Giáo án Tăng cường Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 8 - Năm 2022

Giáo án Tăng cường Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 8 - Năm 2022

Bài 1: ƯỚC MƠ RỰC SÁNG (2 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức, kĩ năng

 - Đọc đúng rõ ràng bài Ước mơ của A Páo. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai. Hiểu nội dung bài

 - Viết đúng từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng d/r/gi, tiếng chứa vần ang. Hiểu thế nào là văn kể chuyện; viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật trong câu chuyện

 - Nói được nội dung tranh minh họa; trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc.

2. phẩm chất

- Bước đầu hình thành tính cách mạnh dạn, tự tin

3. Năng lực

- NL tự học và tự chủ: Tự tin khi trình bày phát biểu ý kiến

- NL giao tiếp và hợp tác: Tham gia tích cực trong nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV

 II. Đồ đùng dạy-học

- Giáo viên: SGK, máy chiếu, tranh mimh họa,

-Học sinh: SGK, vở ghi,

 

docx 40 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tăng cường Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 1 đến tuần 8 - Năm 2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày soạn: 25/8/2022 Ngày giảng: Thứ 6, 26/8/2022
Tiết 2+3: Tăng cường tiếng việt
Bài 1: ƯỚC MƠ RỰC SÁNG (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng
 - Đọc đúng rõ ràng bài Ước mơ của A Páo. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai. Hiểu nội dung bài
 - Viết đúng từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng d/r/gi, tiếng chứa vần ang. Hiểu thế nào là văn kể chuyện; viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật trong câu chuyện
 - Nói được nội dung tranh minh họa; trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. phẩm chất
- Bước đầu hình thành tính cách mạnh dạn, tự tin
3. Năng lực
- NL tự học và tự chủ: Tự tin khi trình bày phát biểu ý kiến
- NL giao tiếp và hợp tác: Tham gia tích cực trong nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của GV
 II. Đồ đùng dạy-học
- Giáo viên: SGK, máy chiếu, tranh mimh họa,
-Học sinh: SGK, vở ghi,
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Tiết 1
1. HĐ khởi động (3’)
- Cho hs quan sát tranh và nói nội dung tranh
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài
2. HĐ khám phá (15’)
a. Đọc thành tiếng 
- Gọi hs đọc toàn bài
-HD hs đọc từ khó, giải nghĩa từ
- HD hs đọc câu dài: Con đường thật khó đi./những hôm trời....
- Nhận xét
- Gọi hs đọc nối tiếp 3 đoạn
- Cho hs luyện đọc theo nhóm
- Gọi 1 em đọc toàn bài
- Nhận xét
b. Đọc hiểu
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
+ Nhà của A Páo có gì đặc biệt?
+ Tìm những chi tiết miêu tả con đương đi học của A Páo?
+ ước mơ của A Páo là gì? Bạn ấy làm gì để thực hiện ước mơ đó?
+ Em có suy nghĩ gì về ước mơ của A Páo? 
+ Hãy nói về ước mơ của em
- Nhận xét
3. Luyện tập (5’)
- Tổ chức cho hs đọc phân vai
- Gọi hs đọc trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương
4. Vận dụng trải nghiệm (2’)
- Cho hs chia sẻ về con đường ở quê hương mình, con đường em tới trường hàng ngày
- Nhận xét
Tiết 2
1. HĐ Khởi động (3’)
- Cho hs hát
2. Luyện tập thực hành (20’)
a. Viết chính tả
Bài 1: Chọn d/r/gi vào ô trống
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Yêu cầu hs tự làm bài sau đó nêu kết quả
Bài 2: Chọn an hoặc ang và dấu thanh phù hợp cho ô vuông
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
b. Tập làm văn
Bài 1: Đọc câu chuyện Chuyện nhím con
- Gọi hs đọc chuyện
- Yêu cầu hs thảo luận và trả lời câu hỏi
- Gọi hs trình bày
- Nhận xét
Bài 2: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện
- Gọi hs đọc yêu cầu
- HD hs viết đoạn văn
- Gọi hs đọc bài của mình
- Nhận xét, đánh giá
5. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà đọc bài đã viết cho
