Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 - Văn Thị Xuân Dũng

Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 - Văn Thị Xuân Dũng

A. Mục đích – Yêu cầu

1 – Kiến thức

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông , yêu tinh.

- Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

2 – Kĩ năng

- Đọc đúng các từ ngữ, câu , đoạn , bài. Chú ý các từ dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể truyện chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. Chú ý nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm xuống dòng. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

3 – Thái độ

- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.

B. Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

C. Các hoạt động dạy – học

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Năm học 2011-2012 - Văn Thị Xuân Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2011 
ĐẠO ĐỨC:
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
I./Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS có khả năng :
	- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động .
	- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
	II./ Đồ dùng dạy – học :
	SGK đạo đức 4.
	Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
	III./ Các hoạt động dạy – học:
TL
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
2’
1’
30,
2’
A.KTBC :
-GV kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của HS .
B. Bài mới :
1.GTB : Tiết đạo đức hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em thế nào là biết ơn , kính trọng người lao động .
2.Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Thảo luận ( Truyện Buổi học đầu tiên)
-GV kể lại toàn bộ câu chuyện 
-GV cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi trong SGK.
-GV KL: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất .
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi.Bài tập 1 trong SGK
-GV yêu cầu các nhóm đọc bài tập 1 và thảo luận theo cặp và trình bày kết quả .
**GVKL: Nông dân, bác sĩ , người giúp việc, người lái xe ôm , giám đốc công ty , nhà khoa học , người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, nhà văn, nhà thơ đều là những người lao động (trí óc và chân tay).
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm bài tập 2 
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh .GV gọi đại diện nhóm trình bày GV ghi lại trên bảng theo 3 cột :
STT
Người lao động
Ích lợi mang lại cho xã hội
**GVKL: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội .
Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân Bài tập 3
-GV yêu cầu cả lớp trao đổi , trình bày ý kiến 
**GVKL: Các việc làm (a),(c) ,(d) ,(đ) , (e) ,(g) là thể hiện sự kính trọng , biết ơn người lao động .
Các việc (b) , (h) là thiếu kính trọng người lao động
3./ Củng cố - dặn dò:
-GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
Hoạt động tiếp nối :
-GV yêu cầu HS chuẩn bị bài tập 5 ,6 .
HS thảo luận theo 2 câu hỏi trong SGK.
Các nhóm đọc bài tập 1 và thảo luận theo cặp và trình bày kết quả .
Các nhóm thảo luận và làm việc trong nhóm, cử đại diện nhóm trình bày .
Cả lớp trao đổi , trình bày ý kiến .
2HS đọc phần Ghi nhớ
Rút kinh nghiệm , bổ sung :
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI 
A. Mục đích – Yêu cầu
1 – Kiến thức 
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông , yêu tinh.
- Hiểu nội dung truyện ( phần đầu ) : Ca ngợi sức khoẻ , tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
2 – Kĩ năng 
- Đọc đúng các từ ngữ, câu , đoạn , bài. Chú ý các từ dễ lẫn do ảnh hưởng cách phát âm địa phương.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể truyện chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé. Chú ý nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm xuống dòng. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
3 – Thái độ 
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ , tài năng, biết làm việc nghĩa với tất cả lòng nhiệt thành của mình.
B. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. 
C. Các hoạt động dạy – học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1’
1’
12’
13’
10’
2’
I.Ổn định tổ chức: 
II.Kiểm tra bài cũ : 
- Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt lớp 4. 
