Giáo án Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2013-2014

Giáo án Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2013-2014

ĐẠO ĐỨC

BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T1)

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh hiểu:

- Biết được công lao của thâỳ giáo, cô giáo.

- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.

- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.

*GDQTE: Quyền được giáo dục, quyền được học tập của các em trai và em gái. Bổn phận của học sinh là kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng lắng nghe lởi dạy bảo của thầy cô.

- Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh vẽ các tình huống ỏ BT1 .

-Bảng phụ ghi các tình huống (HĐ3 : - Tiết1)

-Giấy màu, băng dính, bút viết (HĐ4 – Tiết1, HĐ1 – Tiết2, HĐ2 – tiết 2 )

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 14 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Ngày soạn:15/ 11/ 2013
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 18 tháng 11 năm 2013
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc bài văn với giọng đọc chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất )
- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. ( trả lời được CH trong SGK ).
- Hs đọc lưu loát, rõ ràng, phát âm đúng những từ dễ lẫn. 
* GD QTE: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ . 
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Xác định giá trị
- Tự nhận thức bản thân.
- Thể hiện sự tự tin.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh minh hoạ bài tập/135, sgk 
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc . 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.KTBC (5’)
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài tập Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi về nội dung .() 
- Nhận xét và cho điểm học sinh . 
- 2 Học sinh thực hiện yêu cầu . 
-1 học sinh trả lời câu hỏi 
-Lắng nghe . 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài : (1’)
 - Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và mô tả những gì em thấy trong tranh . 
Quan sát tranh, cá nhân lần lượt 
trả lời . 
 - Giới thiệu đề bài 
- Lắng nghe . 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài (25’)
* Luyện đọc 
- Gọi 1 hs toàn bài 
? Bài chia làm mấy đoạn?
+ Đọc nối tiếp lần 1 kết hợp sửa phát âm.
- GV kết hợp ghi từ khó lên bảng và hướng dẫn HS luyện đọc.
+ Đoc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- Gọi 1 học sinh đọc phần chú giải, giải nghĩa từ: đống rơm, Hòn Rấm
- 1 Hs đọc
- Bài chia làm 3 đoạn
- 3 học sinh tiếp nối đọc theo trình tự 
Đoạn 1: Tết Trung thu đi chăn trâu.
Đoạn 2 : Cu Chắt . . . đến lọ thuỷ tinh 
Đoạn 3 : Còn một mình . . . đến hết 
- HS đọc nối tiếp lần 1
- HS đọc lần 2
- 1 học sinh đọc . Cả lớp theo dõi . 
- Luyện đọc trong nhóm 
- Nhận xét, tuyên dương
- Nhóm 3 học sinh luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu . Chú ý cách đọc
- Học sinh lắng nghe. 
- Toàn bài đọc với giọng vui, hồn nhiên. Lời anh chàng kị sĩ: kênh kiệu, lời ông Hòn Rấm: vui vẻ, ôn tồn. Lời chú bé Đất : chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu 
- Nhấn giọng ở những từ ngữ : Trung thu, rất bảnh, lầu son, phàn nàn, thật đoảng, bẩn hết, quần áo đẹp, ấm, khoan khối, nóng rát, lùi lại, nhát thế, dám xông pha, nung thì nung . . . 
* Tìm hiểu bài
- YC học sinh đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi : 
- 1 học sinh đọc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
? Cu Chắt có những đồ chơi nào ? 
- Chàng kị sĩ cưỡi ngựa, nàng công 
. . . một chú bé bằng đất sét.
? Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau ? 
