Giáo án Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột)

I - Mục tiêu :

1/ Kiến thức - Kỹ năng : HS nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. HS hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.

2/ Thái độ : GD HS có thái độ và hành vi trung thục trong học tập.

II - Đồ dùng học tập

GV : - Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK.

 - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.

HS : - Nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề bài học.

 - Sưu tầm mẩu chuyện về chủ đề bài học.

III – Hoạt động dạy học ;

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 2 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 02
Thứ hai ngày 22 tháng 08 năm 2011
Tập đọc 
Tiết 03 : 	 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tiếp theo)
 Tô Hoài
I/ Mục tiêu :
 1/ Kiến thức : Hiểu được nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công bênh vực Nhà Trò bất hạnh, yếu đuối.( HSKG chọn đúng danh hiệu Hiệp sĩ và giải thích được vì sao lựa chịn).
2/ Kĩ năng : Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ, biết thể hiện giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của Dế Mèn.
3/ Giáo dục : HS có tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng làm việc nghĩa
II / Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
III / Hoạt động dạy – học:
 1 / Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS.
 2/ Dạy bài mới
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
- Gv giới thiệu, ghi bảng tên bài.
* Hoạt động 2 : Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a/ Luyện đọc :
- Chia bài đọc thành 2 đoạn để hướng dẫn hS luyện đọc kết hợp sửa lỗi phát âm và hiểu nghĩa các từ mới.
- GV đọc toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài :
- Gợi ý HS đọc thầm từng đoạn vè trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
* Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc nối tiếp tìm giọng đọc.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm cả bài.
- GV nhận xét, khen HS đọc hay nhất.
3/ Củng cố – Dặn dò:
- Gợi ý HS nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. Dặn hS về ôn bài và chuẩn bị tiết sau : Truyện cổ nước mình.
- HS đọc toàn bài, chia đoạn.
- Đọc nối tiếp từng đoạn.
- Đọc thầm phần chú giải.
- HS đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài.
- Hs lắng nghe.
- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
 - Luyện đọc và thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
Rút kinh nghiệm : 	
Toán
Tiết 6 : 	CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu :
1/ KT: HS biết mối quan hệ đơn vị các hàng liền kề. 
2/ KN : Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số. Làm đúng các BT : 1 ; 2 ; 3 ; 4 ( a , b ).
Biết viết và đọc các số có tới sáu chữ số.
3/ TĐ : GDHS biết say mê học toán.
II/ Chuẩn bị: Bảng phóng to tranh vẽ (trang 8)
III/ Hoạt động dạy học :	
1/ Kiểm tra bài cũ : Luyện tập
GV nhận xét
2/ Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : 
* Hoạt động 2 : Số có sáu chữ số
a/ Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
GV treo tranh phóng to trang 8
Yêu cầu HS nêu quan hệ liền kề giữa đơn vị các hàng liền kề
b/ Giới thiệu hàng trăm nghìn
GV giới thiệu:
 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn
 1 trăm nghìn viết là 100 000 (có 1 số 1 & sau đó là 5 số 0)
c/ Viết & đọc các số có 6 chữ số
GV treo bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn
Sau đó gắn các tấm 100 000, 1000, . 1 lên các cột tương ứng trên bảng, yêu cầu HS đếm: có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn,. Bao nhiêu đơn vị? 
GV gắn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng, hình thành số 432516
Số này gồm có mấy chữ số?
GV yêu cầu HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu đơn vị
GV hướng dẫn HS viết số & đọc số.
