Giáo án Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Đạo đức :

BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO

 (Tiết 1)

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.

- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo. cô giáo.

- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

GDKNS:-Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơnvới thầy cô.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các băng giấy để sử dụng cho HĐ3.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ Hai, ngày 29 tháng 11 năm 2010.
 Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kĩ sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
GDKNS:-Xác đinh giá tri, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ ghi đoạn “Ông Hòn Rấm cười bảo  chú thành Đất Nung”.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A. Kiểm tra:( 5p)
- Gọi HS đọc bài Văn hay chữ tốt.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1) Giới thiệu bài (1p)
2) Luyện đọc(15p)
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đọan (3 lượt), kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: đất nung, lầu son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại, nung thì nung, 
+ Hiểu nghĩa các từ mới: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm, 
+ Luyện đọc đúng toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
3) Tìm hiểu bài(12p)
- Hỏi:
H: Cu chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
* HD nêu nội dung đoạn 1: Các đồ chơi của cu Chắt.
H: Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
H: Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
* HD nêu nội dung đoạn 2: Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột.
H: Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
H: Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? 
H: Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì ?
* HD nêu nội dung đoạn 3: Chú bé Đất quyết định trở thành Đất nung.
- HD nêu nội dung bài.
- Bổ sung, ghi bảng: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. 
- Gọi HS nhắc lại.
4) Đọc diễn cảm.(7p)
- HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm cả bài.
- GV treo bảng phụ, HD và đọc đoạn văn trên bảng phụ.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
C. Củng cố dặn dò(1p)
- H: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- 1HS đọc, trả lời câu hỏi trong SGK.
- 1 HS đọc
- Ba đoạn:
+ Đ1: Từ đầu đến “đi chăn trâu”
+ Đ2: Tiếp theo đến “lọ thuỷ tinh”
+ Đ3: Đoạn còn lại.
- Từng tốp 3 HS luyện đọc.
 - HS luyện đọc từ theo sự HD của GV
-Trả lời:
+ Cu chắt có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son (được tặng trong dịp Tết Trung thu), một chú bé bằng đất (một hòn đất có hình người
- HS nêu.
+  nắp cái tráp hỏng.
+ Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cuChắt không cho họ chơi với nhau nữa.
- HS nêu.
+ Chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng ,.. gặp trời đổ mưa , chú ngấm nước rét quá .. sưởi bếp .. nóng rát cả chân tay.
+ Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát hoặc vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
+ Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
 Vượt qua đựơc thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi.
 Lửa thử vàng, gian nan thử sức, được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm 
- HS nêu.
- HS nêu.
- Nhắc lại nhiều lần.
- 3 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- N2: Luyện đọc diễn cảm.
- Một số HS thi đọc diễn cảm.
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.
 Toán
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết chia một tổng cho một số.(Không yêu cầu HS học thuộc tính chất này).
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
- Làm được các bài tập: BT1; BT2.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A. Bài mới.
1) Giới thiệu bài(1p)
2) Hướng dẫn HS tìm hiểu tính chất một tổng chia cho một số.(12p)
- GV viết bảng: (35 + 21) : 7, yêu cầu HS tính.
- Yêu cầu HS tính tiếp: 35 : 7 + 21 : 7
- Yêu cầu HS so sánh hai kết quả.
- GV viết bảng (bằng phấn màu):
 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
- Cho cả lớp so sánh thêm một số ví dụ: (24 + 12) : 6 với 24 : 6 + 12 : 6
- GV gợi ý để HS nêu: 
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
1 tổng : 1 số = SH : SC + SH : SC
- Từ đó rút ra tính chất: Khi chia một tổng cho một số ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được.
- GV lưu ý thêm: Để tính được như ở vế bên phải thì cả hai số hạng đều phải chia hết cho số chia.
3) HD làm bài tập.
Bài 1: (10p)
a) – Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài, lưu ý HS:
+ Cách1: Tính theo thứ tự thực hiện các phép tính.
+ Cách2: Vận dụng tính chất một tổng chia cho một số.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
b) – Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV HD mẫu (Theo SGK).
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: (Thực hiện tương tự bài 1) (10p)
Bài 3: (Dành cho HSKG làm thêm)(6p)
- Yêu cầu HS giải bài toán.
- GV nhận xét, kết luận.
B. Củng cố dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- HS nêu nhận xét.
- HS so sánh: 
(24 + 12) : 6 = 24 : 6 + 12 : 6
- HS nêu theo HD của GV.
- HS nhắc lại.
- 1HS nêu yêu cầu 
- 2HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng:
Cách1: (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
Cách2: (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5
 = 3 + 7 = 10
- 1HS nêu yêu cầu 
- HS theo dõi mẫu.
- 2HS lên bảng làm, mỗi em 1 biểu thức; lớp làm bài vào vở, mỗi nhóm làm một biểu thức. (HS yếu có thể làm một cách)
- HS nhận xét bài trên bảng:
Cách1: 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7
Cách2: 18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24) : 6
 = 42 : 6 = 7
Cách1: 60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23
Cách2: 60 : 3 + 9 : 3 = (60 + 9) : 3
 = 69 : 3 = 23
a) Cách1: (27 – 18) : 3= 9 : 3 = 3
Cách2: (27 – 18) : 3= 27 : 3 – 18 : 3
 = 9 – 6 = 3
b) Cách1: (64 – 32) : 8 = 32 : 8 = 4
Cách2: (64 – 32) : 8 = 64 : 8 – 32 : 8
 = 8 – 4 = 4
- HSKG giải vào vở nháp.
Bài giải:
Số nhóm HS của lớp 4A là:
32 : 4 = 8 (nhóm)
Số nhóm HS của lớp 4B là:
28 : 4 = 7 (nhóm)
Số nhóm HS của cả lớp 4A và lớp 4Blà:
8 + 7 = 15 (nhóm)
 Đáp số: 15 nhóm.
Đạo đức : 
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
 (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo. cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
GDKNS:-Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơnvới thầy cô.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các băng giấy để sử dụng cho HĐ3.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A.Kiểm tra ( 3p).
 H: Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? 
 H: điều gì sẽ xảy ra nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Nhận xét, bổ sung.
B. Bài mới.
1) Giới thiệu bài(1p)
Hoạt động 1: (15p) Xử lí tình huống (trang 20, 21 SGK)
- Yêu cầu HS xem tranh trong SGK và nêu tình huống.
- Kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biet nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Hoạt động 2 (10p) Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1, SGK)
- Yêu cầu từng nhóm HS làm bài.
- Nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập:
+ Các tranh 1, 2, 4: Thể hiện thái độ kính trng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+ Tranh 3: Không chµo cô giáo khi cô giáo không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo.
Hoạt động 3: (10p)Thảo luận nhóm (Bài tập 2 SGK). 
- Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm nhận hai băng chữ (Nhóm HSKG nhận 3 băng giấy) viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giao.
- Kết luận: Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo: 
+ Các việc làm (a), (b), (d), (e), (g) là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Gọi HS đọc “ghi nhớ”.
C. Củng cố, dặn dò(2p)
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị tiết sau: Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ, truyện . . . ca ngợi công lao của các thầy giáo, cô giáo.
- 2HS trả lời câu hỏi.
- Dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra. 
- Lựa chon cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn. 
- Thảo luận lớp về cách ứng xử.
- Từng nhóm HS thảo luận.
- HS lên chữa bài tập. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Từng nhóm HS thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ. 
- Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận. Các nhóm khác góp ý kiến, bổ sung. 
- Hai, ba HS đọc “Ghi nhớ” trong SGK.
 Chiều thứ 2
Lịch sử
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I/ MỤC TIÊU: 
- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
*HSKG: Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước: chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyễn khích nông dân sản xuất.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập.
phiếu học tập
Em hãy đánh dấu x vào o sau những chính sách được nhà Trần thực hiện:
+ Đứng đầu nhà nước là vua. o
+ Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con. o
+ Lập Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ. o
+ Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuộng khi 
có điều oan ức hoặc cầu xin. o
+ Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã. o
+ Trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản
 xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu. o
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra(5p)
 H: Nguyên nhân nào khiến quân Tống xâm lược nước ta?
 H: Hành động giảng hoà của Lý Thường Kiệt có ý nghĩa như thế nào?
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu:(3p) Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Trong tình thế triều đình lục đục, nhân dân sống cơ cực, nạn ngoại xâm đe doạ, nhà Lý phải dựa vào họ Trần để gìn giữ ngai vàng. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi lúc 7 tuổi. Họ Trần tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh rồi buộc nhường ngôi cho chồng, đó là vào năm 1226. Nhà Trần được thành lập từ đây.
2) Hoạt động 1: Hoạt động nhóm đôi.(15p)
- GV yêu cầu HS làm phiếu học tập.
- Tổ chức cho HS trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện. 
3) Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.(15p)
- GV nêu ý kiến thảo luận: Những sự kiện nào trong bài chứng tỏ rằng giữa vua, quan và dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
- GV thống nhất ý kiến và kết luận: Đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu  ... đó được trả số tiền là . 375 000 : 5= 55 000 (đồng )
 Đáp số :55 000 đồng
3. Củng cố – Dặn dò (1p)
- GV hệ thống nội dung bài học
- Nhận xét giờ học – Dặn dò
Bài 1: (VBT – T78)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV HD cách làm, làm mẫu. 
- Cho HS làm bài VBT –3HS lần lượt lên bảng làm, mỗi em 1 bài
- Lớp nhận xét – chữa bài
- GV nhận xét, KL
Bài 2: (VBT – T78)
- HS đọc thầm yêu cầu
- HS tự suy nghĩ làm bài.
- Lớp làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
- GV nhận xét – KL
 Số thóc lấy ra là :
 305 080 : 8 = 38 135 (kg)
 Trong kho còn lại là .
 305 080 – 38 135 =266 945 (kg )
Bài 3: (VBT – T78)
- GVđọc bài 
- 1HS đọc yêu cầu
- GV HD HS cách làm bài.
- HS làm bài vào vở 
- GV theo dõi nhắc nhở
- GV KL
- Học bài – Chuẩn bị bài sau
Tiếng việt
TĐ: CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU:
 - HS đọc đung, đọc diễn cảm bài "Chú Đất Nung".
 - Rèn kĩ năng đọc cho học sinh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Giới thiệu bài:(1p)
2) Luyện đọc đúng:(18p)
- GV chia đoạn
- Yêu cầu HS tìm từ khó đọc.
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- GV theo dõi, giúp đỡ, sửa sai cho HS yếu.
3) Luyện đọc diễn cảm: (12p)
(Thực hiện các bước tương tự như mục 2)
4)Thi đọc trước lớp:(8p)
- Tổ chức cho học sinh thi đọc 
- Thi đọc đoạn
- GV cùng HS nhận xét HS đọc.
5) Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, dặn dò
- HS lắng nghe
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS tìm, nêu và luyện đọc đúng.
- HS đọc.
- HS đọc nhóm, tổ, cá nhân.
- 2-3 HS thi 
- HS nêu lại nội dung bài
- HS và nhắc học bài, luyện đọc thêm
Thứ 6 ngày 3 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ MỤC TIÊU:
- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A.Kiểm tra(3p)
- H: Thế nào là miêu tả?
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1) Giới thiệu bài:(1p)
2) Phần nhận xét.(15 p)
+ Bài 1:
- Gọi HS đọc bài “Cái cối tân”; những từ ngữ được chú thích và những câu hỏi sau bài.
- Cho HS quan sát tranh cái cối.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng:
+Câu a: Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre. 
+Câu b: Phần mở bài: Giới thiệu cái cối. 
 Phần kết bài: Nêu kết thúc bài. 
+Câu c: Giống nhau: mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện. 
+Câu d: Phần thân bài tả cái cối theo trình tự: từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. Tiếp theo là tả công dụng của cái cối. 
+ Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 2.
- GVnêu câu hỏi.
- GV chốt lại: Khi tả đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả từng bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật. . 
3) Phần ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
4) Phần Luyện tập.(20p)
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- GV nêu từng câu hỏi:
a, Tìm câu văn tả bao quát cái trống?
b, Nêu tên những bộ phận của cái trống được miêu tả?
c, Tìm những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống.
- Gợi ý câu d: Có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Khi viết, cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với đoạn kết luận. . 
- Yêu cầu HS làm câu d, vào vở.
- Gọi HS đọc bài viết của mình.
- Nhận xét, KL.
C. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời (theo mục “Ghi nhớ” của tiết TLV trước).
- 3HS đọc, mỗi em đọc một yêu cầu. Cả đọc thầm
- HS quan sát trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài văn, suy nghĩ, trao đổi với bạn, trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS nêu ý kiến.
- 2-3 HS đọc trong SGK.
- 2HS đọc. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS trả lời, nhận xét lẫn nhau.
+ Anh chàng trống này tròn  bảo vệ.
+ Mình trống; Ngang lưng trống; Hai đầu trống.
+ tròn như cái chum; căng rất phẳng;  tiếng trống ồm ồm giục giã, 
- HS viết phần mở bài và phần kết bài vào vở.
- Một số HS đọc bài viết của mình.
Tiếng anh
Cô Chi lên lớp
Toán
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
- Làm bài tập: BT1; BT2.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra (3p)
- Ghi bảng: 128610 : 6
- GV nhận xét.
B. Bài mới
1) Giới thiệu bài: (1p)
2) Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức.(12p)
- GV ghi bảng: 24 : (3 x 2)
 24 : 3 : 2
 24 : 2 : 3
- Yêu cầu HS tính giá trị ba biểu thức rồi so sánh các giá trị đó với nhau.
- HD HS ghi: 
24 : (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3
- HD HS phát biểu kết luận như SGK.
3) HD làm bài tập: (24p)
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HD mẫu theo SGK.
- Yêu cầu HS làm bài, GV HD HS yếu tách số thành tích.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: (HSKG làm thêm)
- Gọi HS đọc bài toán.
- HD phân tích bài toán và tìm cách giải.
- Yêu cầu HS tự giải bài toán; GV HD HS yếu giải.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, KL.
C. Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- HS tính, so sánh rồi kết luận: Các giá trị đó bằng nhau.
- HS phát biểu: Khi chia một số cho một tích, ta có thể chia số đó cho một thừa số rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
- HS đọc.
- 3HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở, mỗi nhóm làm một câu. (HS yếu làm một cách, khuyến khích HS TB trở lên thực hiện các cách tính giá trị biểu thức).
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Kq: a, 50 : (2 x 5) = 50 : 10 = 5
 50 : (2 x 5) = 50 : 2 : 5
 = 25 : 5 = 5
 50 : (2 x 5) = 50 : 5 : 2
 = 10 : 2 = 5
b, = 1; c, = 2
- 1HS đọc yêu cầu.
- 3HS lên bảng làm bài, HS còn lại làm toàn bộ vào nháp, mỗi nhóm một câu.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Kq: a, 2; b, 3; c, 5.
- 2HS đọc.
- HS phân tích, nêu cách giải.
- 1HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
Số vở cả hai bạn mua là
3 x 2 = 6 (quyển)
Giá tiền mỗi quyển vở là
7200 : 6 = 1200 (đồng)
 Đáp số: 1200 đồng.
Cách 2: Bài giải:
Giá tiền mỗi quyển vở là
7200 : (3 x 2) = 1200 (đồng)
 Đáp số: 1200 đồng.
SHTT
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ YÊU CẦU.
- Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua để thấy được những mặt tiến bộ, chưa tiến bộ của cá nhân, tổ, lớp.
- Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp, chuẩn bị.
- Giáo dục và rèn luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Nhận xét, đánh giá tuần qua.
* GV ghi sườn các công việc, hướng dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá:
- Chuyên cần, đi học đúng giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, sân trường.
- Đồng phục, khăn quàng, ghế. 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục. 
- Bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- Phát biểu xây dựng bài. 
- Rèn chữ, giữ vở.
- Các khoản đóng góp.
B. Một số việc tuần tới.
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra.
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T
- HS đọc thầm chuẩn bị đánh giá.
- HS ngồi theo tổ, tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nhận xét, đánh giá mình (dựa vào sườn)
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các tổ viên.
- Tổ viên có ý kiến.
- Lần lượt Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua, xếp loại cả tổ:
- Lớp theo dõi, tiếp thu, biểu dương những bạn tiến bộ.
: 
TUẦN 15
 Thứ 2 ngày 6 tháng12 năm 2010
Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc một đoạn diễn cảm trong bài.
- Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ ghi đoạn “Tuổi thơ của tôi ... những vì sao”.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A.Kiểm tra. (5p)
- Gọi HS đọc phần sau bài Chú Đất Nung.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới
1) Giới thiệu bài(1p)
2) Luyện đọc( 12p)
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đọan (3 lượt), kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: nâng lên, trầm bổng, sao sớm, khổng lồ, huyền ảo, sao sớm, 
+ Hiểu nghĩa các từ mới: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao, 
+ Luyện đọc đúng toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
3) Tìm hiểu bài( 12p)
- Hỏi:
H: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? 
 (Từ ngữ: mềm mại, trầm bổng).
* HD nêu nội dung đoạn 1: Vẻ đẹp của cánh diều.
+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như the nào?
+ Qua các câu mở bài và kết bài tác giả mun ni điều gì về cánh diều tuổi thơ? 
(Từ ngữ: vui sướng đến phát dại, hồn cháy lên khát vọng).
* HD nêu ND đoạn 2: Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
- HD nêu nội dung bài.
- Bổ sung, ghi bảng: Niềm vui sướng và khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho bạn nhỏ. 
- Gọi HS nhắc lại.
4) Đọc diễn cảm.
- HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm cả bài.
- GV treo bảng phụ, HD và đọc đoạn văn trên bảng phụ.
- Cho HS luyện đojc diễn cảm
- Cho HS thi đọc diễn cảm.
C> Củng cố dặn dò
- H: Trò chơi thả diều mang lại cho tuổi thơ những gì?
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- 1HS đọc, trả lời câu hỏi trong SGK.
- 1 HS đọc
- Hai đoạn:
+ Đ1: Năm dòng đầu
+ Đ2: Phần còn lại.
- Từng tốp 2 HS luyện đọc.
 - HS luyện đọc từ theo sự HD của GV
-Trả lời:
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo lông ngỗng, sáo đơn, sáo kép, sáo bè. Tiếng sáo vi vu, trầm bổng. 
+ Cánh diều được tả từ khái quát đến cụ thể: Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan (mắt nhìn – cánh diều mềm mại như cánh bướm, tai nghe – 
tiếng sáo vi vu, trầm bổng)
- HS nêu.
+ Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại khi nhìn lên bầu trời. Trong tâm hồn cháy lên khát vọng, mà bạn ngửa cổ chờ một nàng tiên áo xanh. 
+ Cánh diều tuổi thơ khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ .
- HS nêu.
- HS nêu.
- Nhắc lại nhiều lần.
- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài
- N2: Luyện đọc diễn cảm.
- Một số HS thi đọc diễn cảm.
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_14_nam_hoc_2010_2011_chuan_kien_thuc_2_c.doc