Giáo án Khối 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG( Tiết 2 )

I. MỤC TIÊU:

- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

- Biết nhắc nhở các bạn phải biết kính trọng và biết ơn người lao động.

KNS: - Kỹ năng tôn trọng giá trị sức lao động.

 - Kỹ năng thể hiện sự lễ phép, tôn trọng với người lao động.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh đạo đức.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 20 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20:
Thứ hai ngày 02 tháng 1 năm 2012
TIẾT 1
CHÀO CỜ
TIẾT 2
TẬP ĐỌC
BỐN ANH TÀI (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
 - Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dungcâu chuyện. . 
- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
KNS: - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
 - Hợp tác, đảm nhận trách nhiệm.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 - HS đọc thuộc lòng bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”, trả lời các câu hỏi trong SGK.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : (1 phút)
b/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
*Luyện đọc: (10 phút)
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- Gọi 2 em đọc tiếp nối 2 đoạn, kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng, hướng dẫn từ khó hiểu trong bài.
Lần 1: GV chú ý sửa phát âm.
Lần 2: HS dựa vào SGK để giải nghĩa từ
- GV đọc diễn cảm toàn bài : 
* Tìm hiểu bài: (10 phút)
- Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào?
- Yêu tinh có phép thuật gì đặt biệt?
- Thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh em chống yêu tinh.
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?
* Luyện đọc diễn cảm. (8 phút)
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn. HS tìm giọng đọc bài văn.
- GV giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- GV đọc mẫu; yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- Thi đọc diễn cảm đoạn trích thuật lại cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh 
- GV nhận xét tuyên dương em đọc tốt .
4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
- Truyện đọc này giúp em hiểu điều gì ?
- Chuẩn bị :Trống đồng Đông Sơn.
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- 2 HS tiếp nối đọc bài.
- Đoạn 1 : Từ đầu đến yêu tinh đấy.
- Đoạn 2: còn lại.
- HS đọc chú giải.
- Các nhóm đọc kết hợp sữa lỗi cho bạn 
- Đại diện các nhóm thi đọc – lớp nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn, cả bài, trả lời.
- Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một cụ già còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho ăn, cho họ ngủ nhờ.
- Yêu tinh có phép thuật phun nước như mưa làm nước dâng ngập cả cánh đồng, làng mạc.
- 1HS thuật lại.
- Anh em Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng phi thường, dũng cảm đồng tâm, hiệp lực nên đã thắng yêu tinh, buộc nó quy hàng.
- Câu chuyện ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây
- 2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn và tìm giọng đọc bài văn .
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp . 
- Thi đọc diễn cảm mỗi tổ 1 em.
- HS nêu nội dung bài học
_________________________________________
TIẾT 3
TOÁN
PHÂN SỐ
II/ MỤC TIÊU
 - Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; Biết đọc, viết phân số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bộ đồ dùng học toán phân số.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Muốn tính chu vi, diện tích của hình bình hành ta làm như thế nào?
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : (1phút)
b/ Giới thiệu phân số (10 phút)
- GV treo hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, trong đó 5 phần được tô màu.
- Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau ?
- Có mấy phần được tô màu ?
- GV nêu chia hình tròn ra thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn. 
- Năm phần sáu viết là .Viết 5, kẻ vạch ngang dưới 5, viết 6 dưới vạch và thẳng với 5.
- GV yêu cầu HS đọc và viết 
 - Ta gọi là phân số 
- Phân số có tử số là 5,có mẫu số là 6
- Phân số cho em biết điều gì? 
- Mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn phải khác 0.
- GV lần lượt dán hình như SGK, HS đọc và nêu cách hiểu tử số và mẫu số của từng phân số. 
c. Thực hành: (20 phút)
Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài, quan sát hình vẽ và tự làm bài, lớp làm vào vở.
a)Viết rồi đọc phân số chỉ phần đã tô màu trong mỗi hình ?
b)Trong mỗi phân số đó, mẫu số cho biết gì ?
- GV nhận xét, sửa sai
Bài 2:Viết theo mẫu .
- GV và HS cùng làm bài mẫu, sau HS tự làm bài, gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng HS thống nhất kết quả, gọi HS khác đọc lại các phân số trên.
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị: Phân số và phép chia số tự nhiên.
- GV nhận xét tiết học. 
- HS trả lời :
- Chia thành 6 phần bằng nhau .
- Có 5 phần được tô màu.
- HS đọc năm phần sáu và viết .
- HS nhắc lại: Phân số 
- HS nhắc lại 
- Mẫu số của phân số cho biết hình tròn được chia ra thành 6 phần bằng nhau tử số được viết trên dấu gạch ngang và cho biết 5 phần bằng nhau được tô màu .
- Phân số lần lượt là : ; ; ; 
- HS giải miệng:
- HS nêu
- 2HS lên bảng làm bài. HS khác nhận xét.
TIẾT 5
ĐẠO ĐỨC
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU:
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
- Biết nhắc nhở các bạn phải biết kính trọng và biết ơn người lao động.
KNS: - Kỹ năng tôn trọng giá trị sức lao động.
 - Kỹ năng thể hiện sự lễ phép, tôn trọng với người lao động.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh đạo đức.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Ổn định: (1 phút)
2/Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Vì sao cần kính trọng và biết ơn người lao động. 
- Cần thể hiện lòng kính trọng và biết ơn người lao động như thế nào ?
3. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài : (1 phút)
 - GV giới thiệu và ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động 1 : Đóng vai ( BT 4 ) (10 phút)
- Chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai một tình huống trong bài tập ở SGK.
Nhóm 1 :Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ 
Nhóm 2 :Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong, Hân sẽ 
Nhóm 3 :Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ 
Hoạt động 2 : (7 phút)
Sưu tầm các câu ca dao ,tục ngữ ,bài thơ ,bài hát ,truyện nói về người lao động. 
- GV đưa ra 3 ô chữ và nội dung có liên quan đến một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ nào đó .
1/ Bài ca dao ca ngợi người lao động :
 “Cày đồng đang buổi ban trưa 
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
 Ai ơi bưng bát cơm đầy 
 Dẻo thơm một hạt ,đắng cay muôn phần”
2 )Vì lợi ích mười năm phải trồng cây 
 Vì lợi ích trăm năm phải trồng người .
Đây là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ về người lao động nào ?
3) Đây là người lao động luôn phải đối mặt với nguy hiểm ,với những kẻ tội phạm 
Hoạt động 3: Trình bày BT6 SGK (8 phút)
 - GV nhận xét chung về nhóm vẽ tranh đẹp, viết bài kể về người lao động hay, sưu tầm được nhiều ca dao, tục ngữ
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ thực tế GD:Thực hiện các việc làm kính trọng và biết ơn người lao động. 
- Chuẩn bị : Lịch sự với mọi người 
- GV nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng trả bài
- HS thảo luận nhóm và chuẩn bị đóng vai. 
- Đại diện từng nhóm lên đóng vai. Cả lớp trao đổi. 
+ Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy?
- HS trình bày sản phẩm của mình theo nhóm
- HS đọc một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về người lao động.
 + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 + Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
- HS quan sát từng ô chữ xem mỗi ô chữ có mấy chữ cái . Đọc kĩ bài ca dao hay gợi ý của GV để đoán .
Ô chữ cần đoán 
+ Có 7 chữ cái : NÔNG DÂN 
+ Có 8 chữ cái : GIÁO VIÊN 
+ Có 6 chữ cái : CÔNG AN 
- HS cả lớp thực hiện.
Thứ ba ngày 03 tháng 1 năm 2012
TIẾT 1
TOÁN
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số: tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Bộ đồ dùng dạy học toán 4.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Yêu cầu viết các phân số sau:
Năn phầm chín, Sáu phần mười hai, Bốn mươi hai phần mười lăm, Bảy mươi tư phần một trăm.
- Hãy nêu tử số và mẫu số của mỗi phân số đó.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: (1 phút)
b/Hướng dẫn: 10 phút)
- GV nêu : “Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em. Mỗi em được mấy quả cam?”
- Nêu câu hỏi khi trả lời HS nhận biết được:
- Kết quả của phép chia 1 STN cho 1 STN khác 0 có thể là một số tự nhiên.
- “ Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của cái bánh?” 
- Kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 là một phân số. 
Thương của phép chia số tự nhiên cho chia số tự nhiên ( khác 0 ) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
c/ Thực hành: (20 phút)
Bài 1: Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng phân số
Bài 2: Viết theo mẫu
- GV nêu mẫu hướng dẫn cách giải
24 : 8 = 
Bài 3: a) Viết theo mẫu 
- GV nêu bài mẫu: 9 = 
Hỏi: Vì sao 9 = ?
Nhận xét: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- HS nhắc lại phần nhận xét.
- Chuẩn bị:Phân số và phép chia số tự nhiên (tt)
- GV nhận xét tiết học.
- HS hát.
- 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
, , , 
- HS đọc ví dụ. có 8 quả cam chia đều cho 4 em. Mỗi em được bao nhiêu quả cam? 
 8 : 4 = 2( quả cam)
- Chia mỗi bánh thành 4 phần bằng nhau, rồi chia cho mỗi em 1 phần , tức là cái bánh. Sau 3 lần chia như thế , mỗi em được cái bánh 
- HS nêu ví dụ. 
- 4HS lên bảng viết. HS khác viết vào vở.
7 : 9 = , 5 : 8 = , 6 : 19 =, 1 : 3 =
- HS giải miệng
36 : 9 = = 4 ; 88 : 11 = = 8 
- Vì số 9 chia cho 1 cũng bằng 9.
- HS lên bảng viết.
6 = ; 1 = ; 27 = ; 0 = ,
 3 = 
- HS nhắc lại.
- HS nhắc lại.
_________________
TIẾT 2
THỂ DỤC
(GV bộ môn dạy)
TIẾT 3
ÂM NHẠC
(GV bộ môn dạy)
TIẾT 4
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 - 2 HS kể câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : (1 phút)
- G ...  bảng điền.
TIẾT 5
KHOA HỌC
GIÓ NHẸ - GIÓ MẠNH - PHÒNG CHỐNG BÃO
Mục tiêu: 
	- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống:
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+ Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơii.
+ Đến nơi trú ẩn an toàn.
Kĩ năng sống:
GD: -Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
Đồ dùng dạy- học:
+ HS sưu tầm tranh ảnh về các thiệt hại do dông bão gây ra .
+ Phiếu học tập.
Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Mô tả thí nghiệm và giải thích tại sao có gió? 
? Dùng tranh minh hoạ giải thích hiện tượng ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài : 
 b. Hoạt động 1: MỘT SỐ CẤP ĐỘ CỦA GIÓ 
 - GV tổ chức cho HS nối tiếp nhau đọc mục bạn cần biết trang 76 SGK.
- Em thường nghe nói đến các cấp độ của gió khi nào ?
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong SGK trang 76 .
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm 4 HS
STT
Cấp gió 
 Tác động của cấp gió 
A
B
C
D
Đ
E
- Gọi HS tổ chức báo cáo kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận : Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn thì càng gây tác hại cho con người.
c. Hoạt động 2: THIỆT HẠI DO BÃO GÂY RA VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG BÃO
 - GV yêu cầu HS trả lời theo các câu hỏi sau:
 + Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông 
 + Hãy nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão 
 + Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Yêu cầu đọc mục bạn cần biết trang 77 SGK sử dụng tranh ảnh đã sưu tầm để nói về :
+ Tác hại do bão gây ra.
+ Một số cách phòng chống bão mà em biết.
+ GV hướng dẫn giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
 - Gọi các nhóm HS lên trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có thí nghiệm đúng, sáng tạo.
d. Hoạt động 3: TRÒ CHƠI : GHÉP CHỮ VÀO HÌNH VÀ THUYẾT MINH
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trang 76 trong SGK yêu cầu HS tham gia thi lên bốc thăm các tấm thẻ ghi chú dán vào dưới hình minh hoạ. Sau đó thuyết minh về những hiểu biết của mình về cấp gió đó (hiện tượng, tác hại và cách phòng chống)
- Gọi HS lên tham gia trò chơi.
+ Gọi nhóm xung phong trình bày, Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu có)
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh.
3. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC :
 - GV nhận xét tiết học
 - Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài sau thông qua việc hoàn thành phiếu điều tra sau.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
+ Thực hiện theo yêu cầu trình bày và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.
+ Lắng nghe.
+ Thực hành làm thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra.
+ Đại diện 1 nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - Cấp 2 : gió nhẹ.
 - Cấp 5 : gió khá mạnh.
 - Cấp 7 : gió to.
 - Cấp 9 : gió dữ 
 - Cấp12 : bão lớn 
+ Lắng nghe.
- Lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- 4HS lên tham gia trò chơi. Khi trình bày có thể kết hợp chỉ tranh minh hoạ và nói theo ý hiểu biết của mình.
	Thứ sáu ngày 06 tháng 1 năm 2012
TIẾT 1
TOÁN
PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU
 - Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hai băng giấy như SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Nêu lại cách so sánh phân số.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: (1 phút)
b/Hướng dẫn nhận biết hai phân số bằng nhau. (15 phút)
- GV gắn 2 băng giấy như SGK lên bảng:
+ Em có nhận xét gì về hai băng giấy này?
+ Băng thứ nhất chia thành mấy phần bằng nhau và đã tô màu mấy phần?
+ Băng giấy thứ hai được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần?
+ Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ hai?
+ Hãy so sánh phần được tô màu của hai băng giấy?
- Vậy băng giấy so với băng giấy thì như thế nào?
- Từ so sánh băng giấy so với băng giấy, hãy so sánh và 
- Từ phân số ta làm như thế nào để được phân số và ngược lại?
Tính chất cơ bản của phân số (SGK)
c/Thực hành: (15 phút)
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
Cho hs tự làm 
Chẳng hạn: 
= Ta có: hai phần năm bằng sáu phần mười lăm.
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- HS nhắc lại ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Rút gọn phân số.
- GV nhận xét tiết học.
+ Hai băng giấy bằng nhau.
+ Băng thứ nhất chia thành 4 phần bằng nhau và đã tô màu 3 phần, tức là tô màu băng giấy
+ Được chia thành 8 phần bằng nhau, đã tô màu 6 phần.
- băng giấy đã được tô màu.
- Phần tô màu của hai băng giấy bằng nhau.
 băng giấy = băng giấy.
 = 
=; = = 
- 4 em lên bảng –lớp làm vào vở nháp
a) ; ; 
 ; 
 ; 
b/; ; ;
- 2, 3HS nhắc lại.
_____________________________________
TIẾT 2
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I/ MỤC TIÊU
Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn miêu tả (BT1).
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống (BT2).
KNS: Thu thập xử lý thông tin( về địa phương cần giới thiệu).
 Thể hiện sự tự tin. Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận (về bài giới thiệu của bạn)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ viết dàn ý của bài giới thiệu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Yêu cầu học sinh nêu địa chỉ nơi em ở.
Nơi em ở có gì mới? Hãy kể cho bạn nghe.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài : (1 phút)
- GV giới thiệu và ghi đầu bài lên bảng.
b/Hướng dẫn làm bài tập: (30 phút)
Bài 1: Nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc thầm bài: Nét mới ở Vĩnh Sơn. 
- Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?
- Kể lại những nét đổi mới nói trên?
- Treo bảng phụ kết hợp câu hỏi gợi ý rút ra dàn ý của bài.
Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống (tên, đặc điểm chung)
Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.
Kết bài: Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó
Bài 2: 
Đề bài: Hãy kể những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phườngcủa em
- Phân tích , giúp hs nắm yêu cầu đề
- Nhận xét, bình chọn người giới thiệu về địa phương tự nhiên, chân thật và hấp dẫn nhất và tuyên dương. 
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị : Trả bài văn miêu tả đồ vật.
- GV nhận xét tiết học.
- HS đọc thầm bài: Nét mới ở Vĩnh Sơn.
.những đổi mới của xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, là xã vốn nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm
- Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rẫy làm nương, nay đây mai đó, giờ đây đã biết trồng lúa nước 2 vụ / năm, năng suất khá cao. Bà con không thiếu ăn, còn có lương thực để chăn nuôi
- Nghề nuôi cá phát triển. Nhiều ao hồ có sản lượng hằng năm 2 tấn rưỡi trên một héc-ta. Ước muốn của người vùng cao chở cá về miền xuôi bán đã thành hiện thực
- Đời sống của người dân được cải thiện: 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe nhìn, 3 hộ có xe máy. -Đầu năm học 2000-2001 , số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi với năm học trước.
-Nêu yêu cầu , xác định yêu cầu đề và làm bài vào vở
- Nối tiếp đọc bài viết, thi giới thiệu trước lớp
Nhận xét, bình chọn
VD: Gia đình tôi sống ở khóm 4 thị trấn Đầm Dơi . Tôi muốn giới thiệu cho các bạn về những đổi mới ở đây.
-Đổi mới đầu tiên là ở đây đã có những con đường bê tông rộng rãi, thay cho những con đường rải đá ngày trước. Tiếp theo là chuyển đổi về sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm. Đời sống của người dân ấm no hạnh phúc......
TIẾT 3
KĨ THUẬT
VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIEO TRỒNG RAU, HOA
I. Mục tiêu:
 - Biết cách sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
 - Có ý thức giữ gìn, bảo quản và bảo đảm an toàn lao động khi dùng dụng cụ gieo trồng rau hoa.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Mẫu: hạt giống, một số loại phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định: Hát.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra dụng cụ học tập.
 3. Dạy bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa. 
 - Hướng dẫn HS đọc nội dung 1 SGK. 
+ Em hãy kể tên một số hạt giống rau, hoa mà em biết?
+ Ở gia đình em thường bón những loại phân nào cho cây rau, hoa? 
+ Theo em, dùng loại phân nào là tốt nhất?
 - GV nhận xét và bổ sung phần trả lời của HS và kết luận.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau,hoa.
 - GV hướng dẫn HS đọc mục 2 SGK và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm, hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
 * Cuốc: Lưỡi cuốc và cán cuốc.
 + Em cho biết lưỡi và cán cuốc thường được làm bằng vật liệu gì? 
 + Cuốc được dùng để làm gì ?
* Dầm xới:
 + Lưỡi và cán dầm xới làm bằng gì ? 
 + Dầm xới được dùng để làm gì ?
 * Cào: có hai loại: Cáo sắt, cào gỗ.
 - Cào gỗ: cán và lưỡi làm bằng gỗ 
 - Cào sắt: Lưỡi làm bằng sắt, cán làm bằng gỗ. 
 - Theo em cào được dùng để làm gì?
 * Vồ đập đất: 
 - Quả vồ và cán vồ làm bằng tre hoặc gỗ.
 + Quan sát H.4b, em hãy nêu cách cầm vồ đập đất?
 * Bình tưới nước: có hai loại: Bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.
 + Quan sát H.5, Em hãy gọi tên từng loại bình?
 + Bình tưới nước thường được làm bằng vật liệu gì?
 - GV nhắc nhở HS phải thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh và an toàn lao động khi sử dụng các dụng cụ 
 - GV bổ sung - GV tóm tắt nội dung chính. 
 3. Nhận xét- dặn dò:
 - Nhận xét thái độ học tập của HS.
 - Hướng dẫn HS đọc trước bài “Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa”.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS đọc nội dung SGK.
- HS kể.
- Phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh, phân đạm, lân, kali.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh cái cuốc SGK.
- Cán cuốc bằng gỗ, lưỡi bằng sắt.
- Dùng để cuốc đất, lên luống, vun xới.
- Lưỡi dầm làm bằng sắt, cán bằng gỗ.
- Dùng để xới đất và đào hốc trồng cây.
- HS xem tranh trong SGK.
- HS trả lời.
- HS nêu.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS cả lớp.
-------------------------------------------------- -------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_20_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc