Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Chính tả (nhớ viết)

 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu:

 - Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.

 - Làm đúng BT3 ( viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho); làm được BT2 a/b.

 - GD ý thức rèn chữ giữ vở.

II. Đồ dùng dạy - học:

Phiếu khổ to viết nội dung bài 2.

III. Các hoạt động dạy - học:

1.Kiểm tra bài cũ:

2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn HS nhớ - viết:

- GV nêu yêu cầu của bài. HS: 1 em đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ.

- Cả lớp theo dõi.

- 1 em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ.

- Cả lớp đọc thầm bài thơ trong SGK để nhớ chính xác khổ thơ.

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11:
Ngày soạn: 4/11/2011.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011.
 Giáo dục tập thể :
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 ( Tổng phụ trách đội soạn)
Tập đọc
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
I. Mục tiêu: theo Trinh Đường
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.( trả lời được CH sgk)
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Mở đầu: Giới thiệu chủ điểm
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*. Luyện đọc:
HS: Nối tiếp nhau đọc 4 đoạn 2 - 3 lượt.
- GV nghe, kết hợp sửa lỗi cho HS và giải nghĩa từ khó.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi.
c. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm đoạn từ đầu chơi diều và trả lời.
? Tìm những tư chất nói lên sự thông minh của Nguyễn Hiền
- Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, trí nhớ lạ thường: Có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
- Đọc tiếp và trả lời:
? Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào
- Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng. Tối đến đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. sách của Hiền là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả con đom đóm vào trong. Mỗi lần có bài thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô, nhờ bạn xin thầy chấm hộ.
? Vì sao chú bé Hiền lại được gọi là ông Trạng thả diều
- Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi 13 khi vẫn còn là 1 chú bé ham thích chơi diều.
- 1 HS đọc câu hỏi 4.
- Cả lớp suy nghĩ trả lời.
- GV kết luận phương án đúng:
“Tuổi trẻ tài cao”, “công thành danh toại”, “có chí thì nên”.
d. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
- GV hướng dẫn đơn giản để tìm giọng đọc diễn cảm phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- GV đọc diễn cảm 1 đoạn.
HS: Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- 1 vài em thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV nghe, uốn nắn, sửa sai.
3. Củng cố – dặn dò:
	? Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
Chính tả (nhớ viết)
 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu:
	- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ.
	- Làm đúng BT3 ( viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho); làm được BT2 a/b. 
	- GD ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu khổ to viết nội dung bài 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- GV nêu yêu cầu của bài.
HS: 1 em đọc 4 khổ thơ đầu bài thơ.
- Cả lớp theo dõi.
- 1 em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ trong SGK để nhớ chính xác khổ thơ.
- GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày từng khổ thơ.
HS: Gấp SGK viết vào vở.
HS: Thu vở để GV chấm bài.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2:
- GV dán 3, 4 tờ phiếu đã viết sẵn đoạn thơ.
HS: Đọc thầm yêu cầu.
HS: Các nhóm làm bài theo kiểu tiếp sức.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV chốt lại lời giải đúng:
a) Trỏ lối sang - nhỏ xíu - sức nóng - sức sống - thắp sáng.
b) Nổi tiếng, đỗ trạng, ban thưởng, rất đỗi, chỉ xin nồi nhỏ, thuở, phải, hỏi mượn của, dùng bữa, để ăn, đỗ đạt.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- 3 - 4 HS làm bài vào phiếu.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV chốt lại lời giải đúng.
HS: Thi đọc thuộc lòng những câu nói đó.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Toán
NHÂN VỚI 10, 100, 1000. CHIA CHO 10, 100, 1000
I.Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tron nghìn cho 10, 100, 1000
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) cho 10, 100, 1000
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS: 1 em lên bảng chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS nhân 1 số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10:
- GV ghi bảng: 35 x 10 = ?
HS: Trao đổi cách làm.
VD: 35 x 10 = 10 x 35
= 1 chục x 35 = 35 chục
= 350
(Gấp 1 chục lên 35 lần)
Vậy: 35 x 10 = 350
- Nhận xét 35 so với 350 thì như thế nào?
- 1 số không có số 0 ở sau.
- Khi nhân 35 với 10 chỉ việc thế nào?
- Thêm vào bên phải số 35 một chữ số 0
=> Rút ra ghi nhớ (ghi bảng).
HS: 2 - 3 em đọc ghi nhớ.
* GV hướng dẫn tiếp từ 35 x 10 = 350
=> 350 : 10 = 35
HS: Trao đổi và rút ra nhận xét khi chia số tự nhiên cho 10, ta chỉ việc bỏ bớt đi 1 chữ số 0 ở bên phải số đó.
c. Hướng dẫn HS nhân 1 số với 100, 1000,  chia cho 1 số tròn trăm, tròn nghìn cho 100, 1000
- (GV làm tương tự như trên).
d. Thực hành:
+ Bài 1: Làm miệng.
HS: Nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS nhắc lại nhận xét sau đó trả lời miệng.
a. 18 x 10 = 180 82 x 100 = 8200
 18 x 100 = 1800 75 x 1000= 75000
 18 x 1000 = 18000 19 x 10 = 190
 HSKG 256 x 1000 = 2560000
 302 x 10 = 30200 
 400 x 100 = 40000
b.9000 : 10 = 900 6800 : 100 = 68
 9000 : 100 = 90 420 : 10= 42
 9000 : 1000 = 9 2000 : 1000 = 2
 HSKG 20020 : 10 = 2002
 200200 : 100 = 2002 
 2002000 : 1000 = 2002
+ Bài 2: Làm vào vở.
HS: Đọc yêu cầu.
GV hỏi:
- Hai HS lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
- Một yến bằng bao nhiêu kilôgam?
- Bao nhiêu kilôgam bằng một yến?
GV hướng dẫn mẫu:
	300 kg = ? tạ.
Ta có:	100 kg = 1 tạ
	300 : 100 = 3 tạ.
Vậy:	300 kg = 3 tạ.
 70 kg = 7 yến
	800 kg = 8 tạ
	300 tạ = 30 tấn
HSKG	120 tạ = 12 tấn
	 5 000 kg = 5 tấn
	 4 000 g = 4 kg
- HS đổi vở chéo cho nhau soát lại bài.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Ngày soạn: 5/11/2011.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 8. tháng 11 năm 2011.
Mĩ thuật
Gv bộ môn soạn giảng
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu:
- Nắm được 1 số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
- Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các BT thực hành (1,2,3) trong sgk. 
- HS khá giỏi biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a.Giới thiệu:
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
. Bài 1: Không làm
2. Bài 2:
HS: 2 em nối nhau đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp.
- Một số em làm vào phiếu và dán lên bảng. Các HS làm vào vở bài tập.
- GV chốt lại lời giải đúng:
a)Thế mà chỉ ít lâu sau, Ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.
Không hợp lý
b) Chào mào sắp hót 
Cháu vẫn đang xa
 mùa na đã tàn.
b) Chào mào đã hót, cháu vẫn đang xa Mùa na sắp tàn.
3. Bài 3:
HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- 3 - 4 em làm bài trên phiếu.
- GV gọi 1 số HS lên trình bày.
- Chốt lại lời giải đúng:
- Đại diện nhóm lên trình bày.
+ “Nhà bác học đang làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ bước vào. (bỏ từ đang) 
+ Nó đọc gì thế? (hoặc nó đang đọc gì thế?) Bỏ từ sẽ.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Toán
 TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính.
- GD ý thức ham học toán.
II. Đồ dùng: 
Bảng phụ kẻ sẵn phần b SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS: Lên bảng chữa bài tập.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
a. Giới thiệu:
b. So sánh giá trị của hai biểu thức:
- GV viết bảng: (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)
HS: 2 em lên tính giá trị của 2 biểu thức .
(2 x 3) x 4 
= 6 x 4 
= 24
2 x (3 x 4) 
= 2 x 12 
= 24
- Em hãy so sánh 2 kết quả.
HS: 2 kết quả bằng nhau.
- 2 biểu thức đó như thế nào?
- Bằng nhau:
(2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4)
c. Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống:
- GV treo bảng phụ, giới thiệu cấu tạo và cách làm.
HS: Lần lượt tính giá trị của a, b, c rồi viết vào bảng.
+ Với a = 3 ; b = 4 ; c = 5
thì: (a x b) x c = (3 x 4) x 5 = 60
Và: a x (b x c) = 3 x (4 x 5) = 60
+ Với a = 5; b = 2; c = 3 
thì: (a x b) x c = (5 x 2) x 3 = 30
Và: a x (b x c) = 5 x (2 x 3) = 30
=> Kết luận: (a x b) x c = a x (b x c)
- (a x b) x c gọi là 1 tích nhân với 1 số. 
- a x (b x c) gọi là 1 số nhân với 1 tích.
=> Rút ra ghi nhớ: Khi nhân 1 tích 2 số với số thứ 3, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ 2 và thứ 3.
- 2 - 3 em đọc ghi nhớ.
=> a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c).
d. Thực hành:
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
Mẫu: 2 x 5 x 4 = ?
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở .
* Cách 1:
2 x 5 x 4 = (2 x 5) x 4 = 10 x 4 = 40
* Cách 2:
2 x 5 x 4 = 2 x (5 x 4) = 2 x 20 = 40
a. 4 x 5 x 3 = (4 x 5) x 3 = 20 x3 = 60
 5 x 2 x 6 = (5 x 2) x 6 = 10 x 6 = 60
b. HSKG
 5x 2 x 7 = ( 5 x 2) x 7 = 10 x 7 = 70
 3 x 4 x 5 = 3 x ( 4 x 5 ) = 3 x 20 = 60
+ Bài 2: Làm vở.
HS: Đọc yêu cầu.
Tính bằng cách thuận tiện:
2 em lên bảng, cả lớp làm vào vở.
a) 13 x 5 x 2	= 13 x (5 x 2) 
	= 13 x 10 
	= 130
b) HSKG : 5 x 26 x 2 = (5 x 2) x 26
 = 10 x 26
 = 260
5 x 2 x 34	= (5 x 2) x 34
	= 10 x 34 
	= 340
5 x 9 x 3 x 2 = (5 x 2) x (3 x 9)
= 10 x 27 
= 270
+ Bài 3: HSKG
HS: Đọc yêu cầu.
? Bài toán cho biết gì
- 1 em lên bảng giải.
? Bài toán hỏi gì
- Cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Số học sinh của một lớp là:
2 x 15 = 30 (em)
Số học sinh của 8 lớp là:
30 x 8 = 240 (em)
Đáp số: 240 em.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
Kể chuyện
BÀN CHÂN KỲ DIỆU
I. Mục tiêu:
- Nghe quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện “Bàn chân kỳ diệu”.do GV kể.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Kí giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
	- Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa truyện.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu – ghi tên bài:
2. GV kể chuyện: (2 - 3 lần)
HS: Quan sát tranh minh họa, đọc thầm các yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK.
- GV kể mẫu (2 - 3 lần), giọng chậm.
+ Lần 1: GV kể kết hợp giới thiệu về ông Nguyễn Ngọc Kí.
HS: Nghe.
+ Lần 2: GV kể, chỉ tranh minh họa.
HS: Nghe kết hợp nhìn tranh, đọc lời dưới mỗi tranh.
+ Lần 3: GV kể (nếu cần).
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: N ... đã chuẩn bị ra, quan sát.
- GV: Chỉ hình vuông và nói mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m.
- Giới thiệu cách đọc và viết. 
Đọc: Mét vuông.
HS: Đọc mét vuông.
Viết tắt: m2.
Viết: m2.
HS: Quan sát hình vuông, đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông và phát hiện mối quan hệ 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại.
3. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc kỹ đề bài và tự làm.
- 2005m2; 28911cm2
- Một nghìn chín trăm tám mươi mét vuông.
Tám nghìn sáu trăm đề xi mét vuông.
 + Bài 2: 
+ Bài :3:
Nêu yêu cầu làm bài.
1m2 = 100dm2 400dm2 = 4m2
100dm2 = 1m2 2110m2 = 211000dm2
1m2 = 10000cm2 15m2 = 150000cm2
10000cm2 = 1m 210dm22cm2 = 1002cm2
HS: Đọc đề bài, tóm tắt và tự làm.
GV hỏi: Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Diện tích của 1 viên gạch lát nền là:
30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền. Vậy diện tích căn phòng là:
900 x 200 = 180 000 (cm2)
= 18 (m2)
Đáp số: 18 m2.
+ Bài 4: HSKG
HS: Đọc đầu bài và tự làm vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
(1)
(2)
(3)
(4)
5 cm
4 cm
5 cm
6 cm
3 cm
Bài giải:
Diện tích hình chữ nhật to là:
15 x 5 = 75 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật (4) là:
5 x 3 = 15 (cm2)
Diện tích miếng bìa là:
75 - 15 = 60 (cm2)
Đáp số: 60 cm2.
- GV chấm bài cho HS.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập.
 Âm nhạc
ễN TẬP BÀI HÁT
KHĂN QUANG THẮM MÃI VAI EM
Tập đọc nhạc: TĐN số3
I: Mục tiờu
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca
 - Biết hỏt kết hợp gừ đệm theo nhịp, theo phách của bài hát.
 -Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ 
 - Đọc chuẩn xác bài tđn số 3 và gừ đệm theo phách 
 - Giáo dục hs chăm học , ngoan ngoón xứng đáng là con ngoan trũ giỏi chỏu ngoan Bỏc Hồ .
II:Đồ dùng dạy học:
 * Gv: Đàn, nhạc cụ gừ, một vài động tác múa phụ hoạ , bảng phụ tđn số 3
 *Hs: sỏch õm nhạc lớp 4, vở ghi.
III: Các hoạt động dạy - học :
 1- ổn định tổ chức 
 2- Kiểm tra bài cũ
 3-Bài mới
 - Gv giới thiệu nội dung tiết học 
Hoạt động 1:
Ôn tập bài hát Khăn quàng thắm mói vai em 
- Hs luyện thanh mi,ma. 
- Hs hỏt lại bài theo nhúm, cỏ nhõn 
- Hỏt kết hợp gừ đệm theo nhịp 
+ Khi trông phương đông vừa hé ánh dương - Hs thực hiện mẫu sau đó lớp thực hiện 
- Nhúm, cỏ nhõn thực hiện (luõn phiờn)
- Hát kết hợp múa vận động phụ hoạ 
- Cỏ nhõn thực hiện mẫu sau đó hướng dẫn lớp thực hiện từng động tác 
- Lớp mỳa cả bài 
- nhúm biểu diễn (luõn phiờn)
- Cỏ nhõn mỳa hs khỏc nhận xột 
* Hoạt động 2: Tập đọc nhạc (TĐN số 3)Tôi hát son la son của nhạc sĩ Vũ Thanh 
- Hs trả lời nhịp 2, cú 10 nhịp 
-Cú 2 cõu ; cõu 1; 4 nhịp cõu 2; 6 nhịp 4
- HS quan sát bảng phụ nhận xét về tên nốt trong bài tập đọc nhạc.
 - Có nốt: Đ, R, M, S L (HS nói tên nốt trên khuông)
- HS luyện tập cao độ: Đ, R, M, S, L.
- HS nhận biết hỡnh nốt: Trắng, đen.
- HS luyện tập tiết tấu của bài TĐN
- Hs nghe bài tđn 
- HS đọc cao độ từng câu theo đàn
- lớp đọc cả bài 
- Luyện tập nhúm, cỏ nhõn (luõn phiờn)
- HS đọc nhạc kết hợp gừ đệm theo phách.
- HS quan sỏt làm mẫu
- Lớp thực hiện
- HS đọc lời ca
- HS đọc nhạc và ghép lời ca
- Một nhóm đọc nhạc, một nhúm ghộp lời ca (luõn phiờn)
- Cỏ nhõn thực hiện
* Phần kết thỳc 
- Cả lớp hỏt lại 1 lần
- Giáo dục hs chăm học , ngoan ngoón xứng đáng là con ngoan trũ giỏi chỏu ngoan Bỏc Hồ .
