Giáo án Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)

I. MỤC TIU:

-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ.

-Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảmmột đoạn trong bài.

-Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.

II.CHUẨN BỊ

*GV:Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung (tiếp theo) và trả lời câu hỏi nội dung bài.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2.Bi mới

*Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện đọc

*Mục tiêu: Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ.

-Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: bãi thả, trầm bổng, huyền ảo, khổng lồ, ngửa cổ,

-Hiểu nghĩa các từ ngữ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao,

- HS kh đọc

- Bài văn được chia làm 2 đoạn

+ Đoạn 1: Tuổi thơ của tôi đến vì sao sớm.

+ Đoạn 2: Ban đêm đến nỗi khát khao của tôi.

 

doc 43 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 28 - 11 - 2010
NGÀY DẠY : 29 - 11 - 2010
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
KĨ THUẬT
Giáo viên chuyên dạy.
TẬP ĐỌC
TIẾT 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU:
-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ.
-Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảmmột đoạn trong bài. 
-Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
II.CHUẨN BỊ 
*GV:Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung (tiếp theo) và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ.
-Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: bãi thả, trầm bổng, huyền ảo, khổng lồ, ngửa cổ, 
-Hiểu nghĩa các từ ngữ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao, 
- HS khá đọc 
- Bài văn được chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Tuổi thơ của tôi  đến vì sao sớm.
+ Đoạn 2: Ban đêm  đến nỗi khát khao của tôi.
Chú ý ngắt giọng các câu:
Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,  // như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống trời và bao giờ cũng hi vọng khi thiết tha cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi”.
+Toàn bài đọc với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.
- HS đọc đoạn nới tiếp. Khen HS đọc đúng , sửa lỡi về phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc.
- HS đọc đoạn nới tiếp.Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó
- HS đọc đoạn nới tiếp trong nhóm 
-GV đọc mẫu
* Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: HS hiểu nợi dung câu, đoạn và cả bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo be như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?Các bạn hò hét nhay thả diều thi sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi”
-GV chốt ý : Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống.
-HS trao đổi và trả lời câu hỏi:Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
-GV chốt ý : Cánh diều thật thân quen với tuổi thơ. Nó là kỉ niệm đẹp, nó mang đến niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp cho đám trẻ mục đồng khi thả diều.
+ Bài văn nói lên điều gì?
- Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
3. Luyện đọc diễn cảm:
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
Tuổi thơ của toi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè  như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn.
- Nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố - dặn dò.
+ Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước bài Tuổi Ngựa, mang 1 đồ chơi mà mình có đến lớp.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
TỐN
TIẾT 69 CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gv gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 68, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- Gv chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới.
Giới thiệu bài.
- Gv: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với tính chất chia một số cho một tích.
* Hoạt động 1: Giới thiệu tính chất một số chia cho một tích.
* Mục tiêu:Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
a) So sánh giá trị các biểu thức.
- Gv viết lên bảng ba biểu thức sau:
24 : ( 3 x 2)
24 : 3 : 2
24 : 2 : 3
- Gv yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức trên.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
24 : ( 3 x 2) = 24 : 6 = 4
