỗi băng giấy từ tìm được ứng với một nghĩa đã cho . Sau đó tưng em dán nhanh băng giấy vào cuối mỗi dòng trên bảng ( mặt chữ quay vào trong )
- Mỗi tổ 1 HS tham gia
_______________________________________
Tập đọc
Trống Đồng Đông sơn
I. Mục đích yêu cầu
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nghĩa các từ trong bài: văn hoá Đông Sơn, sưu tập, hoa văn, chủ đạo, tính nhân bản, chim Lạc, chim Hồng.
- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong ...  Y/c HS đọc bài " Nét mới ở Vĩnh Sơn " 
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ở mục chú giải 
- HD HS trao đổi 2 câu hỏi a,b 
- Gọi một số HS kể lại những nét mới ở Vĩnh Sơn.
Bài 2 
- GV giúp học sinh xác định yêu cầu cảu bài 
- Gv giúp HS phân tích đề , giúp HS nắm vững yêu cầu của bài , tìm được nội dung cho bài giới thiệu .
- Tổ chức cho HS thực hành giới thiệu những nét đổi mới ở địa phương em ( giới thiệu trong nhóm, trước lớp, chọn người giới thiệu hay )
3. Củng cố bài 
- Yêu cầu HS viết lại bài giới thiệu vào vở 
- HS lă3ngs nghe.
- HS đọc nội dung bài tập 1 
- HS làm bài cá nhâ
- HS đọc yêu cầu cảu bài .
- HS nối tiếp nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu .
- HS thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương 
- HS viết bài 
2.Tập làm văn : Tả một đồ vật hoặc đồ chơi mà em thích ( Khoảng 20 - 25 câu )
________________________________________
Toán
Phân số bằng nhau 
I. Mục tiêu 
- Bước đầu nắm được tính chất cơ bản của phân số. - Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của 2 phân số.
- Hoàn thành bài tập 1
II. Đồ dùng dạy học
- Mô hình phân số bằng nhau
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu khái niệm về phân số bằng 1, lớn hơn 1, bé hơn 1 và cho ví dụ B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV nêu yêu cầu của tiết học 
2. Hướng dẫn nhận biết 2 phân số bằng nhau
-GV gắn 2 băng giấy và thực hiện các thao tác như SGK
- Y/c HS xác định độ dài của 2 băng giấy, số phần chia bằng nhau của từng băng giấy; phân số chỉ phần tô màu?
- Y/c so sánh với 
- GV HD cách so sánh để đi đến KL về 2 phân số bằng nhau ( Như SGK )
- GV cửng cố : Khi nào ta có 2 phân số bằng nhau? Lấy VD về 2 P/S bằng nhau
3. Luyện tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Y/c HS tự điền và nêu cách điền
- GV củng cố cách làm
Bài 2 và bài 3 HS làm tiếp nếu còn thời gian
Bài 2:Tính rồi so sánh kết quả:
- Y/c 2 nhóm tính và KL
GV nhận xét tổng hợp và thống nhất kết quả đúng và KL như SGK
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:
GV hướng dẫn hs thực hiện theo yêu cầu bài tập 
4. Củng cố bài: 
- Nêu đặc điểm của 2 phân số bằng nhau.
- Tìm 3 phân số bằng 
-Học sinh phát biểu và nêu ví dụ.
- HS quan sát và nhận xét hai băng giấy theo HD của GV.
- HS ghi P/S chỉ phần tô màu, so sánh và nêu nhận xét 
- HS dựa vào VD để nêu đặc điểm của 2 phân số bằng nhau
- HS khá lấy VD
- 2 HS nhắc lại kết luận
- 1HS đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa miệng.
- 2 HS lên bảng trình bày phần b
- Cả lớp làm bài.
- HS khá rút ra kết luận gì từ bài 2?
-1 HS nêu yêu cầu.
- HS khá làm bài.
- 1 HS lên bảng làm và giải thích cách làm.
- 2 HS nhận xét.
- 1 HS khá tìm, nêu cách tìm
_____________________________________________
Khoa học
Bảo vệ bầu không khí trong sạch
I) Mục tiêu : 
- Nêu được một số biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong lành: thu gom, xử lí phân và rác thải hợp lí, giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây.. 
- Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành .
II) Đồ dùng dạy học :
Tranh SGK . Tranh sưu tầm .
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là bầu kk sạch, bầu kk bị ô nhiễm? 
- Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm bầu kk? 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: Nêu yc tiết học .
2. Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu kk trong lành .
* GV nêu câu hỏi, cho HS thảo luận trả lời .
GV và các nhóm nhận xét . 
- Rút ra các biện pháp : ( SGK ) 
- HD liên hệ bản thân đã thực hiện được những biện pháp nào?
3. Vẽ tranh cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu kk trong lành 
*GV chia nhóm, cho các nhóm tiến hành vẽ tranh cổ động .
- GV theo dõi giúp đỡ . 
Gv đánh giá, nhận xét (Chủ yếu tuyên dương ) 
4.Củng cố bài : 
- GV củng cố về cách bảo vệ kk .
- GV cho hs nêu một số cách bảo vệ bầu kk trong lành. 
-2 HS trả lời
- 2 HS trả lời
- Cho HS quan sát tranh( từ hình 1 – 7 ), nx . 
* HS thảo luận trả lời .
- HS nhắc lại các biện pháp 
- HS nói cho nhau nghe, một số HS trình bày trước lớp
 - Cho HS vẽ và trưng bày sp của nhóm .
- YC học sinh có ý thức giữ gìn kk trong lành
______________________________________________
Âm nhạc
Đồng chí Ngần lên lớp
________________________________________
TViệt(TH)
luyện tập về câu kể 
I. Mục đích yêu cầu
- HS nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? để nhận biết được câu kể đó trong đoạn văn; xác định được bộ phận CN; VN trong câu kể tìm được 
- Luyện tập viết một đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? 
II. Chuẩn bị: Vở TV thực hành
III. Các hoạt động dạy học .
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu ý nghĩa của CN - VN trong kiểu câu: Ai làm gì?
- Đặt 1 câu kể AI làm gì? và xác định CN - VN của câu đó.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu y/c giờ học.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Xác định CN- VN trong các câu sau:
a) Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
b) Chúng tôi sung sướng đến phát dại nhìn lên trời.
c) Những chú voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả.
d) Buổi sáng, núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù.
- GV củng cố cách tìm CN -VN
Bài 2: Viết tiếp bộ phận cong thiếu vào chỗ chấm trong các dòng sau cho thành câu:
a) Tối tối, mẹ em...
b) Giờ ra chơi, các bạn lớp em..
c) Đêm giao thừa, trông nồi bánh chưng.
d) ngồi trên nóc tủ đếm thời gian.
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn kể lại những việc em đã làm trong buổi lao động vệ sinh trường lớp.
3. Củng cố bài.
- GV thu một số bài chấm nhận xét.
- Thi đặt câu kể : Ai làm gì?Tìm CN - VN của câu kể đó 
- 1 HS nêu 
- 2 HS lên bảng viết câu và 
xác định CN - VN của câu đó
- HS tự làm vào vở
- 4 HS lên bảng làm bài
- HS chữa bài vào vở 
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS nêu bộ phận còn thiếu trong mỗi câu sau đó thi làm miệng trước lớp; Bình chọ người đặt được câu hay sau đó cho HS lựa chọ cụm từ thích hợp để hoàn thiện câu văn đó
- HS xác định y/c của đoạn văn sau đó viết vào vở 
- Một số HS đọc bài viết 
- 3 nhóm cử đại diện tham gia chơi
_______________________________________________________________
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
	 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần; đề ra phương hướng 
trong tuần tới.
II. Nội dung:
	1- Kiểm điểm nề nếp, họat động tuần 20
- Ban cán sự lớp lần lượt trình bày theo phân cấp kết quả theo dõi thi đua trrong tuần
-Lớp trưởng lên báo cáo tổng hợp về hoạt động trong tuần của lớp.
- ý kiến của các thành viên trong lớp.
- GV nhận xét chung:
+ ưu điểm: 
+ Tồn tại:
2- Phổ biến công tác thi đua tuần 21
-Nề nếp : 
-Học tập :
-TDVS :
-Các hoạt trọn tâm : 
3.Văn nghệ : Tổ chức cho các em múa hát về quân đội , về đảng, vầ Bác Hồ ....
Câu 1: a) Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ quyết chí (mỗi loại 4 từ). Đặt câu với 1 trong các từ trái nghĩa vừa tìm được.
 b) Xếp các từ sau đây thành ba nhóm (từ ghép có ý nghĩa tổng hợp, từ ghép có ý nghĩa phân loại, từ láy):
Mùa xuân, ngon ngọt, dại dột, ngẫm nghĩ, gọn gàng, buồn thiu, ầm ĩ, lạnh ngắt, nhà tranh, cầu cống, mỏng manh, hiến dâng, thênh thang, giành giật, sâu thẳm.