Lưu ý: Trong bài này chưa đề cập đến các số có chữ số 0. 
GV viết số, yêu cầu HS lấy các tấm 100 000, 10 000, ., 1 gắn vào các cột tương ứng trên bảng
* Hoạt động 2 : Thực hành .
- Hướng dẫn HS lần lượt làm các BT 1 ; 2 ; 3 ; 4 / SGK vào vở va bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt bài giải đúng.
3/ Củng cố dặn dò: 
GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Chính tả toán”
Cách chơi: GV đọc các số có bốn, năm, sáu chữ số. HS viết số tương ứng vào vở.
- Nhận xét tiết học, dặn hS về ôn bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
HS sửa bài
HS nhận xét
HS nêu
+ 10 đơn vị = 1 chục
+ 10 chục = 1 trăm
+ 10 trăm = 1 nghìn 
+ 10 nghìn = 1 chục nghìn
HS nhận xét:
HS nhắc lại
HS xác định và trả lời.
- HS viết và đọc số
- HS dựa vào SGK và kiến thức đã học làm bài rồi trình bày trước lớp.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS tham gia trò chơi
Rút kinh nghiệm : 	
Đạo đức
Tiết 2 : 	TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP ( tiết 2)
I - Mục tiêu :
1/ Kiến thức - Kỹ năng : HS nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập. Biết được : Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến. HS hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của HS.
2/ Thái độ : GD HS có thái độ và hành vi trung thục trong học tập.
II - Đồ dùng học tập
GV : - Tranh, ảnh phóng to tình huống trong SGK.
 - Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
HS : - Nhóm chuẩn bị tiểu phẩm về chủ đề bài học.
 - Sưu tầm mẩu chuyện về chủ đề bài học.
III – Hoạt động dạy học ; 
1/ Kiểm tra bài cũ : Trung thực trong học tập 
- Thế nào là trung thực trong học tập ?
- Vì sao cần trung thực trong học tập ?
2/ Dạy bài mới :
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm bài tập 3
- Chia nhóm và giao việc 
-> Kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống :
a) Chịu nhận khuyết điểm rồi quyết tâm học để gỡ lại.
b) Báo lại cho cô biết để chữa lại điểm cho đúng.
c) Nói bạn thông cảm vì làm như vậy là không trung thực. 
* Hoạt động 3 : Trình bày tư liệu đã sưu tầm được ( bài tập 4 SGK ) 
- Yêu cầu một vài HS trình bày , giới thiệu .
- Yêu cầu HS thảo luận : Em nghĩ gì về những mẫu chuyện , tấm gương đó ?
=> Kết luận : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập . Chúng ta cần học tập các bạn đó .
* Hoạt động 4 : Tiểu phẩm
 Cho HS thảo luận lớp :
- Em có suy nghĩ gì về tiểu phâûm vừa xem ?
- Nếùu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không ? Vì sao ?
-> Nhận xét chung
3/ Củng cố – dặn dò
- Yêu cầu HS thực hiện mục thực hành trong SGK
- Chuẩn bị : Vượt khó trong học tập.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày -> lớp trao đổi chất vấn, nhận xét, bổ sung.
- HS nhận xét.
- HS thảo luận , trình bày.
- HS nhận xét.
- Nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị về chủ đề bài học.
- HS nhận xét.
Rút kinh nghiệm : 	
Thứ ba ngày 25 tháng 08 năm 2009 
Khoa học
Tiết 3 : 	TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI ( tt )
I - Mục tiêu
1/ Kiến thức : Biết được nếu 01 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
2/ Kỹ năng : Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người : tiêu hóa ; hô hấp ; tuần hoàn ; bài tiết. 
- Rèn KNS : Giao tiếp và hợp tác ; tư duy sáng tạo.
3/ Tháo độ : HS yêu yêu khoa học, có ý thức phòng bệnh.
II - Đồ dùng dạy học:
Hình trang 8,9 sgk.
Phiếu học tập
Bộ đồ chơi “Ghép chữ vào chỗtrong sơ đồ”
III - Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Hằng ngày, cơ thể người cần lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ?
 - Nêu ghi nhớ mà HS ghi nhận được 
 2/ Bài mới:
* Hoạt động 1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia quá trình TĐC ở người.
* Cách tiến hành :
Bước 1:
GV giao nhiêm vụ
Bước 2: Làm việc theo cặp
GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV ghi tóm tắt những gì HS trình bày lên bảng.
- GV giảng về vai trò của cơ quan tuần hoàn trong việc thực hiện quá trình TĐC xảy ra bên trong cơ thể.
Kết luận
Những biểu hiện bên ngoài của qtr TĐC và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:
+ Trao đổi khí: docơ quan hh thực hiện
+ Trao đổi thức ăn: do cơ quan tiêu hoá thực hiện.
+ Bài tiết: do cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện.
* Hoạt động 2:
* Cách tiến hành
Trò chơi Ghép chữ vào chỗ  
trong sơ đồ
Bước 1 
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ chơi 
Bước 2: Trình bày sản phẩm
- GV đánh dấu thứ tự xem nhóm nào làm xong trước. 
Bước 3
Bước 4: Làm việc cả lớp.
GV nêu câu hỏi:
- Hằng ngày cơ thể người lấy những gì từ mtr và thải ra môi tường những gì?
- Nhờ cơ quan nào mà qtr TĐC bên trong cơ thể được thực hiện?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu 1 trong các cơ quan tham gia vào qtr TĐC ngừng hoạt động .
Kết luận
GV kết luận như sgk trang 9
3/ Củng cố – Dặn dò
- Dặn HS vê ôân bài- Chuẩn bị bài 4.
- nhận xét tiết học.
- 2, 3 HS trả lời. 
- HSQS hình 8 sgk và thảo luận theo cặp: Nêu chức năng của từng cơ quan ; cơ quan nào trực tiếp thực hiện QTR TĐC giữa cơ thể với MTR bên ngoài?
- Đại diện một vài cặp trình bày trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS nhận xét.
- Các nhóm thi nhau lựa chọn các phiếu cho trước để ghép vào chỗ  ở sơ đồ cho phù hợp.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình
- Đại diện các nhóm trình bày về mqh giữa các cơ quan trong cơ thể trong qtr thực hiện TĐC giữa cơ thể và mtr.
- HS nhận xét.
Rút kinh nghiệm : 	
Chính tả
Tiết 2 : 	 MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC	
I/ Mục tiêu:
1/ KT : Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp sạch sẽ bài CT.
2/ KN : Viết đúng, đẹp tên riêng: Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh. Làm đúng bài tập 2 ; 3 (a,b ).
3/ TĐ : HS có ý thức rèn chữ, yêu thích môn học.
II / Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a.
III/ Hoạt động dạy – học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào vở nháp những từ do GV đọc.
- Nhận xét về chữ viết của HS.
2/ Bài mới :
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu, ghi bảng tên bài.
* Hoạt động2: Hướng dẫn nghe – viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Hướng dẫn HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi :
 + Bạn Sinh đã làm gì để  ... Tiết 2 :	DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I.Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn : dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao & đồ sộ nhất Việt Nam có đỉnh nhọïn sườn dốc, thung lũng thường hẹp và sâu ; khí hậu lạnh quanh năm.
2/ Kỹ năng : HS chỉ được trên lược đồ & bản đồ Việt Nam vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ; sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm của khí hậu ở mức đơn giản ; dựa vào bảng số liệu để nêu nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
3/ Thái độ : Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II.Chuẩn bị: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
- Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & đỉnh núi Phan-xi-păng.
III.Các hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài.
 b/ Bài dạy.
* Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn.
Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta (Bắc Bộ)?
Trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất?
Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng & sông Đà?
Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km? rộng bao nhiêu km?
Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng 
Liên Sơn như thế nào?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ :
Dựa vào lược đồ hình 1, hãy chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng & cho biết độ cao của nó.
Quan sát hình 2 mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
GV giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS đọc thầm mục 2 trong SGK & cho biết khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV gọi 1 HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường.
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV tổng kết: Sa Pa có khí hậu mát mẻ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành một nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc.
3/ Củng cố dặn dò
GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
GV cho HS xem một số tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn & giới thiệu thêm về dãy núi Hoàng Liên Sơn: Tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên. Đây là dãy núi cao nhất Việt Nam & Đông Dương (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia).
- Chuẩn bị bài: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
HS trả lời
HS nhận xét
- HS dựa vào kí hiệu để tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở lược đồ hình 1.
- HS dựa vào kênh hình & kênh chữ ở trong SGK để trả lời các câu hỏi.
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS làm việc trong nhóm theo các gợi ý
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Khí hậu lạnh quanh năm.
HS lên chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ Việt Nam.
HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 
- HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình & khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Rút kinh nghiệm : 	
Thứ sáu ngày 26 tháng 08 năm 2011
Luyện từ và câu
Tiết 4 :	DẤU HAI CHẤM
I.Mục tiêu :
1/ Kiến thức : Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu, báo hiệu bbộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trướùc.
2/ Kỹ năng : Biết dùng dấu hai chấm khi viết bài văn, thơ ( BT1 ; 2 ). Rèn KNS : Giao tiếp và hợp tác.
3/ Thái độ : Học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt, tự hào và thích sử dụng Tiếng Việt.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ .
III.Hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra bài cũ: Cấu tạo của tiếng
GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà.
GV nhận xét
2/ Bài mới: 
* Hoạ động 1 : Giới thiệu bài . 
- GV giới thiệu, ghi bảng tên bài.
* Hoạt động1: Giới thiệu tác dụng của dấu hai chấm.
a/ Phần nhận xét.
- Hướng dẫn HS lầnlượt thực hiện các yêu cầu a ; b ; c phần nhận xét/ SGK.
b/ Phần ghi nhớ :
- Gợi ý HS nêu nội dung ghi nhớ.
- Mời HS đọc lại.
* Hoạt động 3: Luyện tập .
- Hướng dẫn HS lần lượt làm các BT 1 ; 2 / SGK vào VBT và bảng lớp.
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.
3/ Củng cố - Dặn dò: 
Dấu hai chấm khác với dấu chấm chỗ nào
Về nhà tìm trong các bài tập đọc đã học các trường hợp dùng dấu hai chấm .
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài: Từ đơn, từ phức
HS sửa bài
HS nhận xét
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc toàn văn yêu cầu của bài.
- HS thực hiện và nhận xét.
- HS nêu nội dung ghi nhớ.
- HS đọc.
- HS dưak vào SGK và kiến thức đã học làm bài rồi trình bày trước lớp.
- HS nhận xét.
Rút kinh nghiệm : 	
Toán
Tiết 10 : 	 	TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I.Mục tiêu :
1/ KT : Nhận biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu thuộc lớp triệu.
2/ KN : Biết viết các số đến lớp triệu nhanh & chính xác. Làm BT 1 ; 2 ; 3 cột 2 ( HSKG làm thêm BT3 cột một ).
3/ TĐ : GDHS tính cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ có kẻ sẵn khung như SGK (chưa viết số, chưa có chữ lớp triệu).
III. Hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
2/ Bài mới: 
*- Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu, ghi bảng tên bài.
* Hoạt động1: Giới thiệu lớp triệu gồm có hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.
