Giáo án Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 - Tạ Ngọc Hậu

Giáo án Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 - Tạ Ngọc Hậu

 Tập đọc (Tiết 29)

Cánh diều tuổi thơ

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài (mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao).

- Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa SGK.

III. Các hoạt động dạy học

1.Kiểm tra bài cũ

- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài” Chú Đất Nung (P2)” và trả lời câu hỏi SGK và nội dung bài.

- Gv nhận xét và ghi điểm cho HS.

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài

- Dùng tranh giới thiệu.

2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu

a) Luyện đọc

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt)

- 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.

- Học sinh lắng nghe.

- 6 HS đọc tiếp nối.

+ Đoạn 1: Tuổi thơ của tôi. vì sao sớm.

+ Đoạn 2: Ban đêm. khát khao của tôi.

 

doc 50 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 15 - Năm học 2010-2011 - Tạ Ngọc Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ/ Ngày
Tiết
Môn học
Tên bài dạy
Đồ dùng dạy học
Hai
22/11/10
15
Chào cờ
71
Toán
Chia 2 số có tận cùng là chữ số 0
Phiếu học tập
15
Âm nhạc
Đọc bài hát tự chọn
29
Tập đọc
Cánh diều tuổi thơ
Tranh minh hoạ bài TĐ
15
Kỹ thuật
 Cắt,khâu,thêu sản phẩm tự chọn (tiết 1)
Tranh quy trình của các bài;mẫu khâu,thêu.
Ba
23/11/10
29
Thể dục
Bài 29
Chuẩn bị 1 còi
72
Toán
Chia cho số có 2 chữ số.
Phiếu học tập
15
Lịch sử
Nhà Trần và việc đắp đê
Tranh:Cảnh đắp đê dưới
Thời Trần(phóng to)
15
Chính tả
(Nghe viết) Cánh diều tuổi thơ
HS chuẩn bị 1 em 1 đồ chơI;giấy khổ to,bút dạ.
29
Khoa học
Tiết kiệm nước
Các hình minh hoạ SGK.
Tư
24/11/10
29
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi - Trò chơi.
Tranh minh hoạ các trò chơi;giấy khổ to,bút dạ.
15
Mỹ thuật
Vẽ tranh: vẽ chân dung
Một số ảnh tranh chân dung của hoạ sĩ.
73
Toán
Chia cho số có 2 chữ số (tt)
Phiếu học tập
15
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
chuẩn bị những câu chuyện có nhân vật ĐC. 
15
Địa lý
Hoạt động sản xuất... ĐBBB (Tiết theo)
Tranh,ảnh về nghề thủ công,chợ phiên ở ĐBBB.
Năm
25/11/10
30
Thể dục
Bài 30
Chuẩn bị 1 – 2 còi
30
Tập đọc
Tuổi ngựa
Tranh minh hoạ bài TĐ.
74
Toán
Luyện tập (Trang 83)
Phiếu học tập
29
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật.
Giấy khổ to và bút dạ; phiếu kẻ sẵn nội dung.
30
Khoa học
Làm thế nào để biết có không khí ?
Các hình minh hoạ SGK; 2 túi ni lon,chậu nước
Sáu
26/11/10
30
Luyện từ và câu
Giữ phép lịch sử khi đặt câu hỏi
Giấy khổ to và bút dạ; Bảng lớp viết BT1 NX.
15
Đạo đức
Bài 7 (T2)
Giấy màu,băng dính,bút.
75
Toán
Chia cho số có 2 chữ số (tt)
Phiếu học tập
30
Tập làm văn
Quan sát đồ vật
HS chuẩn bị đồ chơi
15
Sinh hoạt 
Nhận xét cuối tuần
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010
Toán (Tiết 71)
Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số O.
- áp dụng để tính nhẩm.
II. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng làm các bài tập luyện thêm của tiết 70.
- Cho HS tính nhẩm: 320: 10; 3200 : 100; 32000 : 1000.
- Gv chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Phép chia 320 : 40 (Trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng)
- Giáo viên viết lên bảng phép chia 320 : 40 và yêu cầu học sinh suy nghĩ áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực phép chia trên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo cách sau cho tiện lợi:
320 : (10 x 4)
- Giáo viên hỏi: Vậy 320 chia 40 được mấy?
- Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 =?
- Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32; của 40 và 4.
- Giáo viên kết luận: Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có tính chất vừa nêu trên.
- Giáo viên nhận xét kết luận về cách đặt tính đúng.
2.3. Phép chia 32000 : 400 (Trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia).
a) Tiến hành theo cách chia một số cho một tích. 
Yêu cầu học sinh lên bảng giải.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét 32000 : 400 = 320 : 4
Có thể xóa 2 chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường 320 : 4 = 80.
b) Thực hành
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính
- Giáo viên hỏi: Vậy khi thực hiện chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.
3. Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu học sinh lên đặt tính và thực hiện.
- Giáo viên theo dõi học sinh thực hiện.
a) 420 : 60 = 7
4500 : 500 = 9
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 2: Tìm x
- Giáo viên hỏi: Muốn tìm thừa số chưa biết?
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm.
a) x x 40 = 25600
 x = 25600 : 40
 x = 640	
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài tập.
- 1 HS lên bảng tính nhẩm.
- HS lắng nghe.
-HS suy nghĩ sau đó nêu các cách tính của mình:
320 : (8 x 5); 320 : (10 x 4)
320: (2 x 20); 320 : (5 x 8)
 - HS thực hiện tính
320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4
 = 32 : 4
 = 8
 * 320 : 40 = 8
- Hai phép chia cùng có kết quả là 8.
- Nếu cùng xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 thì ta được 32 và 4.
- Vài em nêu lại kết luận.
- 1 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh cả lớp vào vở nháp
 320 40
 0 8
- Học sinh phân tích và chọn cách tính thuận tiện nhất.
- 1 em lên bảng giải:
32000 : 400 = 32000 : (100 x 4)
 = 32000 : 100 : 4
 = 320 : 4
 = 80
- 3 học sinh nhắc lại.
- 1 học sinh giải ở bảng lớp. Học sinh khác làm ở vở nháp.
 32000 400
 00 80
 0
Học sinh: ta có thể cùng xóa đi một, hai, ba.. chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.
- Học sinh đọc lại kết luận trong SGK.
- 2 em lên bảng, mỗi em thực hiện 2 phép tính. Cả lớp làm vào vở.
85000 : 500 = 170
92000 : 400 = 230
- Tích: thừa số đã biết.
- 2 em lên bảng. Học sinh khác làm vào vở.
b) x x 90 = 37800
 x = 37800 : 90
 x = 420
- 2 em đọc đề.
- 1 em làm bài. Cả lớp làm vào vở.
Giải
a) Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là:
 180 : 20 = 9 (toa xe).
b) Nếu mỗi toa xe chở được 30 tấn hàng thì cần số toa xe là: 
180 : 30 = 6 (toa xe).
Đáp số: a) 9 toa xe
 b) 6 toa xe.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3_ Củng cố, dặn dò:
_ Gv tổng kết giờ học.
_ Dặn HS về nhà làm bài tập thêm và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------
Âm nhạc (Tiết 15)
Học bài hát tự chọn
Bài hát do địa phương tự chọn hoặc bài hát trong phần phụ lục
Bài: “Bầu bí thương nhau”.
(Gv dạy nhạc – soan giảng)
----------------------------------------
 Tập đọc (Tiết 29)
Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài (mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao).
- Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài” Chú Đất Nung (P2)” và trả lời câu hỏi SGK và nội dung bài.
- Gv nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Dùng tranh giới thiệu.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu
a) Luyện đọc
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt)
- 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- Học sinh lắng nghe.
- 6 HS đọc tiếp nối.
+ Đoạn 1: Tuổi thơ của tôi... vì sao sớm.
+ Đoạn 2: Ban đêm... khát khao của tôi.
+ Yêu cầu học sinh nghỉ ngơi đúng chỗ, biết đọc liền mạch một số cụm từ trong câu sau: sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,...// như gọi thấp xuống những vì sao sớm và suốt một thời mới lớn, tha thiết cầu xin.
- Gọi 1 học sinh đọc phần chú giải.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 3 học sinh đọc toàn bài.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: nâng lên, hò hết, mềm mại, vui sướng, vi vu, trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát khao.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
- Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn.
Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?
Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Gọi học sinh đọc câu mở bài và kết bài.
- Gọi học sinh đọc câu hỏi 3.
Bài văn nói lên điều gì?
c) Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc bài.
- Giáo viên treo đoạn văn cần đọc lên bảng. Học sinh theo dõi luyện đọc.
- 1 em đọc thành tiếng.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
+ Tai và mắt.
- Học sinh lắng nghe.
ý 1: Tả vẻ đẹp của cánh diều.
- 1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm và trả lời.
+ Các bạn hò hét thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.
+ Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như 1 tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đời một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi”.
ý 2: Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
- 1 em đọc bài.
- 1 em đọc thành tiếng, học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
Nội dung chính: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khác vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
- 2 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc (như đã hướng dẫn).
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn văn, bài văn.
- Nhận xét và ghi điểm.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc theo vai từng đoạn và toàn truyện.
- Nhận xét ghi điểm.
- 3 - 5 em thi đọc.
- 3 lượt học sinh đọc theo vai.
3. Củng cố dặn dò
- Hỏi: Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài: “Tuổi ngọ”.
-----------------------------------------------
Kỹ thuật (Tiết 15)
Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 1)
	I. Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, kỹ năng kyhâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của học sinh.
	II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh qui trình của các bài trong chương.
	- Mẫu khâu, thêu đã học.
	III. Nội dung bài tự chọn
	Tiết 1: Ôn tập các bài đã học trong chương 1
	Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức ôn tập các bài đã học trong Chương I
- Giáo vi ... u bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.
- Qua cách hỏi đáp ta biết được gì về nhân vật?
- Khi nói các em luôn có ý thức giữ phép lịch sự với đối tượng mà mình đang nói. Làm như vậy còn để tông trọng bản thân mình.
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh tìm câu hỏi trong truyện.
- Gọi học sinh đọc câu hỏi.
- Trong đoạn trích trên có 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già. Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau không? Vì sao?
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi.
- Gọi học sinh phát biểu
+ Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi thế nào?
Hỏi như vậy đã được chưa?
- Khi hỏi không phải cứ thưa, gửi là lịch sự mà các em còn phải tránh những câu hỏi thiếu tế nhị, tò mò, làm phiền lòng người khác.
- Tính cách, mối quan hệ của nhân vật.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 em đọc to.
- Dùng bút chì gạch chân vào câu hỏi SGK.
- Các câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
+ Chắc là cụ bị ốm?
+ Hay cụ đánh mất cái gì?
+ Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
- 2 em ngồi cùng bàn thảo luận.
+ Câu hỏi các bạn hỏi cụ già là câu hỏi phù hợp, thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn.
+ Những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau mà hỏi cụ già thì chưa thật tế nhị, hơi tò mò.
+ Chuyển thành câu hỏi.
Thưa cụ, có chuyện gì xảy ra với cụ thế?
Thưa cụ, cụ đánh mất gì ạ?
Thưa cụ, cụ bị ốm hay sao ạ?
Những câu hỏi này chưa hợp lý với người lớn lắm, chưa tế nhị.
- Học sinh lắng nghe.
	3. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học
	- Dặn học sinh luôn có thức lịch sự khi nói, hỏi người khác.
---------------------------------------------
Đạo Đức (Tiết 15) 
Luyện tập _ Thực hành.
I/ Mục tiêu: 
- HS thực hành biết chào hỏi lễ phép, thực hành nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo. Biết làm giúp thầy cô giáo một số công việc phù hợp.
II/ Đồ dùng _ dạy học:
- Giấy màu, băng dính, bút viết.
II/ Các hoạt động day _ học:
1_ Kiểm tra bài cũ : 2 HS trả lời câu hỏi.
+ Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào? + Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô.
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
2_ Bài mới: * Gv giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả sưu tầm.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao, tục ngữ đã sưu tầm vào một tờ giấy
- Dại diện các nhóm lên bảng dán kết quả.
- HS đại diện toàn bộ các câu ca dao, tục ngữ.
- Hỏi: Các câu ca dao, tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? (phải biết quý trọng thầy cô).
Hoạt động 2: Thi kể chuyện.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm chọn một câu chuyện hay để thi kể.
- HS mỗi nhóm lần lượt lên kể chuyện.
* Ban giám khảo đánh giá: Đỏ: rất hay; Cam : hay; Vàng: bình thường.
_ Kết luận: Các câu chuyện mà các em được nghe điều thể hiện bài học gì? ( HS trả lời:)
Hoạt động 3: Sắm vai xử lí tình huống.
_ HS làm việc theo nhóm.
+ Đưa ra 3 tình huống:
Tình huống 1: Cô giáo lớp em đang giảng bài, thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Cô giáo chủ nhiệm lớp em còn trẻ, con cô còn nhỏ, chồng cô đi công tác xa. Các em sẽ làm gì để giúp cô ?
Tình huống 3: Em và một nhóm bạn trên đường đi học về thì gặp con một cô giáo đang đi học về một mình. Nam liền nói: A, nó là con cô giáo Lan đấy. Hôm qua cô giáo mắn oan tớ. Hôm nay tớ phải trêu cô bé này cho bỏ tức. Trước tình huống đó em sẽ xử lý như thế nào?
* Các nhóm lên bảng đóng vai , các HS khác theo dõi.
3_ Củng cố, dặn dò:
HS đọc lại mục ghi nhớ.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------
Toán (Tiết 75)
Chia cho số có hai chữ số (tt)
	I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số.
	II. Các hoạt động dạy và học
	1.Kiểm tra bài cũ:
_ Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập luyện thêm của tiết 74, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
_ Gv nhận xét và cho điểm HS.
	2. Bài mới
1. Trường hợp chia hết:
- Giáo viên viết phép tính lên bảng
10.105 : 43 = ?
- Yêu cầu học sinh đặt tính, tính, nêu cách tính.
- Giáo viên nhận xét và khẳng định lại cách thực hiện:
Lần 1: 101 chia 45 được 2, viết 2
2 nhân 3 bằng 6, 11 trừ 6 bằng 5, viết 5 nhớ 1
2 nhân 4 bằng 8, thêm 1 bằng 9
10 trừ 9 bằng 1, viết 1
Lần 2: Hạ 0, được 150, 150 chia 43 được 3, viết 3
3 nhân 3 bằng 9, 10 trừ 9 bằng 1, viết 1 nhớ 1
3 nhân 4 bằng 12, thêm 1 bằng 13 
15 trừ 13 bằng 2, viết 2
Lần 3: Hạ 5, được 215. 215 chia 43 được 5, viết 5.
5 nhân 3 bằng 15, 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1.
5 nhân 4 bằng 20, thêm 1 bằng 21
21 trừ 21 bằng 0, viết 0
- 1 học sinh đọc phép tính.
- 1 em lên bảng tính và nêu cách tính. Học sinh khác làm vào vở nháp.
10105 43
 86 235
 150
 129
 0215
 215
 000
	Chú ý: Giáo viên hướng dẫn học sinh tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia, chẳng hạn:
	101 : 43 = ? Có thể ước lượng: 10 : 4 = 2 (dư 2)
	150 : 43 = ? Có thể uớc lượng: 15 : 4 = 3 (dư 3)
215 : 43 = ? Có thể ước lượng: 20 : 4 = 5
2. Trường hợp chia có dư
- Giáo viên viết phép tính lên bảng: 26.345 : 35 = ?
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính.
- Giáo viên nói: Đây là phép chia có dư.
*. Luyện tập
Bài 1: Yêu cầu 4 em lên bảng đặt tính và tính
a) 23576 56 31628 48
 117 421 282 658
 056 428
 0 dư 44
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 2: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đổi giờ ra phút, km ra mét.
- Chọn phép tính thích hợp.
Tóm tắt:
1 giờ 15 phút: 38 km 400m
1 phút : ? m
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- 1 em đọc lại phép tính
26345 35
 184 752
 095
 dư 25
- Học sinh nêu.
- 4 học sinh lên tính.
b) 18510 15 42546 37
 35 1234 55 1149
 51 184
 60 366
 0 dư 33
- 1 em đọc đề. Cả lớp đọc thầm.
Bài giải
1 giờ 15 phút = 75 phút
38 km 400 m = 38.400 m
Trung bình mỗi phút người đó đi:
38400 : 75 = 512 (m)
Đáp số: 512 m
3. Củng cố dặn dò
- Gv tổng kết giờ học. 
- Dặn HS về nhà làm bài tập luyện thêm và chuân bị bài sau.
-----------------------------------------
Tập làm văn (Tiết 30)
Quan sát đồ vật
I. Mục tiêu:
- Biết cách quan sát đồ vật theo trình tự hợp lý: bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ,....).
- Phát hiện được những đặc điểm riêng, độc đáo của từng đồ vật để phân biệt được nó với những đồ vật khác cùng loại.
