Giáo án Khối 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 - Tô Cường Phến

Giáo án Khối 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 - Tô Cường Phến

I-MỤC TIÊU:

- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:

+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.

+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.

- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: Thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn,

II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

+Hai lọ thuỷ tinh (1 to, 1 nhỏ), 2 cây nến bằng nhau.

+Một lọ thuỷ tinh không có đáy (ống thuỷ tinh ), nến, đế kê.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 18 - Năm học 2011-2012 - Tô Cường Phến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Tiết 2: Toán 
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
TCT 86
I - MỤC TIÊU:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9 .
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
- BT3,4 dành cho HS khá, giỏi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: 
3.Bài mới: ( 35 phút )
Giới thiệu: 
Hoạt động1: GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9
Mục đích: Giúp HS tự tìm ra kiến thức: dấu hiệu chia hết cho 9.
Các bước tiến hành
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 9 và vài số không chia hết cho 9 đồng thời giải thích, GV ghi lại thành 2 cột: cột bên trái ghi các số chia hết cho 9, cột bên phải ghi các số không chia hết cho 9.(GV lưu ý chọn viết các ví dụ để đủ các phép chia cho 9 có số dư khác nhau)
Bước 2: Tổ chứa thảo luận để phát hiện
ra dấu hiệu chia hết cho 9
+ GV giao cho mỗi nhóm giấy khổ lớn có 2 cột có ghi sẵn các phép tính
+ GV gợi ý HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái & bên phải xem có gì khác nhau?
Bước 3: GV cho HS nhận xét gộp lại: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
+ Tiếp tục cho HS quan sát cột thứ hai để phát hiện các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.
- Bước 4: Yêu cầu vài HS nhắc lại kết luận trong bài học.
Bước 5: GV chốt lại: 
- Vài HS nhắc lại.
Hoạt động 2: Thực hành
Mục đích: Giúp HS vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để giải các bài tập liên quan đến chia hết cho 9 và không chia hết cho 9
Bài tập 1:
Trước khi HS làm bài, GV yêu cầu HS nêu cách làm bài.
Bài tập 2: Trong các số sau số nào chia hết cho 2 
Tiến hành tương tự bài 1.
Bài tập 3*: Gọi HS khá, giỏi làm bài.
Viết hai số có ba chữ số và chia hết cho 9.
GV yêu cầu HS viết hai số có 3 chữ số chia hết cho 9. 
HS lên bảng viết.
Bài tập 4*: Gọi HS khá, giỏi làm bài.
- GV yêu cầu HS làm vào vở 
- GV hướng dẫn cả lớp cùng làm vài ví dụ đầu theo các cách sau:
+ Cách 1: Lần lượt thử với từng chữ số 0, 1, 2, 3... vào ô trống, nếu có được tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chữ số đó thích hợp.
+ Cách 2: Nhẩm thấy 3 + 1 = 4. Số 4 còn thiếu 5 nữa thì tổng là 9 và 9 thì chia hết cho 2. Vậy chữ số thích hợp cần điền vào ô trống là chữ số 5. Ngoài ra em thử không còn chữ số nào thích hợp nữa.
- Yêu cầu HS tự làm phần còn lại, sau đó vài HS chữa bài trên bảng lớp.
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bài làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 3. 
- GV nhận xét tiết học.
HS tự tìm và nêu.
- HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9
a/ 72 : 9 = 8
Ta có : 7 + 2 = 9
 9 : 9 = 1
 657 : 9 = 73
 Ta có : 6 + 5 + 7 = 18
 18 : 9 = 2
 182 : 9 = 20 (dư 2)
Ta có : 1 + 8 + 2 = 11
 11 : 9 = 1 (dư 2)
 451 : 9 = 50 (dư 1)
Ta có : 4 + 5 + 1 = 10
 10 : 9 = 1 (dư 1)
- Vài HS nhắc lại.
*Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó có chia hết cho 9 hay không.
- 1HS nêu lại đề bài.
+ Các số chia hết cho 9
 99; 1999; 108; 5643; 29385
- 1 HS đọc yêu cầu.
-2 HS lên bảng làm.
+ Số không chia hết cho 9?
96; 7853; 5554; 1097
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả.
+ 351; 684.
- HS làm bài nêu miệng kết quả.
- HS sửa bài.
+ Số chia hết cho 9.
315; 135; 225 
Tiết 3: Lịch sử
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
TCT 18
Tiết 4:
MÔN:KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
TCT 35
I-MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ:
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: Thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn,
II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
+Hai lọ thuỷ tinh (1 to, 1 nhỏ), 2 cây nến bằng nhau.
+Một lọ thuỷ tinh không có đáy (ống thuỷ tinh ), nến, đế kê.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Khởi động: 
2.Bài cũ:
3.Bài mới: ( 35 phút )
Giới thiệu:
*Bài “Không khí cần cho sự cháy”
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy:
- Các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị đồ dúng thí nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm đọc mục”Thực hành” trang 70 SGK.
- Vai trò của ni-tơ đối với sự cháy như thế nào?
Kết luận:
Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
Hay nói cách khác: không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống
-Các nhóm báo cáo về đồ dùng chuẩn bị thí nghiệm.
-Yêu cầu HS đọc mục thực hành trang 70,71 SGK để biết cách làm.
Kết luận:
Để duy trì sự cháy, cần kiên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông.
- Các thí nghiệm trên ta rút ra bài học gì?
* HS nêu lại bài học.
4.Củng cố: ( 3 phút )
-Hãy ứng dụng những gì vừa học giải thích sự cháy của ngọn đèn dầu, của bếp lửa. Tại sao xung quanh cái chụp đèn có nhiều lỗ nhỏ? Tại sao ta phải quạt bếp?
Dặn dò: ( 2 phút )
- HS về nhà xem lại bài và học thuộc bài học.
Chuẩn bị bài sau: Không khí cần cho sự sống.
- GV nhận xét tiết học.
- Báo cáo đồ dùng.
- Đọc SGK.
- Các nhóm đôi làm thí nghiệm như SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến.
- Các nhóm cử thư kí ghi lại ý kiến và kết quả quan sát theo mẫu:
Kích thước lọ thuỷ tinh
Thời gian cháy
Giải thích
1.Lọ to
2.Lọ nhỏ
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Giúp cho sự cháy không diễn ra quá nhanh và mạnh.
- 2 HS nhắc lại.
-Làm thí nghiệm như SGK và nhận xét kết quả. Thảo luận giải thích nguyên nhân làm cho ngọn nến cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không đáy được kê lên đế không kín?
- 2 HS nêu lại.
- 2 HS nêu lại.
* Vài HS đọc lại bài học SGK.
- 2 HS nêu lại.
Tiết 5
Môn: Đạo đức
Bài : THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I
TCT: 18
I.MỤC TIÊU: 
 - Hiểu:
 + Trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
 + Bày tỏ được ý kiến của bản thân và lắng nghe ý kiến của người khác.
 + Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà,cha mẹ.
 + Biết được công lao của thầy giáo ,cô giáo.
 - Thực hành kĩ năng xử lí tình huống đóng vai hành vi thông qua nội dung đã học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh hiếu thảo với ông bà,cha mẹ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 - Gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Những biểu hiện yêu lao động là gì?
+ Lấy VD về biểu hiện không yêu lao động?
- Gv nhận xét.
2. Dạy – học bài mới ( 30’)
a. Giới thiệu bài:
 Giờ học hôm nay các em sẽ thực hành kĩ năng xử về hành vi, chuẩn mực thông qua nội dung đã học.
b. Phát triển bài:
t Trung thực trong học tập:
- Hỏi:
+ Trong học tập, vì sao phải trung thực ?
+ Khi đi học,bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ? Nếu chúng ta gian trá,chúng ta có tiến bộ được không ?
GV: Học tập giúp chúng ta tiến bộ.Nếu chúng ta gian trá,giả dối ,kết quả học tập là không thực chất - chúng ta sẽ không tiến bộ được.
- Gọi một học sinh kể lại mẩu chuyện, tấm gương mà em biết về trung thực trong học tập.
- GV nhận xét và khen ngợi HS.
t Biết bày tỏ ý kiến: 
- Gọi HS phát biểu quyền của trẻ em để phát biểu ý kiến.
- Hỏi:
+ Việc nêu ý kiến của các em có cần thiết hay không? Em cần bày tỏ để việc thực hiện những vấn đề có liên quan để làm gì?
+ Em cần thực hiện quyền đó như thế nào ?
- Gv nhận xét và kết luận: Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến với người lớn khi quyền đó phù hợp với lứa tuổi. 
tHiếu thảo với ông bà cha mẹ:
- Hỏi:
 + Theo em ,việc làm thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha me?
+ Chúng ta không nên làm gì đối với ông bà,cha mẹ ?
- GV kết luận và hỏi tiếp.
+ Các em có biết những câu thơ nào khuyên răn chúng ta phải biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà cha mẹ không?
t Biết ơn thầy giáo cô giáo:
- Hỏi: 
+ Đối với thầy, cô giáo chúng ta cần phải có thái độ như thế nào? 
+ Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy giáo, cô giáo ?
- GV yêu cầu HS kể lại một kỉ niệm khó quên với thầy giáo, cô giáo của mình (Nếu có) hoặc đọc những câu thơ, ca dao tục ngữ nói về sự biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
- GV nhận xét và kết luận: Dù chúng ta đã học lớp khác có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ hay thay cô giáo mới, các em phải ghi nhớ “chúng ta luôn phải biết kính trọng, yêu quý, biết ơn thầy cô”.
3. Củng cố - Dặn dò: (5’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em chuẩn bị bài “ Kính trọng, biết ơn người lao động”.
- HS trả lời câu hỏi.
+ Những biểu hiện yêu lao động là:
òVượt mọi khó khăn,chấp nhận thử thách để làm tốt việc của mình.
òTự làm lấy công việc của mình.
òLàm việc từ đầu đến cuối , ...
+ VD về biểu hiện không yêu lao động như:
òỶ lại,không tham gia vào lao động.
òKhông tham gia lao động từ đầu đến cuối.
òHay nản chí,không khắc phục khó khăn trong lao động,...
- Lắng nghe.
- Trung thực trong học tập.
+ Trung thực để đạt kết quả học tập tốt và để mọi người tin yêu.
+ HS suy nghĩ trả lời.
- Lắng nghe.
- HS kể.
 Tình huống: Một bạn học sinh học cùng lớp phải nghỉ học nhiều ngày. Vậy em phải làm gì để giúp bạn 
- Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến với người lớn khi quyền đó phù hợp với lứa tuổi. 
+ Có. Em bày tỏ để việc thực hiện những vấn đề đó phù hợp với em hơn,tạo điều kiện phát triển tốt hơn.
+ Em cần nêu ý kiến thẳng thắn,mạnh dạn,nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn.Không đưa ra ý kiến vô lí,sai trái.
- HS nhắc lại.
+ Hiếu thảo với ông bà ,cha me là quan tâm tới ông bà, cha mẹ. Chăm sóc lúc ông bà bị mệt, ốm. Làm giúp ông bà, cha mẹ những công việc phù hợp.
+ Không nên đòi hỏi ông bà, cha mẹ khi ông bà cha mẹ bận, mệt, những việc không phù hợp ( mua đồ chơi, ).
+ HS trả lời và đọc những câu thơ khuyên răn chúng ta phải biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
+ Phải tôn trọng, biết ơn.
+ Vì thầy cô đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Vì vậy, các em cần phải kính trọng, biết ơn, thầy giáo, cô giáo.
- HS HS kể lại một kỉ niệm khó quên với thầy giáo, cô giáo của mình (Nếu có) hoặc đọc những câu thơ, ca dao tục ngữ nói về sự biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
- Lắng nghe.
 Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tập đọc
TIẾT 1	BÀI: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)
TCT 35
I.MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học ( tóc độ đọc khoảng 80 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn,  ... ng các số đã chia hết cho 2 và 3, các số chia hết cho 5 và chia hết cho 9). Sau đó cá nhân HS tự làm vào vở rồi chữa bài.
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
HS tự làm vào vở sau đó kiểm tra chéo lẫn nhau. 
Gv nhận xét cho điểm. 
Bài tập 4*: ( Bỏ)
Bài 5*: HS khá, giỏi làm.
- HS đọc đề toán. HS phân tích: Nếu xếp thành 3 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3. Nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5. Các số vừa chia hết cho 3, vừa chia hết cho 5 là: 0; 15; 30, 45; ..; lớp ít hơn 35 HS và nhiều hơn 20 HS. Vậy số học sinh của lớp là 30. 
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bài làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra định kì I.
- GV nhận xét tiết học.
- 4HS làm bài
- Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả:
a. Số chia hết cho 2:
4568; 2050; 35766
c. Số chia hết cho 5: 
7435; 2050; 
b. Số chia hết cho 3
2229; 35766
d. Số chia hết cho 9
35766
HS làm bài.
HS sửa.
a. Số chia hết cho cả 2 và 5; chọn số có tận cùng là chữ số 0:
 64620
b. Số chia hết cho cả 3 và 2; Chọn các số chia hết cho 2 sau đó chọn trong các số chia hết cho 3. Ta có: 
 57234; 64620; 
c. Số chia hết cho cả 2; 3 ; 5; và 9. 
 64620
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS sửa.
a. 528; 558;588
b. 603; 693
c. 240; 
d. 354
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS nêu lại kết quả, HS khác nhận xét.
Giải
 Số HS của lớp học phải là số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 và số đó phải bé hơn 35 và lớn hơn 20.
Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là: 0; 15; 30; 45;
Vì số cần tìm bé hơn 35 và lớn hơn 20 nên ta chọn số 30. Vậy lớp học đó có 30 học sinh.
Tiết 4	Chính tả 
BÀI: ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 6)
TCT 18
I.MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2).
II.CHUẨN BỊ :
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
- Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật.
- Một số tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý cho BT2a.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Bài mới: ( 35 phút )
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc và HTL
(1/6 số HS trong lớp) 
GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau.
Hoạt động 2: Bài tập 2 
- GV hướng dẫn HS thực hiện từng yêu cầu:
Quan sát một đồ dùng học tập, chuyển 
kết quả quan sát thành dàn ý 
GV nhận xét, giữ lại dàn ý tốt nhất, xem như là mẫu nhưng không bắt buộc mọi HS phải cứng nhắc làm theo. 
b) Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng. 
GV nhận xét, khen ngợi những HS viết mở bài hay.
Tương tự như thế với các kết bài. 
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học.
Yêu cầu HS ghi nhớ những nội dung vừa học; về nhà sửa lại dàn ý, hoàn chỉnh phần mở bài, kết bài, viết lại vào vở; thử làm bài luyện tập ở tiết 7, 8.
Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 1- 2 phút).
HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài (theo chỉ định trong phiếu).
HS trả lời.
1HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS xác định yêu cầu của đề.
1 HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật trên bảng phụ.
HS chọn 1 đồ dùng học tập để quan sát.
Từng HS quan sát đồ dùng học tập của mình, ghi kết quả quan sát vào vở nháp, sau đó chuyển thành dàn ý.
HS phát biểu ý kiến.
1 số HS trình bày dàn ý của mình trên bảng lớp.
Cả lớp nhận xét. 
HS viết bài.
Lần lượt từng em tiếp nối nhau đọc các mở bài, các kết bài. 
Cả lớp nhận xét. 
VD: 
a/ Mở bài gián tiếp:
 Có một người bạn luôn bên em mỗi ngày, luôn chứng kiến những buồn vui trong học tập của em, đó là chiếc bút máy màu xanh. Đây là món quà em được bố tặng cho khi vào năm học mới.
b/ Kết bài mở rộng:
 Em luôn giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ bỏ quên hay quên đậy nắp. Em luôn cảm thấy có bố em ở bên mình, động viên em học tập.
	Tiết 5	. MÔN:KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG 
TCT 36
I-MỤC TIÊU:
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
- GDMT: GD học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
-Ô-xi và ni-tơ có vai trò như thế nào đối với sự cháy?
- Nêu lại ghi nhớ. - GV nhận xét cho điểm.
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu:Để chứng minh con người, động vật, thực vật đều cần không khí để thở như thế nào ? Hôm nay, các em tìm hiểu qua bài.
 “Không khí cần cho sự sống”
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người.
-Yêu cầu HS làm theo hướng dẫn ở mục “Thực hành”trang 72.
-Các em hãy nín thở, mô tả lại cảm giác lúc nín thở.
-Dựa vào tranh ảnh, em hãy nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người.
-Trong đời sống, người ta ứng dụng kiến thức này như thế nào?
*GV kết luận:
- 2 HS nhắc lại.
Hoạt động 2:Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật: 
-Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi trang 72 SGK: Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết?
-Giảng: người ta đã làm thí nghiệm nhốt 1 con chuột bạch vào 1 chiếc lồng kín có đủ thức ăn và nước uống, không lâu sau con chuột chết vì nó đã dùng hết ô-xi trong lồng kín, dù thức ăn và nước uống vẫn còn.
-Cây cũng cần phải hô hấp lấy ô-xi, em hãy giải thích tại sao không nên trồng nhiều cây trong nhà đóng kín cửa?
Hoạt động 3:Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi 
-Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK theo nhóm 4, thời gian 5 phút.
-Gọi vài HS nói trước lớp.
-Yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi:
+Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
+Thành phần nào của không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
+Trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi?
Kết luận:
Người, động vật, thcự vật muốn sống cần có ô-xi để thở.
4. Củng cố – Dặn dò : (5 phút )
- GDBVMT: Không khí rất cần cho sự sống em cần phải làm gì để bảo vệ bầu không khí?
- Chuẩn bị tiết sau: Tại sao có gió?
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- Lắng nghe.
-HS dễ dàng cảm thấy luồng không khí ấm chạm vào tay khi các em thở ra.
-Mô tả cảm giác nín thở.
-Con người cần không khí để thở.
-Xây nhà cao thoáng khí; thợ lặn mang theo bình khí khi lặn sâu xuống biển.
-* Ô-xi không khí là thành phần quan trọng hô hấp con người.
- Thảo luận nhóm đôi, đại diện nhóm trình bày.
- Nếu nhốt chuột vào trong chiếc bình có đủ thức ăn nước uống khi chuột thở hết ô-xi trong bình thì bị chết.
-Vì không còn ô-xi để thở.
-Nêu ý kiến thắc mắc.
- Cây hô hấp thải ra Khí các-bô-nic, hút khí ô-xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người.
-Vì cây sẽ hút hết ô-xi và thải ra các-bô-níc ảnh hưởng đến sự hô ấp con người.
-HS thực hiện theo nhóm 4, thời gian 5 phút, đại diện nhóm trình bay kết quả. 
+Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước(Bình ô-xi người thợ lặn đeo ở lưng).
+Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan(Máy bơm không khí vào nước.
-Thảo luận trả lời:
+ Những người thợ lặn, thợ làm việc trong hầm lò, người bị bệnh năng cần cấp cứu
- 2 HS nhắc lại.
- HS nêu lại.
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
	Tiết 1	Tập làm văn
BÀI: KIỂM TRA (ĐỌC)
TCT 36
Tiết 3	Toán 
	KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TCT 90
TIẾT 5	KỂ CHUYỆN
KIỂM TRA VIẾT
TCT 18
Tiết 
SINH HOẠT TUẦN 18
I.DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ:
 - Lớp trưởng báo cáo việc chuyên cần và tình hình chung lớp của các bạn.
 - Lớp phó học tập báo cáo việc học tập của các bạn.
 - Lớp phó lao động báo cáo việc vệ sinh trong, ngoài lớp học.
*Ưu điểm:
.........................................................................................................
 * Tồn tại:
.....................................................................................................................
 II.KẾ HOẠCH TUẦN 19: ....................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
KÍ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
KÍ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
Cái Keo, ngày .../12/2011
Tổ trưởng
Tổng số : . . . tiết , đã soạn : . . . tiết.
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
.......................................................................
Cái Keo, ngày .../12/2011
P.hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 20112012 tuan 18.doc