Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột tích hợp)

Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột tích hợp)

Tập đọc

“ VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI

I. Mục đích, yêu cầu:

 + Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: chán nản, diễn thuyết, xưởng, sửa chữa, gánh hàng, .

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

 + Đọc - hiểu: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng,.

- GD: HS có ý chí nghị lực trong cuộc sống.

II.Đồ dùng dạy - học:

GV: Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc, tranh ảnh minh hoạ bài

HS: SGK, vở, .

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Đạo đức
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ ( tiết 2).
 I.Mục đích, yêu cầu:
 - Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành.
 - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình 
 - HS khá, giỏi hiểu được con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành nuôi dạy mình
II.Đồ dùng dạy - học:
 - SGK Đạo đức lớp 4
 - Đồ dùng hóa trang để diễn tác phẩm “Phần thưởng”.
 - Bài hát “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
III.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
 - GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 + Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm thời giờ”.
 + Hãy trình bày thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
 - GV ghi điểm.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”
 b.Nội dung: 
 * Khởi động : Hát tập thể bài “Cho con”- Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
 + Bài hát nói về điều gì?
 + Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình, Em có thể làm gì để cha mẹ vui lòng?
 * Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm “Phần thưởng” –SGK/17-18.
 - GV cho HS đóng vai Hưng, bà của Hưng trong tiểu phẩm “Phần thưởng”.
 - GV phỏng vấn các em vừa đóng tiểu phẩm.
 + Đối với HS đóng vai Hưng.
 - Vì sao em lại tặng “bà” gói bánh ngon em vừa được thưởng?
 + Đối với HS đóng vai bà của Hưng:
 - “Bà” cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình?
 - GV kết luận
 - GV nêu yêu cầu của bài tập 1:
 Cách ứng xử của các bạn trong các tình huống sau là đúng hay sai? Vì sao?
a) Mẹ mệt, bố đi làm mãi chưa về. Sinh vùng vằng, bực bội vì chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật.
b) Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát. Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà.
c) Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay: “Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?”
d) Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh, Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn có đám hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về cho ông trồng.
đ) Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau. Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà.
 - GV mời đại diện các nhóm trình bày.
 - GV kết luận:
 + Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b); Hoài (Tình huống d), Nhâm (Tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
 + Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/19)
 - GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của nhỏ trong tranh.
òNhóm 1 : Tranh 1
òNhóm 2 : Tranh 2
 - GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp.
 - GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung.
4.Củng cố - Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài tập 5- 6 (SGK/20)
 Bài tập 5: Em hãy sưu tầm truyện, thơ, bài hát, các câu ca dao, tục ngữ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
 Bài tập 6: Hãy viết, vẽ hoặc kể chuyện về chủ đề hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- Một số HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
- Cả lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử.
- HS trao đổi trong nhóm (5 nhóm)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. Các nhóm khác trao đổi.
- 2 HS đọc.
- Cả lớp thực hiện.
Tập đọc
“ VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I. Mục đích, yêu cầu: 
 + Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: chán nản, diễn thuyết, xưởng, sửa chữa, gánh hàng, ... 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 + Đọc - hiểu: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng,... 
- GD: HS có ý chí nghị lực trong cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy - học: 
GV: Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc, tranh ảnh minh hoạ bài
HS: SGK, vở, ...
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ trong bài Có chí thì nên và nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Câu chuyện về vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi như thế nào? Các em cùng học bài để biết về nhà kinh doanh tài ba
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV phân đoạn đọc nối tiếp
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc)
- Lần1:GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có.
- Lần2: GV cùng HS giải nghĩa từ.
- Lần 3: Đọc trơn.
- Cho HS đọc theo cặp đôi
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
 * Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+Trước khi mở công ti vận tải Bạch Thái Bưởi đã làm gì?
- Giảng từ : trắng tay.
+ Đoạn 1, 2 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại
+ Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu nước ngoài ntn?
- G từ; Diễn thuyết , người cùng thời.
- Ý đoạn này nóilên điều gì?
+ Em hiểu thế nào là vị anh hùng kinh tế?
+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
- Nội dung chính của bài là gì?
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1,2.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét và cho điểm HS .
- Nhận xét và cho điểm từng HS .
3. Củng cố – dặn dò:
- Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi? - Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài Vẽ trứng.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đ 1: Bưởi mồ côi cha  đến ăn học.
+ Đ 2: năm 21 tuổi  không nản chí.
+ Đ 3: Bạch Thái Bưởi  Trưng Nhị.
+ Đ4:Chỉ trong muời nămngười cùng thời.
- HS luyện đọc nhóm đôi.
-1HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
+ làm thư kí cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ...
- HS nêu sgk.
+ Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
+ Bạch Thái Bưởi đã thắng là do ông biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam.
- HS nêu sgk.
- BTB là người có ý chí nghị lực.
+ Là những người kinh donh giỏi, mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia, dântộc
+ Bạch thái Bưởi thành công nhờ ý chí, nghị lực, có chí trong kinh doanh....
- Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên để trở thành vua tàu thuỷ.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm giọng đọc 
- 3 HS đọc diễn cảm.
- 3 đến 5 HS tham gia thi đọc. Cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay diễn cảm.
- Học được ý chí nghị lực vươn lên của Bạch Thái Bưởi.
- HS cả lớp.
Toán
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
 - Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
 - Áp dụng nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
 - HS khá, giỏi làm bài tập 4
 - GD: HS vận dụng tính toán trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy - học: -Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1 
III.Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng làm bài tập3, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác .
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS 2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: - GV giới thiệu.
b. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
 - GV viết lên bảng 2 biểu thức :
 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
 -Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên và so sánh.
 - GV hỏi : Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào ?
 - Gọi số đó là a, tổng là ( b + c ), hãy viết biểu thức a nhân với tổng đó .
 a x ( b + c) = a x b + a x c
 -Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng .
 c. Luyện tập, thực hành
 Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng .- Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức 
nào ?
 - Yêu cầu HS tự làm bài .
 - GV chữa bài 
 Bài 2: 
- Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài .
- GV chấm bài 5 HS.
- Nhận xét và cho điểm HS
 Bài 3: -Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài .
 - GV chấm bài 5 HS khác.
Bài 4 Dành cho HS khá, giỏi
 -Yêu cầu HS nêu đề bài toán .
 - GV viết lên bảng : 36 x 11 và yêu cầu HS đọc bài mẫu, suy nghĩ về cách tính nhanh .
- Vì sao có thể viết : 
 36 x 11 = 36 x ( 10 + 1 ) ?
-Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài .
- Nhận xét và cho điểm HS .
3.Củng cố- Dặn dò:
 -Yêu cầu HS nêu lại tính chất một số nhân với một tổng , một tổng nhân với một số .
 - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài cho tiết sau: Nhân một số với một hiệu.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn . 
- HS nghe .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp .
- Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau .
- a x ( b + c)
- HS viết và đọc lại công thức .
- HS nêu như phần bài học trong SGK.
- Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu .
- HS đọc thầm .
- a x ( b+ c) và a x b + a x c
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách .
- 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính nhanh .
- Vì 11 = 10 + 1
- HS thực hiện yêu cầu và làm bài
- HS cả lớp.
Âm nhạc
( Đ/c Hùng dạy)
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Mĩ thuật 
( Đ/c Mai Hằng dạy)
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC 
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xế ... iếp nối nhau đọc truyện Ông trạng thả diếu. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và tìm đoạn kết chuyện.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- Gọi HS phát biểu, GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS .
 Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ viết sẵn đoạn kết bài để cho HS so sánh.
- Gọi HS phát biểu.
- Kết luận 
- Thế nào là kết bài mở rộng, không mở rộng?
 c. Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
 d. Luyện tập:
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi: Đó là những kết bài theo cách nào? Vì sao em biết?
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét chung kết luận về lời giải đúng.
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS đọc bài.GV sữa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từ HS.Cho điểm những HS viết tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
- Có những cách kết bài nào?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết bằng cách xem trước bài trang 124/SGK.
- 4 HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc chuyện.
+ HS1: Vào đời vuađến chơi diều.
+ HS2: Sau vì nhà nghèođến nước nam ta.
HS đọc thầm, dùng bút chì gạch chân đoạn kết bài trong truyện.
- Kết bài: thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ trạng nguyên. Đó là trạng nguyên trẻ nhất của nước việt Nam ta.
- Đọc thầm lại đoạn kết bài.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận để có lời đánh giá hay.
+ Trạng nguyên Nguyễn Hiền có ý chí, nghị lực và ông đã thành đạt.
+Câu chuyện giúp em hiểu hơn lời dạy của ông cha ta từ ngàn xưa; “có chí thì nên”
+Nguyễn Hiền là một tấm gương sáng về ý chí và nghị lực vưon lên trong cuộc sống cho muôn đời sau.
- 1 HS đọc thành tiếng, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Cách viết bài của chuyện chỉ có biết kết cục của truyện mà không đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá. Cách kết bài ở BT3 cho biết kết cục của truyện, còn có lời nhận xét đánh giá làm cho người đọc khắc sâu, ghi nhớ ý nghĩa của chuyện.
- Lắng nghe.
- Trả lời theo ý hiểu.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 5 HS tiếp nối nhau đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Cách a. là mở bài không mở rộng vì chỉ nêu kết thúc câu chuyện Thỏ và rùa.
+ Cách b/ c/ d/ e/ là cách kết bài mở rộng vì đưa ra thêm những lời bình luận nhận xét chung quanh kết cục của truyện.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, dùng bút chì đánh dấu kết bài của từng chuyện.
- HS vừa đọc đoạn kết bài, vừa nói kết bài theo cách nào.
-Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- Viết vào vở.
- 5 đến 7 HS đọc kết bài của mình.
- HS tự nêu
- HS thực hiện
Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
SÁNG
Tập làm văn
KỂ CHUYỆN (KT viết)
I. Mục đích, yêu cầu: 
 - HS viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt tuyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
 - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
 - Lời kể tự nhiên chân thật, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bảng lớp viết dàn bài vắn tắt của bài văn kể chuyện.
 HS: SGK, vở, bút, ...
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra giấy bút của HS .
2. Thực hành viết:
- GV có thể sử dụng 3 đề sau để HS lựa chọn khi viết bài.
+ Đề 1: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
+ Đề 2: Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-Đrây-ca bằng lời của cậu bé An-Đrây-ca 
+ Đề 3: kể lại câu chuyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
+ Nội dung ra đề gắn với các chủ điểm đã học.
- Cho HS viết bài.
- Thu, chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung
3. Củng cố - Dặn dò: Gv nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau: Trả bài văn kể chuyện.
- HS chuẩn bị vở, giấy
- HS đọc đề và chọn một trong 3 đề trên để làm
- HS viết bài vào vở
- HS nộp bài
Tiếng Anh
(Đ/c Vũ Hằng dạy)
Lịch sử
sử Chùa thời Lý. 
.Mục đích, yêu cầu : 
 - Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý.
 + Nhiều vua nhà Lý theo đạo phật.
 + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
 + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. 
 - HS khá, giỏi mô tả ngôi chùa mà HS biết.
 - HS có ý thức giữ gìn những di tích, lịch sử.
II.Chuẩn bị :
 GV: Ảnh chụp phóng to chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng phật A-di-đà. phiếu học tập
 HS: SGK, vở,...
III.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Kiểm tra bài cũ :
 - Nhà Lý dời đô ra Thăng Long. 
 -Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô ?
 - Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác nữa ?
 - GV nhận xét ghi điểm .
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: (GV ghi đề bài)
 b.Phát triển bài :
 *GV giới thiệu thời gian đạo Phật vào nước ta và giải thích vì sao dân ta nhiều người theo đạo Phật . (Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ. Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối sống của dân ta ) .
 *Hoạt động cả lớp :
 - GV cho HS đọc SGK từ “Đạo phật ..rất thịnh đạt.”
 - Vì sao nói: “Đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất ?”
 - GV nhận xét kết luận: đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời PKPB đô hộ. Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo.
 *Hoạt động nhóm 4: GV phát PHT cho HS
 - GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân, HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng:
 +Chùa là nơi tu hành của các nhà sư £
 +Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật £ 
 +Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã £ 
 +Chùa là nơi tổ chức văn nghệ £
 - GV nhận xét, kết luận.
 *Hoạt động cá nhân : 
 - GV mô tả chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà đẹp.
 - GV yêu cầu HS khá, giỏi mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà em biết (chùa làng em hoặc ngôi chùa mà em đã đến tham quan).
 - GV nhận xét và kết luận.
3.Củng cố - Dặn dò:
 - Cho HS đọc khung bài học.
 - Vì sao dưới thời nhà Lý nhiều chùa được xây dựng?
 - Em hãy nêu những đóng góp của nhà Lý trong việc phát triển đạo phật ở Việt Nam?
 - GV nhận xét, kết luận:
 Trình độ xây dựng chùa chiền đó phản ánh sự phát triển của dân tộc về mọi phương diện. Chúng ta có quyền tự hào về điều đó.
-Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”.
 - Nhận xét tiết học.
- HS trả lời .
- HS khác nhận xét .
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
- Dựa vào nội dung SGK, HS thảo luận và đi đến thống nhất: Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa 
- HS các nhóm thảo luận và điền dấu X vào ô trống.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Vài HS mô tả.
- HS khác nhận xét.
- 3 HS đọc.
- HS trả lời.
- Chùa thời Lý là một trong những đóng góp của thời đại đối với nền văn hóa, kiến trúc, điêu khắc của dân tộc Việt Nam. 
- HS thực hiện
.
CHÍNH TẢ
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I. Mục đích, yêu cầu: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch/tr hoặc ươn/ ương.
 - HS có ý thức luyện chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 GV: Bài tập 2a viết trên 3 tờ phiếu khổ to và bút dạ.
 III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết các câu ở BT3.
- Gọi 1 HS đọc cho cả lớp viết: con lương, lườn trước, ống bương, bươn chải
- Nhận xét về chữ viết của HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: - Ghi đề
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Gọi HS đọc đoạn văn trong SGK.
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về chuyện gì cảm động?
 * Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết.
* Viết chính tả.
 * Soát lỗi và chấm bài:
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2:
 a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- yêu cầu các tổ lên thi tiếp sức mỗi HS chỉ điền vào một chỗ trống.
- GV cho HS nhận xét đúng/ sai.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại truyện Ngu Công dời núi.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét chữ viết của HS .
- Dặn HS về nhà kể lại chuyện Ngu công dời núi. Chuẩn bị bài sau:Người tìm đường lên các vì sao.
- 2 HS lên bảng viết.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Đoạn văn viết về hoạ sĩ Lê Duy Ứng.
+ Lê Duy Ứng đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của anh.
- Các từ ngữ: Sài Gòn tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng, 30 triển lãm, 5 giải thưởng
- HS viết vở
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Các nhóm lên thi tiếp sức.
- Chữa bài.
Trung Quốc, chín mươi tuổi, trái núi, chắn ngang, chê cười, chất, cháu chắt, truyền nhau , chẳng thể, trời, trái núi,
- 2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe, ghi nhớ.
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM Ý THỨC ĐẠO ĐỨC , HỌC TẬP... TRONG TUẦN 12
I.Mục tiêu
 - HS biết được những ưu điểm, hạn chế của mình và tập thể lớp trong tuần 12
 - Biết đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế. 
 - Biểu dương một số gương tốt, nhắc nhở cá nhân, tổ chưa tiến bộ hoặc còn có nhược điểm.
II. Nhận xét tình hình lớp trong tuần 12
 * Nề nếp :
 + Mọi nề nếp học tập, thể dục duy trì tốt 
 + LĐ chuyên và trực nhật hàng ngày có ý thức trách nhiệm
 * Học tập: Dạy-học đúng chương trình – thời khóa biểu; soạn sách vở dụng cụ đầy đủ 
 * Tuyên dương nhắc nhở:
 + Tuyên dương:........................................................................................................... 
 + Nhắc nhở:.................................................................................................................
III. Kế hoạch tuần 13
 - Tổng kết đợt thi đua Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 
 + Tuyên dương cá nhân, tổ xuất sắc
 - Nhắc nhở HS mặc ấm phòng chống bệnh về mùa đông. 
 - Khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm tuần 12.
CHIỀU
Đ/c Luyến dạy
Thứ bảy ngày 20 tháng 11 năm 2010
(Đ/c Thức dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 CKTKNS(3).doc