- về học bài chuẩn bị bài sau.
- Gv ghi bảng 
-Gv đàn
- Gv yêu cầu
- Gv nhân xét sửa sai khích lệ 
- Gv hướng dẫn hs thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 
- Gv yêu cầu 
- Gv nhân xét sửa sai khích lệ 
- Gv yêu cầu cá nhân múa mấu sau đó hướng dẫn lớp múa từng động tác đến hết bài 
- Gv nhận xét khích lệ hs
- Gv chỉnh sửa 
-Gv đệm đàn
- Gv nhân xét sửa sai khích lệ 
 - GV treo bảng phụ cho hs nhận xét về nhịp, câu 
Hs nói tên nốt của bài TĐN.
- GV yêu cầu
- Gv nhận xét sửa sai khích lệ 
- GV đàn
- HS nhận xét hình nốt
- GV nhận xét sửa sai khích lệ HS
- GV yêu cầu
- GV đệm đàn cả bài TĐN số 2
- GV đàn cao độ từng câu ngắn cho HS đọc theo
- GV yêu cầu
- GV đệm đàn
- GV nhận xét sửa sai khích lệ HS
- Đánh dấu dưới các nốt cần gõ
- GV làm mẫu
- GV yêu cầu và đệm đàn
- GV yêu cầu
- GV đệm đàn
- GV nhận xét sửa sai khích lệ HS
- GV đệm đàn
- Gv yêu cầu
- Nhận xét giờ học
Tập làm văn
MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Nắm được hai cách mở bài là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện.ND ghi nhớ.
- Nhận biết được mở bài theo cách đẫ học (BT1, BT2, mục III); bước đầu viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III).
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- 2 HS thực hành trao đổi với người thân về 1 người có nghị lực ý chí vươn lên trong cuộc sống.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Phần nhận xét:
+ Bài 1, 2:
HS: 2 em nối tiếp nhau đọc bài 1, 2. 
- Cả lớp theo dõi.
- GV hỏi:
? Tìm đoạn mở bài trong truyện
HS: “Trời mùa thu tập chạy.”
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ và trả lời.
- GV yêu cầu HS so sánh cách mở bài thứ hai so với cách mở bài trước?
- Cách mở bài sau không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể.
- GV chốt lại: Đó là 2 cách mở bài cho bài văn kể chuyện: Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
c. Phần ghi nhớ:
- 3 - 4 em đọc nội dung ghi nhớ.
d. Phần luyện tập :
+ Bài 1:
HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài của truyện “Rùa và Thỏ”.
- Cả lớp đọc thầm suy nghĩ lại.
- 2 HS kể mở bài theo hai cách.
+ Bài 2: 
HS: 1 em đọc nội dung bài, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- GV hỏi:
? Mở bài của truyện “Hai bàn tay em” kể theo cách nào
HS: kể theo cách trực tiếp.
+ Bài 3: không hỏi
 3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 Khoa học
MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? 
MƯA TỪ ĐÂU RA?
I. Mục tiêu:
- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. 
- Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
- Thấy được một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình trang 46, 47 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Nước trong tự nhiên được tồn tại ở những thể nào
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
* Mục tiêu: Trình bày mây được hình thành như thế nào.
 Giải thích được nước mưa từ đâu ra.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
HS: Làm việc theo cặp, đọc câu chuyện ở trang 46, 47 sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn.
Bước 2: Làm việc cá nhân.
HS: Quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và tự trả lời câu hỏi 2.
+ Mây được hình thành như thế nào? 
- Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí, lên cao gặp lạnh biến thành những hạt nước nhỏ li ti hợp lại với nhau tạo thành mây.
+ Nước mưa từ đâu ra?
Bước 3: Làm việc theo cặp.
- Các đám mây tiếp tục bay lên cao. Càng lên cao càng lạnh, càng nhiều hạt nước nhỏ đọng lại hợp thành các giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa.
- HS trình bày kết quả với nhau.
Bước 4: Làm việc cả lớp.
? Phát biểu vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?
*Kết luận : SGK(47)
- Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra, lặp lại nhiều lần tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
c. Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai: “ Tôi là giọt nước”
* Mục tiêu: Củng cố những kiến thức dã học về sự hình thành mây và mưa.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phân vai:
Giọt nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.
- Cùng lời thoại trong SGK các em chơi trò chơi.
- Các nhóm lên trình diễn chơi, các nhóm khác nhận xét và đánh giá.
- Giáo viên nhận xét xem nhóm nào đóng vai hay nhất, cho điểm, tuyên dương.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra được những ưu điểm và khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
II. Nội dung:
1. Ổn định:
2. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a. Ưu điểm:
	- Đi học đúng giờ.
	- Sách vở đầy đủ, sạch sẽ.
	- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
	- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
	- Đa số các em ngoan, lễ phép.
	- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
	- Ý thức học tập tốt, chăm học.
 b. Nhược điểm:
- Hay nói chuyện riêng trong lớp điển hình như em : Vương. 
	- Ý thức học tập chưa tốt điển hình như em : 
3. Đánh giá kết quả học tập :
	- Thực hiện tốt các nhiệm vụ của HS.
	- Kết quả học tập theo chủ điểm đạt kết quả tốt.	
4. Phương hướng: 
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có.
- Chấm dứt việc nói chuyện riêng trong lớp.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
5. Văn nghệ:
 Hát về chủ điểm ngày nhà giáo Việt Nam: Đồng thanh, cá nhân+ biểu diễn.
 GV nhận xét chung 
An toàn giao thông
AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN 
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng đỗ để đón khách.
2. Kỹ năng: 
Có kỹ năng và các hành vi đúng khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
II. Nội dung: 
1. Chuẩn bị: 
Hình ảnh các nhà ga, bến tàu
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Khởi động.
HS: Chơi trò chơi làm phóng viên.
b. Hoạt động 2: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe.
? Trong lớp ta những ai được bố mẹ cho đi xa
HS: Giơ tay phát biểu.
? Bố mẹ đã đưa em đến đâu để mua được vé và lên tàu
? Người ta gọi những nơi ấy bằng tên gì
- Nhà ga, bến tàu, bến xe, 
GV: Đi tàu hoả, máy bay
® Đến ga tàu, sân bay.
Đi ô tô
® Đến bến ô tô.
Đi tàu
® Đến bến cảng, phà, đò
Kết luận: SGV.
c. HĐ3: Lên xuống nhà tàu xe.
- GV gọi HS đã được đi xe ô tô kể lại các chi tiết lên ngồi, xuống xe.
HS: Kể từng loại.
d. HĐ4: Ngồi ở trên tàu xe.
- GV gọi HS đã được đi rồi kể về việc ngồi trên tàu, xe.
+ Có ghế ngồi không?
- Có.
+ Có được đi lại không?
- Không được đi lại.
+ Có được quan sát cảnh vật bên ngoài không?
- Có được quan sát cảnh vật.
+ Mọi người ngồi hay đứng?
- Mọi người ngồi.
Kết luận: Nhắc lại những quy định khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
+ Không thò đầu, tay ra ngoài cửa.
+ Không ném các động vật ra ngoài qua cửa sổ.
+ Hành lý xếp ở nơi quy định
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Nhớ thực hiện theo nội dung bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_11_nam_hoc_2011_2012_ban_tong_hop_chuan_k.doc