Toán
TiÕt 91. KI - LÔ - MÉT VUÔNG (T99)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Biết 1km2 = 1 000 000m2.
2. Kĩ năng :
- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
- HS : Bảng phụ (BT1, 3).
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 ; 5 ; 3 ; 9.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
TUẦN 19 Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012 Buổi sáng Chào cờ NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN ====================================== Tập đọc TiếT 37. BỐN ANH TÀI (T4) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. - Hiểu nội dung truyện (Phần đầu) : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. 2. Kĩ năng : - Biết đọc với giọng kể chuyện. Bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. 3. Thái độ : - GD cho HS ý thức rèn luyện sức khoẻ, làm việc có ích. II/ Đồ dùng dạy-học : - GV : Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ (ND). III/ Hoạt động dạy-học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc : - HS nêu tên những chủ điểm học trong học kì II. - HS xem tranh minh họa chủ điểm và bài đọc, nêu nội dung tranh. 3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : a) Luyện đọc : - Mời HS đọc toàn bài. - Tóm tắt ND bài và hướng dẫn giọng đọc chung. - 1 em khá đọc, lớp đọc thầm. - Lắng nghe. - Yêu cầu HS chia đoạn. - 1 em nêu cách chia đoạn (5 đoạn). - Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, nhắc nhở HS ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng. - 10 em đọc nối tiếp (2 lần) : + Lần 1 : 5 em đọc kết hợp luyện phát âm. + Lần 2 : 5 em đọc kết hợp giải nghĩa từ (từ chú giải). - Theo dõi, giúp đỡ. - Luyện đọc theo cặp. - 1 em đọc lại toàn bài, lớp đọc thầm. - Đọc toàn bài (Giọng kể khá nhanh). - Nghe và đọc thầm. b) Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1. - Giảng từ : tinh thông. - Cả lớp đọc thầm và phát biểu ý kiến. - Lắng nghe. - Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ? - Chốt ý đoạn 1. - 1 vài em nêu, lớp bổ sung : Sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây. - Lắng nghe. - Yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH 2 và câu hỏi : Thương dân bản, Cẩu Khây đã làm gì ? - Giảng từ : quyết chí. - Cả lớp đọc lướt, tìm ý trả lời, phát biểu ý kiến. - Lắng nghe. - Cho HS nêu ý đoạn 2. - Chốt ý đoạn 2. - Cho HS đọc thầm 3 đoạn còn lại, trả lời câu hỏi 3, 4 kết hợp tìm các tên riêng trong bài. - Giảng từ : vạm vỡ, hăm hở, hăng hái - 1, 2 em nêu, lớp bổ sung : Ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây. - Lắng nghe. - Cả lớp đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến. - Lắng nghe. - Yêu cầu HS nêu ý của 3 đoạn cuối. - Chốt ý 3 đoạn. - Suy nghĩ và nêu ý kiến : Tài năng của 3 người bạn của Cẩu Khây. - Lắng nghe. - Yêu cầu HS đọc lướt toàn truyện, tìm ý nghĩa truyện. - Chốt lại ý nghĩa của truyện. - Treo bảng phụ, mời HS nhắc lại. - HSG nêu, lớp bổ sung : Ca ngợi sức khỏe, tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. - Lắng nghe. - 2 em nhắc lại, lớp theo dõi. c) Đọc diễn cảm : - Mời HS đọc lại toàn bài. - 5 em đọc nối tiếp, lớp đọc thầm. - Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc. - 1 em nhắc lại, lớp theo dõi. - Theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ. - Từng cặp tự chọn đoạn đọc diễn cảm và luyện đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc. - Từng cá nhân thể hiện giọng đọc. - Cùng HS nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố : - HS nhắc lại nội dung toàn bài. 5. Dặn dò : - GV nhận xét giờ học, HD HS học ở nhà : HTL và TLCH của bài Chuyện cổ tích về loài người. ==================================== Toán TiÕt 91. KI - LÔ - MÉT VUÔNG (T99) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích. - Biết 1km2 = 1 000 000m2. 