- Mỗi đồ chơi của chú đều có câu chuyện riêng đấy .
Đoạn 1 trong bài cho em biết điều gì ? 
- Nêu ý chính đoạn 1 : 
Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt . 
-1 học sinh nhắc lại . 
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi theo các ý 
- 1 hs đọc thành tiếng . Cả lớp thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi theo cặp. 
? Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu ? 
? Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào ? 
Cho học sinh trình bày nội dung thảo luận 
Chốt ý : Tóm tắt ý chính phần thảo luận 
- Vài cặp trình bày trước lớp .
- Cả lớp nhận xét, bổ sung .
? Nội dung chính của đoạn 2 là gì ? 
-Vài học sinh trả lời . 
Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột .
- 1 học sinh nhắc lại 
Chuyện gì sẽ xảy ra với cu Đất khi chú chơi một mình ? Các em cùng tìm hiểu đoạn còn lại 
? Vì sao chú bé Đất lại ra đi ? 
? Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ? 
? Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung ? 
- 1 học sinh đọc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi .
- GvChốt ý: Chúng ta thấy sự thay đổi thái độ của cu Đất lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng đất có thể nung trong lửa . Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ tự nguyện xin được nung . Điều đó khẳng định rằng : Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích . Gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích . 
? Đoạn cuối bài nói lên điều gì ? 
- Vài học sinh trả lời .
- Ghi ý chính đoạn 3 : Đoạn cuối bài kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung .
Câu chuyện nói lên điều gì ? 
- Học sinh lần lượt trả lời .
- Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ . 
- 2 học sinh nhắc lại ý chính của bài. 
c. Đọc diễn cảm 
- Gọi 4 học sinh đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm)
- 4 HS đọc tryện theo vai . Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp 
- Gọi 4 học sinh đọc lại truyện theo vai . 
4 học sinh đọc 
- Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc
Luyện đọc theo nhóm 3 học sinh 
- Tổ chức cho học sinh thi đọc theo vai từng đoạn và tồn truyện .
- 3 lượt học sinh đọc theo vai 
Nhận xét và cho điểm học sinh .
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ (5’ 
* GDQTE: Em học được ở chú bé Đất điều gì? 
- Nhận xét tiết học . 
- Dặn học sinh về nhà học bài và đọc trước bài : Chú Đất Nung (tt) 
- Học được sự can đảm, mong muốn mình khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích cho xã hội.
************************************
TOÁN
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. MUC TIÊU
 - Biết cách chia một tổng cho một số . 
Biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính, để giải các bài toán có liên quan.Học sinh làm được bài 1,2.
Phát triển tư duy suy luận lôgic cho học sinh 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ, VBT, SGK	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.KTBC (5’)
- Gọi 2 HS lên bảng, cho cả lớp làm vào vở nháp 
a) 45 x (315 + 9) b) 135 x 12 + 135 x 8
- Gọi HS nhận xét, nêu cách làm, tính chất . 
Nhận xét cho điểm 
- 2 HS lên bảng, lớp làm vở nháp 
-1, 2 học sinh nhận xét lớp, bổ sung 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài :(1'). 
b. So sánh giá trị 2 biểu thức : (10')
Nêu 2 biểu thức, yêu cầu học sinh tính rồi so sánh : (42 +28) : 7 và 42 : 7 + 28 : 7
Cho học sinh trình bày kết quả 
Nhắc lại kết luận : 
(42 +28) : 7 và 42 : 7 + 28 : 7
- Rút ra kết luận về 1 tổng chia cho 1 số 
- Cho nêu tên gọi biểu thức a (1 tổng chia cho 1 số ) . 
- Khi chia 1 tổng cho 1 số ta có thể làm như thế nào ? 
- Nhắc lại tính chất (SGK/76), cho học sinh nhắc lại . 
- Cho HS mở SGK/76 đọc ví dụ và tính chất ở khung xanh . 
- Lắng nghe
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp . 
1 học sinh trình bày, lớp nhận xét bổ sung . 
- 1, 2 học sinh nêu . 
2 học sinh trả lời, lớp nhận xét . 
Vài học sinh nhắc lại 
1, 2 học sinh đọc to, lớp đọc thầm . 
c.Luyện Tập – Thực Hành (15')
Bài 1
a.? Bài tập yêu cầu gì ? 
- Viết bảng : (15 +35) : 5 
- Yêu cầu HS nêu cách tính (2 cách) . 
- Gọi 2 hs lên bảng làm 2 cách vừa nêu 
- Cho HS nhận xét dạng bài (dạng 1 tổng chia cho 1 số, cả 2 số hạng đều chia hết cho 5 nên bài làm được theo 2 cách) . 
 - Cho làm tiếp vào vở .
1, 2 học sinh nêu yêu cầu . 
2 học sinh nêu: 2 cách tính, 
2 học sinh làm trên bảng, lớp theo dõi. 
- 1, 2 học sinh nói . 
- 1, 2 học sinh nhắc lại 
- Cả lớp làm vở
b.Giáo viên viết : 12 : 4 + 20 : 4
- Yêu cầu HS tìm hiểu cách làm ở bài mẫu . 
- Theo em vì sao có thể viết : 
12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4
(Vì trong biểu thức ta thấy 12 và 20 đều cùng chia cho 4 áp dụng tính chất 1 tổng chia 1 số ta viết được như trên ) . 
Yêu cầu HS làm tiếp 2 biểu thức còn lại 
HS đổi vở chấm bài và nhận xét trên bảng 
Kiểm tra, cho điểm học sinh . 
Bài 2 
Viết bảng : (35 – 21) : 7
Yêu cầu HS tính giá trị biểu thức theo 2 cách 
Nhận xét sửa bài . 
Yêu cầu nêu lại 2 cách làm . 
C1:Tính hiệu rồi lấy hiệu chia cho số chia .
C2:Nếu cả 2 số biểu thức và số trừ đều chia hết cho số chia thì chia xong lấy 2 thương trừ cho nhau . 
( Học sinh không cần thuộc tính chất này)
Kết luận : Khi chia một hiệu cho 1 số ta cũng có thể làm theo 2 cách tương tự như chia một tổng cho một số . 
YC làm tiếp phần còn lại của bài 2 . 
Cho nhận xét, sửa bài . 
3 Củng cố, dặn dò (4')
- Đọc sách giáo khoa 
- 2, 3 học sinh trả lời, lớp nhận xét . 
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở 
Đổi vở chấm bài 
Nhận xét bài trên bảng . 
1 học sinh đọc biểu thức 
2 HS làm bảng lớp, lớp làm vào vở . 
- 1, 2 HS nêu nhận xét, cả lớp bổ sung. 
2 học sinh lần lượt nêu 2 cách . 
Vài học sinh nhắc lại . 
- Tổng kết giờ học, hướng dẫn luyện tập thêm dạng bài áp dụng tính chất vừa học . 
- Làm bài trong vở bài tập . 
***********************************
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T1)
I. MỤC TIÊU 
Giúp học sinh hiểu:
- Biết được công lao của thâỳ giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
*GDQTE: Quyền được giáo dục, quyền được học tập của các em trai và em gái. Bổn phận của học sinh là kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng lắng nghe lởi dạy bảo của thầy cô.
- Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh vẽ các tình huống ỏ BT1 . 
-Bảng phụ ghi các tình huống (HĐ3 : - Tiết1)
-Giấy màu, băng dính, bút viết (HĐ4 – Tiết1, HĐ1 – Tiết2, HĐ2 – tiết 2 )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KTBC (5')
- Nêu ghi nhớ bài trước
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới 
a. GTB: (1') 
b. Các hoạt động
*Hoạt động 1 : Xử lý tình huống (10’)
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 
* Yêu cầu các nhóm đọc tình huống trong sách và thảo luận để trả lời các câu hỏi : 
Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình 
huống sẽ làm gì ? 
Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì ? 
Hãy đóng vai thể hiện cách xử lý của nhóm em 
Yêu cầu học sinh làm việc cả lớp . 
* Yêu cầu 2 nhóm đóng vai trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét . 
- 2 Hs lên bảng
- Lắng nghe
- Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi và đại diện nhóm trả lời
 - Tìm cách giải quyết của nhóm và đóng vai thể hiện cách giải quyết đó . 
- Hai nhóm đóng vai – Các nhóm khác theo dõi nhận xét cách giải quyết . 

? Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quy ... á, giỏi) 
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tốn . 
Yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán
Phân tích đề và nêu cách giải (có 2 cách giải ) . 
GV nhận xét và cho điểm học sinh
3.Củng cố, dặn dò (3')
Giáo viên tổng kết giờ học . 
Dặn dò học sinh về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau . 
-1 học sinh tóm tắt trước lớp . 
-Thảo luận cặp . 
-2 HS lên bảng giải 2 cách lên bảng 
-Cả lớp làm 1 trong 2 cách vào vở . 
- Hs lắng nghe
***********************************
TẬP LÀM VĂN
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU
- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu bài, kết bài,trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND Ghi nhớ )
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III)
- Yêu thích việc miêu tả các sự vật, đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh minh hoạ cái cối xay trong sách giáo khoa 
 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm bài I.1 câu d . Một tờ giấy viết
 lời giải BTI.1 câu b, d. 
 - Một tờ giấy khổ to viết đoạn thân bài tả cái trống 
 - Ba, bốn tờ giấy trắng để 3 – 4 học sinh viết thêm mở bài, kết bài cho thân
 bài cái trống 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.KTBC (5’)
- Một học sinh nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước . 
(Thế nào là miêu tả ? )
- Hai học sinh làm lại bài tập III.2 – nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích trong đoạn thơ Mưa . 
- Nhận xét, cho điểm 
- 3 học sinh thực hiện yêu cầu . 
- Cả lớp theo dõi nhận xét . 
2.Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài :(1') 
- Lắng nghe
b. Phần nhận xét (10')
Bài tập 1 
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn Cái cối tân. 
- GV giải nghĩa thêm: Áo cối (vòng bọc ngồi của thân cối)
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ cái cối
- 2 học sinh đọc to, cả lớp theo dõi .
- Thực hiện YC, trao đổi, trả lời miệng câu hỏi a,b,c, viết trên phiếu câu hỏi d theo nhóm 2.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
- Lắng nghe
1.a. Bài văn tả cái gì ? (Cái Cối xay gạo bằng tre)
- Bổ sung : Ngày xưa, cách đây 3,4 chục năm, ở nông thôn chưa có máy xay xát gạo như hiện nay nên người ta vẫn dùng cối xay bằng tre để xay lúa. Hiện nay, ở một số gia đình nông thôn miền Bắc và miền Trung vẫn còn chiếc cối xay bằng tre . 
1.b. Các phần mở bài và kết bài trong bài : “Cái cối tân” . Mỗi phần ấy nói điêu gì ? 
- Mở bài:Giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả)
- Kết bài:Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ ) . 
1.c. Các phần mở bài, kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện 
1.d. Phần thân bài tả cái cối theo trình tự ? 
- Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngồi vào trong, từ phần chính đến phần phụ. 
- Tiếp theo, tả công dụng của cái cối . 
- Cái vành ® cái áo ; hai cái tai ® lỗ tai ; hàm răng cối ® dăm cối ; cân cối® đầu cần ; cần ® cái chốt ® dây thừng buộc cần ; xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm . 
- Giảng về biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa trong bài: Các hình ảnh so sánh. Các hình ảnh nhân hóa . 
Bài tập 2 : 
- Cả lớp đọc thầm YC của bài . Dựa vào kết quả của BT1, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của bài tập 
- Nhận xét 
- Làm việc nhóm nhỏ . 
- Vài nhóm trình bày . 
c. Phần ghi nhớ (3')
- Gọi học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK 
- 2, 3 học sinh đọc, lớp đọc thầm . 
- Giải thích thêm (về ý 3 của nội dung ghi nhớ) : Khi tả các bộ phận của đồ vật ta nên chọn tả chỉ những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả đầy đủ, chi tiết mọi bộ phận . 
d. Phần luyện tập (15')
Đọc yêu cầu bài tập 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 
- Cả lớp đọc thầm đoạn thân bài tả cái trống, suy nghĩ .
- Câu a,b,c giáo viên dán tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống . 
- Học sinh phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi a,b,c 
- Treo bảng phụ có đáp án : (theo SGV)
 Câu d : 
- Yêu cầu học sinh làm bài tập câu d 
- HS làm bài vào vở hoặc vở bài tập . 
- Giáo viên phát riêng bút dạ và giấy trắng cho một vài học sinh . 
- Có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, kết luận theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng . 
- Khi viết, cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với đoạn kết bài 
- Tổ chức trình bày kết quả thảo luận 
- HS tiếp nối nhau đọc phần mở bài . 
- Kết bài : Thực hiện tương tự như phần mở bài 
- GV chọn trình bày trên bảng phần kết của 1,2 HS 
Học sinh nối nhau đọc phần kết bài .
3. Củng cố, dặn dò :(3')
- Giáo viên nhận xét chung giờ học 
- YC những HS viết chưa đạt đoạn mở bài, kết bài (cho thân bài tả cái trống trường) về nhà hồn chỉnh lại, viết vào vở . 
************************************
ĐỊA LÝ
HOẠT ĐÔNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN 
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU 
 Học xong bài này, học sinh biết : 
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
 + Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
 + Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
 - Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3, nhiệt độ dưới 20 độ C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh
* HS khá, giỏi: 
- Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa.
- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
* GD SDNLTK&HQ : Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc , đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ , đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quý giá.
* GDBVMT: Giáo dục HS thấy được mối quan hệ giữa người dân với thiên nhiên ở ĐBBB, từ đó có ý thức bảo vệ đê điều và đất đai ở vùng ĐBBB
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam 
- Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ (do GV và HS sưu tầm)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.KTBC (5’)
- Trình bày những hiểu biết của em về nhà ở và làng xóm của người dân ở ĐBBB.
- GV nhận xét đánh giá
2.Dạy bài mới 
a.Giới thiệu bài:(1')
b. Tìm hiểu bài :( 25')
ĐBBB “Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước” 
- Yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết, trả lời theo các câu hỏi sau : 
- Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước ? 
- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo . Em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ? 
- 2 HS trả lời 
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe
- Quan sát tranh, ảnh , dựa sách giáo khoa thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu . 
- Tổ chức trình bày kết quả thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét . 
- Giải thích về đặc điểm của cây lúa nước : cây cần có đất màu mỡ, thân cây ngập trong nước, nhiệt độ cao . . . về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để học sinh hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo ; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo . 
- Hs lắng nghe
- Làm việc cả lớp 
- Học sinh lần lượt trả lời 
Cả lớp nhận xét, bổ sung . 
- (do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như
 cám, ngô, khoai)
- Dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc B 
? Giải thích vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn gà, vịt ? 
? Nước có cần thiết cho các hoạt động sống không?
* GD SDNLTK&HQ : Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc , đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu thổ , đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quý giá.
- HS trả lời
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu .4 – 6 HS 
* Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh 
- Yêu cầu dựa vào sgk, thảo luận câu hỏi
- Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng ? Khi đó nhiệt độ như thế nào ? 
- Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa . 
- Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ? 
- Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ . 
- Gợi ý : Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào ? Các loại rau đó có được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ không ? 
Liên hệ bài Thành phố Đà Lạt trả lời câu hỏi . (thảo luận nhóm 2)
- Tổ chức trình bày kết quả thảo luận 
HS các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung để tìm ra kiến thức đúng . 
- Giáo viên giải thích thêm về ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ . 
-Tổng kết : Cho học sinh đọc phần khung xanh sách giáo khoa . 
3. Củng cố, dặn dò : (3')
* GDBVMT:Qua bài các con đã thấy được mối quan hệ giữa người dân với thiên nhiên ở ĐBBB vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ đất đai ở vùng ĐBBB?
- Tổng kết tiết học, dặn chuẩn bị tiết sau (sưu tầm tranh ảnh)
1,2 học sinh đọc to, cả lớp theo dõi 
- có ý thức bảo vệ đất đai như không khai thác bừa bãi.
SINH HOẠT TUẦN 14
I. MỤC TIÊU
 - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 13.
 - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 14.
 - Hs có ý thức nhận ra khuyết điểm để khắc phục và phát huy những ưu điểm.
II. LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Lớp tự sinh hoạt:
 - GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.
- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.
2) GV nhận xét lớp:
- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. Đã có nhiều điểm cao để chào mừng 20/11/2013
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà: Hà..
- Một số em thường xuyên quên VBT ở nhà : Bích,..
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói chuyện: Hà
- Vệ sinh : Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 Vệ sinh cá nhân chưa sạch.
- Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng 
tương đối nhanh nhẹn.
3) Phương hướng tuần tới:
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua HT tốt chào mừng ngày 22/12.
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
- Thực hiện tốt ATGT
4) Văn nghệ:
- GV quan sát, động viên HS tham gia.
- Các tổ trưởng nhận xét, thành viên góp ý.
- Lớp phó HT: nhận xét về HT.
- Lớp phó văn thể: nhận xét về hoạt động đội.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.
NHẬN XÉT, KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_14_nam_hoc_2013_2014.doc