- Lập dàn ý tả đồ chơi theo kết quả quan sát.
II. Đồ dùng dạy học
- Học sinh chuẩn bị đồ chơi.
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2HS nêu dàn ý tả chiếc áo của em.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn tả cái áo của em.
- Gv nhận xét và ghi điểm HS.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu và gợi ý.
- Gọi học sinh giới thiệu đồ chơi của mình.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 2 em nêu.
- 1 em tả.
- Học sinh lắng nghe.
- 3 em tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
+ Em có chú gấu bông rất đáng yêu.
+ Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin.
+ Đồ chơi của em là chú thỏ đang cầm củ cà rốt ngộ nghĩnh.
+ Đồ chơi của em là một con búp bê bằng nhựa...
- 3 học sinh lên trình bày kết quả quan sát.
Ví dụ: Chiếc ô tô của em rất đẹp.
- Nó được làm bằng nhựa xanh, đỏ, vàng. Hai cái bánh làm bằng cao su.
- Nó rất nhẹ, em có thể mang theo mình.
- Khi em bật nút ở dưới bụng, nó chạy rất nhanh, vừa chạy vừa hát những bản nhạc rất vui. Hai cái gạt nước gạt đi gạt lại như thật vậy.
- Chiếc ô tô của em chạy bằng dây cót chứ không tốn tiền pin như cái khác. Bố em lại còn dán 1 là cờ đỏ sao vàng lên nóc.
Bài 2:
- Theo em khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
2.3. Ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ.
2.4. Luyện tập
- Gọi học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên viết đề bài lên bảng lớp.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh trình bày.
- Giáo viên khen ngợi những em lập dàn bài chi tiết đúng.
Chú ý:
+ Phải quan sát theo trình tự hợp lý từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay...
+ Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại.
- 3 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh tự làm vào vở.
- 3 - 5 học sinh trình bày.
Ví dụ
Mở bài
Thân bài
Kết luận
Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất.
- Hình dáng: Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng. 
- Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng màu hồng nhạt ở tai, mõm, gần bàn chân, làm nó có vẻ rất khác những con vật khác.
- Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh
- Mũi : màu nâu, nhỏ, trông nhưu chiếc cúc áo ngắn trên mõm.
- Trên cổ: thắt 1 chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh.
- Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: có một bông hoa màu trắng làm nó càng đáng yêu.
- Em rất yêu gấu bông. Ôm chú như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
3. Củng cố dặn dò
-Gv nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý vào vở và tìm hiểu một số trò chơi, một lễ hội ở quê em.
---------------------------------------
Sinh Hoạt (Tiết 15)
Nhận Xét Cuối Tuần
I/ Mục tiêu:
Giúp HS thấy được nhưng ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, giúp HS khác tự giác học tập tốt hơn.
Rèn ý thức tự giác kỉ luật trong học tập.
II/ Nội dung sinh hoạt:
HS hát tập thể bài : “Đi chơi rừng”.
Tổ trưởng các tổ nhận xét hoạt động của tổ:
+ Tổ 1: Tuyên dương: Lâm Anh,Công có nhiều tiến bộ.
Phê bình: Bạn Quang Huy.
+ Tổ 2: Phê bình : Hên,hay nói chuyện trong giờ học. 
Tuyên dương : bạn Hương, Nhi
+ Tổ 3: Tuyên dương : bạn Hoan,Mỹ Duyên.
Phê bình : bạn ánh Tuyết,Tang.
+ Tổ 4 :Tuyên dương: bạn Bích Thảo,Thanh Nguyệt,Phương.
Phê bình : bạn Quốc, Nguyên.
* Lớp trưởng nhận xét chung:
_ Các bạn có nhiều tiến bộ trong học tập cũng như nề nếp.
_ Tham gia khâu giữ vệ sinh lớp học tương đối tốt..
_ Tuyên dương những bạn đạt thành tích như bạn:Diệu My, ánh Ngọc, Hiền, Tấn Hải,Hoà Mỹ, Thư, 
- Phê bình các bạn chưa thực hiện tốt như bạn : Huy Hải, Cường, Thuỷ, Hoài Nhi, Phan Uyển Nhi,
* Gv nhận xét chung:
_ Có nhiều thành tích trong học tập.
_ Duy trì các nề nếp sinh hoạt, học tập
* Tiếp tục thực hiện tuần 16:
_ Chuẩn bị học ôn thi học kì I thật tốt.
_ Duy trì nề nếp sinh hoạt, học tập tốt hơn.
_ Cả lớp hát và vui chơi cuối tuần.
-------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 15 CKTKN GDKNS.doc