Yêu cầu HS lên bảng viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn, mười trăm nghìn: 
 1 000 000 ; ..
GV giới thiệu với cả lớp: mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, một triệu viết là (GV đóng khung số 1 000 000 đang có sẵn trên bảng)
Yêu cầu HS đếm xem một triệu có tất cả mấy chữ số, trong đó có mấy chữ số 0?
GV giới thiệu tiếp: 10 triệu còn gọi là một chục triệu, yêu cầu HS tự viết vào nháp số mười triệu.
GV nêu tiếp : mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu, yêu cầu HS tự viết vào nháp số một trăm triệu.
GV yêu cầu HS nhắc lại ba hàng mới được học. Ba hàng này lập thành một lớp mới, đọc tên lớp đó?
GV cho HS thi đua nêu lại các hàng, các lớp từ nhỏ đến lớn.
* Hoạt động 2: Thực hành.
- Hướng dẫn HS lần lượt làm các b 1 ; 2 ; 3 ; 4 / SGK vào vở và bảng lớp.
Bài tập 3:
GV yêu cầu HS phân tích mẫu: trong số 3 250 000 thì chữ số 3 thuộc hàng triệu, lớp triệu nên giá trị của chữ số 3 là ba triệu, viết là 3 000 000.
GV nhận xét, chốt bài giải đúng.
3/ Củng cố 
- Thi đua viết số có sáu, bảy, tám, chín chữ số, xác định hàng & lớp của các chữ số đó.
- Hướng dẫn BT 4:
- GV nói rõ: cần vẽ thêm nửa bên trái của ngôi nhà sao cho đối xứng với nửa đã có. Như vậy là cần chú ý đến các đầu mút của các đoạn thẳng cần vẽ thêm (lợi dụng các ô vuông để xác định các điểm ở đầu mút).
- Nhận xét tiết học.
HS sửa bài
HS nhận xét
- HS viết
- HS đọc: một triệu
- Có 7 chữ số trong đó có 6 chữ số 0
- HS viết nháp nối nhau đọc số.
- HS viết bảng con, HS tiếp nối nhau đọc số.
Vài HS nhắc lại
- HS dựa vào SGK và kiến thức đã học làm bài rồi trình bày trước lớp.
- HS nhậân xét.
Rút kinh nghiệm : 	
Kể chuyện
Tiết 2 :	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu :
1/ KT : Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạnvề ý nghĩa của câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
2/ KN : Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên ốc, kể lại bằng lời của mình. Rèn KNS giao tiếp và hợp tác, gia quyết định và giải quyết vấn đề.
3/ TĐ : GDHS lòng tự hào về truyện cổ nước nhà.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa truyện trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu, ghi bảng tên bài.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu câu chuyện:
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
* Đoạn 1: Khổ thơ 1.
- Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống ?
- Bà lão làm gì khi bắt được ốc ?
* Đoạn 2: Khổ thơ 2.
- Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ ?
Đoạn 3: Khổ thơ 3
- Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy những gì ?
- Sau đó bà lão đã làm gì ?
- Câu chuyện kết thúc như thế nào ?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em?
- GV viết 6 câu hỏi lên bảng lớp để HS dựa vào 6 câu hỏi đó trả lời bằng lời văn của mình.
- Gv nhận xét, khen HS kể hay nhất.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài thơ hay câu thơ em thích, kể lại câu chuyện trên cho người thân.
Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- HS kể nối tiếp nhau theo tranh câu chuyện sự tích hồ Ba Bể.
- Nói ý nghĩa của câu chuyện
cả lớp lắng nghe và nhận xét
- Nghề mò tôm bắt ốc.
- Thấy Ốc đẹp bà thương không muốn bán, bỏ vào chum nước để nuôi.
- đi làm về, bà thấy nhà cửa sạch sẽ, đàn lợn đã ăn no, cơm nước đã xong, vườn rau đã nhặt sạch cỏ.
- Bà thấy một nàng tiên từ trong chum bước ra.
- Bí mật đập bể vỏ Oác rồi ôm lấy nàng Tiên Oác.
- Nàng Tiên và bà Lão sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như mẹ con.
+ HS kể lại câu chuyện bằng lời của mình theo nhóm ba: vàtrao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 - Cả lớp lắng nghe và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
Rút kinh nghiệm : 	
Hết tuần 02

Tài liệu đính kèm:

  • docGALOWPSS 4 TUAN 2 CKTKN KNS.doc