24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4
24 : 2 : 3= 12 : 3 = 4
- Gv yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức trên.
Giá trị của ba biểu thức bằng nhau và cùng bằng 24.
- Vậy ta có.
24 : (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3.
b) Tính chất một số chia cho một tích.
- Gv hỏi: Biểu thức 24 : (3 x 2) có dạng như thế nào?
Có dạng là một số chia cho một tích.
- Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này em làm như thế nào?
Tính tích 3 x 2 rồi lấy 24 : 6 = 4.
- Em có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giá trị của 24 : (3 x 2) = 4? (Gợi ý: Dựa vào cách tính giá trị của biểu thức 24 : 3 : 2 và 24 : 2 : 3).
 Lấy 24 chia cho 3 rồi chia tiếp cho 2 (lấy 24 chia cho 2 rồi chia tiếp cho 3).
- Gv: 3 và 2 là gì trong biểu thức 24 : (3 x2)?
Là các thừa số của tích (3 x 2).
- Gv vậy khi thực hiện tính một số chia cho một tích ta có thể lấy số đó chia cho một thừa số của tích, rồi lấy kết quả tìm được chia cho thừa số kia.
* Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
* Mục tiêu:Áp dụng cách thực hiện chia một số cho một tích để giải các bài toán có liên quan.
Bài 1.
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gv khuyến khích HS tính giá trị của mỗi biểu thức trong bài theo 3 cách khác nhau.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Gv gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Cách 1.
a) 50 : (2 x 5)
	= 50 : 10 = 5
b) 72 : (9 x 8)
	= 72 : 72 = 1
c) 28 : (7 x 2)
	= 28 : 14 = 2
Cách 2.
50 : (2 x 5)	= 50 : 2 : 5
	= 25 : 2 = 5
72 : (9 x 8)	 = 72 : 9 : 8
	= 8 : 8 = 1
28 : (7 x 2) 	= 28 : 7 : 2
	= 4 : 2 = 2
Cách 3.
50 : (2 x 5) = 50 : 5 : 2
	= 10 : 2 = 5
 72 : (9 x 8) = 72 : 8 : 9
	= 9 : 9 = 1
28 : (7 x 2) 	= 28 : 2 : 7
	= 14 : 7 = 2
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2.
- Gv gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gv viết lên bảng biểu thức 60 : 15 và yêu cầu HS đọc biểu thức.
- Gv yêu cầu HS suy nghĩ để chuyển phép chia 60 : 15 thành phép chia một số cho một tích. (Gợi ý: 15 bằng mấy nhân mấy?)
- HS suy nghĩ và nêu:60 : 15 = 60 : (3 x 5).
- Gv nêu: Vì 15 = 3 x 5 nên ta có 60 : 15 = 60 : (3 x 5).
- Gv yêu cầu HS tính giá trị của.
60 : (3 x 5).
HS tính:
60 : (3 x 5) = 60 : 3 : 5 = 20 : 5 = 4.
60 : (3 x 5) = 60 : 5 : 3 = 12 : 3 = 4.
- Gv nhận xét bài làm của HS, sau đó hỏi: Vậy 60 : 15 bằng bao nhiêu?
 60 : 15 = 4.
- Gv yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài.
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò.
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập 
Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
Bài 1. Tính giá trị của các biểu thức sau:
	112 : (7 x 4)	945 : (7 x 5 x 3)	630 : (6 x 7 x 3).
- Chuẩn bị bài: Chia một tích cho một số.
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - -
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 15 BIẾT ƠN THẦY GIÁO,CÔ GIÁO (tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Biết được cơng lao của thầy giáo, cơ giáo. 
-Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cơ giáo.
-Lễ phép vâng lời thầy giáo, cơ giáo. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
- Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cơ giáo?
2.Bài mới 
* Hoạt động 1:Báo cáo kết quả sưu tầm
+ Phát cho mỗi nhóm HS 3 tờ giấy và bút.
-Lần lượt từng HS trong nhóm ghi vào giấy các nội dung theo yêu cầu của GV (không ghi trùng lập).
+ Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được vào một tờ giấy; tên các chuyện kể sưu tầm được vào giấy khác, và ghi tên kỉ niệm khó quên của thành viên vào tờ giấy còn lại.
-Cử người đọc các câu ca dao, tục ngữ.
- Tổ chức làm việc cả lớp.
+ Yêu cầu các nhóm dán lên bảng các kết quả theo 3 nhóm:
- Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả.
Ca dao, tục ngữ nói lên sự biết ơn các thầy cô giáo.
Tên chuyện kể về thầy cô giáo.
Kỉ niệm khó quên.
Ví dụ:
Không thầy đố mày làm nên.
Muốn sang thì bắc cầu Kiều. 
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
Học thầy, học bạn vô vạn phong lưu.
Dốt kia thì phải cậy thầy.
Vụng kia cậy thợ thì mày mới nên.
+ Yêu cầu đại diện 1 nhóm đọc các câu ca dao.
+ Có thể giải thích một số câu khó hiểu.
+ Kết luận: Các câu ca dao tục ngữ khuyên ta điều gì?
 Các câu ca dao, tục ngữ khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô dạy chúng ta điều hay lẽ phải, giúp ta nên người.
* Hoạt động ... g để có một dàn ý hoàn chỉnh dưới hình thức câu hỏi để HS tự lựa chọn câu trả lời cho đúng với chiếc áo đang mặc.
a) Mở bài.
b)Thân bài
c) Kết bài.
Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: là một chiếc áo sơ mi đã cũ hay mới, mặc đã bao lâu.
- Tả bao quát chiếc áo (dáng, kiểu rộng, hẹp, vải, màu )
+ Áo màu gì?
+ Chất vải gì?
+ Dáng áo trông thế nào (rộng, hẹp, bó, )?
- Tả từng bộ phận (thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo, )
+ Thân áo liền hay xẻ tà?
+ Cổ mềm hay cứng, hình gì?
+ Túi áo có nắp hay không?
+ Hàng khuy màu gì? Đơm bằng gì?
- Tình cảm của em với chiếc áo:
+ Em thể hiện tình cảm nào với chiếc áo của mình?
+ Em có cảm giác gỉ mỗi lần mặc nó?
- HS đọc, bổ sung vào dàn ý của mình những chi tiết còn thiếu và phù hợp thực tế.
- Hỏi: + Để quan sát kĩ đồ vật sẽ tả chúng ta cần quan sát bằng những giác quan nào?
 Chúng ta cần quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, cảm nhận.
+ Khi tả đồ vật ta cần lưu ý điều gì?
Khi tả đồ vật, ta cần lưu ý kết hợp lời kể với tình cảm của con người với đồ vật ấy.
3. Củng cố - dặn dò.
+ Thế nào là miêu tả?
+ Muốn có một bài văn miêu tả chi tiết, hay cần chú ý đến điều gì?
-Dặn HS về nhà hoàn thành BT2 hoặc viết thành bài văn miêu tả tiết sau mang 1 đồ chơi mà em thích đến lớp.
-Chuẩn bị bài :Quan sát đồ vật
- - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - -
TỐN
TIẾT 73 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số cĩ hai chữ số (chia hết, chia cĩ dư)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gv gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 72, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- Gv chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới.
Giới thiệu bài.
- GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kĩ năng chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia.
* Mục tiêu: Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số cĩ hai chữ số 
a) Phép chia 8192 : 64.
- Gv viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- Gv theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng GV cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai GV hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- HS nêu cách tính của mình.
- Gv hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK.
Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
81 chia 64 được 1, viết 1; 1 nhân 4 bằng 4, viết 4; 1 nhân 6 bằng 6, viết 6; 81 trừ 64 bằng 17, viết 17.
Hạ 9, được 179; 179 chia 64 được 2, viết 2; 2 nhân 4 bằng 8, viết 8; 2 nhân 6 bằng 12, viết 12; 179 trừ 128 bằng 51, viết 51.
Hạ 2; được 512; 512 chia 64 được 8, viết 8; 8 nhân 4 bằng 32, viết 2 nhớ 3; 8 nhân 6 bằng 48, thêm 3 bằng 51, viết 51; 512 trừ 512 bằng 0, viết 0.
Vậy 8192 : 64 = 128.
- Gv hỏi: Phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay phép chia có dư?
Là phép chia hết.
- Gv chú ý hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
* 179 : 64 có thể ước lượng 17 : 6 = 2 (dư 5).
* 512 : 64 có thể ước lượng 51 : 6 = 8 (dư 3).
b) Phép chia 1154 : 62.
- Gv viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- Gv theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng GV cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai GV hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- HS nêu cách tính của mình.
- Gv hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
115 chia 62 được 1 viết 1; 1 nhân 2 bằng 2, viết 2; 1 nhân 6 bằng 6, viết 6; 115 trừ 62 bằng 53, viết 53.
Hạ 4, được 534; 534 chia 62 được 8, viết 8; 8 nhân 2 bằng 16, viết 6 nhớ 1; 8 nhân 6 bằng 48 thêm 1 bằng 49, viết 49; 534 trừ 496 bằng 38, viết 38.
Vậy 1154 : 62 = 18 (dư 38).
+ Phép chia 1154 : 62 là phép chia có dư hay phép chia hết?
Là phép chia có dư bằng 38.
+Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì?
Số dư luôn nhỏ hơân số chia.
- GV chú ý hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
* 1154 : 62 có thể ước lượng.
11 : 6 = 1 (dư 5).
* 534 : 62 có thể ước lượng.
53 : 6 = 8 (dư 5).
* Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
* Mục tiêu: Áp dụng để giải các bài toán có liên quan.
Bài 1.
- Gv yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
-4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính, cả lớp làm bài vào bảng con.
