Giáo án Khối 4 - Tuần 20 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 20 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc

BỐN ANH TÀI

I. Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm vần HS hay phát âm sai.

- Biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

2. Hiểu nghĩa các từ trong bài: quả núc nác, núng thế.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.

II. Đồ dùng dạy –học:

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần chú ý khi luyện đọc diễn cảm.

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 20 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
 Thứ hai ngày 23 tháng 1 năm 2010
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
phân số
1.Mục tiêu: Giúp Hs:
- Bước đầu nhận biết về phân số.
- Biết đọc, viết phân số .
II. Đồ dùng dạy- học :
 - GV và HS : Bộ đồ dùng học Toán 4.
III. Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ.
- Nêu quy tắc và viết công thức tính chu vi hình bình hành.
- Chữa bài 3 SGK-TR 104.
- Gv nhận xét, chữa, ghi điểm.
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
2. Giới thiệu phân số.
- GV hướng dẫn HS quan sát một hình tròn ( vẽ như SGK), cho HS nhận xét.
- GV hỏi: hình tròn được chia như thế nào?
- GV tô màu 5 phần của hình tròn đó và hỏi: Cô đã tô màu mấy phần của hình tròn đó? 
- Gv nêu: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.
- GV giới thiệu cách viết : Năm phần sáu viết thành: 5/6 .Viết số 5, viết gạch ngang, viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5. 
- GV chỉ cho HS đọc: "năm phần sáu".
 - Gv nêu: Phân số 5/6 có tử số là 5, mẫu số là 6.
- Gv giảng:
+ Mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 (vì số chia phải khác không). Mẫu số viết dưới gạch ngang. Mẫu số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau .
+ Tử số là số tự nhiên. Tử số viết trên gạch ngang. Tử số cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó.
- Gv hướng dẫn hs tương tự với các phân số còn lại
- Gv kết luận.
3. Thực hành.
Bài 1 : 
- Gv yêu cầu hs nêu yêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu hs quan sát và tự làm bài.
- Gv và cả lớp chữa bài miệng, chốt ý đúng.
Bài 2: 
 - Gv yêu cầu hs nêu yêu cầu và quan sát mẫu đã cho.
- Gv hướng dẫn hs cách làm.
- Cả lớp và Gv chữa bài nhận xét, chốt kết quả đúng. 
Bài 3: 
- Gv gọi Hs K-G đọc đề bài.
- Gv đọc các phân số.
- Gv nhận xét.
Bài 4: 
- GV nêu yêu cầu bài tập và tổ chức trò chơi: Truyền điện đọc phân số.
- Gv ghi các phân số lênbảng, gọi 1 hs đọc 1 phân số. Nếu học sinh đó đọc đúng thì có quyền gọi một bạn khác đọc tiếp phân số thứ hai,
- Cả lớp và Gv nhận xét, tuyên dương những hs có tiến bộ.
- Gv ghi thêm các phân số khác cho hS đọc: 11/234; 209/456.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS nhắc lại khái niệm phân số, cách viết phân số.
- GV nhận xét tiết học, dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới: Phân số và phép chia số tự nhiên.
- 1 HS nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát và trả lời.
+ Hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.
+Tô màu 5 phần trong số 6 phần bằng nhau. Như vậy đã tô màu " năm phần sáu " hình tròn. 
- Hs lắng nghe và theo dõi Gv hướng dẫn cách viết. 
- Hs đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hs nhắc lại: Phân số 5/6 có tử số là 5, mẫu số là 6.
- HS nêu các phân số thể hiện phần đã tô màu theo từng hình.
- HS tự nêu nhận xét như phần in đậm trong SGK.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs tự làm bài vào vở.
- Hs trình bày bài miệng và nêu rõ trong mỗi phân số đó, mẫu số cho biết điều gì và tử số cho biết điều gì?.
- Hs tự đọc đề bài và theo dõi mẫu, tự làm.
- 2 hs lên bảng làm bài tập trên bảng.
- Hs khác nhận xét và chữa bài.
- Hs nghe và viết các phân số ra bảng con.
- 2 hs lên bảng viết.
- HS nhận xét.
- Hs lắng nghe cách chơi và chơi thử.
- Hs chơi chính thức.
- Hs khác nghe và nhận xét.
- HS nhắc lại khái niệm phân số, cách viết phân số.
__________________________________
Tiết 3: Tập đọc
bốn anh tài
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ ngữ có âm vần HS hay phát âm sai. 
- Biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Hiểu nghĩa các từ trong bài: quả núc nác, núng thế.
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu, quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng dạy –học :
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần chú ý khi luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
- GV đánh giá, ghi điểm.
B.Bài mới:
Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta học tiếp phần cuối câu chuyện Bốn anh tài. Chúng ta cùng tìm hiểu xem Bốn anh em Cẩu Khây đã làm thế nào để đánh thắng yêu tinh.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc
- Gv gọi hs đọc khá đọc toàn bài.
-Gv hướng dẫn hs chia đoạn: chia 5 đoạn.
- Gv gọi hs đọc nối tiếp theo đoạn.
- Gv hướng dẫn hs luyện đọc các từ ngữ khó đọc: Cây núc nác, núng thế. 
- GV đọc toàn bài một lần.
b. Tìm hiểu bài.
- Gv tổ chức cho HS thảo luận cả lớp tìm hiểu nội dung câu chuyện qua các câu hỏi cuối bài.
- Câu 1: Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
- GV chốt lại:
ý 1: Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi yêu tinh ở.
- Câu 2: Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
- Câu 3: Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
ý 2: Bốn anh em Cẩu Khây dũng cảm, đoàn kết chiến đấu và chiến thắng yêu tinh.
- Gv nêu kết luận, đại ý:
 Đại ý: Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây.
c. Đọc diễn cảm.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
- GV đọc diễn cảm đoạn văn
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm: +Giọng hồi hộp của đoạn đầu; dồn dập gấp gáp ở đoạn tả cuộc chiến đấu của 4 anh em với yêu tinh, giọng vui khoan thai ở đoạn kết. 
- Gv tổ chức thi đọc giữa nhiều Hs.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân; chuẩn bị bài tập đọc tiết sau : Trống Đồng Đông Sơn
- 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi.
- Một vài HS nhận xét.
- HS xem tranh minh hoạ trong SGK miêu tả cuộc chiến đấu quyết liệt của 4 anh em Cẩu Khây với yêu tinh.
- 2 HS giỏi đọc toàn bài.
- HS nêu cách chia đoạn.
- 5 HS nối nhau đọc 5 đoạn của bài.
- Một số HS giải nghĩa các từ được chú giải trong SGK.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1,2 hsđọc toàn bài.
- HS đọc thầm đoạn đầu, đọc thầm câu hỏi 1, tự trả lời, sau đó trao đổi cách trả lời với bạn ngồi bên cạnh.
 2-3 HS đại diện cho các bàn trả lời. 
- HS tìm hiểu câu hỏi 2, 3 theo hoạt động nhóm 4. 
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Cả lớp trao đổi tìm đại ý của câu chuyện.
- Cuối cùng, GV yêu cầu HS nói ý nghĩa của truyện.
- HS nêu cách đọc đoạn văn.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm để bình chọn HS đọc hay nhất.
- Hs nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 vài hs nêu lại đại ý của bài.
_________________________________
Tiết 4: Kể chuyện
kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
1. HS tìm được một truyện theo đúng yêu cầu của đề bài ( nói về một người có tài).
2. Biết kể lại câu chuyện rõ ràng, tự nhiên bằng lời của mình.
II- Đồ dùng dạy – học :
1. Một số sách, báo, truyện viết về những người có tài mà GV và HS sưu tầm được.
2. Bảng phụ viết sẵn đề bài và một số gợi ý quan trọng. Các tranh minh hoạ trong SGK (phóng to tranh nếu có điều kiện).
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 5 HS nhìn 5 tranh trong truyện nối tiếp nhau kể từng đoạn truyện “Bác đánh cá và gã hung thần”
- HS thứ 6 nói ý nghĩa câu chuyện.
- GV đánh giá, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài: 
- Gv ghi đề bài lên bảng: Kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc hoặc được nghe về một người có tài.
b. HS tìm câu chuyện cho mình
- Gợi ý 1: Nhớ lại những bài em đã học về tài năng của con người
- Gợi ý 2: Tìm thêm những truyện tương tự trong sách báo.(SGK tr 19)
- GV nhắc lại nôị dung gợi ý 3 để HS hiểu.
* GV chú ý nhắc nhở, để HS kể chuyện tự nhiên, hồn nhiên (tránh lối kể đọc thuộc lòng hoặc quá cường điệu).
c) HS kể chuyện theo nhóm:
- GV chia nhóm cho HS kể chuyện.
d. HS thi kể chuyện trước lớp:
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể xong, phải nói ý nghĩa của câu chuyện (theo cách kết bài mở rộng đã học) để cả lớp cùng trao đổi.