2. Kĩ năng : - Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông. - Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. 3. Thái độ : - Bồi dưỡng lòng say mê học Toán. II/ Đồ dùng dạy-học : - HS : Bảng phụ (BT1, 3). III/ Hoạt động dạy-học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 ; 5 ; 3 ; 9. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Giới thiệu ki-lô-mét vuông : - Nêu : Để đo diện tích lớn ki-lô-mét vuông. - Cả lớp lắng nghe. - Hỏi : + Mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu mét ? + Vậy Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài bao nhiêu ki-lô-mét ? - 1 em nhắc lại. - HSG nêu. - Ghi bảng và mời HS đọc : Ki-lô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1km. - Đọc cá nhân, lớp. - Yêu cầu HS nêu cách viết. - 1 em nêu, lớp bổ sung. - Hỏi : 1 km2 = ? m2 - Nêu ví dụ : Diện tích của Thủ đô Hà Nội năm 2009 là 3324,92km2. - 1 vài em nêu : 1 km2 = 1 000 000 m2. - Theo dõi, sửa vào SGK. 3.3. Thực hành : * Bài 1 : - Treo bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài. - Mời HS lên bảng. - Kết luận bài làm đúng. - Theo dõi. - 1 em viết trên bảng phụ, lớp viết vào SGK. - Nhận xét, chữa bài trên bảng. - Mời HS đọc lại toàn bài. - Đọc cá nhân, lớp. * Bài 2 : - Theo dõi, giúp đỡ. - Chấm một số vở, nhận xét. - Lớp làm bài vào vở. - Đổi vở kiểm tra chéo kết quả. - Mời HS lên bảng chữa bài. - Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng. * Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2) - Cho HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật. - Theo dõi, giúp đỡ. - Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng. - 1 em lên bảng, lớp theo dõi. - Nhận xét, chữa bài : 1km2 = 1 000 000 m2 ; 1m2 = 100dm2 ; 1 000 000 km2 =1m2 ; 5km2 = 5 000 000 m2 ; 32m2 49dm2 = 3249dm2 ; 2 000 000 m2 = 2km2. - 1 vài em nhắc lại. - Cả lớp tự làm bài vào nháp, 1 em làm trên bảng phụ. - Nhận xét, chữa bài. Kết quả : 6 km2. * Bài 4 : - 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - Tổ chức cho HS trao đổi yêu cầu của bài. - Trao đổi và nêu miệng ý a (HS làm nhanh làm luôn ý b). - Ghi nhanh lên bảng, cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. - Nhận xét, chữa bài : a) 40 m2 ; b) 330 991 km2. 4. Củng cố : - HS nhắc lại biểu tượng km2, mối quan hệ giữa km2 và m2. 5. Dặn dò : - GV nhận xét tiết học ; nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng. ========================================== Buổi chiều Ôn Tiếng Việt (Luyện đọc) Tiết 30. BỐN ANH TÀI (T4) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Củng cố nội dung bài : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. - Củng cố kiến thức đã học về câu kể Ai làm gì ? và VN trong câu kể Ai làm gì ?. 2. Kĩ năng : - Biết đọc với giọng kể chuyện. Bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé. - Tìm được câu kể Ai làm gì ? và VN trong câu kể Ai làm gì ? có trong đoạn văn. 3. Thái độ : - GD cho HS ý thức rèn luyện sức khoẻ, làm việc có ích. II/ Đồ dùng dạy - học : - GV : Bảng phụ. III/ Hoạt động dạy - học : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện đọc. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Các hoạt động : * Hoạt động 1 : Luyện đọc - Mời HS đọc toàn bài. - Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc. - Theo dõi, nhắc nhở. - Yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng, TLCH. - Theo dõi, nhắc nhở. - Nhận xét, đánh giá. - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - 1 em nhắc lại, lớp bổ sung. - Luyện đọc đúng theo cặp. - Đọc nối tiếp đoạn trước lớp, kết hợp TLCH về nội dung đoạn đọc. - Luyện đọc diễn cảm theo cặp. - HSK&G thi đọc diễn cảm, những em còn lại thi đọc đúng. * Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS ôn luyện về câu kể Ai làm gì ? và VN trong câu kể Ai làm gì ?. - Nêu yêu cầu : Đọc lại đoạn 2 của bài Bốn anh tài, tìm câu kể Ai làm gì ? và VN trong câu kể Ai làm gì ? có trong đoạn văn. - Cho HS nhắc lại khái niệm câu kể Ai làm gì ? và ý nghĩa của VN trong câu kể Ai làm gì ?. - Theo dõi, giúp đỡ. - Treo bảng phụ, chốt lại kết quả đúng. - Lắng nghe. - 2 em nhắc lại, lớp theo dõi. - Làm bài cá nhân vào vở. - Nêu miệng kết quả. - Nhận xét, chữa bài : + Câu kể Ai làm gì ?: Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh. + VN : quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh. - Theo dõi, chữa bài vào vở. 4. Củng cố : - HS nhắc lại nội dung bài. 5. Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc bài và TLCH của phần tiếp theo của truyện. ================================================ Ôn Toán Tiết 22. LUYỆN TẬP : KI-LÔ-MÉT VUÔNG (T9-VBT) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Củng cố biểu tượng về km2 và mối quan hệ giữa km2 và các đơn vị đo diện tích đã học. 2. Kĩ năng : - Vận dụng kiến thức giải được các bài toán liên quan. 3. Thái độ : - Bồi dưỡng lòng say mê học Toán. II/ Đồ dùng dạy-học : - HS : VBT. III/ Hoạt động dạy-học : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Luyện tập : - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS : - Nhận nhiệm vụ. + HSK&G : Làm cả 4 bài tập. + HS TB : Làm bài 1, 2 và 4. + HSY : Làm bài 1, 2. - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện. - HSG nêu, lớp bổ sung. - Hướng dẫn HS làm bài : Thực hiện tương tự các bài đã làm ở lớp. - Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình chữ nhật. - Theo dõi. - 1 em nhắc lại, lớp theo dõi. - Theo dõi, đến từng nhóm giúp đỡ. - Làm bài cá nhân vào VBT. - Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS. - Chữa bài : * Bài 1 : 425km2 ; 2090km2 ; Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông. Ba trăm hai mươi tư nghìn ki-lô-mét vuông. * Bài 2 : 9m2 = 900dm2 ; 600dm2 = 6m2 ; 4m2 25dm2 = 425dm2 ; 524m2 = 52400dm2 ; 3km2 = 3 000 000m2 ; 5 000 000m2 = 5km2. * Bài 3 : Diện tích khu công nghiệp đó là : 5 x 2 = 10 (km2) Đáp số : 10km2. * Bài 4 : a) 4dm2 ; b) 3 324,92km2. 4. Củng cố : - HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn luyện. 5. Dặn dò : - GV dặn học sinh ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. ======================*****====================== Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012 Buổi sáng Toán Tiết 92. LUYỆN TẬP (T100) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Củng cố các kiến thức đã học liên quan đến các đơn vị đo diện tích. 2. Kĩ năng : - Chuyển đổi được các số đo diện tích. - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. 3. Thái độ : - Bồi dưỡng lòng say mê học Toán. II/ Đồ dùng dạy-học : - GV : Bảng phụ (BT4). III/ Hoạt động dạy-học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Luyện tập : * Bài 1 : -Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. - 1 em nhắc lại, lớp theo dõi, bổ sung. - Theo dõi, giúp đỡ. - Chấm một số vở, nhận xét. - Mời HS lên bảng chữa bài. - Cùng HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng. - Làm bài vào vở. - Đổi vở kiểm tra chéo kết quả. - 1 em lên bảng, lớp theo dõi. - Nhận xét, chữa bài : 530dm2 = 53 000 ... ủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Luyện tập : * Bài 1 : - Mời HS đọc yêu cầu của bài. - 2 em đọc (cả mẫu), lớp đọc thầm. - Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thảo luận và lên bảng viết tiếp sức. - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và viết tiếp sức trên bảng. - Cùng HS nhận xét, trao đổi, chốt lại bài làm đúng. - Nhận xét, chữa bài vào VBT-T5 : a) tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng. b) tài nguyên, tài trợ, tài sản. * Bài 2 : - Theo dõi, giúp đỡ. - Làm bài cá nhân vào VBT-T5. - Cùng HS nhận xét, khen CN có câu văn hay. - 1 vài em nối tiếp nhau trình bày ; lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung. * Bài 3 : - 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp. - Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận. - Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng. - HSG phát biểu ý kiến, lớp bổ sung : Câu ca ngợi tài trí của con người là câu : a ; b. - 1 em đọc lại 2 câu trên. * Bài 4 : - 1 em đọc yêu cầu của bài tập và 3 câu tục ngữ. - Giúp HS hiểu nghĩa bóng của các câu tục ngữ : + Câu a : Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất. + Câu b : Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ khả năng của mình. + Câu c : Ca ngợi những người từ 2 bàn tay trắng nhờ có tài, chí, nghị lực làm nên việc lớn. - Lắng nghe. - Tổ chức cho HS trình bày trước lớp. - CN lần lượt nêu ý kiến của mình và giải thích lí do mình thích. - Cùng HS nhận xét, khen HS hiểu câu tục ngữ. 4. Củng cố : - HS nhắc lại nội dung bài. 5. Dặn dò : - GV nhận xét giờ học ; dặn HS HTL 3 câu tục ngữ ở bài 3 ; đọc và chuẩn bị trước các bài tập của bài Luyện tập về câu kể Ai làm gì ? ============================================== Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn) Tiết 32. LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Củng cố cách viết mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật. 2. Kĩ năng : - Viết được mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách đã học. 3. Thái độ : - Yêu thích văn miêu tả. II/ Đồ dùng dạy - học : III/ Hoạt động dạy - học : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Hướng dẫn học sinh viết bài : - Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện mở bài cho bài văn tả cái bàn học đã viết ở giờ trước. - Theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng. - Nhận xét, đánh giá, khen HS có bài viết tốt. - Lắng nghe. - Viết bài vào vở. - 1 vài em trình bày bài viết ; lớp theo dõi, nhận xét. - Lắng nghe. 4. Củng cố : - HS nhắc lại nội dung tiết học. 5. Dặn dò : - GV nhắc nhở HS xem lại bài ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật. ============================================== Ôn Toán Tiết 23. LUYỆN TẬP : DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH (T12-VBT) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Củng cố cách tính diện tích hình bình hành. 2. Kĩ năng : - Vận dụng kiến thức giải được các bài toán liên quan. 3. Thái độ : - Bồi dưỡng lòng say mê học Toán. II/ Đồ dùng dạy-học : - HS : VBT. III/ Hoạt động dạy-học : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Luyện tập : - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS : - Nhận nhiệm vụ. + HSK&G : Làm cả 3 bài tập và làm thêm bài 4 (T14-Giúp em củng cố và nâng cao Toán 4). + HS TB : Làm cả 3 bài. + HSY : Làm bài 1. - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện. - HSG nêu, lớp bổ sung. - Hướng dẫn HS làm bài : + Bài 1, 2, 3 : Thực hiện tương tự các bài đã làm ở lớp. + Bài 4 : + Ý a : Lưu ý độ dài đáy và chiều cao của hai cong đường. + Ý b : Tính diện tích mảnh vườn, diện tích mặt đường rồi tính diện tích còn lại. - Theo dõi. - Theo dõi, đến từng nhóm giúp đỡ. - Làm bài cá nhân vào VBT và vở Ôn Toán. - Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS. - Chữa bài : * Bài 1 : Hình thứ ba có diện tích bé hơn (16cm2). * Bài 2 : 108cm2 ; 180dm2 ; 378m2. * Bài 3 : Diện tích của mảnh bìa là : 14 x 7 = 98 (cm2) Đáp số : 98cm2. * Bài 4 : a) Độ dài đáy của hai con đường đều là NC = 2m ; chiều cao ứng với cạnh đáy hai con đường đều là chiều cao của hình bình hành ABCD. Vì vậy, diện tích mặt đường của hai con đường đều bằng nhau. b) Diện tích mảnh vườn là : 32 x 18 = 576 (m2) Diện tích mặt đường là : 2 x 18 = 36 (m2) Diện tích còn lại của mảnh vườn là : 576 - 36 = 540 (m2) Đáp số : 540m2. 4. Củng cố : - HS nhắc lại các tính diện tích hình bình hành. 5. Dặn dò : - GV dặn học sinh ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. ============================================== Tự học (GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài trong vở Luyện viết chữ lớp 4) =====================*****======================= Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012 Buổi sáng Toán Tiết 95. LUYỆN TẬP (T104) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành. 2. Kĩ năng : - Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan. 3. Thái độ : - Bồi dưỡng lòng say mê học Toán. II/ Đồ dùng dạy-học : - GV : Bảng phụ (BT2) III/ Hoạt động dạy-học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 2dm, chiều cao là 25cm. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Luyện tập : * Bài 1 : - Mời HS đọc yêu cầu của bài. - Cho HS quan sát hình và thực hiện yêu cầu. - Cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - Quan sát, trao đổi nhóm đôi và nêu miệng. - Lớp nhận xét, trao đổi. * Bài 2 : - Treo bảng phụ lên bảng, hướng dẫn HS làm bài. - Theo dõi, giúp đỡ. - Theo dõi. - Lớp làm bài vào SGK, 1 em lên bảng làm bài. - Cùng HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng. - Nhận xét, chữa bài : 14 x 13 = 182( dm2) ; 23 x 16 = 368 (m2). * Bài 3 : - Vẽ hình lên bảng. - HD HS nêu công thức tính chu vi hình bình hành. - Ghi bảng công thức : P = (a + b) x 2 (a và b cùng đơn vị đo). - Mời HS phát biểu quy tắc. - Cả lớp quan sát hình vẽ. - HSG nêu, lớp theo dõi. - Theo dõi. - HSG phát biểu, lớp bổ sung. - Yêu cầu HS vận dụng công thức tính chu vi hình bình hành để tính ý a và b. - Chấm một số vở, nhận xét. - Mời HS lên bảng chữa bài. - Cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. - Cả lớp làm bài vào vở ý a (HS làm nhanh làm luôn ý b, nêu miệng). - Đổi vở kiểm tra chéo kết quả. - 1 em lên bảng, lớp theo dõi. - Nhận xét, chữa bài : a) P = (8+3) x 2 = 22 (cm) b) P = (10 + 5) x 2 = 30 (dm) * Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3) - Tự làm bài vào nháp sau khi thực hiện xong bài 3. - Ghi nhanh lên bảng. - Cùng HS nhận xét, chữa bài. - Nêu miệng. - Nhận xét, chữa bài : 1000 dm2. 4. Củng cố : - HS nhắc lại công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành. 5. Dặn dò : - GV nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng. ============================================= Tập làm văn Tiết 38. LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (T11) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Củng cố, nhận thức về 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật. 2. Kĩ năng : - Thực hành viết đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật. 3. Thái độ : - Yêu thích văn miêu tả đồ vật. II/ Đồ dùng dạy-học : - HS : Giấy và bút dạ, VBT. III/ Hoạt động dạy-học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - HS trình bày mở bài của bài tập 2(SGK-T10). 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3..2. Luyện tập : * Bài 1 : - 1 em đọc nội dung đoạn văn Cái nón, lớp đọc thầm. - Yêu cầu HS nhắc lại 2 cách kết bài đã học. - 1 vài em nhắc lại, lớp bổ sung. - Nêu yêu cầu a. - Nêu yêu cầu b. - Tìm và nêu miệng : "Má bảo..." hết. - HSG nêu ý kiến : Đó là kiểu kết bài mở rộng. (Căn dặn của mẹ ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.) * Bài 2 : - 1 em đọc 4 đề bài, lớp đọc thầm. - Yêu cầu HS chọn đề bài. - Theo dõi, giúp đỡ. - Lần lượt nêu đề bài đã lựa chọn. - Tự viết đoạn kết bài theo cách mở rộng đề bài đã chọn vào VBT-T6. - Tổ chức cho HS trình bày bài viết. - 1 vài em trình bày, lớp nhận xét, góp ý. - Nhận xét, đánh giá, khen học sinh có bài viết tốt. 4. Củng cố : - HS nhắc lại nội dung bài. 5. Dặn dò : - GV nhận xét giờ học ; Dặn HS 1 đề bài đã cho ở tiết TLV tuần sau, viết trước bài văn miêu tả đồ dùng học tập chuẩn bị cho tiết sau. ================================================ Chính tả Tiết 19. KIM TỰ THÁP AI CẬP (T5) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Củng cố quy tắc viết s/x. - Hiểu nội dung bài viết. 2. Kĩ năng : - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn : s/x; iêc/iêt. 3. Thái độ : - Có ý thức rèn chữ viết. II/ Đồ dùng dạy-học : - HS : VBT. III/ Hoạt động dạy-học : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : 3.2. Hướng dẫn HS nghe-viết : - Đọc bài Kim tự tháp Ai Cập. - Nghe và đọc thầm. - HD HS tìm hiểu ND bài viết : + Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của ai ? - Đọc lướt, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến. + Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào ? + Đoạn văn nói lên điều gì ? - Yêu cầu HS tìm từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết vào nháp. - Tìm, nêu và viết nháp. - Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết, cách trình bày bài viết. - Đọc cho HS viết bài. - Lắng nghe. - Viết bài vào vở. - Đọc lại toàn bài. - Soát bài, sửa lỗi. - Chấm 6 bài, nhận xét. - Lớp đổi chéo vở soát bài, bình chọn bài viết đẹp. - Nhận xét, đánh giá chung. - Lắng nghe. 3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập : * Bài 2 : - 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - Theo dõi, giúp đỡ những HS hay viết sai chính tả. - Cùng HS nhận xét, trao đổi, chốt bài đúng. - Làm bài vào VBT-T1. - 1 vài em nêu miệng kết quả, lớp nhận xét, chữa bài (Thứ tự cần điền là : sinh vật ; biết ; biết ; sáng tác ; tuyệt mĩ ; xứng đáng). * Bài 3a : - 1em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - Theo dõi, giúp đỡ. - Làm bài vào VBT-T1. - Chốt lại bài làm đúng. - 2 em trình bày miệng, lớp nhận xét, trao đổi, chữa bài : + Từ ngữ viết đúng chính tả : sáng sủa; sản sinh ; sinh động. + Từ ngữ viết sai chính tả : Sắp sếp ; tinh sảo ; bổ xung. 4. Củng cố : - HS nhắc lại nội dung tiết học. 5. Dặn dò : - GV nhận xét tiết học ; nhắc HS ghi nhớ các hiện tượng chính tả để viết đúng và tự nghiên cứu làm BT3b. =================***&&&&&***==================
Tài liệu đính kèm: