Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Đạo đức

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết 1)

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, dạy dỗ mình.

- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

GDKNS:-Kỹ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Kĩ nang lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà cha mẹ.

II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 230Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cho HS thi đọc diễn cảm
C> Củng cố dặn dò
- H: Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi? 
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xet tiết học
Toán
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số . 
- Làm được các bài tập: BT1; BT2(a, 1 ý; b, 1 ý); BT3.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A> Kiểm tra
- H: Mét vuông là gì? Đề-xi-mét vuông là gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới.
1) Giới thiệu bài
2) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
- GV ghi bảng: 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh giá trị hai biểu thức - GV kết luận: 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5.
3) Nhân một số với một tổng.
- GV chỉ vào biểu thức và giới thiệu: Biểu thức của bên trái là nhân một số với một tổng, biểu thức bên phải là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng tổng.
- GV kết luận: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau.
- HD viết dưới dạng biểu thức:
a x (b + c) = a x b + a x c
4) HD làm bài tập.
Bài 1: 
- GV kẻ bảng bài tập lên bảng lớp.
- HD mẫu.
- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS lên điền kết quả vào bảng.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: 
a, Cho HS làm phép tính: 36 x (7 + 3).
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận.
Cách 1: 36 x (7 + 3) = 36 x 10 = 360
(HSKG làm phép tính còn lại)
b, GV HD mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
C1: 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500
C2: 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62)
 = 5 x 100 = 500
Bài 3: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài theo hai nhóm, mỗi nhóm làm một cách.
- Cho HS so sánh kết quả và nêu cách nhân một tổng với một số. 
- GV nhận xét, kết luận.
C> Củng cố dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- 2 HS nhắc lại.
- HS đọc hai biểu thức.
- HS tính nháp. Nêu miệng kết quả.
- HS nhắc lại.
- HS nhắc lại.
- HS nêu yêu cầu 
- HS làm nháp, mỗi nhóm làm theo một cách.
- 2HS lên điền, lớp nhận xét.
- Hai HS lên bảng làm mỗi em làm một cách, lớp làm nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
C2: 36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3
 = 252 + 108 = 360
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở (HSKG làm cả hai biểu thức).
- HS nhận xét bài trên bảng.
C1: 135 x 8 + 135 x 2 = 1080 + 270 
 = 1350
C2: 135 x 8 + 135 x 2 = 135 x (8 + 2)
 = 135 x 10
 = 1350
- 1HS nêu yêu cầu.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- HS so sánh và nêu: Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó, rồi cộng các kết quả với nhau.
Đạo đức
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, dạy dỗ mình. 
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
GDKNS:-Kỹ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Kĩ nang lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà cha mẹ.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A> Kiểm tra:
- H: Kể những việc em đã làm để tiết kiệm thời giờ ?
- Nhận xét, bổ sung.
B> Bài mới.
1) Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Kể chuyện “Phần thưởng”
- GV kể chuyện.
- Gọi HS đọc lại truyện.
- Tổ chức thảo luận 2 câu hỏi trong SGK.
- GV kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
Họat động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 1).
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- Gọi HS trình bày.
- GV kết luận: Việc làm của các bạn Loan (tình huống b), Nhâm (tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; việc làm của bạn Sinh (tình huống a) và bạn Hoàng (tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2).
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Gọi HS trình bày.
- GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã nhận xét phù hợp. - Gọi HS đọc “ghi nhớ”.
C> Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị tiết sau: Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ ca ngợi những đứa con hiếu thảo; Chuẩn bị bài tập 5, 6.
- 3HS nối tiếp nhau kể.
- HS lắng nghe.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- N2: Trao đổi trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- N2: Thảo luận mỗi nhóm một tình huống.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chất vấn, bổ sung ý kiến.
- Một vài HS đọc “ghi nhớ” trong SGK.
 Chiều thứ 2
Lịch sử
 CHÙA THỜI LÍ
I/ MỤC TIÊU: 
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý:
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
- HSKG Mô tả được một ngôi chùa mà mình biết.
*GDBVMT: Bảo vệ và giữ gìn các công trình kiến trúc, chùa chiền.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh chụp phóng to chùa Một Cột.
- Vở BT Lịch sử (Bài tập 1b, trang 16) sử dụng cho HĐ2.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Kiểm tra
- H: Vì sao Lý Thái Tổ chọn Thăng Long làm kinh đô?
- H: Sau khi dời đô ra Thăng Long, nhà Lý đã làm được những việc gì đưa lại lợi ích cho nhân dân?
- Nhận xét.
B> Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) Hoạt đông 1: GV giới thiệu: 
- Đạo Phật từ ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc độ hộ Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta. 
3) Hoạt đông 2: Làm việc cả lớp.
- GV đặt câu hỏi: Vì sao đến thời Lý, đạo Phật trở nên phát triển nhất?
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
4) Họat động 3: Làm việc cá nhân. 
- GV đưa ra một số ý kiến phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý, sau đó yêu cầu HS làm BT1b trong VBT lịch sử.
- Gọi HS trình bày.
- Nhà Lý chú trọng phát triển đạo Phật vì vậy thời nhà Lý đã xây dựng rất nhiều chùa, có những chùa có quy mô rất đồ sộ như: chùa Giám (Bắc Ninh), có chùa quy mô nhỏ nhưng kiến trúc độc đáo như: chùa Một Cột (Hà Nội). Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát
5,Hoạt động4: cả lớp.
- GV treo ảnh chùa Một Cột và mô tả và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp.
- Yêu cầu HSKG mô tả ngôi chùa mà em biết.
C> Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc nội dung bài học.
- GV tổng kết bài, liên hệ ý thức bảo vệ di sản văn hoá của cha ông. Qua đó GD HS bảo vệ và giữ gìn các công trình kiến trúc, chùa chiền
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận đi đến thống nhất: Vì nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân ta cũng theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa.
- HS cá nhân tự đọc SGK và hoàn thành bài tập.
- HS tiếp nối nhau nêu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung.
- HS quan sát ảnh, nghe giáo viên mô tả chùa Một Cột.
- HSKG xung phong mô tả.
- HS đọc “Bài học”.
Luyện viết
BÀI 12.
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đẹp, đúng mẫu chữ, trình bày đẹp câu tục ngữ: “Kim chỉ có đầu, tằm tơ có mối” và đoạn văn “Giám đốc nhà hát 60 000 phrăng rồi đấy” (Theo 2 kiểu chữ ).
- Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra
B.Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HD viết bài:
- Gọi HS đọc câu tục ngữ và đoạn văn.
- Yêu cầu HS tìm các chữ hay viết sai có trong bài và các chữ cần viết hoa.
- Cho HS luyện viết đúng các chữ hay viết sai. Quan sát mẫu chữ viết và luyện viết đúng các chữ viết hoa.
- Lưu ý HS cách trình bày.
- GV yêu cầu: Viết câu tục ngữ: 1 lần; Viết đoạn văn 1 lần.
- Cho HS viết bài; GV theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS.
3) Chấm, chữa lỗi chính tả
C. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc.
- Các chữ hay viết sai: Giám đốc, viết kịch, phrăng, điều kiện, quầy vé, 1000, 60000, 25, 590999, 5, 
Các chữ cần viết hoa: Kim, Giám, Theo, Rất, Ông, Bây.
- Lần lượt từng HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
- HS quan sát trong vở.
- HS viết bài
- HS về nhà luyện viết thêm
Toán(chiều)
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Tính chất giao hoán của phép nhân.
- Nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Giải toán liên quan đến đơn vị đo là đề-xi-mét vuông.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- HS: Vở Bài tập Toán.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Kiểm tra
-H: Hãy nhắc lại tính chất giao hoán của phép nhân; Nhắc lại thế nào là đề-xi-mét vuông.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HD làm bài tập:
+ Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống.
a,125 x 6=1 x 125; b,364 x 9=1 x 364
c, 34x(4+5)=9x1; d, (12-5)x8=1x7
- GV HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài, chốt lời giải đúng.
+ Bài 2: Đặt tính rồi tính
a, 270 x 30; 
b, 4300 x 200; 
c, 13480 x 400
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 3: Tờ giấy màu đỏ hình chữ nhật có chiều dài 9cm, chiều rộng 5cm. Tờ giấy màu xanh hình vuông có chu vi bằng chu vi của tờ giấy màu đỏ. Tính diện tích của tờ giấy màu xanh.
- HD phân tích bài toán, tìm hướng giải.
- Yêu cầu HS giải bài toán.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét chung.
C> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nhắc lại.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm nháp: HSTB làm phần a và b; HSKG làm cả bài.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở: HSTB làm phần a và b; HSKG làm cả 3 phần.
x
a, 270
30
8100
x
b, 4300
200
860000
x
c, 13480
400
3592000
- 2HS đọc bài toán.
- HS nêu bài toán, trình bày hướng giải.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải:
Chu vi tờ giấy màu đỏ là:
(9 + 5) x 2 = 28 (cm)
Cạnh hình vuông là:
28 : 4 = 7 (cm)
Diện tích tờ giấy màu xanh là:
7 x 7 = 4 9(cm2)
 Đáp số: 49 cm2
 Thứ 3 ngày16 tháng11năm 2010
Toán
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
- Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Biết giải bài toán và tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Làm các bài tập: BT1; BT3; BT4.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A> Kiểm tra
- H: Muốn nhân một số với một tổng, một tổng với một số ta làm thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới.
1) Giới thiệu bài
2) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
- GV ghi bảng: 3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị hai biểu thức rồi so sánh giá t ...  nhận xét:
Bài 1 : - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Gọi HS nêu ý kiến.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng, KL: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc từ láy (trăng trắng) từ tính từ (trắng) đã cho.
Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 - Cho HS làm bài, trình bày.
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Thêm vào trướcTTtrắng từ rất-rất trắng; 
+ Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất – trắng hơn, trắng nhất.
3) Phần ghi nhớ:
- Gọi HS đọc “ghi nhớ.”
4) Phần luyện tập:
Bài tập 1 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài. HD gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất (được in nghiêng) trong đoạn văn.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: đậm, ngọt, rất, lắm, ngà, ngọc, ngà ngọc, hơn, hơn, hơn. 
. 
Bai tap 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Đo: đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chói, đỏ chót, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hồng, đỏ hon hỏn; rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá quá đỏ; đỏ như son, đỏ hơn son, đỏ nhất . . .
+ Cao: cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vòi vọi; rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao; cao như núi, cao nơn núi, cao nhất . . .
+ Vui: vui vui, vui vẻ, vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng; rất vui, vui lắm, vui quá; vui như Tết, vui hơn Tết, vui nhất
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, khen những câu HS đọc hay.
C. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS thực hiện yêu cầu.
- HS nghe
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến:
+ Tờ giấy này trắng: mức độ trung bình – tính từ trắng.
+ Tờ giấy này trăng trắng: mức độ thấp – từ láy trăng trắng.
+ Tờ giấy này trắng tinh: mức độ cao – từ ghép trắng tinh.
- 1HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét.
- HS theo dõi
- 2,3 HS đọc “ghi nhớ”
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo
- HS cá nhân làm bài vào VBT, 1 em làm bảng phụ.
- HS làm bài trên bảng phụ lên trình bày.
- HS theo dõi
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo
- HS làm bài vào VBT.
- HS nêu kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo
- HS làm bài vào VBT.
- HS nối tiếp nhau nêu câu mình đặt.
- HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
 Toán(chiều)
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Cách nhân với số có hai chữ số.
- Nắm chắc tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số.
- Giải toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng nhóm viết nội dung bài tập 4, VBT.
- HS: Vở Bài tập Toán.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Kiểm tra
- Ghi bảng: 25 x 36
- GV HD chữa bài, nhận xét.
B> Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) HD làm bài tập.
- Yêu cầu HS trung bình trở lên tự làm các bài tập trong VBT toán (Bài 58, Trang 68) Trong khi đó GV HD HS yếu làm bài tập 1
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HD mẫu: 98 x 32
- Cho HS tự làm phần còn lại. (Trong khi đó, GV HD nhóm còn lại chữa bài 2 và bài 3)
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HD mẫu (Theo VBT).
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- HD phân tích bài toán và tìm hướng giải.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét chung.
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS làm bảng nhóm lên trình bày.
- Yêu cầu HS khá giỏi giải thích cách làm.
- GV nhận xét, KL: a, b, sai; c đúng.
- Giúp HS yếu chữa bài 1:
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm nháp.
- HS trung bình trở lên tự làm các bài tập trong VBT (Từ bài 1 đến bài 4, riêng bài 4 cho 1HS làm trên bảng nhóm).
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS hiểu được: Phải đặt tính dọc
- HS theo dõi
- HS tự giải vào vở.
- 1HS đọc.
- HS theo dõi.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài trong VBT.
- HS nhận xét bài trên bảng.
+ Nếu x = 17 thì 25 x x = 25 x 17
 = 425
+ Nếu x = 38 thì 25 x x = 25 x 38
 = 950
- 1HS đọc.
- HS phân tích và nêu cách giải.
- 1HS lên bảng giải.
Bài giải:
Rạp thu về số tiền là:
15 000 x 96 = 1 440 000(đồng)
 Đáp số: 1 440 000 đồng.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS giải thích
Tiếng việt
Luyện từ và câu: Danh từ chung và danh từ riêng.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố ý nghĩa của danh từ chung và danh từ riêng.
- Rèn kĩ năng viết đúng danh từ chung và danh từ riêng.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1) Giới thiệu bài.
2) HD làm bài tập.
- GV chép bài tập lên bảng: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau và viết lại các danh từ riêng cho đúng chính tả:
“bác hồ dạy đồng bào kinh, tày, ê-đê, gia-rai, xê đăng phải đoàn kết, chúng ta mới có sức mạnh để đánh giặc”.
- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- H: Như thế nào là danh từ chung, như thế nào là danh từ riêng?
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm.
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét.
- Cho HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Danh từ chung: đồng bào, chúng ta, giặc.
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS chia đoạn: 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “để kiếm sống”.
+ Đoạn 2: đoạn còn lại.
- HS luyện đọc đoạn.
- 2HS đọc.
- 2HS trả lời.
- N2: Suy nghĩ, thảo luận tìm danh từ chung và danh từ riêng rồi viết ra nháp.
- 1HS nêu.
- HS nhận xét.
- 1HS lên bảng làm, còn lại làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
+ Danh từ riêng: Bác Hồ, Kinh, Tày, Ê-đê, Gia-rai, Xê-đăng.
Thứ 6 ngày 19 tháng11năm 2010
Tập làm văn
KỂ CHUYỆN (KIỂM TRA VIẾT).
 I. Mục tiêu:
Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật.
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HD tìm hiểu đề bài.
- GV nêu và chép đề bài lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu tên các câu chuyện về một người có tấm lòng nhận hậu mà em đã được nghe hoặc được đọc.
- GV nhắc nhở HS: Bài viết đủ 3 phần, đúng nội dung, câu viết rõ ràng.
3) HS làm bài:
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV theo dõi, giúp HS yếu tìm đúng câu chuyện theo yêu cầu của đề.
4) Thu bài.
- GV thu bài.
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết kiểm tra
- HS nghe
- 2HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- HS làm bài kiểm tra vào giấy kiểm tra.
- HS nộp bài cho GV.
Tiếng anh
Cô Chi lên lớp
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số.
- Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra
- Ghi bảng: 2514 x 43
- GV HD chữa bài, nhận xét.
B. Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HD làm bài tập: 
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD chữa bài, yêu cầu HS nêu tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai.
- GV nhận xét (lưu ý cách trình bày), chốt lời giải đúng.
Bài 2: (HS khá - giỏi làm cả bài)
- Goị nêu yêu cầu, GV kẻ bảng bài tập.
- Yêu cầu HS nêu cách làm, lưu ý HS : Vận dụng nhân nhẩm với số có tận cùng là chữ số 0 để tính theo các cặp 3 và 30; 23 và 230.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL.
Bài 3: (Dành cho HS yếu làm, trong khi đó HS TB trở lên tự làm bài 4)
- Gọi HS đọc bài toán.
- HD HS phân tích bài toán để nhận ra cách giải.
- Gợi ý để HS đặt lời giải.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL.
Bài 4: ( HS khá - giỏi làm)
- GV gọi HS đọc bài toán.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét, KL bài giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS lên bảng đặt tính và tính, lớp làm vào nháp.
- HS nghe
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở (HS yếu làm 1 đến 2 phép tính). 3HS lần lượt lên bảng làm.
 - HS nhận xét bài trên bảng.
Kq: a, 4558; b, 16692; c, 47311
- HS nối tiếp nhau nêu.
- HS nêu được: Thay m bởi các giá trị đã cho, tính nháp các giá trị của biểu thức rồi điền kết quả vào từng ô trống tương ứng.
- HS làm nháp (HS yếu làm cột 1,2) 
 Kq: Thứ tự điền: 234; 2340; 1749; 17490
- 1HS đọc.
- HS cùng GV phân tích bài toán.
- HS đặt lời giải theo HD của GV.
- 1HS lên bảng làm bài, còn lại làm vào vở.
Bài giải:
Trong 1 giờ tim người đó đập là:
75 x 60 = 4500 (lần)
Trong 24 giờ tim người đó đập là:
4500 x 24 = 108000 (lần)
 Đáp số: 108000 lần.
- 1HS đọc.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
Số tiền bán đường loại 5200đ một kg là:
5200 x 13 = 67600(đồng)
Số tiền bán đường loại 5500 đ một kg là:
5500 x 18 = 99000(đồng)
Số tiền bán hết hai loại đường là:
67600 + 99000 = 166600 (đồng)
 Đáp số: 166600 đồng.
- HS về nhà thực hành thêm
SHTT
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu.
 1. Sinh hoạt lớp: Nhận xét, đánh giá hoạt động thi đua trong tuần 12.
 2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Ôn lời 1 bài hát “Những bông hoa, những bài ca”.
- Tập lời 2 bài hát “Những bông hoa, những bài ca”.
 II. Lên lớp.
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1) Sinh hoạt lớp:
a, GV căn cứ vào sổ theo dõi hoạt động, căn cứ vào hoạt động hàng ngày của HS, GV nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của HS về các mặt:
- Đạo đức.
- Học tập.
- Trực nhật, lao động, vệ sinh.
- Ý thức trong các mặt: xây dựng bài, rèn chữ viết, học bài ở nhà, giữ gìn sách vở, ...
c, Xếp loại thi đua: GV xếp loại từng HS và ghi vào Bảng theo dõi thi đua.
d, Phổ biến kế hoạch tuần 13:
- Nhắc nhở HS cần phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
1) Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
a, Ôn lời 1 bài hát “Những bông hoa, những bài ca”:
- GV cho HS ôn lời 1 theo dãy, tổ, cá nhân.
- GV nhận xét, giới thiệu và chuyển lời 2.
b, Tập lời 2 bài hát “Những bông hoa, những bài ca”.
- GV hát mẫu 1 lần cho HS nghe lời 2.
- Hướng dẫn HS tập hát lời 2
- Tổ chức cho HS ôn bài hát. 
- Gọi một số HS hát toàn bài hát.
- Các tổ báo cáo kết quả theo dõi thi đua trong tuần
- HS phát biểu ý kiến
- HS tự nhận loại
- HS theo dõi lắng nghe
- HS ôn lời 1 của bài hát
- HS lắng nghe
- HS vận dụng nhịp điệu lời 1 để tự hát lời
- HS ôn bài hát. theo nhóm, tổ.
Chiều thứ 6
Âm nhạc,Mĩ thuật, thể dục
Cô Lê, côHiền, Thầy Hậu lên lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_12_nam_hoc_2010_2011_chuan_kien_thuc_2_c.doc