 3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS kể chuyện hay, lưu ý HS những lỗi các em thường mắc để sửa chữa.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện của em đã kể ở lớp cho người thân; Chuẩn bị nội dung cho tiết học Kể chuyện tuần tới (Kể chuyện về một người có khả năng hoặc sức khoẻ đặc biệt mà em biết).
- Hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét.
- 2 HS đọc đề bài. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1.
- 1 HS đọc tiếp gợi ý 2.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 1, 2 suy nghĩ để chọn câu chuyện mình định kể.
- 1 HS trong mỗi nhóm đọc gợi ý 3. Cả nhóm đọc thầm lại.
- HS kể theo nhóm đôi.
- Hs thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học. 
- Hs lắng nghe.
______________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
chiến thắng chi lăng
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: 
- Trình bày diễn biến của chiến thắng Chi Lăng .
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng đối với Lịch sử dân tộc. 
II. Đồ dùng dạy- học :
- Phiếu học tập của HS .
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi :
+ Vì sao Nhà Trần suy tàn ? 
+ Sau Nhà trần thì đến Triều đại nào ? 
+Nước ta bị rơi vào ách độ hộ của giặc nào?
- GV nhận xét, ghi điểm Hs.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bối cảnh Lịch sử từ khi Nhà Trần suy tàn đến khi Giặc Minh xâm lược và Cuộc KN Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Trận đánh Chi Lăng là trận cuối cùng mang ý nghĩa quyết định 
2. Các hoạt động :
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về cảnh quan Chi Lăng
- Gv hướng dẫn hs quan sát lược đồ và đọc SGk để thấy khung cảnh cảu ải Chi Lăng.
- Gv chốt ý đúng.
b. Hoạt động 2: Diễn biến của trận chiến Chi Lăng.
- Gv gọi hs đọc đoạn tiếp theo đến Hàng vạn quân giặc Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
- Gv nêu câu hỏi cho HS thảo luận :
+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh của ta đã hành động như thế nào?
+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng như thế nào trước hành động của quân ta?
+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
+ Bộ binh của nhà Minh đã bị thua trận như thế nào?
- Gv chốt ý chính.
c. Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng 
- Gv cho hs đọc thầm SGK đoạn còn lại .
- Gv nêu câu hỏi:
+ Trong trận Ch ... ừ. Gờu ngựa đứng cạnh, hai bàn tay lăm lăm chực tát. Cóc há miệng, phình bụng lấy hơi, dõng dạc nói với các bạn.
- Gv treo bảng phụ.
- Cả lớp và Gv chữa, chốt ý đúng.
- Gv kết luận.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn kể lại một số hoạt động của em vào ngày chủ nhật. Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn.
- v ghi đề bài lên bảng.
- Gv yêu cầu hs tự làm bài vào vở và trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét, chữa lỗi cho HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.
- Hs trả lời.
- HS khác nhận xét.
- Hs đọc đề bài, suy nghĩ tự làm.
- Hs trình bày ý kiến.
-Hs khác nhận xét, bổ sung.
- 1 hs đọc thành tiếng đề bài, cả lớp đọc thầm theo dõi.
- Hs tự suy nghĩ và làm việc theo nhóm.
- Hs phát biểu ý kiến.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc đề bài.
- Hs suy nghĩ và viết vào vở.
- 1 hs lên bảng viết bài.
- 1 vài hs đọc nội dung bài viết.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài, bổ sung.
- Hs lắng nghe.
_______________________________
Tiết 3: Hoạt động ngoại khoá
trò chơi tiếng việt
I. Mục tiêu: Giúp Hs :
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của Hs với các lỗi từ thường gặp: l/n, s/x, r/d/gi.
- Hs tham gia trò chơi nhiệt tình và tiếp thu được nhiều kiến thức mới,bổ ích.
- Hs ham thích môn học và áp dụng được trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Các phiếu học tập và phiếu từ.
 III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Giới thiệu bài. Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
2. Các hoạt động:
Bài 1: Điền vào chỗ chấm.
 a. Điền l/n đúng vào chỗ chấm.
.....ắng thương chúng em giá rét
...ên ...ắng vào áo em đây
...ắng ..àm chúng em ấm tay
Mỗi ...ần chúng em nhúng nước
Mà ..ắng cũng hay ...àm ..ũng
ở trong ...òng mẹ rất nhiều
Mỗi ... ần ôm em, mẹ yêu
Em thấy ám ơi là ấm
b. Điền tr/ch.