Câu 2: 
	Cho các từ ngữ sau: quả cầu, đu quay, đá bóng, que chuyền, viên bi, rước đèn, bộ xếp hình, thả diều, trống ếch, nhảy dây, đèn ông sao, múa sư tử.
a) Xếp các từ trên vào hai nhóm: Từ ngữ chỉ đồ chơi và từ ngữ chỉ trò chơi.
b) Đặt câu với mỗi từ sau: nhảy dây, đá cầu.
Câu 3: Xác định từ loại Tiếng Việt trong đoạn văn sau:
Quả sấu xanh kết từ hoa sấu trắng li ti. Hoa sấu nở ra từ những trận gió vàng ào ào những lá. Cây sấu cứ lặng lẽ đứng bên đường làm việc đó suốt cả đời mình.
Câu 4: Chỉ ra các câu kể Ai làm gì? có trong đoạn văn sau. Dùng gạch chéo (/) tách giữa chủ ngữ và vị ngữ của các câu vừa tìm được.
Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày đĩa canh ra. Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳng ăn được chút gì. Cáo một mình chén sạch. Hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài. Cáo không sao thò mõm vào bình để ăn. Sếu vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no.
Câu 5:
Viết một đoạn văn ngắn (từ 5- 7 câu) kể lại những việc em thường làm trong ngày nghỉ. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 câu kể theo mẫu Ai làm gì?, gạch chân các câu kể đó. 
Câu 6: Trong bài Cánh diều tuổi thơ, nhà văn Tạ Duy Anh đã viết:
 Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. 
 Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,  như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Em hãy cho biết: Tác giả tả trò chơi thả diều hấp dẫn qua những từ ngữ, hìmh ảnh nào? Vì sao tác giả nghĩ rằng: “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.”?
Câu 7: Em hãy tả một thứ đồ chơi vừa có hình dáng đẹp vừa hoạt động được làm em thích thú.
Tiếng Việt (TH)
Luyện tập tả đồ vật
i. Mục tiêu:
- Hướng dẫn HS cách làm văn tả đồ vật
- HS viết được dàn ý bài văn tả đồ vật
- HS yêu thích viết văn
ii. chuẩn bị: Hệ thống bài tập
iii. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 Nhắc lại cấu tạo 1 bài văn miêu tả đồ vật
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : nêu yêu cầu tiết học.
2.Nhắc lại kiến thức đã học
a) GV nêu một số điểm chú ý khi làm văn tả đồ vật
b) HD cách làm dàn bài chi tiết cho bài văn tả đồ vật
Mở bài: Giới thiệu các cách mở bài 
 + Cách 1 : Giới thiệu trực tiếp
 + Cách 2: Bộc lộ cảm súc về đồ vật
 + Cách 3: Nêu hoàn cảnh nhìn thấy đồ vật
 + Cách 4 : Nhắc lại một kỉ niệm, một câu thơ, một câu hát... liên quan đến đồ vật
Thân bài: 
- Đoạn 1: Tả bao quát về: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo của đồ vật
- Đoạn 2: Tả từng bộ phận của đồ vật theo thứ tự tự chọn: từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, hoặc theo mối quan hệ giữa các bộ phận
- Đoạn 3: Nêu tác dụng của đồ vật, tình cảm và những kỉ nệm của em đối với đồ vật đó
Kết luận: Cảm tưởng và ý nghĩ: nó có ích, em giữ gìn nó, chăm sóc nó .. hoặc ao ước có nó
- GV lưu ý cách viết từng đoạn văn
3: Thực hành
Đề bài : Em hãy tả lại một đồ dùng học tập của em .
- GV y/c HS dựa vào dàn bài chi tiết để tự lập dàn bài cho bài văn của mình
- HS tự hoàn thành bài viết
4. Củng cố bài:
- Nhắc lại dàn bài chi tiết
-2 HS nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
-HS lắng nghe
- HS nhắc lại nội dung từng phần
- HS nghe và trao đổi - Lấy VD minh hoạ cho từng phần
- 2 HS đọc đề và xác định y/c của đề
-HS trình bày, HS khác nhận xét
- 2 HS nhắc lại
	_________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_20_nam_hoc_2010_2011_nguyen_dinh_suu.doc