III.Bài mới 
1 : Giới thiệu bài 
- Câu chuyện ca ngợibốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp nhau lại để diệt trừ cái ác, mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. 
2 : Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
3 : Tìm hiểu bài 
- Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ? 
- Cẩu Khây lên đường đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ? 
- Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ?
+ Đại ý : Câu truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng , nhiệt thành làm việcnghĩa : diệt ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
4 : Đọc diễn cảm 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý hướng dẫn HS ngắt giọng , nhấn giọng đúng. 
IV. Củng cố – Dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà kể lại câu chuyện. 
- Chuẩn bị : Chuyện cổ tích về loài người. 
- Xem tranh minh hoạ chủ điểm 
- Xem tranh minh hoạ 
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- 5 HS nối tiếp nhau đọc trơn 5 đoạn. 
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm 2 đoạn đầu – thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 1. 
+ Về sức khoẻ : nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, mười tuổi đã bằng trai nười tám. 
+ Về tài năng : 15 tuổi đã tin thông võ nghệ, dám quyết chí lên đường trừ diệt yêu tin. 
- HS đọc thầm 3 câu cuối trả lời câu hỏi 2, 3. 
- Cùng 3 người bạn nữa là : Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tay Tát Nước và Móng Tay Đục Máng. 
- Nắm Tay Đóng Cọc có đôi tay khoẻ, cò thể dùng tay làm vồ đóng cọc.Lấy Tay Tát Nước có đôi tai to, khoẻ có thể dùng để tát nước . Móng Tay Đục Máng có móng tay sắc, khoẻ có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. 
- Trao đổi tìm đại ý của truyện. 
- HS luyện đọc diễn cảm.
Rút kinh nghiệm , bổ sung :
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
KI - LÔ - MET VUÔNG
A. Mục đích – Yêu cầu
1.Kiến thức: Giúp HS
Hình thành biểu tượng ban đầu về km2
2.Kĩ năng:
Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích và đơn vị đo kilômet vuông.
Biết đổi đúng các đơn vị đo diện tích trong mối quan hệ với km2 và vận dụng để giải các bài tập có liên quan.
B.Đồ dùng dạy học
VBT
Bản đồ Việt Nam và thế giới.
C.Hoạt động dạy học
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
10’
6’
5’
6’
5’
2’
I.Ổn định tổ chức;
II.Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
III.Bài mới: 
1.Giới thiệu: 
1: Hình thành biểu tượng về kilômet vuông.
GV yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học và mối quan hệ giữa chúng.
GV đưa ra các ví dụ về đo diện tích lớn để giới thiệu km2 , cách đọc và viết km2, m2
2: Thực hành
Bài tập 1:
Bài tập 2:
Bài này nhằm củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học và quan hệ giữa km2 và m2
Bài tập 3:
- Bài này áp dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình chữ nhật.
Bài tập 4:
Bài này nhằm giúp HS bước đầu biết ước lượng về số đo diện tích.
IV.Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nêu
HS nhận xét.
- HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
Rút kinh nghiệm , bổ sung :
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
TẠI SAO CÓ GIÓ ?
A.MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh biết:
	-Làm thí nghiệm chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió.
	-Giải thích tại sao có gió?
	-Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mỗihọc sinh 1 cái chong chóng. Hình trang 74, 75 SGK
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐÔÏNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
1’
3’
1’
9’
8’
10’
3’
 I.Ổn định tổ chức:
 II.Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra dụng cụ học sinh.
 III.Bài mới:
 1.Giới thiệu: Nêu yêu cầu của bài
 2.Hoạt động 1: Chơi chong chóng.
 +Trong quá trình chơi cần chú ý: Khi nào chong chóng không quay? Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
 -Trường hợp chong chóng không quay cả nhóm bàn xem làm thế nào để chong chong quay?
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận. Tại sao chong chóng quay nhanh hay chậm?
 3.Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió?
 GV:Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chuyển động chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
 4.Hoạt động 3. Nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
 +Yêu cầu học sinh quan sát đọc mụa thông tin: Bạn cần biết trang 75.
 -Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
 IV.Củng cố dặn dò:
 Yêu cầu học sinh đọc mục: Bạn cần biết.
 -Học bài , chuẩn bị bài: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão.
 Học sinh kiểm tra dụng cụ lẫn nháu
 ... ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
A. Mục đích – Yêu cầu
1.Kiến thức: Giúp HS
Từ hình thành được công thức tính chu vi của hình bình hành.
2.Kĩ năng:
Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
B.Đồ dùng dạy học: VBT; bảng phụ.
C.Hoạt động dạy – học chủ yếu
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
7’
7’
9’
9’
2’
I.Ổn định tổ chức: 
II.Kiểm tra bài cũ: Diện tích hình bình hành.
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
III.Bài mới: 
1: Giới thiệu bài mới.
2: Thực hành
Bài tập 1:
Hướng dẫn HS tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành và so sánh các kết quả tính được.
Bài tập 2:
- Luyện tập tính chiều cao (hoặc cạnh đáy) hình bình hành khi biết diện tích của nó và cạnh đáy (hoặc chiều cao)
Bài tập 3:
GV yêu cầu HS nhận xét hình bình hành và hình chữ nhật trong hình (H) trước khi tính diện tích hình (H)
Chú ý: Hình (H) bao gồm một hình chữ nhật và một hình bình hành.
Bài tập 4:
GV yêu cầu HS tính chu vi hình bình hành để rút ra được công thức tính chu vi (cạnh đáy + cạnh bên) x 2.
Phbh = (a + b) x 2
Yêu cầu HS áp dụng quy tắc để giải các bài tập tiếp theo của bài 2.
IV.Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Phân số
Làm bài trong SGK
HS sửa bài
HS nhận xét
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
Rút kinh nghiệm , bổ sung :
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỊA LÍ
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
A.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: HS biết đồng bằng Nam Bộ:
Là đồng bằng châu thổ lớn nhất của cả nước.
Là nơi có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
2.Kĩ năng:
 HS chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu,sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau trên bản đồ Việt Nam
 Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
 Xác định mối quan hệ giữa khí hậu biển hồ với sông ngòi, sông ngòi với đất đai ở mức độ đơn giản.
3.Thái độ:
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.
. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
3’
12’
8’
9’
2’
I.Ổn định tổ chức: 
II.Kiểm tra bài cũ: Thành phố Hải Phòng.Tìm và xác định vị trí thành phố Hải Phòng trên bản đồ hành chính Việt Nam?
Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta?
Nêu tên các sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng?
GV nhận xét
III.Bài mới: 
1.Giới thiệu: 
2: Hoạt động cả lớp
GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi:
Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do phù sa của các sông nào bồi đáp nên?
Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai)
Tìm và chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang , Cà Mau, một số kênh rạch.
3: Hoạt động nhóm 
Quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi của mục 2.
GV : Em hãy dựa vào SGK để nêu đặc điểm sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long.
GV chỉ lại vị trí của sông Mê Công, sông Tiền, Sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế...trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền , Sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tếtrên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
4: Hoạt động cá nhân
Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông?
Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì?
Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô,người dân nơi đây đã làm gì? 
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
GV: Nhờ có Biển Hồ ở Căm – pu – chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hoà. Nước lũ dâng cao từ tư ø(không lên nhanh và dữ dội như sông Hồng), ít gây thiệt hại về nhà cửa và cuộc sống nên người dân không đắp đê ven sông ngăn lũ. Mùa lũ là mùa người dân được lợi về đánh bắt cá. Nước lũ ngập đồng bằng còn có tác dụng thau chua rửa mặn cho đất và làm đất thêm màu mỡ do được phủ thêm phù sa.
GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ.
IV.Củng cố dặn dò:
So sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai.
Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
HS trả lời
HS nhận xét
-HS trả lời câu hỏi.
-HS nêu.
-Các nhóm trao đổi theo gợi ý của SGK
Đại diện nhóm trình bày kết quả, chỉ vị trí các sông lớn và một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ (kênh Vĩnh Tế, kênh Phụng Hiệp) trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
HS giải thích: do hai nhánh sông Tiền Giang và Hậu Giang đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long.
 -HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
 -HS trả lời các câu hỏi
 -HS so sánh.
Rút kinh nghiệm bổ sung:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
A. MỤC TIÊU:
-Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài : mở rộng và không mở rộng trong bài văn miêu tả đồ vật.
-Thực hành viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết sẳn nội dung : Kết bài mở rộng, sau khi viết đoạn kết cho bài văn miêu tả, có thêm lời bình luận. Kết bài không mở rộng, kết thúc bài văn miêu tả không bình luận gì thêm
Giấy khổ to – bút dạ
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐÔÏNG CỦA GV
HOẠT ĐÔNG CỦA HS
1’
3’
1’
8’
15’
10’
2’
I.Ổn định tổ chức:
II.Kiểm tra bài cũ:-Gọi HS đọc đoạn mở bài theo cách trực tiếp,gián tiếp cho bài văn miêu tả cái bàn.
III.Bài mới:
 1.Giới thiệu:
 2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
Hỏi:
 -Bài văn miêu tả đồ vật nào?
 -Hãy tìm và đọc đoạn kết bài của bài văn miêu tả cái nón
 -Theo em đó là kết bài theo kiểu nào?
 Bài 2:
 Yêu cầu học tự làm bài.GV phát giấy khổ to cho học sinh làm cùng 1 đề kể cả học sinh khá giỏi, trung bình để học sinh chữa bài, rút kinh nghiệm.
 -Yêu cầu học sinh viết bài vào giấy khổ to dán lên bảng và đoạn kết của bài mình.
 Bài 3:
 -GV nhận xét sửa chữa.
 -Gọi học sinh đọc 2 cách mở bài của mình.
 -Nhận xét bài đúng
 -Cho điểm bài viết tốt.
 IV.Củng cố dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu học sinh viết bài chưa đạt về nhà viết lại 2 đoạn văn mở bài vào vở và chuẩn bị bài sau.
 -Khuyến khích học sinh về nhà viết kết bài mở rộng cho cả 3 đè bài mở rộng trên.
-HS đọc bài của mình
-HS chọn cách mở bài để đọc
2HS đọc thành tiếng ,lớp đọc thầm
-Cái nón
“Mẹ bảo
Theo kiểu mở rộng.
-Học sinh giải thích: Sau khi tả cái nón xong, bạn nhỏ lại nêu lên lời dặn của mẹ và có ý thức giữ gìn cái nón của mình. Đó là cách kết bài mở rộng.
 Học sinh đọc yêu cầu.
 -Làm bài theo hướng dẫn của GV
 -Mỗi học sinh chỉ viết đoạn kết bài mở rộng cho một trong các đề trên.
 -Học viết bài vào khổ giấy to dán lên bảng và đoạn kết bài của mình.
 Học sinh nhận xét sửa lỗi về câu, dùng từ cho bạn.
 -Học sinh đọc 2 cách mở bài của mình.
 -Cả lớp nhận xét sửa lỗi về câu, dùng từ cho bạn.
-HS làm bài
Rút kinh nghiệm bổ sung :
Sinh hoạt lớp tuần 19
I- Yªu cÇu:
	- Thùc hiƯn tèt tiÕt sinh ho¹t chđ nhiƯm. HS tù qu¶n tèt.
	- §¸nh gi¸, nhËn xÐt c¸c mỈt trong tuÇn vµ phỉ biÕn c«ng t¸c ®Õn.
 - Sinh ho¹t tËp thĨ, vui ch¬i.
II- Lªn líp:
Ho¹t ®éng cđa GV
Ho¹t ®éng cđa HS
1- Thùc hiƯn tèt tiÕt sinh ho¹t chđ nhiƯm:
- GV tỉ chøc cho HS
- §¸nh gi¸ cđa c«ng t¸c tuÇn qua::
* ¦u:- 100% HS biÕt chđ ®iĨm th¸ng 1 vµ ý nghÜa ngµy 9/1. 
 - §i häc chuyªn cÇn, t¸c phong gän gµng, Ýt ®i trƠ, s¾p hµng ra vỊ tư¬ng ®èi tèt.
 - VƯ sinh líp vµ vƯ sinh khu vùc tèt.
 - ỉn ®Þnh nỊ nÕp häc tËp vµo HKII, hÇu hÕt HS cã ®đ dơng cơ häc tËp. 
* KhuyÕt:- Ýt tËp trung trong giê häc, mét sè em chưa làm bài tập về nhà .
 - Kho¶n tiỊn häc ngµy cßn chËm.
 2- Sinh ho¹t vui ch¬i gi¶i trÝ: ¤n h¸t mĩa, trß ch¬i, h¸t c¸ nh©n, kĨ chuyƯn....
3- DỈn dß c«ng t¸c tuần ®Õn:
- TiÕp tơc häc tËp theo ch¬ng tr×nh HKII 
- C¸c tỉ tiÕn hµnh kiĨm tra CTRL ®éi viªn
- TiÕp tơc thùc hiƯn tèt 5 nỊ nÕp trùc ban.
- T¨ng cêng tÝnh tù qu¶n trong HS.
- ¤n chđ ®iĨm, chđ ®Ị, h¸t mĩa, trß ch¬i
- Thùc hiƯn tèt vƯ sinh líp vµ vƯ sinh khu vùc
4- KÕt thĩc:
* HS thùc hiƯn tr×nh tù tiÕt sinh ho¹t.
( nh c¸c tiÕt trưíc)
- HS l¾ng nghe- bỉ sung
- HS thùc hiƯn «n h¸t mĩa, trß ch¬i
- HS l¾ng nghe vµ thùc hiƯn

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4TUAN 19.doc