..ào cờ, ..ào đón, .....ào dâng
Phong ...ào, đầu ..ọc, ...ồng ...ọt
c.Điền r/ gi/ d.
 Trồng ...âu nuôi tằm, ..âu quai nón, sản xuất...ây chuyền, da ..ẻ hồng hào, miếng ..ẻ rách.
Bài 2: Em hãy tìm tất cả những tiếng hoặc từ bắt đầu bằng l/n có nghĩa mà em biết.
- Gv nêu yêu cầu.
- Gv yêu cầu hs tự làm bài cá nhân.
- Gv ghi nhận những trường hợp đúng.
- Cả lớp và Gv tuyên dương những hs có tiến bộ, tích cực làm bài.
Bài 3: Em hãy đọc đúng các câu sau.
a. Lúa nếp là lúa nếp non
Lúa lên lớp lớp, lòng nàng nâng nâng.
b. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng.
c. Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa thóc.
d. Làm ruộng ba năm không bằng nuôi tằm một lứa.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn Hs tiếp tục thực hành.
- Gv phát phiếu học tập.
- Hs đọc bài và tự làm bài. 
- Cả lớp chữa bài.
- Gv chốt ý đúng, nhắc hs ghi nhớ lỗi chính tả để lần sau không viết sai.
- Hs đọc yêu cầu bài và thi đua tìm nhanh, ghi lại vào vở.
- Hs trình bày kết quả.
- Hs khác nhận xét và tông kết bạn tìm được nhiều từ đúng nhất.
- Hs thi đua đọc và phát âm chuẩn các câu có l/n.
- Hs khác nhận xét, tuyên dương hs có tiến bộ.
- Hs lắng nghe.
 ____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
* Buổi sáng
Tiết 1: Toán
phân số bằng nhau
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Bước đầu nắm được tính chất cơ bản của phân số.
- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của 2 phân số.
II. Đồ dùng dạy – học :
- Mô hình phân số bằng nhau
III. Hoạt động dạy- học :
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy viết 1 phân số lớn hơn 1, 1 phân số bé hơn 1 và 1 phân số bằng 1.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới .
1. Giới thiệu bài. Gv nêu yêu cầu, mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS hoạt động để nhận biết 3/4 = 6/8 và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số.
- GV đặt câu hỏi để HS rút ra được :
+ Hai băng giấy này bằng nhau .
+ Băng giấy thứ nhất được chia làm bốn phần bằng nhau và đã tô màu 3 phần . Em hãy viết phân số thể hiện số phần đã tô màu.
+ Băng giấy thứ hai được chia làm 8 phần bằng nhau và đã tô màu 6 phần . Em hãy viết phân số thể hiện số phần đã tô màu. 
- Em hãy nhìn về độ dài 2 băng giấy đã tô màu. Em có nhận xét gì về độ dài của chúng?
+ Vậy: 3/4 băng giấy = 6/8 băng giấy .
- GV : Vậy phân số 3/4 = 6/8
- 3/4 và 6/8 là hai phân số bằng nhau 
? Làm thế nào để từ phân số 3/4 có phân số 6/8?
- Gv yêu cầu hs nhận xét tử số và mẫu số của phân số 6/8 gấp mấy lần tử số và mẫu số của phân số 3/4?
- Gv hướng dẫn hs viết : 3/4 = 3x2/ 4x2 = 6/8
? Làm thế nào để từ phân số 6/8 có phân số 3/4?
- Gv kết luận nêu tính chất cơ bản của phân số.
3. Thực hành.
Bài 1 : 
- Gv nêu yêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu hs làm bài cá nhân.
- Gv chốt kết quả đúng.
Bài 2 : 
- Gv gọi Hs K-G đọc nội dung bài tập.
- Gv hướng dẫn hs cách làm .
- Gv chốt kết quả đúng.
- Gv nêu kết luận giống trong SGK.
Bài 3 : 
- Gv nêu yêu cầu.
-Gv hướng dẫn cách làm cho hs còn lúng túng.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài.
- Gv kết luận cách làm.
3. Củng cố, dặn dò .
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau :Rút gọn phân số.
- 1HS làm bảng, cả lớp làm ra nháp.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Hs theo dõi trênbảng.
- HS nêu phân số biểu thị: 3/4
- HS nêu phân số biểu thị: 6/8
- Hs nêu nhận xét về độ dài hai băng giấy đã tô màu: bằng nhau.
- Hs suy nghĩ tìm cách làm.
- Hs phát biểu: Gấp 2 lần.
- Hs theo dõi và viết lại vào vở.
- Hs nêu cách thực hiện phép tính chia.
- Hs theo dõi trong SGK và đọc lại.
- Hs đọc lại yêu cầu trong SGK.
- Hs thực hiện, tự làm bài tập vào vở.
- 5 hs lênbảng.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- HS tự làm bài rồi chữa bài
- HS K-g tự làm nhanh phần a và nêu nhận xét.
- Phần b tự làm tương tự.
- 1 hs lên bảng làm phần b.
- Hs khác nhận xét. Hs đọc phần nhận xét.
- Hs theo dõi yêu cầu trong SGK.
- HS K-G suy nghĩ nêu cách làm.
- Hs tự làm vào vở, 2 hs lên bảng.
- Hs khác nhận xét, chữabài.
- Hs nêu lại phần nhận xét trong SGK
_________________________________
Tiết 2: Thể dục
Đi chuyển hướng phải, trái.
Trò chơi: lăn bóng 
I. Mục tiêu:
 - Ôn đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối tốt, rõ ràng và đều.
 - Trò chơi: Lăn bóng. Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi.
 II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, phấn
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Định lượng
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu.
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
* Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh: 2 - 3 phút.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2. Phần cơ bản .
a. Bài tập RLTTCB
- Ôn đi chuyển hướng phải, trái.
+ GV nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện, cho HS ôn lại các động tác đi chuyển hướng phải, trái., thực hiện 2-3 lượt .
- GV quan sát, sửa lỗi sai cho HS.
b. Trò chơi vận động 
- Trò chơi : Lăn bóng
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc .
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học :1 - 2 phút.
(6 - 10 phút)
(18 - 22 phút)
(4 - 6 phút)
- Đứng tại chỗ khởi động
- Cả lớp tập theo đội hình 2-3 hàng dọc, giãn cách 2m.
- HS thực hành theo tổ.
- Hs lắng nghe cachs chơi.
- 1 vài hs chơi thử. 
- Hs tham gia chơi chính thức.
- Cả lớp cỗ vũ, tổng kết đội thắng cuộc.
- Làm động tác thả lỏng : 1 - 2 phút.
 _______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
 luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- HS nắm được cách giới thiệu địa phương qua bài văn mẫu Nét mới ở Vĩnh Sơn .
-Bước đầu biết quan sát và trình bày ddược những đổi mới nơi các em sinh sống .
- Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương .
II. đồ dùng học- tập : 
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý của bài giới thiệu .
III. các hoạt động dạy học :
A- Kiểm tra bài cũ:
- Trả bài viết, nhận xét bài làm của HS.
B - Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu, mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 .
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài 1.
- Gv yêu cầu hs đọc lại bài, thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp, Gv ghi lại các ý chính của bài trên bảng.
Bài tập 2 .
- GV giúp học sinh xác định yêu cầu cảu bài 
- Gv giúp HS phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu của bài, tìm được nội dung cho bài giới thiệu.
- Gv hướng dẫn hs còn gặp lúng túng chưa tìm được ý để giới thiệu.
- Cả lớp và Gv lắng nghe, nhận xét, bình chọn bạn giới thiệu hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS giới thiệu hay, hấp dẫn .
- Yêu cầu HS viết lại bài giới thiệu vào vở 
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài tập 1 (2 lượt)
- HS đọc thầm bài Nét mới ở Vĩnh Sơn, thảo luận nhóm 2, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi.
- Đại diện hs trình bày câu trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu của bài .
- HS nối tiếp nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu .
- HS thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương .
- Thực hành giới thiệu trong nhóm .
- Thi giới thiệu trước lớp .
-Bình chọn bạn giới thiệu hay nhất .
- Hs lắng nghe.
___________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 20. Kế hoạch tuần 21.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 20.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 21.
II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 20.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
- GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS:......................................................
- Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS:......................................................
- Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực:............................ ..........
3. Văn nghệ:
- Gv tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ tạo bầu không khí vui vẻ
III- Phương hướng hoạt động tuần 21.
- Dạy và học theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học.
- Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân.
- Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản, ...
- Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập.
* Bổ sung:
.
.
________________________________
* Buổi chiều 
Hoạt động ngoại khoá: Rung chuông vàng
Đ/c Thắng phụ trách
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_20_2_cot_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc