TIẾT 3: TẬP ĐỌC
BÀI 31: KÉO CO
I. MỤC TIÊU.
- Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
- Nêu được nghĩa các từ ngữ trong bài: giáp
- Nói được tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh hoạ trong sgk phóng to ( nếu có ).
Tuần 16 Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Toán Bài 76: Luyện tập I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số. - Giải được bài toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học. *HĐ1: Khởi động -KTBC: ? Tính : 79 480 : 75 ; 1268 : 36 - 2 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp. 79480 75 1268 36 - Gv cùng hs nhận xét, chữa bài. 094 1126 288 38 198 00 Giới thiệu bài mới. *HĐ2:Đặt được tính rồi tính: 480 30 - Hs đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở. - 3 Hs lên bảng chữa bài, mỗi hs 2 phép tính. a. Kq: 315 ; 57 ; 122( dư 3) b. Kq: 1952 ; 354 ; 371( dư 18) - Gv cùng hs nx, chữa bài. *HĐ3:Giải được bài toán về chia cho 2 chữ số - Hs đọc, tự tóm tắt bài toán: Tóm tắt: 25 viên gạch : 1 m2 1050 viên gạch :... m2? Muốn tính số mét vuông nền nhà lát được ta làm phép tính gì? - Phép tính chia. - Yc hs làm bài vào vở Bt: - Gv chấm, cùng hs nx, chữa bài. - Cả lớp làm bài, 1 hs chữa bài. Bài giải Số mét vuông nền nhà lát được là: 1050 : 25 = 42 (m2 ) Đáp số: 42 m2 *HĐ4:Giải được bài toán về chia cho 2 chữ số ? Nêu các bước giải? *HĐ5:Tìm được chỗ sai trong phép chia - Tính tổng số sản phẩm làm trong 3 tháng. - Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm. Bài giải Trong 3 tháng đội dó làm được là: 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm) Trung bình mỗi người làm được là: 3125 : 25 = 125 (sản phẩm) Đáp số: 125 sản phẩm. - Gv chép đề lên bảng. - Hs trao đổi nhóm 2, trả lời: a. Phép chia sai ở lần chia thứ hai: 564 chia 67 được 7. Do đó có số dư lớn hơn số chia: 95 > 67 Dẫn đến kết quả phép chia sai. b. Sai ở số dư cuối cùng của phép chia. - Thực hiện phép chia để tìm thương và số dư đúng. - Hs làm bài vào nháp, chữa bài. *HĐ6: Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học. - BTVN Làm BT 4 vào vở thực hiện phép chia cho đúng. Tiết 3: Tập đọc Bài 31: Kéo co I. Mục tiêu. - Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng. - Nêu được nghĩa các từ ngữ trong bài: giáp - Nói được tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ trong sgk phóng to ( nếu có ). III. Các hoạt động dạy học. *HĐ1: Khởi động -KTBC: ? Đọc thuộc lòng bài thơ: Tuổi ngựa? ? Trong khổ thơ cuối, ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì? - 2 Hs đọc và trả lời câu hỏi, lớp nhận xét - Gv nx chung, ghi điểm. - Giới thiệu bài: Bằng tranh. *HĐ2:Đọc đúng - Đọc toàn bài: - 1 hs khá, lớp theo dõi. - Chia đoạn: - 3 đoạn: + Đ1: 5 dòng đầu. + Đ2: 4 dòng tiếp. + Đ3: Phần còn lại. - Đọc nối tiếp: 2 lần; + Lần 1: Đọc kết hợp sửa phát âm. - 3 Hs đọc. + Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa từ: - 3 Hs khác. - Đọc đoạn theo N2 - Đọc toàn bài, nêu cách đọc đúng? - Hs đọc. - 1 Hs đọc, lớp nghe nx: + Đọc phát âm đúng, ngắt, nghỉ hơi đúng (nhanh tự nhiên ) trong câu sau: Hội làng Hữu Trấp/ ...Có năm/ bên nam thắng, có năm bên nữ thắng; - Gv đọc mẫu toàn bài. *HĐ3:Đọc hiểu - Đọc lướt đoạn 1, trả lời: - Cả lớp : ? Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì? - ...cách chơi kéo co. ? Em hiểu cách chơi kéo co ntn? - Kéo co phải có 2 đội, thường thì số người 2 đội bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, 2 người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên 2 đội cũng có thể nắm chung 1 sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ 3 keo... ? ý đoạn 1? - ý 1: Cách thức chơi kéo co. - Đọc thầm Đ2 - Hs thi giới thiệu: ? Giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? Nêu ý đoạn 2 giới thiệu gì? - Đọc lướt đoạn 3, trả lời: Là cuộc thi khác biệt. Đó là cuộc thi khác biệt giữa bên nam và bên nữ. Nam là phái mạnh thì phải khoẻ hơn nữ. Thế mà có năm bên nam thắng, vậy mà có năm bên nữ lại thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì rất vui... ý 2: Cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. ? Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? - Là cuộc thi giữa trai tráng 2 giáp trong làng. Số lượng không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. ? Theo em trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui? - Vì có đông người tham gia, không khí ganh đua sôi nổi,... ? Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác? - ...Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh gồng, chọi gà... ? Nêu ý đoạn 3? - Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn. ? Nội dung chính của bài? - ý chính: Giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người VN ta. *HĐ4: Đọc diễn cảm: - Đọc nối tiếp từng đoạn? - 3 Hs đọc. ? Tìm giọng đọc thích hợp? - Toàn bài đọc giọng sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm: thượng võ, nam, nữ, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, nổi trống, không ngớt lời. - Luyện đọc đoạn2: - Luyện đọc theo cặp. - Thi đọc: - Cá nhân đọc, nhóm đọc. - Lớp nhận xét, chọn bạn đọc tốt. - Gv nx chung. *HĐ5:Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung bài. - Nx tiết học. Vn đọc lại bài, kể cho người thân nghe. Tiết 4: Chính tả (Nghe - viết). Bài 16: Kéo co. I. Mục tiêu: - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Kéo co. - Tìm và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ viết lẫn (r/d/gi) đúng với nghĩa đã cho. II. Đồ dùng dạy học. - Giấy, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: *HĐ1: Khởi động -KTBC: Viết: Trốn tìm, cắm trại, chọi dế, trung thu, ... - 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp. - Gv cùng hs nx, chốt từ viết đúng. - Giới thiệu bài: Nêu Mt. *HĐ2: Hướng dẫn học sinh nghe viết và tìm hiểu nội dung - Đọc đoạn văn viết trong bài Kéo co: Hội làng Hữu Trấp...chuyển bại thành thắng. - 1 hs đọc, lớp theo dõi. - Đọc thầm tìm từ khi viết còn dễ viết sai. - Cả lớp đọc thầm. Tìm từ viết sai, lớp luyện viết nháp, 1 số em lên bảng viết. - Gv nhắc hs lưu ý cách trình bày bài, chú ý danh từ riêng. *HĐ3:Viết bài - Gv đọc: - Hs gấp vở viết bài. - Gv đọc toàn bài. - Hs soát lỗi. - Gv chấm bài - Hs đổi chéo vở soát lỗi. - Gv cùng hs nx chung. *HĐ4:Thực hành Bài tập 2a:Tìm được các từ có âm đầu là d/r/gi - Hs đọc thầm yc của bài, làm vở BT, một số hs làm phiếu. - Trình bày : - Hs tiếp nối nhau nêu kết quả, dán phiếu. - Gv cùng hs nx, chốt lời giải đúng. - Hs đọc lời giải đúng. *HĐ5: Củng cố, dặn dò. - Gv nx tiết học. - VN đố em nhỏ tìm đúng lời giải BT2a. a. + Nhảy dây + Múa rối + Giao bóng ( đối với bóng bàn, bóng chuyền) Tiết : Đạo đức Bài 8: Yêu lao động (tiết 1) ( Dạy vào buổi 2) I. Mục tiêu: + Nêu được giá trị của lao động. + Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân. + Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động. II. Đồ dùng dạy học: - Đồ dùng đóng vai BT 2 ( chuẩn bị theo nhóm). - Phiếu học tập hoạt động 2 BT1. III. Các hoạt động dạy học. *HĐ1: Khởi động -KTBC: ? Đọc thuộc lòng ghi nhớ của bài? - 1, 2 Hs đọc. ? Đọc, hát những bài thơ, hát em sáng tác hay sưu tầm nói về công lao của thầy, cô giáo? - 2, 3 Hs đọc, hát.. - Gv cùng hs nx chung, đánh giá. Giới thiệu vào bài mới *HĐ2: Đọc truyện: Một ngày của Pê-chi-a. * Mục tiêu: Hs đọc truyện, trả lời các câu hỏi về nội dung truyện. * Cách tiến hành: - Đọc truyện: - 1, 2 Hs đọc, lớp theo dõi. - Tổ chức thảo luận nhóm 3 câu hỏi SGK/25. - Thảo luận nhóm đôi. - Trình bày: - Đại diện các nhóm trình bày lần lượt từng câu, lớp nx, trao đổi. - Gv nx chung, chốt ý. * Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở, ...đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn. - Đọc phần ghi nhớ: - 2,3 Hs đọc. *HĐ3: Thảo luận nhóm bài tập 1 * Mục tiêu: nêu được những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động. * Cách tiến hành: - Tổ chức hs thảo luận nhóm 4. - Cả lớp làm nháp, 2 nhóm làm phiếu khổ to. - Trình bày: - Lần lượt các đại diện nhóm nêu miệng, 2 nhóm dán phiếu. - Gv cùng hs nhận xét, chốt ý đúng. Yêu lao động Lười lao động - Làm bài và học thuộc bài rồi mới đi chơi - Không học bài, không làm bài. - Luôn luôn hoàn thành mọi việc khi bố, mẹ, thầy cô giáo giao cho. .... - ỷ lại chờ người khác làm cho. .... *HĐ4: Đóng được vai bài tập 2. * Mục tiêu: Hs đóng được vai, biết xử lý theo tình huống các vai đóng. * Cách tiến hành: - Đọc tình huống sgk. - 2 Hs đọc. - Thảo luận nhóm 5: - Các nhóm chọn tình huống, chọn bạn đóng vai và thảo luận theo tình huống đã đóng. - Trình bày: - 2 nhóm đóng 2 tình huống, lớp trao đổi theo tình huống. ? Cách ứng xử trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao? - Hs trả lời. - Hs khác đưa ra cách cư xử khác. - Gv nx và chốt cách cư xử đúng, hay. *Hoạt động tiếp nối: - Chuẩn bị bài tập 3,4,5,6 SGK. Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011 Tiết 1: Toán Bài 77: Thương có chữ số 0. I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. - Giải được bài toán về phép chia II. Các hoạt động dạy học. *HĐ1: Khởi động -KTBC: Tính: 78 942 : 76; 478 x 63. - 2 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp. - Gv cùng hs nx chữa bài. -Giới thiệu vào bài mới. *HĐ2:Thương có chữ số 0 1. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị: - Tính: 9 450 : 24 = ? - 1 Hs lên bảng tính, lốp làm nháp. + Đặt tính và tính từ phải sang trái. 9450 35 24 270 245 000 ? Nêu cách thực hiện? - Hs nêu. Hạ 3 lần để chia. + Chú ý: ở lần chia thứ 3 ta có 0 chia 35 được 0; Ta phải viết 0 vào đâu? - Ta phải viết 0 vào vị trí thứ ba của thương. 2. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục. 2448 : 24 = ? - Làm tương tự. - Lưu ý: ở lần chia thứ hai ta có 4 chia 24 được 0. Phải viết 0 ở vị trí thứ hai của thương. *HĐ3: Thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính. - 3 Hs lên bảng làm câu a, lớp làm nháp. - Gv cùng hs nx, chốt bài đúng. Bài 2:Giải được bài toán về phép chia - Đọc yc, tóm tắt bài toán, Phân tích: Lớp làm bài vào vở,1Hs lên bảng chữa bài Tóm tắt: Bài giải 1 giờ 12 phút: 97 200 l 1 phút : ...l? 1 giờ 12 phút = 72 phút Trung bình mỗi phút bơm được là: 97 200 : 72 = 1350 ( l ) Đáp số: 1350 l nước. - Gv cùng hs nx chữa bài. Bài 3:Tính được chu vi,diện tích HCN - Đọc yêu cầu bài. phân tích bài: ? Nêu cá bước giải? - Tìm chu vi mảnh đất. - Tìm chiều dài và chiều rộng ( áp dụng tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số) - Tìm diện tích mảnh đất. + Lớp làm bài vào vở, 2 hs lên ... ch tiến hành: - Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm: - Thảo luận nnhóm 2. ? HN được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào? - Năm 1010. ? Lúc đó HN có tên gọi là gì? - Thăng Long. ? HN còn có những tên gọi nào khác? - Đại La, Đông Đô, Đông Quan,... ? Khu phố cổ có đặc điểm gì?( ở đâu, tên, nhà cửa, đường phố) - Kết hợp quan sát tranh... - Phố cổ HN: Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Mã, - Tên phố: Gắn với những hoạt động sản xuất buôn bán trtước đây ở phố đó. - Nhà cửa: Nhà thấp, mái ngói, kiến trúc cửa kính. - Đường phố: nhỏ, chật hẹp, yên tĩnh. ? Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố, ...) - Kết hợp quan sát tranh... -Tên phố: Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt,... - Đặc điểm tên phố: Lấy tên các danh nhân. - Nhà cửa: Nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại. - Đường phố: To, rộng, nhiều xe cộ đi lại. - HN có nhiều phố đẹp, hiện đại, nhiều phường làm nghề thủ công và buôn bán tấp nập. * Kết luận: Gv chốt lại ý chính trên. *HĐ4:HN -Trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước. * Mục tiêu: Thủ đô HN là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước. * Cách tiến hành: ? Nêu những dẫn chứng thể hiện HN là: - Trung tâm chính trị: - Là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao cấp. - HN- Trung tâm kinh tế lớn: - Nhiều nhà máy, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ lớn, ngân hàng, bưu điện. - HN- trung tâm văn hoá, khoa học: - Trường ĐH đầu tiên Văn Miếu Quốc tử Giám; nhiều viện nghiên cứu, trường ĐH, bảo tàng, thư viện, nhiều danh lam thắng cảnh. ? Kể tên một số trường ĐH, viện bảo tàng...ở HN? - Bảo tàng quân đội; lịch sử; dân tộc học; Thư viện quốc gia. - ĐH quốc gia HN; ĐH sư phạm HN; viện toán học... ? Kể tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử? - Hồ Hoàn Kiếm; Phủ Tây Hồ; chùa Trấn Quốc; chùa Láng,... *HĐ5: Củng cố, dặn dò: - Đọc nội dung ghi nhớ của bài. - Nx tiết học. Chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về Hải Phòng học bài 16. Tiết 4: Mĩ thuật Bài 16: Tập nặn tạo dáng tự do: Tạo dáng con vật hoặc ôtô bằng vỏ hộp. Tiết 5 : Kĩ thuật Bài 16: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 2). ( Dạy vào buổi 2) I. Mục tiêu. - Nêu được cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. - Hs chọn được sản phẩm và vận dụng các các cách khâu, thêu đã học để thực hành. - Yêu thích sản phẩm. II. Đồ dùng dạy học: - Gv chuẩn bị các sản phẩm mẫu của các tiết học trớc. - Hs chuẩn bị các vật liệu dụng cụ cho sản phẩm đã chọn. III. Các hoạt động dạy học. *HĐ1: Khởi động - Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của hs. - Gv nêu nội dung tiết học. *HĐ2: Hs chọn sản phẩm. - Gv giới thiệu những sản phẩm đã chuẩn bị: - Hs quan sát: + Khăn tay + Túi rút dây + Váy áo cho búp bê, gối... ? Nêu cách làm các sản phẩm trên? - Lần lượt hs nêu. - Hs giới thiệu sản phẩm mình chọn: - Lần lượt hs giới thiệu. *HĐ3: Thực hành. - Hs thực hành. - Gv quan sát hs còn lúng túng. - Hs cơ bản hoàn thành sản phẩm. *HĐ4: Dặn dò. - Giữ gìn sản phẩm để giờ sau tiếp tục hoàn thành và đánh giá. - Chuẩn bị bổ sung những vật liệu và dụng cụ cần thiết cho sản phẩm. Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011 Tiết 1: Toán Bài 80: Chia cho số có ba chữ số(tiếp theo) I. Mục tiêu: -Học sinh thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có 3 chữ số. II. Các hoạt động dạy học: *HĐ1: Khởi động -KTBC: Chữa bài 1 dòng cuối: - 2 Hs lên bảng làm, lớp đổi chéo vở kiểm tra. - Gv cùng hs nx, chữa bài. - Giới thiệu vào bài mới: *HĐ2: Chia cho số có ba chữ số 1. Trường hợp chia hết: 41 535 : 195 = ? - 1 Hs lên bảng tính, lớp làm bài vào nháp - Đặt tính và tính từ tính từ phải sang trái. 41535 195 0253 0585 213 000 (3 lần hạ để chia) - Gv cùng hs nêu cách ước lượng: - 415 : 195 = ? Có thể chia 400 cho 200 được 2. 253 : 195 = ? Có thể lấy 300 chia 200 được 1. 285 : 195 = ? Có thể lấy 600 chia 200 được 3. 2. Trường hợp chia có dư. 80120 : 245 = ? (Làm tương tự như trên) 80120 245 0662 1720 327 005 Chú ý: Số dư nhỏ hơn số chia. *HĐ3:Thực hành: Bài 1. Đặt tính và thực hiện được phép tính: - 2 Hs lên bảng tính, lớp làm bài vào nháp. - Gv cùng hs nx, chữa bài. - Kq: a/203; b/ 435 (d 5) Bài 2: Tìm được thành phần chưa biết ? Nêu qui tắc tìm thừa số chưa biết, tìm số chia chưa biết? - Hs nêu. - Làm bài: - Cả lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng chữa bài. b. 89658 : X = 293 X = 89658:293 X = 306 - Gv cùng hs nx, chữa bài. *HĐ4: Củng cố, dặn dò: Nx tiết học. Vn làm bài tập VBT. Tiết 2: Tập làm văn Bài 32: Luyện tập miêu tả đồ vật. I. Mục tiêu. - Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, Hs viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài. II. Các hoạt động dạy học. *HĐ1: Khởi động -KTBC: Giới thiệu một trò chơi hoặc lẽ hội ở quê em? - 2 Hs giới thiệu, lớp nx. - Gv nx chung, ghi điểm. -Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC. *HĐ2:Chuẩn bị bài viết: Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích. - Hs đọc đề bài. - Đọc 4 gợi ý trong sgk/ 162. - 4 Hs đọc. - Đọc dàn ý của mình tuần trước? - 2 Hs đọc, lớp đọc thầm lại. ? Chọn mở bài trực tiếp hay gián tiếp? - 1 số Hs trình bày mở bài trực tiếp, gián tiếp. - Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) - Hs đọc thầm lại mẫu. - Lưu ý câu mở đầu đoạn trong mẫu: - 1,2 Hs làm mẫu câu mở đầu đoạn bài của mình. +VD: Gấu bông của em trông rất đáng yêu. - Chọn cách kết bài? - Một vài hs nêu cách kết bài mình chọn theo cách mở rộng hay không mở rộng. *HĐ3: HS viết bài: - Viết bài vào vở. *HĐ4:Củng cố, dặn dò. - GV thu bài, nx tiết học. Tiết 3: Khoa học Bài 32: Không khí gồm những thành phần nào? I. Mục tiêu: + Làm được thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. + Làm được thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn những thành phần khác. II. Đồ dùng dạy học: - Nến, đĩa đèn bằng nhựa, đế bằng nhựa, ống trụ bằng thuỷ tinh, chậu nhựa (TBDH). Nước vôi trong. - Hs chuẩn bị theo dặn dò tiết trước. III. Các hoạt động dạy học. *HĐ1: Khởi động -KTBC: ? Không khí có tính chất gì? - 2 Hs trả lời. - Gv cùng hs nx, ghi điểm. -Giới thiệu bài mới. *HĐ2: Xác định được thành phần chính của không khí. * Mục tiêu: Làm được thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. * Cách tiến hành: - Tổ chức hs làm việc theo nhóm 4: - Nhóm trưởng báo cáo sự chuẩn bị của các nhóm. - Đọc mục thực hành: - Cả lớp đọc thầm. - Gv làm thí nghiệm, yêu cầu hs quan sát trả lời: - Hs giải thích hiện tượng: ? Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc? - Phần không khí mất đi chính là chất duy trì sự cháy, đó là ô-xi. - Sự cháy làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. ? Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết? - Không vì nến bị tắt. - Gv làm lại thí nghiệm và hỏi hs: Không khí gồm mấy thành phần chính ? - Ngời ta đã chứng minh đợc rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí. - 2 thành phần chính: + Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô-xi. + Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni-tơ. * Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/66. *HĐ3: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí. * Mục tiêu: Làm được thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác. * Cách tiến hành: - Tổ chức hs quan sát lọ nước vôi trong: - Cả lớp qs thấy lọ nước vôi trong. - Bơm không khí vào lọ nước vôi trong; - Nước vôi vẩn đục. ? Giải thích hiện tượng? - Hs trả lời dựa vào mục bạn cần biết /67. - Gv giải thích thêm: Trong không khí còn có hơi nước; ví dụ hôm trời nồm... ? Quan sát hình 4,5 /sgk: Kể tên các thành phần khác có trong không khí? - Bụi, khí độc, vi khuẩn. - Gv yc hs làm thí nghiệm: - Khép cửa để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào, nhìn rõ những hạt bụi. * Kết luận: Không khí gồm 2 thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... *HĐ4: Củng cố, dặn dò: - Đọc mục bạn cần biết sgk/66, 67. - Học thuộc bài và chuẩn bị bài ôn tập. Tiết 4 : Thể dục: Bài 32 : Thể dục RLTTCB - Trò chơi “ Nhảy lướt sóng” I- Mục tiêu: - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng. - Học trò trò "Nhảy lướt sóng" yêu cầu biết cách chơi và chơi và chơi tương đối chủ động. II- Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, VS an toàn nơi tập. - Còi, kẻ vạch sân, dụng cụ cho TC. III- ND và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp HĐ1. Phần mở đầu. - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Cả lớp chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân tập. - TC: Tìm người chỉ huy. - Khởi động các khớp. HĐ2. Phần cơ bản. a. Bài tập RLTTCB. - Ôn: Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang. - Các tổ tập luyện ở các khu vực đã phân công. -> Giáo viên nhận xét đánh giá. b. TC vận động. - TC Nhảy lướt sóng. + Khởi động các khớp. + T/c chơi. HĐ3. Phần kết thúc. - Đứng tại chỗ vỗ tay hát. - Hệ thống bài - Nhận xét, đánh giá giờ dạy - BVTN: Ôn bài RLTTCB đã học ở lớp 3 6 - 10 phút 1- 2phút 1phút 2 phút 1-2 phút 18 -22 phút 12 - 14 phút 5- 6 phút 4 - 6 phút 1phút 1phút 1-2 phút 1phút Đội hình tập hợp GV * * * * * * * * * * * * Đội hình tập luyện. x x * * * * * * * * * * Đội hình trò chơi: * * * * * * * * * * * * Đội hình tập hợp. GV * * * * * * * * * * * * Tiết 5: Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 16 I. yêu cầu: - Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 16 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc. II. Lên lớp: 1/ Nhận xét chung: - Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao. - Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. - Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. - Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ. - Chữ viết có tiến bộ. - Vệ sinh lớp học, thân thể sạch sẽ. - Khen : Hoạt, Sang, Toản. Tồn tại: - Một số Hs còn nói chuyện trong giờ học : Thịnh, Trường, Định 2/ Phương hướng tuần 17: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 16. - Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
Tài liệu đính kèm: