Giáo án Khối 4 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

Giáo án Khối 4 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU:

 Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.:vương quốc , miễn là , nghĩ , cô chú nhỏ , cửa sổ , cổ ,

 Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện sự bất lực của các vị quan , sự buồn bực của nhà vua .

 Đọc diễn cảm toàn bài , phù hợp với nội dung phân biệt lời của các nhân vật .

 Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới , về mặt trăng rất ngộ nghĩnh , rất khác với người lớn .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc .

Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 163 .

III. HOAT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
MÔN TẬP ĐỌC
BÀI: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
TIẾT 33
I. MỤC TIÊU: 
 Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.:vương quốc , miễn là , nghĩ , cô chú nhỏ , cửa sổ , cổ ,
 Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ thể hiện sự bất lực của các vị quan , sự buồn bực của nhà vua . 
 Đọc diễn cảm toàn bài , phù hợp với nội dung phân biệt lời của các nhân vật .
 Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới , về mặt trăng rất ngộ nghĩnh , rất khác với người lớn .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc .
Tranh ảnh, vẽ minh hoạ sách giáo khoa trang 163 .
III. HOAT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
40’
3’
. KTBC:
-Gọi 4 HS lên bảng phân vai ( người dẫn chuyện , Bu - ra - ti - nô , Ba - ra - ba , Cáo A - li - xa ) đọc lại truyện " Trong quán ăn Ba Cá Bống " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Trong truyện em thích nhất chi tiết và hình ảnh nào ?
- Gọi 1 HS trả lời nội dung chính của bài .
-Nhận xét và cho điểm HS .
‚. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi : 
-Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Việc gì đã khiến cho nhà vua và các vị thần lo lắng vậy ? Câu chuyện " Rất nhiều mặt trăng " sẽ giúp các em hiểu về điều đó.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
-Hỏi : - Theo em " vời " là gì ?
+ GV chỉ tranh minh hoạ và giải thích : Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến tìm cách để lấy mặt trăng cho công chúa .
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc :
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Chuyện gì đã xảy ra với cô công chúa ?
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ?
+ Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì ?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học đã nói với nhà vua như thế nào về yêu cầu của công chúa ?
+ Tại sao học cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được 
+ Nội dung chhính của đoạn 1 là gì ?
+ Ghi ý chính đoạn 1 . 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Nhà vua đã than phiền với ai ?
+Cách nghĩ của chú hề có gì khác so với các đại thần và các nhà khoa học ?
- Tìm những câu nói cho thấy suy nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với suy nghĩ của người lớn ?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì ?
-Ghi bảng ý chính đoạn 2.
+ Chú hề rất hiểu trẻ em nên đã cảm nhận đúng : Nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác so với cách nghĩ của các vị đại thần và các nhà khoa học . Co cho rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô , vì khi cô đặt ngón tay lên trước mặt trăng thì móng tay của cô che gần khuất hết mặt trăng .
Hay mặt trăng treo ngang ngọn cây vì đôi khi cô thấy nó đi qua ngọn cây trước cử sổ . Cô còn khẳng định mặt trăng được làm bằng vàng vì cô thường thấy nó màu vàng . Suy nghĩ của cô thật ngây thơ . Chú hề sẽ làm gì cho cô mời các em tìm hiểu tiếp đoạn 3 .
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 trao đổi và trả lời câu hỏi .
- Chú hề đã làm gì để có được " mặt trăng " cho công chúa ?
+ Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận được món quà đó ?
+ Nội dung chính của đoạn 3 là gì ?
-Ghi bảng ý chính đoạn 3 .
- Câu chuyện " Rất nhiều mặt trăng cho em biết điều gì ?
* Ghi nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 3 HS phân vai đọc bài ( người dẫn chuyện , chú hề , công chúa )
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo vai cả bài văn .
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
ƒ Củng cố – dặn dò:
-Hỏi: Em thích nhân vật nào trong chuyện ?
 Vì sao ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài.
- 4HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Quan sát và lắng nghe.
+ Tranh vẽ nhà vua và các vị cận thần của mình đang lo lắng , suy nghĩ , bàn bạc một điều gì đó .
- Lắng nghe .
-3HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Ở vương quốc nọ  đến nhà vua .
+ Đoạn 2: Nhà vua buồn lắm ... đến bắng vàng rồi .
 + Đoạn 3: Chú hề tức tốc .... đến tung tăng khắp vườn . 
- Vời : có nghĩa là cho mời người dưới quyền 
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Cô bị ốm nặng .
+ Công chúa mong muốn có mặt trăng và nói sẽ khỏi ngay nếu có mặt trăng .
+ Nhà vua cho vời tất cả các đại thần và các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng xuống cho công chúa .
+ Họ nói rằng đòi hỏi của công chúa là không thể thực hiện được .
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần so với đất nước của nhà vua .
+ Nàng công chúa muốn có mặt trăng : triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trăng cho công chúa .
-2 HS nhắc lại.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Nhà vua than phiền với chú hề .
+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa xem nàng nghĩ về mặt trăng như thế nào đã . Vì chú cho rằng cách nghĩ của trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn . 
+ Nàng cho rằng mặt trăng chỉ lớn hơn móng tay của cô , mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng .
+ Đoạn 2 nói về mặt trăng của nàng công chúa . 
+ Lắng nghe và nhắc lại 2 HS .
- Lằng nghe .
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn , đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng , lớn hơn móng tay của công chúa , cho mặt trăng vào sợi dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ .
 + Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh , chạy tung tăng khắp vườn 
+ Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ một " mặt trăng " như cô mong muốn .
 -1 HS đọc thành tiếng .
- Câu chuyện cho em hiểu rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác với suy nghĩ của người lớn .
-2 HS nhắc lại.
-3 em phân theo vai đọc bài (như đã hướng dẫn).
-HS luyện đọc theo cặp .
-3 lượt HS thi đọc toàn bài.
- Thực hiện theo lời dặn của giáo viên .
..
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI: YÊU LAO ĐỘNG
TIẾT 17
 I.MỤC TIÊU:
 -Học xong bài này, HS nhận thức được giá trị của lao động.
 -Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
 -Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -SGK Đạo đức 4.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
25’
5’
Kiểm tra bài củ
 Gọi HS nêu những biểu hiện yêu lao động
‚Bài mới
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 5- SGK/26)
 -GV nêu yêu cầu bài tập 5.
 ï Em mơ ước khi lớn lên sẽ làm nghề gì? Vì sao em lại yêu thích nghề đó? Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em cần phải làm gì?
 -GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
 -GV nhận xét và nhắc nhở HS cần phải cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
*Hoạt động 2: HS trình bày, giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 3, 4, 6- SGK/26)
 -GV nêu yêu cầu từng bài tập 3, 4, 6.
 Bài tập 3 : Hãy sưu tầm và kể cho các bạn nghe về các tấm gương lao động của Bác Hồ, của các Anh hùng lao động, của các bạn HS trong lớp, trong trường hoặc ở địa phương em.
 Bài tập 4 : Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
 Bài tập 6 : Hãy viết, vẽ hoặc kể về một công việc mà em yêu thích.
 -GV kết luận chung:
 +Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
 +Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân
ơ Kết luận chung :
 Mỗi người đều phải biết yêu lao động và tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình.
ƒ.Củng cố - Dặn dò:
 -Thực hiện tốt các việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
 -Về xem lại bài và học thuộc ghi nhớ.
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-HS trao đổi với nhau về nội dung theo nhóm đôi.
-Lớp thảo luận.
-Vài HS trình bày kết quả .
-HS trình bày.
-HS kể các tấm gương lao động.
-HS nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã sưu tầm.
-HS thực hiện yêu cầu.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
MÔN: THỂ DỤC
BÀI: THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
TRÒ CHƠI : “NHẢY LƯỚT SÓNG ”
TIẾT 33
I. MỤC TIÊU :
 -Tiếp tục ôn tập đi kiểng gót hai tay chống hông. Yêu cầu HS thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xá. 
 -Trò chơi: “Nhảy lướt sóng” Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động. 
II. ĐẶC ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị còi, dụng cụ chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng” như dây. 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
TL
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
8’
25’
7’
 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung : Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học.
- Khởi động : Cả lớp chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân trường. 
 -Trò chơi : “Làm theo hiệu lệnh”.
 -Ôn tập lại bài thể dục phát triển trên. 
‚. Ph ...  cùng là chữ số 5 hoặc 0 .
- 3 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- 1 HS dọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
-Lớp làm vào bảng con .
-Một em lên bảng thực hiện .
-Những số chia hết cho 5 là :120 , 250 ,165
( có tận cùng là chữ số 0 hoặc số 5 . )
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài xác định nội dung đề bài 
-Một em lên bảng sửa bài .
-Số cần điền để được số chia hết cho 5 là :
860 865 .
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
-Củng cố về một số chia hết cho 5 có tận cùnglà chữ số 0 hoặc 5
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
.
MÔN : KĨ THUẬT
 BÀI: ÔN TẬP CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( tiết 3 )
TIẾT 17
I/ MỤC TIÊU:
 -Đánh giá kiến thức, kỹ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 -Tranh quy trình của các bài trong chương.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3’
30’
2’
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
‚Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1.
 -GV cho nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích.
 -GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học.
 * Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
 -GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn.
 -Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng , ý thích .
 * Hoạt động 3: HS thực hành cắt, khâu, thêu.
 -Tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu các sản phẩm tự chọn.
 -Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. 
 * Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nhận xét, đánh giá sản phẩm.
 ƒNhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét tiết học , tuyên dương HS .
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
-Chuẩn bị đồ dùng học tập
-HS nhắc lại.
- HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
-HS thực hành cá nhân.
-HS nêu.
-HS lên bảng thực hành.
-HS thực hành sản phẩm.
-HS trưng bày sản phẩm. 
-HS tự đánh giá các sản phẩm.
-HS cả lớp.
..
 Thứ sáu ngày24 tháng 12 năm 2010
MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ 
I. MỤC TIÊU: 
Biết xác định mỗi đoạn văn thuộc phần nào trong đoạn văn miêu tả , nội dung miêu tả của từng đoạn , dấu hiệu mở đầu đoạn văn .
 Viết đoạn văn miêu tả đồ vật chân thực , sinh động giàu cảm xúc , sáng tạo .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Đoạn văn tả chiếc cặp trong BT1 viết sẵn trên bảng lớp .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
32’
3’
Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em .
+ Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ trang 170 .
-Nhận xét chung.
+Ghi điểm từng học sinh .
‚Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : 
- Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật . Lớp mình cùng thi đua xem bạn nào có đoạn văn miêu tả chiếc cặp đúng và hay nhất .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp đọc đề bài .
- Yêu cầu trao đổi ,thực hiện yêu cầu .
- Gọi HS trình bày và nhận xét sau mỗi phần GV kết luận chốt lời giải đúng .
Bài 2 : 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và gợi ý .
- Yêu cầu quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài . Chú ý nhắc học sinh :
+ Chỉ viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của cặp ( không phải cả bài , không phải bên trong )
+ Nên viết theo gợi ý .
+ Cần miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp mình tả để nó không giống chiếc cặp của bạn .
+ Khi viết cần bộc lộ cảm xúc của mình .
- Gọi HS trình bày GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt nhận xét chung và cho điểm những HS viết tốt 
ƒ Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn :
 Tả chiếc cặp sách của em hoặc của bạn em .
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
-2 HS thực hiện . 
- Lắng nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng .
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi , trả lời câu hỏi .
- Tiếp nối trình bày , nhận xét .
a/ Các đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả .
b/ + Đoạn 1 : Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi ... đến sáng long lanh ( tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp )
+ Đoạn 2 : Quai cặp làm bằng sắt ... đến đeo chiếc ba lô .( Tả quai cặp và dây đeo )
+ Đoạn 3 : Mở cặp ra em thấy ... đến và thước kẻ . ( Tả cấu tạo bên trong của cặp )
c/ Nội dung miêu tả của từng đoạn được báo hiệu bằng những từ ngữ :
+ Đoạn 1 : Màu đỏ tươi ...
+ Đoạn 2 : Quai cặp ...
+ Đoạn 3 : Mở cặp ra ...
+ 1 HS đọc thành tiếng .
+ Quan sát cặp , nghe GV gợi ý và tự làm bài 
- 3 - 5 HS trình bày .
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
MÔN: ĐỊA LÍ
BÀI: ÔN TẬP
TIẾT 17
I.MỤC TIÊU :
-HS biết: Chỉ hoặc điền đúng được vị trí đồng bằng Bắc Bộ , sông hồng, sông Thái Bình, trên BĐ, lược đồ VN.
 -Nêu được những đặc điểm chính của đồng bằng Bắc Bộ và những hoạt động sản xuất của người dân ở vùng ĐBBB .
 -Chỉ trên BĐ vị trí thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các TP này 
II.CHUẨN BỊ :
 -BĐ Địa lí tự nhiên ,BĐ hành chính VN.
 -Lược đồ trống VN treo tường và của cá nhân HS .
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
32’
3’
.KTBC : 
 -Chỉ vị trí của TP Hải Phòng trên BĐ .
 -Vì sao TP Hải Phòng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của ĐBBB ?
 GV nhận xét, ghi điểm.
‚.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài : 
 *Hoạt động cả lớp: 
 - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí các địa danh trên bản đồ .
 -GV cho HS lên điền các địa danh: ĐB Bắc Bộ sông Hồng, sông Thái Bình vào lược đồ .
 -GV cho HS trình bày kết quả trước lớp .
 *Hoạt động nhóm: 
 -Cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng so sánh về thiên nhiên của ĐB Bắc Bộ vào phiếu học tập .
Đặc điểm thiên nhiên
ĐB Bắc Bộ
-Địa hình 
-Sông ngòi 
-Đất đai
-Khí hậu 
 -GV nhận xét, kết luận .
 * Hoạt động cá nhân :
 -GV cho HS đọc các câu hỏi sau và cho biết câu nào đúng, sai? Vì sao ?
 a/.ĐB Bắc Bộ là nơi sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta .
 c/.Thành phố HN có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất nước.
 d/.TP Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
 -GV nhận xét, kết luận .
ƒ.Củng cố - Dặn dò: 
 GV nói thêm cho HS hiểu .
 -Nhận xét tiết học .
 -Chuẩn bị bài tiết sau .
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lên bảng chỉ .
-HS lên điền tên địa danh .
-Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
-Các nhóm thảo luận và điền kết quả vào Phiếu học tập .
-Đại điện các nhóm trình bày trước lớp .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc và trả lời .
 +Sai.
 + Sai .
 +Đúng .
HS nhận xét, bổ sung.
-HS cả lớp chuẩn bị .
MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP
TIẾT 85
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
Biết dấu hiêïu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.
Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để chọn hoặc viết các số chia hết cho 5.
Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, kết hợp dấu hiệu chia hết cho 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
HS : vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
37’
3’
Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng làm bài 2 của bài trước.
GV nhận xét bài cũ, ghi điểm cho HS
‚Bài mới:
Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 5
Đặt vấn đề.
HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5 và số không chia hết cho 5.
 GV yêu cầu HS tìm vài số chia hết cho 5 và vài số không chia hết cho 5.
Thảo luận phát hiện dấu hiệu chia hết cho 5.
 Yêu cầu HS lên bảng viết kết quả .
 GV cần chú ý hướng cho HS đến các số chia hếtc ho 5 để rút ra Nhận xét chung về các số chia hết cho 5.
 Cho HS Quan sát , đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 5.
 GV gọi HS Nhận xét .
 GV tiếp tục cho HS chú ý đến cột ghi các phép tính không chia hết cho 5 để nêu được chữ số tận cùng của các số bị chia không phải là 5 và 0.
Muốn biết một số có chia hết cho 5 không ta cần xét chữ số tận cùng bên phải, nếu là chữ số 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5, nếu chữ số tận cùng không phải là 0 và 5 thì không chia hết cho 5.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài tập 1:
 Tự làm bài vào vở rồi sửa bài.
Các số chia hết cho 5 là: 35; 660; 3000; 945.
Các số không chia hết cho 5 là:8; 57; 4674; 5553.
Bài tập 2:
 HS nêu yêu cầu đề bài.
 GV cho HS làm bài vào vở .
 GV cho HS kiểm tra chéo kết quả .
Bài tập 3:
 GV gọi một HS đọc đề bài.
 Trao đổi và trình bày .
 Nêu kết quả .
Bài tập 4:
 GV cho HS tìm các số chia hết cho 5 trước, sau đó tìm số chia hết cho 2 trong các số đó.
 Yêu cầu HS nêu Nhận xét về chữ số tận cùng của các chữ số đó.
Kết luận:
Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chia hết cho 5.
 Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
ƒCủng cố dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà xem lại bài, ghi nhớ những nội dung vừa học.
 Dặn HS về nhà làm bài tập.
Nghe
Tìm ví dụ.
Thảo luận.
Ghi kết quả
Quan sát
So sánh
Nhận xét
Quan sát
Nghe
làm bài
nêu
làm bài
Kiểm tra và làm bài
Đọc
Trình bày
Nhận xét
Nghe
Nhận xét
Trả lời
KÝ DUYỆT
BGH
KHỐI TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 17(4).doc