- Gv yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3.
- Gv yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở
a) 75 x x = 1800
 x = 1800 : 75
 x = 24
* Dành cho HS giỏi
 b) 1855 : x = 35
 x = 1855 : 35
 x =53.
- Gv yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu 2 HS vừa lên bảng giải thích cách tìm x của mình.
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò.
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
Bài 1: Tính.
	1748 : 76	1682 : 58	3285 : 73
Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức sau.
	1653 : 57 x 402	3196 : 68 x 27.
-Chuẩn bị bài :Luyện tập
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
LỊCH SỬ
TIẾT 14 NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đơ vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
+ Đến cuối thế kỷ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hồng nhường ngơi cho chồng là Tràn Cảnh, nhà Trần được thành lập.
+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đơ là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt
* Ghi chú : HS khá, giỏi : Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước:chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nơng dân sản xuất.
II.CHUẨN BỊ 
Phiếu học tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gv gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời câu hỏi cuối bài 11.
- Gv nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
2.Bài mới 
* Giới thiệu bài:Nhà Lý thành lập vào năm 1009, sau hơn 200 năm tồn tại đã có công lao lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước ta. Tuy nhiên, do lối sống vua quan ăn chơi sa đọa, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lập âm mưu chiếm nước ta. Trước tình hình đó, nhà Trần lên thay nhà Lý. Bài học hôm nay các em hiểu hơn về sự thành lập của nhà Trần.
* Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
- Gv yêu cầu HS đọc SGK đoạn “Đến cuối thế kỉ XII  Nhà Trần được thành lập”.
- Gv hỏi: Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào?
Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta. vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần (Trần Thủ Độ) để giữ ngai vàng.
+ Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay nhà Lý như thế nào?
 Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách chó Lý Chiêu Hoàng Lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập.
- Gv kết luận: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài để biết nhà Trần đã làm gì để xây dựng và bảo vệ đất nước.
* Hoạt động 2: Nhà Trần xây dựng đất nước
- Gv tổ chức cho HS làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu học tập sau.
PHIẾU HỌC TẬP
	Họ và tên	
1. Điền thông tin còn thiếu vào ô trống.
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần từ trung ương đến địa phương.
Châu, huyện
2. Đánh dấu x vào £ trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dươi đây.
a. Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội?
£ Tuyển tất cả trai tráng từ 16 đến 30 tuổi vào quân đội.
£ Tất cả các trai tráng khỏe mạnh đều được tuyển vào quân đội sống tập trung trong doanh trại để tập luyện hàng ngày.
£ Trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
b. Nhà Trần làm gì để phát triển nông nghiệp?
£ Đặt thêm chức quan Hà đê sứ để trông coi đê điều.
£ Đặt thêm chức quan Khuyến nông sứ để khuyến khích nông dân sản xuất.
£ Đặt thêm chức Đồn điền sứ để tuyển mộ người đi khẩn hoang.
£ Tất cả các câu trên.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả trước lớp.
- 3 HS lần lượt báo cáo kết quả hoạt động, HS 1 hoàn thành sơ đồ 1, HS 2 trả lời câu hỏi 2a, HS 3 trả lời câu hỏi 2b.
- HS nhận xét về phần trả lời của từng HS.
- GV hỏi: Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quan và quan hệ giữa vua và dân chưa cách xa?
Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức. Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ.
- Gv kết luận về những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước.
3.Củng cố - dặn dò.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò HS về ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài .
-Chuẩn bị bài :Nhà Trần và việc đắp đê
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
THẾ DỤC
Giáo viên chuyên dạy.
 - - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4tuan 15.doc