Giáo án Khối 4 - Tuần 2 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 2 (Chuẩn kiến thức)

Khoa học

TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI( TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU:

- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người : tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết

- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.

II ĐỒ DÙNG:Phiếu học tập, hình 8,9 sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

*HĐ1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi ở người.

+ Quan sát và thảo luận:

- Giao nhiệm vụ:? Trong số những cơ quan có ở hình trang 8, cơ quan nào trực tiếp thực hiện trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường?

- Làm việc theo cặp.

- Làm việc cả lớp: HS trình bày kết quả, GV ghi tóm tắt kết quả HS trình bày.

- GV giảng trình bày cơ quan tuần hoàn có vai trò trong quá trình trao đổi chát ở bên trong cơ thể.

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 2 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ 2 ngày 31háng 8năm 2009
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Tiếp theo)
I.Mục đích yêu cầu:
- Giọng đọc phù hợp tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn 
- Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- Chọn được danh hiệu phù hợp tính cách của Dế Mèn( TL được các CH trong SGK)
-HS KG chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn( CH 4)
II.Đồ dùng: Bảng phụ
III: Các hoạt động:
A. Kiểm tra bài cũ.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc:
- HS đọc nối tiếp đoạn: 2,3 lượt. GV kết hợp sữa lỗi.
- HS luyện đoc theo cặp
- HS đọc cả bài.
 GV đọc mẫu.
 * Tìm hiểu bài:
 Một Hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi
 Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào?
- HS đọc đoạn 2.
? Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
? Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải?
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi .
? Bọn nhện sau đó đã hành động như thế nào
- HS đọc câu hỏi 4, trao đổi, thảo luận, chọn danh hiệu thích hợp cho Dế Mèn.....
* Hướng dẫn đọc diễn cảm.
+ HS đọc từng đoạn, GV hướng dẫn đọc từng đoạn để HS luyện đọc, tìm đọc giọng phù hợp với nội dung bài.
+ GV hướng dẫn HS luyện đọcdiễn cảm 1,2 đoạn tiêu biểu: '' Từ trong hốc đá...đi không.
+ GV đọc mẫu- HS luyện đọc theo cặp- HS thi đọc diễn cảm.
3 Cũng cố, dặn dò.
_________________________
Chính tả
Nghe viết: Mười năm cõng bạn đi học
 I.Mục đích yêu cầu:
 -NV đúng và trình bày bài CT sạch sẽ, đúng qui định
- Làm đúng BT2 và BT3a.
II. Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to, VBT.
III. Các hoạt động dạy Học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- GV đọc toàn bài chính tả.
- HS đọc thầm lại đoạn văn. Chú ý tên riêng.
- GV đọc HS viết.
- GV đọc HS soát bài.
- GV chấm bài nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập 2: - Nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm lại chuyện. Làm bài tập vào vở
- HS trình bày. Cả lớp nhận xét.
* Bài tập 3: - Làm theo nhóm.
- HS trình bày, GV nhận xét.
4. Cũng cố, dặn dò:
- Yêu cầu tìm 10 từ ngũ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu băng s/x.( súng ,sách..).
- Đọc lại chuyện vui'' Tìm chỗ ngồi'' HTL câu đố.
___________________________
Toán
Các số có sáu chữ số
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS:. Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. 
 - Biết viết và đọc các số có 6 chữ số.
 - HS làm BT 1,2,3,4a,b.HS KG lam hết cả BT4
II. Đồ dùng:
Phóng to bảng ( T 8- sgk). Các thẻ số có ghi 100 000; 10 000...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Số có 6 chữ số:
a) Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn..
b) Hàng trăm nghìn.
 GV giới thiệu: 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn. 1 trăm nghìn viết là 100.000.
c) Viết và đọc số có 6 chữ số:
- Cho HS quan sát bảng:
Trăm nghìn
chục nghìn
nghìn
trăm
chục
đơn vị
- Gắn thẻ, yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn,bao nhiêu chục nghìn...
- Cho HS xác định lại, sau đó hướng dẫn viết số.
- Lập thêm vài số. Chưa đề cập đến số 0.
- GV viết số HS gắn số.
2. Thực hành:
* Bài1: a) GV cho phân tích mẫu.
 b) GV đưa hình vẽ như sgk. HS nêu kết quả vào ô trống, đọc số.
* Bài 2: HS tự làm.
* Bài 3: HS đọc các số.
* Bài 4: GV cho HS đọc các số tương ứng vào vở.
* Tổng kết dặn dò.
_________________________
Khoa học
Trao đổi chất ở người( tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người : tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết 
- Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
II Đồ dùng:Phiếu học tập, hình 8,9 sgk.
III. Các hoạt động Dạy Học:
*HĐ1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi ở người.
+ Quan sát và thảo luận:
- Giao nhiệm vụ:? Trong số những cơ quan có ở hình trang 8, cơ quan nào trực tiếp thực hiện trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường?
- Làm việc theo cặp.
- Làm việc cả lớp: HS trình bày kết quả, GV ghi tóm tắt kết quả HS trình bày.
- GV giảng trình bày cơ quan tuần hoàn có vai trò trong quá trình trao đổi chát ở bên trong cơ thể.
- Kết luận:
*HĐ2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người
 + Làm việc với sơ đồ trang 9 sgk.
+ Làm việc cá nhân: Cá nhân xem sơ đồ- chổ nào còn thiếu bổ sung vào- HS trình bày, nhận xét.
? Hằng ngày cơ thể phải lấy những gì từ môi trường và thải ra những gì?
? Nhờ cơ quan nào quá trình trao đổi chất được thực hiện.
? Đièu gì sẽ xẩy ra nếu một trong các cơ quan đó ngừng hoạt động.
+ GV kết luận.
*Tổng kết dặn dò.

