Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức

Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức

I- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU :

- HS viết đúng cỡ chữ, trình bầy đẹp theo chữ mẫu trong bài viết : Thu sang.

- Rèn luyện kĩ năng viết đảm bảo tốc độ cho HS.

- Rèn luyện tính cẩn thận cho HS

II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1- Hướng dẫn viết : GV treo bảng phụ chép sẵn bài viết; HS đọc bài viết trên bảng

- Quan sát các chữ viết và cách trình bầy bài viết mẫu. Tập viết các chữ hoa trên giấy nháp.

2- HS thực hành viết bài

- HS viết bảng tay chữ Thu sang.

- GV nhắc nhở và đánh giá chung cách viết của HS.

- HS mở vở viết bài, GV quan sát hướng dẫn HS ngồi chưa đúng tư thế ngồi ngay ngắn, cách cầm bút, để vở

3- Chấm chữa bài

- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá: + Bài viết đúng không mắc lỗi chính tả.

+ Trình bầy đẹp, viết đúng cỡ. Bài viết sạch sẽ, đẹp mắt

- Cho HS tự chấm bài theo tổ. Mỗi tổ chọn 4 bài viết đẹp nhất để dự thi với tổ bạn.

- Bầu ban giám khảo :gồm GV và ban cán sự lớp. Chọn bài viết đẹp nhất,

- Tuyên dương tổ có nhiều bạn viết đẹp và bạn viết đẹp nhất.

5- Củng cố dặn dò : Nhận xét chung giờ học, yêu cầu HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài viết.

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đăng Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 15 tháng 11 năm 2011
Tuần 12
Luyện viết
bài 24 : Thu sang.
I- Mục đích- yêu cầu : 
- HS viết đúng cỡ chữ, trình bầy đẹp theo chữ mẫu trong bài viết : Thu sang.
- Rèn luyện kĩ năng viết đảm bảo tốc độ cho HS.
- Rèn luyện tính cẩn thận cho HS
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1- Hướng dẫn viết : GV treo bảng phụ chép sẵn bài viết; HS đọc bài viết trên bảng 
- Quan sát các chữ viết và cách trình bầy bài viết mẫu. Tập viết các chữ hoa trên giấy nháp.
2- HS thực hành viết bài
- HS viết bảng tay chữ Thu sang.
- GV nhắc nhở và đánh giá chung cách viết của HS.
- HS mở vở viết bài, GV quan sát hướng dẫn HS ngồi chưa đúng tư thế ngồi ngay ngắn, cách cầm bút, để vở
3- Chấm chữa bài 
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá: + Bài viết đúng không mắc lỗi chính tả.
+ Trình bầy đẹp, viết đúng cỡ. Bài viết sạch sẽ, đẹp mắt
- Cho HS tự chấm bài theo tổ. Mỗi tổ chọn 4 bài viết đẹp nhất để dự thi với tổ bạn.
- Bầu ban giám khảo :gồm GV và ban cán sự lớp. Chọn bài viết đẹp nhất, 
- Tuyên dương tổ có nhiều bạn viết đẹp và bạn viết đẹp nhất.
5- Củng cố dặn dò : Nhận xét chung giờ học, yêu cầu HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài viết. 
Luyện toán
Luyện tập CHUNG
I. Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố về :
- Tính chất kết hợp của phép nhân; Biết vận dụng các tính chất của phép nhân vào làm làm toán.
- Đề-xi-mét vuông, mét vuông; chuyển đơn vị đo diện tích đã học.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1 (30’) : HD HS luyện tập 
Bài 1: Tính bằng 2 cách:
- Gv ghi đề bài lên bảng. Gọi 4 Hs làm.
- HS dưới lớp làm vào giấy nháp.
- HS khác nhận xét, bổ sung bài làm của bạn.
- Gv bổ sung, cho điểm.
a, 4 x 6 x 8
2 x 6 x 5
Cách 1: 4 x 6 x 8 = 24 x 8 = 192
 Cách 1: 2 x 6 x 5 = 12 x 5 = 60
Cách 2: 4 x 6 x 8 = 4 x 48 = 192
 Cách 2: 2 x 6 x 5 = 2 x 30 = 60
b, 3 x 9 x 7 4 x 7 x 3
- Hướng dẫn HS làm tương tự như câu a.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. GV y/cầu HS nêu miệng cách tính thuận tiện nhất.
- GV hướng dẫn mẫu hai bài của câu a. Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện 2 bài của câu b.
- HS khác nhận xét, GV bổ sung.
a, 15 x 5 x 2 = 15 x 10 = 150 b, 25 x 6 x 4 = 6 x (25 x 4)
 = 6 x 100 = 600 16 x 27 x 5 = 27 x (16 x 5) 25 x 7 x 4 x 5 = (7 x 5) x (25 x 4)
 = 27 x 80 = 2160 = 35 x 100 = 3500
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV ghi đề bài lên bảng. HS làm vào giấy nháp, sau đó lên bảng làm và trình bày cách đổi ra các đơn vị đo theo yêu cầu của đề bài.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
 a, 5dm2 = 500cm2 b, 3m2 = 300dm2 c, 518dm2 = 51800 cm2 2150m2 = 215000dm2 300cm2 = 3dm2 15m2 = 150000cm2
 6100cm2 = 61dm2 840dm2 = 8m2 40dm2
Bài 4: Một hình chữ nhật có chu vi là 26m, chiều dài hơn chiều rộng là 3m. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán.
* Hướng dẫn HS giải bài toán. 
Chẳng hạn:
 Bài giải
 Nửa chu vi hình chữ nhật là:	 26 : 2 = 13 (m)
 Chiều dài của hình chữ nhật là: (13 + 3) : 2 = 8 (m)
 Chiều rộng của hình chữ nhật là: 13 – 8 = 5 (m)
 Diện tích của hình chữ nhật là: 8 x 5 = 40 (m2)
 Đáp số: 40m2
Bài 5.Tính nhanh :a) 24 + 27 +30 +  + 120 + 124 b)60 + 64 + 68 +  + 320 + 324
- HS chữa bài theo cặp. Một số HS đọc kết quả trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
- HS tự làm bài vào vở; 2 HS chữa bài trên bảng.
- Một số HS nêu cách làm; Nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Hoạt động nối tiếp : GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Luyện toán 
Luyện tập một số nhân với một tổng
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn luyện, củng cố về:
- Nhân một số với một tổng. Nhân một số với một hiệu.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Bài 1: Tính bằng 2 cách :
a, 27 x (4 + 5)	 835 x (3 + 6)
b, 234 x 3 + 7 x 234 542 x 30 + 70 x 542
- HS tự làm bài vào vở
- 2 HS chữa bài trên bảng; nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
a) Cách 1: 27 x (4 + 5) = 27 x 4 + 27 x 5 Cách 2: 27 x (4 + 5) = 27 x 9
 = 108 + 135 = 243 = 243
b) Cách 1: 835 x (3 + 6) = 835 x 3 + 835 x 6 Cách 2: 835 x (3 + 6) = 835 x 9
 = 2505 + 5010 = 7515 = 7515
Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất 
 a) 49 x 8 + 49 x 2	123 x 45 + 123 x 55
b) 72 x 2 + 72 x 3 + 72 x 5	56 x 4 + 56 x 3 + 2 x 56
- HS tự làm bài rồi chữa bài theo cặp; 2 HS chữa bài trên bảng; nêu tính chất đã vận dụng
Bài 3: Hai đoàn xe ô tô chở dưa hấu ra thành phố, đoàn xe thứ nhất có 8 xe, đoàn xe thứ hai có 5 xe, mỗi xe chở 1250kg dưa hấu. Hỏi cả hai đoàn xe chở tất cả bao nhiêu ki-lô-gam dưa hấu?
* Hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán:
- HS đọc yêu cầu của bài toán và trả lời các câu hỏi:
+ Bài toán cho ta biết gì? + Bài toàn hỏi ta điều gì? 
+ Muốn biết cả hai đoàn xe chở bao nhiêu ki-lô-gam dưa hấu, ta làm thế nào? 
+ Theo em còn có cách làm nào khác không? ( Cách khác: Tính tổng số xe của cả hai đoàn. Sau đó lấy số dưa ở mỗi xe nhân với số xe thì ra được số dưa của cả hai đoàn xe đã chở.)
* Hướng dẫn HS giải bài toán. Chẳng hạn
Bài giải
Cách 1: Số ki-lô-gam dưa hấu đoàn xe thứ nhất chở là: 1250 x 8 = 10000 (kg)
 Số ki-lô-gam dưa hấu đoàn xe thứ hai chở là: 1250 x 5 = 6250 (kg)
 Số ki-lô-gam dưa hấu cả hai đoàn xe chở là: 10000 + 6250 = 16250 (kg)
 Cách 2: Số xe của cả hai đoàn là: 8 + 5 = 13 (xe)
 Số ki-lô-gam dưa hấu của cả hai đoàn xe chở là: 1250 x 13 = 16250 (kg)
 Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét, đánh giá tiết học.
 Thứ 5 ngày 16 tháng 11 năm 2011
Luyện toán 
Luyện tập CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn luyện, củng cố về:
- Nhân một số với một tổng. Nhân một số với một hiệu.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Bài 1: Tính bằng 2 cách :
 a, 354 x (8 – 5)
 Cách 1: 354 x (8 – 5) = 354 x 8 – 354 x 5 Cách 2: 354 x (8 – 5) = 354 x 3
 = 2832 - 1170 = 1062
 = 1062
b, 2305 x (9 -7)
 C 1: 2305 x (9 – 7) = 2305 x 9 – 2305 x 7 Cách 2: 2305 x (9 – 7) = 2305 x 2
 = 20754 - 16135 = 4610
 = 4610
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
 14 573 
 x 20
 291 460
 39 850 
 x 400
15940 000
 5 782
 x 90
 520 380
 98 561 
 x 600
 59136 600
 3 473 
 x 2 000
 6946000
 95 430 
 x 5 000
477 150 000
- GV gọi 3 HS lên bảng cùng một lúc rồi yêu cầu cả lớp nháp và theo dõi bài làm trên bảng của các bạn.
- Sau khi HS làm xong, GV cho HS nêu miệng lại cách làm. HS khác nhận xét.
Bài 3. Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 960 m, chiều dài hơn chiều rộng 80m. Tính diện tích thửa ruộng đó.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán:
- HS đọc yêu cầu của bài toán và trả lời các câu hỏi:
+ Bài toán cho ta biết gì? Bài toàn hỏi ta điều gì? HS nêu cách giải
Bài giải
 Nửa chu vi thửa ruộng đó là: 960 : 2 = 480 (m)
Chiều rộng thửa ruộng đó là: (480 – 80) : 2 = 200 (m)
 Chiều dài thửa ruộng đó là: 480 – 200 = 280 (m)
 Diện tích thửa ruộng đó là: 280 x 200 = 56 000 (m2)
Đ/S: 56 000 m2
 Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Luyện toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Làm thành thạo các bài toán liên quan đến một số nhân với một tổng (một hiệu) và ngược lại.
- Giải thành thạo các bài toán có liên quan đến các dạng toán đó.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu
Bài 1: Tính bằng 2 cách :
a, 24 x (3 + 5)	 1835 x (10 - 6)
b, 1235 x 3 + 7 x 1235 565 x 37 - 27 x 565
- HS tự làm bài vào vở
- 2 HS chữa bài trên bảng; nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất 
 a) 419 x 8 + 419 x 2	493 x 45 - 493 x 35
b) 372 x 12 + 372 x 23 + 372 x 65	756 x 49 + 756 x 53 - 2 x 756
- HS tự làm bài rồi chữa bài theo cặp; 2 HS chữa bài trên bảng; nêu tính chất đã vận dụng
Bài 3: Một kg gạo tẻ giá 4200 đồng, mỗi kg gạo nếp giá 7500 đồng. Hỏi nếu mua 3kg gạo tẻ và 3 kg gạo nếp thì hết tất cả bao nhiêu tiền ?
* Hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán:
- HS đọc yêu cầu của bài toán và trả lời các câu hỏi:
+ Bài toán cho ta biết gì? + Bài toán hỏi ta điều gì? 
+ Muốn biết hết tất cả bao nhiêu tiền ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS giải vào vở theo hai cách khác nhau.
 Chẳng hạn: Bài giải
Cách 1: Mua 3kg gạo tẻ hết số tiền là : 4200 x 3 = 12600 (đồng) 
 Mua 3kg gạo nếp hết số tiền là : 7500 x 3 = 22500 (đồng) 
 Mua 3kg gạo tẻ và 3 kg gạo nếp thì hết tất cả là : 12600 + 22500 = 35100 (đồng)
 Cách 2: Mua 1kg gạo tẻ và 1 kg gạo nếp thì số tiền là : 4200 + 7500 = 11700 (đồng)
 Mua 3kg gạo tẻ và 3 kg gạo nếp thì hết tất cả là : 11700 x 3 = 35100 (đồng)
 Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Luyện Tiếng Việt
Luyện Đọc : Vua tàu thuỷ “Bạch Thái Bưởi” và bài Vẽ trứng
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi. Đọc đúng, rõ, không ngắc ngứ, vấp váp các danh từ riêng nước ngoài: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, Vê-rô-chi-ô.
- Hiểu nội dung bài đọc, học tập tấm gương kiên trì, khổ luyện để đạt được nguyện vọng.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ôn bài : Vua tàu thuỷ “Bạch Thái Bưởi”
a) HS luyện đọc thành tiếng
- Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp, các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp .
- Bình chọn nhóm đọc đúng và hay.
b. Tìm hiểu bài: Trước khi chạy tàu thuỷ, BTB đã làm những công việc gì? (  làm thư kí cho một hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ.)
- Em hiểu nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
 + Bạch Thái Bưởi thành công nhờ ý chí vươn lên , thất bại không ngã lòng.
 + Bạch Thái Bưởi biết đánh vào tâm lí tự hào dân tộc, làm hành khách người Việt ủng hộ chủ tàu VN, giúp PT kinh tế VN; + Bạch Thái Bưởi biết tổ chức công việc kinh doanh.) 
- HS đọc và nêu đại ý của bài.
2. Ôn bài “Có chí thì nên”
a) HS luyện đọc thành tiếng: Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp; Các nhóm thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng trước lớp - Bình chọn nhóm đọc đúng và hay.
b) Tìm hiểu bài : HS trả lời các câu hỏi sau :
- Vì sao trong những ngày đầu học vẽ cậu bé Lê-ô-nác-đô đa vin-xi cảm thấy chán ngán ? ( vì suốt mười mấy ngày đầu cậu phải vẽ rất nhiều trứng )
- Thầy Vê- rô- ki- ô cho học trò vẽ thế để lam gì? (để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác) 
- Lê-ô-nác-đô Vin- xi thành đạt như thế nào? ( Lê-ô-nác-đô trở thành danh hoạkiệt xuất, tác phẩm được bày trang trọng ở nhiều bảo tàng lớn, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Ông đồng thời còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư, nhà bác học lớn )
- Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê - ô - nác - đô trở thành hoạ sĩ nổi tiếng ? (+ Lê-ô-nác-đô là người có tài bẩm sinh.
 + Lê-ô-nác-đô gặp được thầy giỏi. + Lê-ô-nác-đô khổ luyện nhiều năm.
- Trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào quan trọng nhất? ( Cả 3 nguyên nhân đều tạo nên sự thành công của ông, nhưng ng/nhân q/trọng nhất là sự khổ công luyện tập ).
- Hs nêu đại ý
3. Củng cố dặn dò : HS nhắc lại nội dung của từng bài tập đọc.
Thứ 6 ngày 6 tháng 11 năm 2011
Luyện toán 
Luyện tập 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết nhân với số có hai chữ số một cách thành thạo
- Luyện giải các bài toán liên quan đến nhân với số có hai chữ số.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Ôn lại kiến thức cũ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu.
- HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
2. Thực hành.
 835 x (3 + 6)
Cách 1: 835 x (3 + 6) = 835 x 3 + 835 x 6 Cách 2: 835 x (3 + 6) = 835 x 9
 = 2505 + 5010 = 7515
 = 7515
b, 2305 x (9 -7)
Cách 1: 2305 x (9 – 7) = 2305 x 9 – 2305 x 7 Cách 2: 2305 x (9 – 7) = 2305 x 2
 = 20754 - 16135 = 4610
 = 4610
Bài 3: Đặt tính rồi tính:
 72 x 28 941 x 39 326 x 54 437 x 52
- GV gọi 4 HS lên bảng cùng một lúc rồi yêu cầu cả lớp nháp và theo dõi bài làm trên bảng của các bạn.
- Sau khi HS làm xong, GV cho HS nêu miệng lại cách làm. HS khác nhận xét.
Bài 4: Hai đoàn xe ô tô chở hàng ra bến cảng, đoàn xe thứ nhất có 19 xe, đoàn xe thứ hai có 13 xe, mỗi xe chở 8560kg hàng. Hỏi cả hai đoàn xe chở tất cả bao nhiêu ki-lô-gam hàng ra bến cảng?
* Hướng dẫn HS tìm hiểu đề toán:
- HS đọc yêu cầu của bài toán và trả lời các câu hỏi:
+ Bài toán cho ta biết gì? + Bài toàn hỏi ta điều gì? 
+ Muốn biết cả hai đoàn xe chở bao nhiêu ki-lô-gam hàng, ta làm thế nào? 
- Yêu cầu HS giải vào vở theo hai cách khác nhau.
* Hướng dẫn HS giải bài toán. Chẳng hạn:
 Bài giải
 Cách 1: Số ki-lô-gam hàng đoàn xe thứ nhất chở là: 8560 x 19 = 162640 (kg)
 Số ki-lô-gam hàng đoàn xe thứ hai chở là: 8560 x 13 = 111280 (kg)
 Số ki-lô-gam hàng cả hai đoàn xe chở là: 162640 + 111280= 273 920 (kg)
 Cách 2: Số xe của cả hai đoàn là: 	 19 + 13 = 32 (xe)
 Số ki-lô-gam dưa hấu của cả hai đoàn xe chở là: 8560 x 32 = 273 920 (kg) Đáp số : 273 920 ki-lô-gam hàng.
 Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Giáo dục môi trường 
I - Mục đích, yêu cầu: 
- Biết tác dụng của việc giữ gìn trường lớp, nơi ở, nơi công cộng sạch đẹp. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS biết cách giữ gìn môi trường, nơi ở, nơi công cộng làm cho trường lớp, nơi ở, nơi công cộng sạch đẹp.
II - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- GV nêu câu hỏi HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Trường lớp sạch đẹp có lợi gì?
+ Các em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
+ Bản thân em đã làm những gì để giữ cho trường lớp sạch đẹp?
+ Em hãy kể 1 gương tốt về bảo vệ, giữ gìn trường lớp mà em biết?
- Các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành: 
 - GV cho HS dọn vệ sinh lớp học theo sự phân công của GV.
 - HS và GV nhận xét việc dọn vệ sinh và rút kinh nghiệm.
3) Hoạt động 3: 
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS luôn giữ cho môi trường sạch đẹp.
Hoạt động tập thể
Giáo dục vệ sinh răng miệng (tiết 2)
I- MụC TIÊU : Giúp HS
- Tác dụng của việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
- Biết cách đánh răng đúng cách.
II - Đồ DùNG DạY HọC
- Bàn chải đánh răng; kem đánh răng, cốc đựng nước, nước sạch, .
III –CáC HOạT Động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ : - Răng có những nhiệm vụ gì đối với cơ thể con người ?
- Nêu nguyên nhân mắc các bệnh về răng miệng
B. Bài học 
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS cách đánh răng đúng cách
- GV nêu cách lấy kem, cách cầm bàn chải, cách đánh răng
- GV làm mẫu trên mô hình răng bằng nhựa
- Yêu cầu HS nhắc lại và thực hành trên mô hình hàm răng nhựa
Hoạt động 2. Thực hành đánh răng
- HS thực hành đánh răng, GV quan sát nhắc nhở
Hoạt động nối tiếp : Về nhà đannhs răng thường xuyên vào sau bữa ăn và tối trước khi đi ngủ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTANG BUOI TUAN 12.doc