người thân nghe.
- 2,3 em trả lời
- Lắng nghe
- 1 em đọc toàn bài, lớp theo dõi
- Cá nhân đọc từ khó, giải nghĩa từ
- 2 em đọc
- 3 em đọc trước lớp
- Luyện đọc theo nhóm 3
- HS thảo luận nhóm 4 và trả lời 
- Nhà của A Páo nằm giữa lưng chừng núi đá, xung quanh đâu đâu cũng có đá
- Ngoằn ngoèo uốn lượn theo triên đá, gập ghềnh,...
- A Páo muốn trở thành một kĩ sư cầu đường... Để thực hiện ước mơ bạn ấy đã chăm chỉ học tập, cố gắng học giỏi,..
- Cá nhân nêu
- cá nhân nói về ước mơ của mình
- HS luyện đọc theo nhóm
- 1,2 đọc trước lớp
- Quản ca bắt nhịp cho lớp hát
- 1 em đọc yêu cầu
- Bản dao, hồng rực, thợ rèn, giảng xuống, giãy đành đạch
- 1 em đọc yêu cầu
- HS nêu đáp án
- 1 em nêu yêu cầu
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- 1 em nêu yêu cầu
- Cá nhân viết bài
- 3,4 em đọc bài
Tiết 4: Tăng cường tiếng việt
Bài 2: NHỮNG NGƯỜI BẠN BÊN EM (tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức, kỹ năng
- Đọc đúng, rõ ràng, lưu loát câu chuyện Con chim sáo; đọc diễn cảm đoạn văn bộc lộ cảm xúc; hiểu nội dung câu chuyện 
- Nói được nội dung tranh minh hoạ bài đọc. 
- Trả lời được rõ ràng các câu hỏi về nội dung bài đọc. Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc liên quan đến nội dung, ý nghĩa bài đọc. 	
3. Phẩm chất
- Phẩm chất Bước đầu hình thành tính cách mạnh dạn, tự tin.
2. Năng lực, 
- Năng lực tự tin khi trình bày và phát biểu ý kiến
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia các hoạt động nhóm và hoạt động chung cả lớp. 
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Máy tính, SGK,
- Học sinh :SGK, vở ghi, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ Khởi động (3’) 
- Cho hs quan sát và nói nội dung tranh 
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. HĐ khám phá (15’)
a. Đọc thành tiếng 
- Gọi 1 HS đọc bài (lưu ý đọc diễn cảm đoạn văn bộc lộ cảm xúc, biết nhấn vào từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật như: nước mắt lã chã, vuốt ve, buồn mãi,...). 
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó, giải nghĩa
- Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm: 5 HS đọc 5 đoạn theo nhóm: 
- 5 HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp; 
- GV nhận xét, tuyên dương
b. Đọc hiểu 
- Tổ chức cho HS trao đổi nhóm 4 để thảo luận về các câu hỏi trong bài. 
- Gọi các nhóm trình bày kết quả. 
+ Vì sao con sáo cứ thấy Quang là nói: “Dốt lắm! Dốt lắm!”? 
+ Quang đã thay đổi như thế nào sau đó? Với thay đổi đó, Quang nhận được kết quả ra sao? 
+ Kể lại chuyện xảy ra với con sáo. 
+ Vì sao Quang không muốn bố mua cho con sáo khác nữa?
+ Nếu gặp Quang, em sẽ nói gì để an ủi bạn ấy? 
3. Luyện tập (5’)
- Cho hs luyện đọc diễn cảm câu chuyện theo nhóm 5.
- Gọi hs đọc trước lớp
- Nhận xét
4. Vận dụng, trải nghiệm (1’)
Cho HS chia sẻ về ý kiến cho rằng không nên nuôi nhốt các loại chim.
5. Củng cố-dặn dò (1’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn hs về xem bài tiếp theo
- HS quan sát và nói nội dung tranh (Tranh vẽ một bạn đang đứng trước lồng chim sáo. Trông bạn ấy rất vui. 
- 1 em đọc
- HS luyện đọc các từ khó 
-HS luyện đọc đoạn theo nhóm 5:
- 5 HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp; 
- HS trao đổi nhóm 4 thảo luận 
-Đại diện nhóm trình bày
– Vì Quang làm bài tập chưa tốt, bị cô giáo phê bình. Bố Quang nói Quang dốt lắm, con sáo học nói theo. 
– Quang đã xin lỗi bố và hứa sẽ chăm học. Cuối năm, Quang nhận được giấy khen của nhà trường. 
- Quang quên không đóng cửa ban công; con mèo mướp đã phá chiếc lồng chim rơi xuống sàn, mèo làm con sáo bị chết. 
- Cá nhân nêu (VD: Quang không muốn bố mua cho con sáo khác nữa vì Quang biết không bao giờ có con sáo biết nói câu “Quang ơi! Dốt lắm!” – câu nói khích lệ Quang chăm học hơn. Và có thể Quang không muốn con sáo khác sẽ bị chết nữa,... )
- Cá nhân nêu
- HS luyện đọc theo nhóm
- 2, 3 em đọc
- Cá nhân nêu
Điều chỉnh bổ sung
.....
TUẦN 2
Ngày soạn: 7/9/2022 Ngày giảng: Thứ 5, 8/9/2022
Tiết 2: Tăng cường tiếng việt
Bài 2: NHỮNG NGỜI BẠN BÊN EM (tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức, kỹ năng
- Viết đúng từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; tiếng chứa ân hoặc âng.
- Ghi chép được những sự việc chính trong một câu chuyện. 
2. Phẩm chất
 	- Bước đầu hình thành tính cách mạnh dạn, tự tin.
3. Năng lực, 
- Năng lực tự tin khi trình bày và phát biểu ý kiến. Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia các hoạt động nhóm và hoạt động chung cả lớp. 
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Máy tính, SGK,
- Học sinh: SGK, vở ghi, 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ Khởi động (3’) 
- Cho HS hát. 
2. Luyện tập, thực hành (20’)
a. Viết chính tả 
Bài 1. Chọn g hoặc gh thay cho ô vuông. 
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân sau đó báo cáo kết quả. 
Bài 2. Chọn ân hoặc âng và dấu thanh phù hợp thay cho ô vuông. 
- Thực hiện tương tự bài tập 1
b. Tập làm văn
Bài 1. Đọc lại câu chuyện Con chim sáo và thực hiện yêu cầu, 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm: Đọc thầm câu chuyện, trao đổi trong nhóm thực hiện yêu cầu a và bị ghi vào vở hoặc giấy. 
- Gọi các nhóm trình bày trước lớp 
- Nhận xét
Bài 2. Ghi lại những sự việc chính trong câu chuyện Con chim sáo theo sơ đồ. 
- Cho hs thảo luận nhóm 
- Gọi hs trình bày
- Nhận xét, bổ sung. 
3. Vận dụng, trải nghiệm (2’)
- Dặn HS về nhà viết lại các sự việc chính trong câu chuyện Con chim sáo.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Quản ca bắt nhịp cho lớp hát 
- 1 em nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bài cá nhân, nêu kết quả 
Đáp án: gồ ghề, gồng gánh, ghét, gắn bó. 
Đáp án: bần thần, giận dữ, ân cần, kiên nhẫn, cần, nâng
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. 
-HS làm việc nhóm 2: Đọc thầm câu chuyện, trao đổi trong nhóm thực hiện yêu cầu a và bị ghi vào vở hoặc giấy các ý kiến đã thống nhất trong nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày
- 1 em đọc yêu cầu của bài tập 
- HS thảo luận nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
Mở đầu: Bố mua cho Quang một con sáo. 
+ Sự việc 1: Bố giận Quang lười học, mắng Quang dốt lắm; Quang xin lỗi bố và | hứa chăm học. Con sáo cũng bắt chước nói Quang dốt lắm. 
+ Sự việc 2: Cuối năm, Quang được giấy khen, mong về bắt cào cào thưởng
cho sáo. 
+ Sự việc 3: Quang quên đóng cửa ban công, con mèo làm lồng chim rơi xuống sàn làm con sáo bị chết. Quang rất buồn và ân hận về sơ suất của mình. Kết thúc: Quang buồn nhưng không muốn bố mua cho một con sáo khác nữa. 
Tiết 3+4: Tăng cường tiếng việt
Bài 3: NHỮNG BÀI HÁT EM YÊU (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng
 - Đọc đúng rõ ràng bài Lời ru của mẹ. Đọc đúng các từ dễ phát âm sai. Hiểu nội dung bài
 - Viết đúng từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ng/ngh, tiếng chứa vần ăn/ăng. Viết lại được những sự việc chính trong câu chuyện
 - Nói được nội dung tranh minh họa; trả lời được câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. phẩm chất
- Bước đầu hình thành tính cách mạnh dạn, tự tin
3. Năng lực
- NL tự tin khi trình bày phát biểu ý kiến
- NL giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm và hoạt động chung của lớp
 II. Đồ đùng dạy-học
- Giáo viên: SGK, máy chiếu, tranh mimh họa,
-Học sinh: SGK, vở ghi,
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
Tiết 1
1. HĐ khởi động (3’)
- Cho hs quan sát tranh và nói nội dung tranh
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài
2. HĐ khám phá (15’)
a. Đọc thành tiếng 
- Gọi hs đọc toàn bài
-HD hs đọc từ khó, giải nghĩa từ
- Nhận xét
- Gọi hs đọc nối tiếp 3 đoạn
- Cho hs luyện đọc theo nhóm
- Gọi 1 em đọc toàn bài
- Nhận xét
b. Đọc hiểu
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
+ Theo bài thơ lời ru xuất hiện từ khi nào?
+ Lời ru được ví với những gì?
+ Tìm những câu thơ cho biết lời ru luôn ở bên con
+ Theo em khổ thơ cuối nói lên điều gì? 
+ Tìm và đọc lại vài câu hát ru
- Nhận xét
3. Luyện tập (5’)
- Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng
- Gọi hs đọc trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương
4. Vận dụng trải nghiệm (2’)
- Cho hs tìm đọc/ hát những bài h ... Nhân ái: Lòng yêu thương giúp đỡ bạn bè và những người gặp khó khăn trong cuộc sống
- Chăm chỉ, kiên trì, cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Máy tính, máy chiếu
- HS: SHS, vở ghi, đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động (3’)
- GV chiếu tranh vẽ con chim và cậu bé, yêu cầu hs quan sát và TLCH:
+ Tranh vẽ những hinh ảnh nào ?
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (20’)
* HĐ1: Đọc thành tiếng
- GV đọc lần 1. Tóm tắt nội dung bài.
- Hướng dẫn cách đọc: Với bài đọc này các con cần chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả trong bài.
+ Bài được chia làm mấy đoạn?
- Mời 5 bạn nối tiếp đoạn lần 1. 
- GV kết hợp ghi từ khó, từ học sinh phát âm sai lên bảng
- Mời 5 hs đọc nối tiếp đoạn lần 2. Đọc chú giải trong SGK.
- Cho hs đọc bài trong nhóm
- Mời 5 học sinh đọc trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
* HĐ 2: Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho hs đọc bài, thảo luận nhóm 4, TLCH trong sgk.
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
- Nhận xét, bổ sung, KL: Bài đọc ca ngợi tình bạn sâu sắc và cảm động của Minh và Hiếu. Tình bạn đẹp ấy đã tiếp thêm nghị lực và ước mơ để 2 bạn đỗ vào trường đại học mình mơ ước
3. HĐ luyện tập, thực hành: (15’)
- HD HS luyện đọc diễn cảm. 
- Tổ chức học sinh luyện đọc theo nhóm 5.
- Tổ chức cho hs thi đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
4. HĐ củng cố, dặn dò: (1’)
- Củng cố nội dung bài.
- Giao việc về nhà.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát thực hiện yêu cầu.
- Một số HS trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhắc đầu bài, ghi đầu bài vào vở.
- Theo dõi sgk.
- Nghe HD.
- Bài được chia thành 5 đoạn. 
- 5 HS đọc bài.
- HS luyện đọc từ khó.
- 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. Một học sinh đọc phần chú giải trong SGK.
- Các nhóm đọc bài
- 5 HS đọc bài. Lớp nhận xét.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc bài, thảo luận 5 câu hỏi trong sgk.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Câu 1: Ngay từ khi lọt long Minh đã bị bại liệt hai chân và cả bàn tay phải
Câu 2: Minh tập viết bằng tay trái
Câu 3: Hiếu xin phép bố mẹ đưa bạn đi học mỗi sáng trong suốt 10 năm ròng rã
Câu 4: Cả 2 bạn đỗ trương đại học mơ ước
Câu 5: Cá nhân nêu ý kiến
- Một số hs nhắc lại nội dung. HS ghi vở.
- Nghe HD.
- HS luyện đọc nhóm 5.
- Đại diện một số nhóm thi đọc. Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nghe, ghi nhớ, thực hiện.
Điều chỉnh bổ sung
 --------------------------------------------
TUẦN 8
Ngày soạn: Ngày giảng: Thứ 5,
Tiết 2: Tăng cường tiếng việt
Bài 11: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG (tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức, kỹ năng
- Viết đúng tên riêng địa lí, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
- Viết được đoạn văn kết thúc cho câu chuyện
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự tin khi trình bày và phát biểu ý kiến.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm và hoạt động chung cả lớp.
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được người, sự việc và những chi tiết trong bài học
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Lòng thương yêu giúp đỡ bạn bè và những người gặp khó khăn trong cuộc sống
- Chăm chỉ, kiên trì, cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu
- Học sinh: SHS, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động (3’)
- Quản ca bắt nhịp cho lớp hát
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
2. HĐ luyện tập, thực hành (33’)
a) Viết chính tả
* Bài tập 1: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn.
- Cho hs làm bài cá nhân sau đó trao đổi bài theo cặp trong 2’ rồi gọi HS trình bày trước lớp.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chiếu đáp án đúng: Lai Châu, Lào Cai, Bản Giốc, Hà Giang, Lạng Sơn,
- Gọi 1 HS đọc bài hoàn chỉnh.
* Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn.
- Cho hs làm bài nhóm đôi trong 2’ rồi gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chiếu đáp án đúng: Hang Chi Đảy, Hang Nhà Nhung, Nhà tù Sơn La,
- HS đọc chữa bài vào vở
b) Tập làm văn
* Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- gọi hs đọc câu chuyện Khỉ con thay đuôi
- GV hướng dẫn
- Cho HS thực hiện theo nhóm 
- Gọi đại diện 2 nhóm trình 
- Gọi nhóm khác nhận xét và trình bày lại bài của nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương
* Bài tập 2: 
- gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn
- Cho HS làm bài
- Nhận xét bài làm của hs
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (3’)
- Đọc đoạn kết ccau chuyện em đã viết cho người thân nghe
4. HĐ củng cố, dặn dò: (1’)
- Củng cố nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Lớp hát
- Nhắc lại đầu bài, ghi vở.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo cặp.
- 2 HS nhận xét.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- 2 HS nhận xét.
- HS viết vở
- HS đọc. Lớp đọc thầm.
- 2 em đọc
- Lắng nghe.
- HS thực hiện theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
a) đoạn truyện kể về khỉ con
b) Khỉ con chơi trốn tìm, bị lộ vì đuôi dài nên muốn cắt.
c) cần học hỏi và rèn luyện mới có thể trở thành người thành công trong cuộc sống
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- Cá nhân viết bài
- 2, 3 em đọc 
- Nghe, ghi nhớ, thực hiện.
Tiết 3+4: Tăng cường tiếng việt
Bài 12: THẦY CÔ YÊU THƯƠNG (2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức, kỹ năng
- Đọc đúng, rõ ràng bài Thầy hiệu trưởng. Biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp. Hiểu nội dung bài ( bài kể lại cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Tốt-tô-chan và thầy hiệu trưởng)
- Viết đúng tên riêng người, tên riêng địa lí nước ngoài. Viết được 1 câu chuyện tưởng tượng
- Nói được nội dung trang minh họa. Trả lời được câu hỏi về nội dung bài học
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự tin khi trình bày và phát biểu ý kiến.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm và hoạt động chung cả lớp.
* Năng lực đặc thù
- Nói và nghe: Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc liên quan đến nội dung, ý nghĩa bài học
- Nhận biết được nhân vật, sự việc và những chi tiết diễn biến trong câu chuyện ( Hai mẹ con Tốt-tô-chan bước vào phòng thầy hiệu trưởng, cuộc nói chuyện của hai thầy trò)
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, kiên trì, cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Máy tính, tài liệu học tập
2. HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiết 1
1. HĐ khởi động (3’)
- GV chiếu tranh vẽ con chim và cậu bé, yêu cầu hs quan sát và TLCH:
+ Tranh vẽ những hinh ảnh nào ?
- Nhận xét, KL
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (20’)
* HĐ1: Đọc thành tiếng
- GV đọc lần 1. Tóm tắt nội dung bài.
- Hướng dẫn cách đọc: Với bài đọc này các con cần chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả trong bài.
+ Bài được chia làm mấy khổ?
- Mời 4 bạn nối tiếp lần 1. 
- GV kết hợp ghi từ khó, từ học sinh phát âm sai lên bảng: thỉnh thoảng, nguệch ngoạc, hãi hùng, lã chã,...
- Mời 4 hs đọc nối tiếp đoạn lần 2. Đọc chú giải trong SGK.
- Cho hs đọc bài trong nhóm 2
- Mời 2 học sinh đọc trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
* HĐ 2: Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho hs đọc bài, thảo luận nhóm 4, TLCH trong sgk.
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
- Nhận xét, bổ sung, KL: Ca ngợi tình thương, đùm bọc của các thành viên trong mỗi gia đình chúng ta
3. HĐ luyện tập, thực hành (15’)
- HD HS luyện đọc diễn cảm. 
- Tổ chức học sinh luyện đọc theo nhóm 2
- Tổ chức cho hs thi đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
Tiết 2
1. HĐ khởi động (3’)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Viết nhanh – Viết đúng”.
- Chia lớp thành 2 nhóm, thi nhau viết tên cơ quan, tổ chức đoàn thể trên địa bàn xã của em
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
2. HĐ luyện tập, thực hành (33’)
a) Viết chính tả
* Bài tập 1: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn.
- Cho hs làm bài cá nhân sau đó trao đổi bài theo cặp trong 2’ rồi gọi HS trình bày trước lớp.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chiếu đáp án đúng: Kim Đồng, Nông Văn Dền, Nùng, Nà Mạ, Xuân Hòa, Tường Hà,
- Gọi 1 HS đọc bài hoàn chỉnh.
* Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn.
- Cho hs làm bài nhóm đôi trong 2’ rồi gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chiếu đáp án đúng: Trạm Hốc, Chiềng On, Đông Bâu, Yên Sơn,..
- Cho hs chữa bài vào vở
b) Tập làm văn
* Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn
- Cho HS thực hiện theo nhóm
- Gọi đại diện 2 nhóm trình bày
- Gọi nhóm khác nhận xét và trình bày lại bài của nhóm.
- GV nhận xét
* Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn
- Cho HS làm bài 
- gọi HS đọc bài trước lớp
- GV nhận xét
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (3’)
+ Kể lại 1 sự việc em được tham gia cùng bạn bè hoặc người thân (đến nhà bạn chơi, dọn dẹp vệ sinh,)
- Nhận xét, đánh giá, giáo dục.
4. HĐ củng cố, dặn dò (1’)
- Củng cố nội dung bài.
- Giao việc về nhà.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát thực hiện yêu cầu.
- Một số HS trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
- Nghe, ghi nhớ.
- Nhắc đầu bài, ghi đầu bài vào vở.
- Theo dõi sgk.
- Nghe HD.
- Bài được chia thành 4 khổ thơ. 
- 4 HS đọc bài.
- HS luyện đọc từ khó.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. Một học sinh đọc phần chú giải trong SGK.
- Các nhóm đọc bài. Mỗi hs đọc 2 khổ
- 2 HS đọc bài. Lớp nhận xét.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc bài, thảo luận 5 câu hỏi trong sgk.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Câu 1: nhất-mẹ; nhì-bà; tư-anh hai; măm-chú
Câu 2: mẹ luôn cưng chiều/ bà giặt giũ, nấu cơm, ru bé ngủ/ bố: có bố bên cạnh không sợ sấm sét/ anh trai thích chó mèo vẽ gì cũng siêu/ chú út sửa đồ chơi rất khéo
Câu 3: Vì cả nhà cùng giỏi cùng ngoan như nhau
Câu 4: mọi người trong gia đình đều quan tâm lo lắng yêu thương nhau/ mọi người đều bao bọc cho bạn nhỏ
Câu 5: cá nhân nêu ý kiến
- Nghe HD.
- HS luyện đọc nhóm 2
- Đại diện một số nhóm thi đọc. Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nghe HD, chia nhóm, chơi thi.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Nhắc lại đầu bài, ghi vở.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo cặp.
- 2 HS nhận xét.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- 2 HS nhận xét.
- Lớp chữa bài vào vở
- HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS thực hiện theo nhóm.
- Đại diện 2 nhóm trình bày trước lớp
- HS nhận xét.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- Cá nhân viết bài
- HS đọc bài của mình
+ Liên hệ để kể
- Nghe, ghi nhớ, thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tang_cuong_tieng_viet_lop_4_tuan_1_den_tuan_8_nam_20.docx