_____________________________________________________________
Thứ 3 ngày 1 tháng 9 năm 2009
Thể dục
QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, DÀN HÀNG, DỒN HÀNG,
TRề CHƠI " THI XẾP HÀNG NHANH"
I-Mục tiờu
	- Biết cách dàn hàng, dồn hàng, động tác quay phải, quay trái đúng với khẩu lệnh
 - Bước đầu biết cách quay sau và đi đều theo nhịp.
 - Biết cách chơi và tham gia được trũ chơi " thi xếp hàng nhanh". 
II- Nội dung và phương phỏp lờn lớp
	1. Phần mở đầu 
	GV phổ biền nội dung yờu cầu tiết học, chấn chỉnh đội ngũ trang phục luyện tập.
	Đứng tại chỗ vỗ tay và hỏt.
	Giậm chõn tại chỗ đếm theo nhịp 1-2
	2. Phần cơ bản
	a. Đội hỡnh đụi ngũ 
	ễn quay phải, quay trỏi, dàn hàng, dồn hàng
	Lần 1,2 GV hướng dẫn HS tập, cú nhận xột, sửa chữa nhưng sai sút cho HS 
	GV chia tổ luyện tập dưới sự điều khiển của tổ trưởng
	Tập hợp lớp, cho cỏc tổ thi đua trỡnh diễn
	Cả lớp tập để củng cố do GV điều khiển.
	b. Trũ chơi vận động
	Trũ chơi " Thi xếp hành nhanh" gv nờu tờn trũ chơi, giải thớch cỏch chơi, cho một tổ chơi thử, sau đú cả lớp chơi thử. Tiếp theo cho cả lớp chơi chớnh thức cú thi đua. Nhận xột, biểu dương tổ thắng cuộc.
	3. Phần kết thỳc
	Cho HS làm động tỏc thả lỏng.
	GV cựng HS hệ thống lại bài.
	Nhận xột, đỏnh giỏ giờ học.
_________________________
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Viết và đọc được các số có đến sáu chữ số
HS làm BT 1,2,3(a,b,c),4(a,b). HS KG làm thêm các bài còn lại
II.Các hoạt động:
1. Ôn lại các hàng.
- HS ôn lại các hàng đã học: quan hệ giữa đơn vị 2 hàng liền kề.
- Viết : 825713, cho HS xác định các hàngvà chữ số thuộc hàng chữ đólà chữ số nào?..
- HS đọc số: 850230; 820 004,800 007;....
2. Thực hành:
+ Bài 1: GV cho HS tự làm bài tập
+ Bài 2: a, HS đọc số.
 b, HS xác định hàng ứng với chữ số 5 của các số đã cho.
+ Bài 3: HS làm vào vở.
+ Bài 4: HS nhận xét qui luật viết tiếp các số trong từng dãy số, tự viết số. Sau đó thống nhất kết quả.
3. Tổng kết- dặn dò.
_________________________
Đạo đức
Trung thực trong học tập(T2)
I. Mục tiêu: HS có khả năng :
- Nêu được mọt số biểu hiện của trung thực trong học tập.
- Biết được trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến.
- Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
- Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
II. Các hoạt đông dạy học.
Hoạt đông 1: Thảo luận nhóm bài tập 3-SGK
- Chia lớp làm các nhóm và thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Lớp theo dõi bổ sung
- GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mọi tình huống.
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được(BT4-SGK)
-Yêu cầu 2 HS trình bày, giới thiệu.
- Thảo luận cả lớp: Em nghĩ gì về những mẫu chuyện tấm gương đó?
- GV kết luận 
Hoạt động 3:Trình bày tiểu phẩm ( bài tập 5- SGK)
- GV mời 2 nhóm trình bày.
- Thảo luận chung cả lớp
? Em có suy nghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
? Nêu em ở vào tình huống đó em có hành động như thế không?
- GV nhận xét chung.
III. Củng cố- dặn dò	
_________________________
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm''Thương người như thể thương thân''.Nắm được cách dùng một số từ có tiềng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau : người, lòng thương người. ( BT2,BT3).
- HS KG nêu được ý nghĩacủa các câu tục ngữ ở BT4
II. Đồ dùng:
- Giấy khổ to, Vở bài tập.
III. Các hoạt động:
A. Kiểm tra bài cũ: Viết vào bảng con tiếng chỉ người thân trong gia đình mà phần vần có một âm: Chú, dì, Mẹ...; có 2 âm: cậu, thím...
B. Dạy bài mới:
+ Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1: - Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hoạt động nhóm.
- Nhóm trình bày kết quả.
- Lời giải:
a) Từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu; tình cảm yêu thơng đồng loại: Lòng nhân ái, vị tha...
b)Từ trái nghĩa với nhân đạo hoặc yêu thơng: hung ác,tàn ác...
c) Từ ngữ thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ: Cứu giúp, cưu mang...
c) Từ trái nghĩa với đùm bọc: ăn hiếp, hà hiếp, bắt nạt....
*Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu của BT2, trao đổi, thảo luận theo cặp, làm bài vào vở.
 a, Từ có tiếng nhân có nghĩa là người:
 b, Từ có tiếng nhân có nghĩa:
* Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu( Đặt câu với 1 từ trong bài tập 2).
- HS đặt câu: Mẫu: Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.
* Bài tập 4:
- Yêu cầu HS đọc bài. Từng nhóm trao đổi.
- HS trả lời, GV nhận xét.
2) Cũng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài: Dấu hai chấm.
_________________________
Lich sử
Làm quen với bản đồ(Tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS biết :
-Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên BĐ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng LS hay ĐL trên BĐ
- Biết đọc BĐ ở mức độ đơn giản: Nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng tren BĐ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên,đồng bằng, vùng biển.
II.Đồ dùng dạy học
 Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 Bản đồ hành chínhViệt Nam .
III. Các hoạt đông dạy học.
HĐ1:Cách sử dụng bản đồ.
-Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
- Dựa vào H3( bảng chú giải) bài 2 để đọc các kí hiệu 1số đối tượng địa lý.
- Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên H3 bài 2.
- Gọi một số HS lên bảng chỉ.
- Hs nêu các bước sử dụng.
HĐ2: Bài tập
- HS thực hành theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét,bổ sung .
- GV kết luận.
Bài b: Các nước láng giềng của Việt Nam: Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia.
- Vùng biển của nước ta là 1 phần của biển Đông.
- Quần đảo của Việt Nam: Hoàng Sa,Trường Sa.
- Một số đảo của Việt Nam: Phú Quốc, Côn Đảo,Cát Bà.
- Một số sông chính: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu.
HĐ3: Thực hành chỉ trên bản đồ.
- Chỉ các hướng.
- Chỉ vị trí c ...  toàn bộ câu chuyện , kết hợp tả ngoại hình của 2 nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: Một HS trả lời: ? Tính cách nhân vật thể hiện qua những phương diện nào( Hành động, lời nói, hành động, ý nghĩ)
B. Dạy bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Phần nhận xét
- HS đọc bài tập 1,2,3.
- Cả lớp đọc thầm ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò? Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật ấy?
- HS trình bày kết quả bài làm- GV nhận xét.
HĐ3: Phần ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ- GV ghi ý chính 
- Gv nêu vài ví dụ để HS hiểu
HĐ4: Phần thực hành
Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập.
- Từng cặp HS trao đổi, làm vào vở bài tập.
- 1 số HS trình bày bài làm, cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2: GV nêu yêu cầu
- Hai HS thi kể, GV và cả lớp theo dõi nhận xét.
HĐ5: Củng cố, dặn dò- Nhận xét tiết học.
_________________________
Toán
Triệu và lớp triệu
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Biết viết các số đến lớp triệu.
- HS làm BT 1,2,3(cột 2).HS KG làm thêm các bài còn lại. 
II.Đồ dùng dạy học.
III.Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ: GV viết số cụ thể: 65981- HS nêu rõ các chữ số thuộc hàng nào?
B. Bài mới
1.Giới thiệu lớp triệu gồm hàng triệu,chục triệu, trăm triệu.
GV giới thiệu:
10 trăm nghìn gọi là 1triệu.
HS đếm xem 1 triệu có tất cả bao nhiêu chữ số 0.
Giới thiệu 10 triệu (1 chục triệu): 10 000 000.
Giới thiệu 10 chục triệu( 1 trăm triệu): 100 000 000.
- GV giới thiệu các hàng: Hàng triệu,hàng chục triệu, hàng trăm triệu-hợp thành lớp triệu .
2. Thực hành:
HS mở VBT trang 12- làm các bài tập 1,2,3,4,5.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 Bài 2, 3,4,5: HS tự làm
Gv theo dõi giúp đỡ Hs yếu 
Chấm bài- Chữa bài –Nhận xét.
3. Củng cố,dặn dò: Nhận xét tiết học.
_________________________
Khoa học
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. vai trò của chất bột đường
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết được:
- Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường,chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng 
- Kể tên những thức ăn có nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn...
- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể
II Đồ dùng:Hình 8,9 sgk, VBT.
III. Các hoạt động Dạy Học:
*HĐ1: Tập phân loại thức ăn
Cách tiến hành :HS làm việc theo nhóm- trả lời 3 câu hỏi trong SGK.
- Hoàn thành bảng phân loại thức ăn theo nguồn gốc
- Làm việc cả lớp: HS trình bày kết quả- Nhận xét 
Lưu ý:Một thức ăn có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ: trứng
*HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường.
- Hs làm việc theo cặp 
? Nói tên những thức ăn giàu chất bột đường có trong hình 11-SGK
? Kể tên các thức ăn mà em thích có chất bột đường.
? Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
HS trình bày- HS khác nhận xét- GV kết luận.
*HĐ3:Xác định nguồn gốc của các thức ăn có nhiều chất bột đường.
 - HS làm bài tập 5
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho HS.
- Chấm bài, chữa bài . 
*Tổng kết dặn dò.
________________________________
Kĩ thuật
vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu( Tiếp)
I.Mục tiêu
HS biết được đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.
 Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ ( gút chỉ)
II. Đồ dùng: Các loại dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu.
III. Các hoạt đông dạy học.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích bài học
Hoạt động 1: Ôn kiến thức
HS quan sát nhận xét những vật liệu cắt, khâu, thêu.
 Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo ,trả lời câu hỏi về đặc điểm cấu tạo của kéovải, so sánh kéo cắt vải và kéo cắt chỉ(kéo bấm)
HS tìm hiểu cách cầm các loại kéo đ Cầm thử kéo.
- Nêu tên và tác dụng của một số vật liêu và dụng cụ khác.
Hoạt động 2: Thực hiện thao tác xâu chỉ, gút chỉ
GV làm mẫu, đồng thời hướng dẫn cách xâu chỉ, gút chỉ
HS quan sát.
1 HS làm mẫu trước lớp.
Cả lớp thực hành.
IV. Nhận xét giờ học.
_______________________________________
Họạt động tập thể
sinh hoạt lớp cuối tuần 2
I. Mục đích:
- Nhận biết được những ưu điểm, tồn tại trong tuần qua
- Bình chộn bạn có thành tích xs trong tuần.
- Kế hoạch hoạt động tuần 3.
II.Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Nhận xét tuần qua.
*Ưu điểm:Vệ sinh sạch sẽ, Hs đi học đúng giờ.
Học bài và làm bài đầy đủ, một số em có chữ viết đẹp.
*Tồn tại: Một số em chưa chăm chỉ trong học tập.
- Một số em còn quên sách vở.
- Một số em chưa chú ý trong học tập.
* Kế hoạch :
- Duy trì mọi nền nếp học tập.
- Học bài , làm bài đày đủ.
- Thu các khoản đóng nộp.
- ôn tập tốt để thi khảo sát đầu năm vào ngày14/9.
- Họp Phụ huynh lần 1 vào chủ nhật
 Buổi chiều
Tiết 1	Toán
 Luyện tập:Các số có sáu chữ số
I. Mục tiêu:
- Giúp HS:. Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. 
 - Luyện tập cách viết và đọc các số có 6 chữ số.
II. Các hoạt động dạy học
HĐ1: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2: Luyện tập.
- Gv yêu cầu HS mở SGK Toán trang 9,10.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 vào vở luyện toán.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Chấm bài, chữa bài.
Bài 1, 2: HS chữa miệng.
Bài 3,4: 2 HS lên bảng chữa bài.
-Kết quả bài 4:a)63115; b)723936; c)943103; d)860372.
HĐ3: Nhận xét giờ học.
_________________________
Tiết 2	Tự học
Luyện viết: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu:
- Giúp HS: Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
- HS có ý thức giữ rèn chữ, giữ vở.
II. Các hoạt động dạy học
HĐ1:GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu tiết học .
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết bài
- 1 HS khá đọc bài viết- Cả lớp đọc thầm.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày.
HĐ3: GV đọc, HS viết bài.
-HS khảo bài.
- GV chấm bài, nhận xét chung.
III.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
_________________________
Tiết 3	Hướng dẫn thực hành
Hoàn thành bài tập khoa học.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thành bài tập bài “Trao đổi chất ở người”
II. Các hoạt động dạy học
HĐ1:GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu tiết học .
- Kiểm tra VBT của HS.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài.
-HS đọc yêu cầu bài.
-Thảo luận theo nhóm đôi- Hoàn thành bài tập
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho những HS còn lúng túng.
- GV chấm bài, chữa bài, nhận xét chung.
III.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Tiết 5 	Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: vẽ hoa lá
I. Mục tiêu: 
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhậnđược vẽ đẹp của hoa lá.
-Hs biết cách vẽ,vẽ màu theo mẫu hoặc ý thích.
-Hs yêu thíchvẽ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên, có ý thức chăm sóc bảo vệ cây cối.
II.Đồ dùng dạy học
Một số hoa lá thật,vở thực hành, bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt đông dạy học.
HĐ1:Quan sát nhận xét
HS quan sát vật mẩu trả lời các câu hỏi:
-Tên của bông hoa,chiếc lá? 
-Hình dáng đặc điểm của mỗi loại hoa,lá.
- Sự khác nhau về hình dáng,màu sắc giữa một số hoa,lá.
 HĐ2: Cách vẽ hoa, lá
- GV giới thiệu hình gợi ý đẻ HS nhận ra các bước vẽ:
+ Vẽ khung hình chung 
+Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa lá.
+ Chỉnh sửa hình cho gần với mẫu.
+Vẽ nét chi tiết cho rõ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
HĐ3: Thực hành 
Hs thực hành vẽ.
Gv theo dõi uốn nắn cho HS.
HĐ4: Nhận xét đánh giá.
GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ nhận xét về:Cách sắp xếp hình vẽ trong một tờ giấy- hình dáng, đặc điểm, màu sắc của hình vẽ so với vật mẫu.
- Xếp loại và khen ngợi những bài vẽ đẹp.
IV.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
Buổi chiều
Tiết 1	Luyện tiếng việt
Luyện tập:Mở rộng vốn từ Nhân hậu-đoàn kết
I.Mục đích yêu cầu:
- Luyện tập mở rộng, hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm thương người như thể thương thân.
- Hiểu nghĩa một số từ, nắm đợc cách dùng từ ngữ đó.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Gvgiới thiệu yêu cầu giờ học .
HĐ2: Thực hành
GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3,4.
GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu
BT1 :Hướng dẫn HS tìm thêm các từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại. 
 BT3: HS nối tiếp nhau đặt câu 
Ví dụ:-Nhân dân Việt Nam rất anh hùng.
 - Chú em là công nhân xây dựng.
- Bác Hồ có lòng nhân ái bao la.
- Bà em là người rất nhân từ và độ lượng.
Hướng dẫn BT4:GV cho HS nhắc lại nội dung khuyên, chê bai trong 3 câu tục ngữ, thành ngữ.
- HS chữa bài trước lớp- cả lớp cùng GV nhận xét, kết luận.
III.Củng cố, dặn dò
_________________________
Tiết 2	Anh văn
(GV chuyên biệt dạy)
_________________________
Tiết 3	Kĩ thuật
Căt vải theo đường vạch dấu
I.Mục tiêu:
+ HS biết cách vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu.Vạch được đường dấu trên vải và cắt đợc vải theo đường vạch dấu đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
+ Giáo dục ý thức an toàn lao động.
II.Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng kĩ thuật.
III. Các hoạt động:
*Giới thiệu bài:
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu.
- Giới thiệu mẫu, hướng dẫn quan sát.
- Gợi ý để HS nêu tác dụng.
- Kết luận.
HĐ2:Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
1) Vạch dấu trên vải
2) Cắt vải theo đường vạch dấu 
HĐ3: Thực hành vạch dấu và cắt vải theo đường vạch dấu.
Kiểm tra sự chuẩn bị,nêu yêu cầu thực hành. HS thực hành.
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Nêu các tiêu chí đánh giá.
- HS tự đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá.
+ Nhận xét, dặn dò: Hướng dẫn chuẩn bị tiết sau.
Tiết 1	Luyện Toán
Luyện:Hàng- lớp
I. Mục tiêu:
- Giúp HS:Củng cố về lớp đơn vị, lớp nghìn để đọc số, viết số đúng.
-Xác định được các số ở các hàng các lớp.
II. Các hoạt động dạy học
HĐ1: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2: Luyện tập.
- Gv yêu cầu HS mở SGK Toán trang 11,12.
- Làm bài tập 2, 3, 4 vào vở luyện toán.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- Chấm bài, chữa bài.
Bài 2a: HS chữa miệng.
2b) Một HS lên bảng làm bài.
Bài 3,4: Hs chữa bài ở bảng phụ
-Kết quả bài 4:a)500735; b)300402; c)204060; d)80002.
Bài 5: 1 HS nêu miệng.
HĐ3: Nhận xét giờ học.
_________________________
Tiết 2	Hướng dẫn thực hành
Hoàn thành bài tập địa lý.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thành bài tập bài “Dãy núi Hoàng Liên Sơn”
II. Các hoạt động dạy học
HĐ1:GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu tiết học .
- Kiểm tra VBT của HS.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài.
-HS đọc yêu cầu bài.
-Thảo luận theo nhóm đôi- Hoàn thành bài tập
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm cho những HS còn lúng túng.
- GV chấm bài, chữa bài, nhận xét chung.
III.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_2_chuan_kien_thuc.doc