Giáo án Khối 4 - Tuần 20 (soạn ngang)

Giáo án Khối 4 - Tuần 20 (soạn ngang)

 Buổi sáng

TẬP ĐỌC

 Tiết 39 : BỐN ANH TÀI (Tiếp theo)

I-Mục đích yêu cầu

 - Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh .Biết đọc diễn cảm bài văn,chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện

 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài : núc nác, núng thế .

 - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng tinh thần đoàn kết ,hợp lực chiến đấu của bốn anh em Cẩu Khây.

II- Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa bài đọc trong sgk.

III- Các hoạt động dạy học

 A - Kiểm tra bài cũ:

 - 2 HS đọc thuộc bài: “ Chuyện cổ tích về loài người”

 + Nêu nội dung truyện

 

doc 34 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 20 (soạn ngang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
 Buổi sáng 
Tập đọc
 Tiết 39 : Bốn anh tài (Tiếp theo)
I-Mục đích yêu cầu 
 - Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh .Biết đọc diễn cảm bài văn,chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện
 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài : núc nác, núng thế ..
 - Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng tinh thần đoàn kết ,hợp lực chiến đấu của bốn anh em Cẩu Khây.
II- Đồ dùng dạy học 
 - Tranh minh họa bài đọc trong sgk.
III- Các hoạt động dạy học
 A - Kiểm tra bài cũ: 
 - 2 HS đọc thuộc bài: “ Chuyện cổ tích về loài người” 
 + Nêu nội dung truyện 
 B - Dạy bài mới : 
 1. Hoạt động1: Hướng dẫn luỵên đọc 
 + Giáo viên hướng dẫn đọc: Giọng hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp ở đoạn sau, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
 + Đọc đoạn: ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt )
 - Hết lượt 1: g/v hướng dẫn HS phát âm tiếng khó : lè lưỡi ,sống sót,gãy.
 - Hết lượt 2: hướng dẫn HS trung bình, yếu ngắt câu dài : ''Nắm Tay Đóng Cọc....bỏ chạy ''
 - 1 HS đọc chú giải 
 + Đọc theo cặp : 
 ( HS đọc theo cặp - đồng loạt ) HS nhận xét, giáo viên nhận xét .
 + Đọc toàn bài:
 - 2 HS : K- G đọc toàn bài .
 + GV đọc mẫu toàn bài .
 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài .
 + Yêu cầu HS đọc thầm đoạn1 và trả lời câu hỏi1 sgk ( HS:‘Anh em Cẩu Khây gặp một bà cụ...cho ở nhờ.” )
giảng từ :vắng teo.
 +Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì? ( bà cụ giục 4 anh em chạy trốn)
 ? Đoạn văn này nói lên điều gì ? (HS: K- G trả lời)
 ý1 :Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi ở của yêu tinh được bà cụ giúp đỡ( HS: yếu nhắc lại 
 +Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi trả lời câu hỏi 2 sgk
 ? yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt? ( ...phun nước làm ngập cả cánh đồng )
 +G/v nêu câu hỏi 3 sgk (...vì anh em Cẩu Khây có tài năng đặc biệt, biết đoàn kết đồng tâm, hiệp lực.)
 ? Đoạn văn này nói lên điều gì? (HS: K- G trả lời )
 ý2 : Anh em Cẩu Khây chiến thắng yêu tinh
 ? Nội dung bài này nói lên điều gì ? ( Như phần 1 mục đính yêu cầu ) ( HS : K-G nêu HS: TB- Y nhắc lại )
 3.Hoạt đông3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
 - HS: tìm giọng đọc hay, HS K- G đọc đoạn mình thích, nói rõ vì sao?
 - GV hướng dẫn HS đọc nâng cao đoạn :Cẩu Khây hé cửa ....tối sầm lại. 
 - HS thi đọc diễn cảm.
 4. Củng cố – dặn dò 
 -Nhận xét chung tiết học .
Toán
 Tiết 96 : Phân số 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 -Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số
 -Biết đọc , viết phân số. 
II- Đồ dùng dạy học 
 -Hình vẽ trong sgk. Bộ đồ dùng dạy học toán
II- Các hoạt động dạy- học 
 A- Kiểm tra bài cũ : 1 HS lên bảng nêu công thức tính diện tích hình bình hành 
 B - Dạy bài mới :
 1. Hoạt động1: Tìm hiểu về phân số
 - GV treo bảng hình tròn chia thành 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô màu như phần bài học của sgk(HS quan sát)
 ? Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau
 ? Có mấy phần được tô màu?
 GV nêu: + Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn
 + Năm phần sáu viết là:.5/6.ta gọi .5/6.là phân số(3 HS đọc lại )
 + GV hướng dẫn HS cách viết phân số 5/6, giới thiệu tử số và mẫu số của phân số 5/6 
 ? Khi viết phân số thì mẫu số đựơc viết ở trên hay ở dưới dấu gạch ngang?
 ? Mẫu số của phân số5/6 cho em biết điều gì?
 ? Khi viết phân số 5/6 thì tử số viết ở đâu? tử số cho em biết điều gì?
 - GV làm tương tự như vậy với phân số :1/2, 3/4, 4/7
 ? Qua các ví dụ trên em có nhận xét gì?( HS KG trả lời ,HS TB,Y nhắc lại )
 2. Hoạt động 2: Thực hành 
 Bài 1 : yêu cầu HS đọc thầm đề bài, sau đó tự làm 
 - 2 HS đọc, viết và giải thích về phân số của từng hình 
 + Phân số : , , .
 + KL : Củng cố về cách viết phân số.
 Bài 2 : 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở nháp 
 + Đọc là : Bốn phần sáu. Các phân số còn lại HS tự làm
 + KL : Củng cố cách đọc phân số
 Bài 3(dành cho HS khá giỏi) 
 -2 HS lên bảng làm. Cả lớp nhận xét.
 +KL:Củng cố kiến thức đọc ,viết phân số.
 3. Củng cố - dặn dò 
 - GV nhận xét chung tiết học. 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập (trong VBT).
Khoa Học
	Tiết 39 : 	không khí bị ô nhiễm
I- Mục đích yêu cầu Sau bài học h/s biết:
 - Phân biệt không khí sạch và không khí bẩn.
 - Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí
II- Đồ dùng dạy học 
 - G/V-Hình trang 78,79 sgk.
III- Các hoạt động dạy học
 A Kiểm tra bài cũ : ? Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết?
 B Dạy bài mới : 
 1. Hoạt động 1 Phân biệt không khí sạch, không khí ô nhiễm
 - Em có nhận xét gì về bầu không khí ở địa phương em?(HS trả lời )
 - yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 78, 79 sgk trao đổi nhóm đôI và trả lời câu hỏi
 ? Hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch ? chi tiết nào cho em biết điều đó? (HS:..H2 vì có troèi cao và xanh , cây cối xanh tươi ,...)
 ? Hình nào thể hiện bầu không khói bị ô nhiễm? Chi tiết nào cho em biết điều đó? (1, 3,..4. Bị ô nhiễm vì :H1 có nhiều ống khói nhà máy ;...)
 ? Không khí có những tính chất gì ?
 ? Thế nào là không khí trong sạch ?Thế nào là không khí bị ô nhiễm?( HS trả lời)
 * KL:Không khí trong sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chứa ít khói bụi, khí độc, vi khuẩn không làm hại đến sức khoẻ của con người.
 Không khí bẩn hay bị ô nhiễm là không khí có chứa một trong các loại khói, khí độc ,.....có hại cho sức khỏe con người và các sinh vật khác
 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
 - GV tổ chức cho các em thảo luận nhóm 4 với nội dung câu hỏi sau:
 ? Những nguyên nhân nào gây nhiễm bẩn không khí?
 - Đại diện nhóm trả lời, gv ghi nhanh lên bảng 
 KL:Có nhiều nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm nhưng chủ yếu là do bụi, khí độc.
 3. Củng cố -dặn dò.
 ? Thế nào là không khí sạch, không khí bị ô nhiễm ? Những tác nhân nào gây ô nhiễm không khí ?
 - Nhận xét tiết học. về nhà học thuộc mục bạn cần biết trang 79 sgk .
 -------------------------------------------------
Đạo đức
 Tiết 20 : kính trọng và biết ơn người lao động (tiếp theo)
I- Mục tiêu Học xong bài này HS biết :
 -Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động .
 -Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
 -Có những hành vi văn hóa ,đúng đắn với người lao động .
II- Đồ dùng dạy học 
 Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai
III- Các hoạt động dạy- học 
 A - Kiểm tra bài cũ : Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với người lao động ?
 B - Dạy bài mới : 
 1. Hoạt động 1: Đóng vai
 - Các nhóm 4 thảo luận và đóng vai (gv giúp đỡ nhóm gặp khó khăn)
 - Các nhóm lên đóng vai
 - Gv phỏng vấn HS các HS đóng vai
 + Thảo luận cả lớp:
 ? Cách cư xử với người lao động trong mỗi tình huống như vậy đã phù hợp chưa?vì sao? em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
 + GV kết luận về cách ứng xử trong mỗi trường hợp
 +KL: Cần phải kính trọng người lao động, dù là người lao động bình thường nhất.
 2. Hoạt động 2 Trình bày ý kiến
 - HS trình bày cá nhân, cả lớp nhận xét, gv nhận xét chung
 Ai ơi bưng bát cơm đầy 
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần . 
 -? Các bài ca dao , tục ngữ ,... muốn nói với chúng ta điều gì ? 
 +KL: - Người lao động là người làm ra của cải cho xã hội đều được mọi người kính trọng. 
* 2HS đọc to phần ghi nhớ trong sgk
 3. Củng cố dặn dò : ? Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì? 
Buổi chiều
Toán
ôn tập
I. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức và giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Bài cũ: Gọi lần lượt 2 HS yếu đọc thuộc các bảng nhân, bảng chia.
Bài mới:
Hoạt động 1: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính và tính giá trị của biểu thức
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài tập 1: Tính
 26789 + 9764 40000 – 3678
 628 x 706 20368 : 152
- GV củng cố cho các em về cách thực hiện các phép tính
Bài tập 2: Tính giá trị của biểu thức
 a) 7692 : 32 + 3402 b) 3885 : 37 x 309
 c) 87000 : 100 + 23 x 47 d) 76 + ( 12 + 76 x 345)
- GV củng cố thêm cho các em về thứ tự tính giá trị của biểu thức
2. Hoạt động 2: Rèn kĩ năng giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu
- GV hướng dẫn HS phân tích và làm bài tập sau:
Bài tập 3: Hai kho thóc chứa 6780 tấn thóc, kho thứ nhất chứa nhiều hơn kho thứ hai là 80 tấn. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc ?
- Sau khi HS giải xong GV củng cố thêm về cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
3. Hoạt động 3: củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà: hoàn thành các bài tập ở VBT, HS khá giỏi làm đề 2 tuần 20 sách luyện giải toán.
********************************************
Tiếng việt
ôn tập
I. Mục tiêu:
- Luyện kĩ năng tìm và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Luyện kĩ năng viết đoạn văn có dùng kiểu câu kể Ai làm gì?
II. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Luyện kĩ năng tìm và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của câu kể Ai làm gì?
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài tập 1: Gạch dưới câu kể Ai làm gì trong đoạn văn sau:
 Sài Thung lạy Hoài Văn như thế sao. Hoài Văn đống cũi giải nó về kinh. Thấy nó khóc lóc, Hoài Văn ôm bụng cười sằng sặc. Giữa lúc ấy thì chàng bừng tỉnh giấc. Hoài Văn dụi mắt, gạt tung cái chăn bông và ngồi nhỏm dậy. Nội điện im ắng lạ thường.
Bài tập 2: Chép lại câu kể Ai làm gì? tìm được ở BT1, gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai ghạch dưới bộ phận vị ngữ.
2. Hoạt động 2: Luyện kĩ năng viết đoạn văn có dùng kiểu câu kể Ai làm gì?
Bài tập 3: Viết một đoạn văn kể một hoạt động tập thể của lớp em, trong đó có dùng kiểu câu Ai Làm gì? (Viết xong gạch dưới các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn)
 - HS làm việc cá nhân sau đó GV gọi lần lượt từng em đọc bài của mình trước lớp, chỉ rõ các cau kể Ai làm gì?
 3. Hoạt động nối tiếp:
 - GV nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà.
************************************************
Luyện viết:
Luyện viết đoạn văn
I-Mục tiêu:
Tổ chức HS luyện viết đoạn thơ trong bài thơ "Cây và hoa bên lăng Bác”
Rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp và biết cách trình bày hợp lí.
II- Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ ghi bài viết. Vở luyện viết.
III- Các hoạt động day học:
HĐ1- Quan sát, nhận xét
GV tổ chức HS tìm hiểu nội dung bài viết.
HS nhận xét về kiểu chữ, cách trình bày đoạn vă ...  biểu diễn cá nhân.
Cả lớp ôn lại bài hát nhiều lần.
3. Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà: ôn lại bài hát vừa học.
Buổi chiều
Toán
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, giải toán về tính diện tích hình bình hành, hình chữ nhật.
- Ôn củng cố về phân số và rèn kĩ năng so sánh phân số với 1.
II. Các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động 1:Thực hành 
GV hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau để ôn củng cố lại kiến thức đã học.
Bài tập 1: Điền vào chỗ dấu chấm.
6 000 000 m² = .....km² 5 km² 600m² = .... m²
270 km² = .....m² 500 cm² = ......dm²
- HS làm bài cá nhân. GV kèm cho những em yếu. 
- Tổ chức cho các em chữa bài trước lớp. 
Bài tập 2: (HS khá giỏi) Cho hình H tạo bởi hình 
chữ nhật ABCD và hình bình hành 
BHKC nh hình vẽ. Tính diện tích hình H
- HS thảo luận nhóm 4 để có hướng để làm bài
- GV gọi 1 em khá làm bài trên bảng lớp, 
 cả lớp làm vào vở.
- GV giúp các em ôn lại cách tính diện tích hình hình chữ nhật, diện tích hình bình hành.
Bài tập 3: Điền dấu thích hợp vào chỗ dấu chấm
 .... 1 1 ... .... 1
 ... 1 1 ..... ... 1
HS làm bài cá nhân, sau đó GV gọi lần lượt từng em lên chữa bài trước lớp, khi các em điền dấu cần giải thích vì sao
GV giúp các em nhắc lại cách so sánh phân số với 1.
2. Hoạt đông 2: Kết thúc 
- GV nhận xét tiết học
- Giao bài tập về nhà: Làm bài 1, 2 trang 32 sách luyện giải toán, HS khá làm thêm bài đề 2 trang 33 sách luyện giải toán. 
kĩ thuật
Tiết 20: Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết đặc điểm, tác dụng của vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Học sinh biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
II. Chuẩn bị:
 Mẫu hạt giống, các loại phân và một số dụng cụ trồng rau, hoa.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ: 2 HS lần lượt nêu lợi ích của việc trồng rau. hoa?
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu những vật liệu dụng cụ chủ yếu sử dụng khi gieo trồng rau, hoa: 
GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK.
 + Nêu tên dụng cụ và những vật liệu cần thiết thường sử dụng khi gieo trồng rau, hoa?
 + HS trả lời các câu hỏi ở SGK.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa. 
GV yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK và yêu cầu học sinh nêu được đặc điểm, hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng để trồng, chăm sóc rau, hoa.
GV hướng dẫn học sinh quan sát các hình ở SGK và một số dụng cụ chuẩn bị được để các em nêu.
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở SGK
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò 
GV nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà
Dặn chuẩn bị dụng cụ trồng rau, hoa cho tiết học sau.
************************************************
Thể dục
	Tiết 40: 	đI chuyển hướng phảI trái 
Trò chơi:“lăn bóng bằng tay”
I/ Mục tiêu
- Yêu cầu HS thực hiện cơ bản đúng đi chuyển hướng phải, trái. 
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi “Lăn bóng bằng tay”
II/ Địa điểm-Phương tiện:
- Địa điểm: Sân thể dục.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1cái còi, 2 cờ nhỏ, 4 bóng.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Cho HS dàn hàng, tập một số động tác khởi động.
- Cả lớp ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 
2. Phần cơ bản:
a) Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái
- GV nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện đi chuyển hướng phải, trái
- Hướng dẫn HS luyện tập.
- HS luyện tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển các bạn thực hiện.
- GV theo dõi, sửa sai.
b) Trò chơi: “Lăn bóng bằng tay”
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi 
- Chọn hai nhóm HS chơi thử – HS các nhóm chơi chính thức: Hai nhóm chơi một lần, các nhóm còn lại làm giám khảo. 
- Lớp nhận xét, đánh giá.
3. Phần kết thúc:
- Học sinh vừa đi, vừa làm động tác thả lỏng.
- GV hệ thống nội dung bài dạy.
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
_______________________________________________________________________ 
 Thứ sáu ngày 15 tháng 01 năm 2010
Luyện từ và câu
 Tiết 40 : Mở Rộng Vốn Từ :sức khỏe
I- Mục đích yêu cầu
 - Mở rộng và tích cực hóa vốn từ thuộc chủ điềm sức khỏe của HS
 - Cung cấp cho HS một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khỏe.
II- Chuẩn bị 
 - Giấy khổ to và bút dạ để HS làm bài tập 1 và 3
III- Các hoạt động dạy học 
 1. Hoạt động 1: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm sức khoẻ 
 Bài tập 1: -2 HS đọc yêu cầu BT1
 - HS thảo luận nhóm 4HS, gv phát giấy và bút dạ cho các nhóm làm bài.
 - Đại diện 2 nhóm dán phiếu và đọc các từ tìm được trên phiếu, gọi các nhóm khác bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa tìm được 
 - 2HS đọc lại các từ tìm được trên bảng, cả lớp viết bài vào vở.
 +KL: Củng cố kĩ năng tìm từ 
 Bài 2: 1HS đọc yêu cầu thành tiếng, cả lớp đọc thầm yêu cầu trong sgk
 - GVchia bảng làm 3 cột, yêu cầu các nhóm thi tiếp sức viết tên các môn thể thao lên bảng xem đội nào biết nhiều môn thể thao nhất.
 - Đại diện của từng nhóm đọc các môn thể thao của nhóm mình viết được (HS:bóng đá, bóng chuyền,....)
 KL: Củng cố kiến thức nhận biết một số môn thể thao.
 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ
 Bài 3 : 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
 - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau, thảo luận để hoàn chỉnh các thành ngữ vào giấy khổ to.
 - HS iếp nối nhau trình bày kết quả, gv ghi nhanh lên bảng 
 - 2 HS đọc thành tiếng các câu thành ngữ, HS dưới lớp nhẩm thuộc và viết vào vở.
 + Em hiểu câu: Khỏe như voi, nhanh như cắt” như thế nào? (HS:khỏe như voi :Rất khỏe mạnh; Nhanh như cắt: Rất nhanh )
 - Yêu cầu HS đặt câu với 1câu thành ngữ mà em thích.
 Bài 4: 2HS đọc thành tiếng đề bài trong sách giáo khoa
 + Khi nào thì người không ăn, không ngủ được ?
 + Không ăn không ngủ được thì khổ như thế nào ? “ Tiên” sống như thế nào ? 
 + Người ăn được ngủ được , là người như thế nào ? 
 + Ăn dược ngủ được là tiên” nghĩa là gì ?(HS TB,Y trả lòi :..là người có sức khỏe tốt )
 + Câu tục ngữ này nối lên điều gì ?(HS KG :Có sức khỏe thì sống như tiên, không có sức khỏe thì phải lo lắng về nhiều thứ.
 KL: Tiên là nhân vật trong truyện cổ tích sống rất sung sướng, thư thái. Ăn được ngủ được là chúng ta có một sức khỏe tốt, khi có sức khỏe tốt thì sống sung sướng chẳng kém gì tiên, vì chúng ta có thể làm ra nhiều của cải, vật chất.
 3. Củng cố - dặn dò 
 - Nhận xét chung tiết học . 
 - Yêu cầu HS về nhà HTLcác câu tục ngữ, thành ngữ và chuẩn bị bài sau.
 --------------------------------------------------
Toán
 Tiết 100 : phân số bằng nhau 
I- Mục tiêu Giúp học sinh :
 - Bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số .
 - Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của phân số .
II- Đồ dùng dạy học 
 - GV: Hai băng giấy như bài học trong sgk
III- Các hoạt động dạy học 
 A. Kiểm tra bài cũ: 1HS lên bảng làm: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm.
 - Có 3 kg đường chia thành 5 phần bằng nhau, đã dùng hết 3 phần như thế .Vậy đã dùng ....kg và còn lại ....kg. (cả lớp làm vào vở nháp )
 B. Dạy bài mới : 
 1 Hoạt động1 : Nhận biết hai phân số bằng nhau 
 a) Hoạt động với đồ dùng trực quan
 - GVđưa ra 2 băng giấy như nhau, đặt băng giấy này lên băng giấy kia và cho HS thấy 2 băng giấy này như nhau.
 + Em có nhận xét gì về 2 băng giấy này ? (HS:2băng giấy này như nhau, bằng nhau.)
 + Băng giấy thứ nhất được chia thành mấy phần bằng nhau, đã tô màu mấy phần ? 
 + Hãy nêu phân số chỉ phần đã được tô màu của băng giấy thứ nhất ?(HS: 3/4băng giấy đã tô màu ?
 - GV hỏi tiếp như vậy với băng giấy thứ hai
 + Hãy so sấnh phần được tô màu của 2 băng giấy ? (HS:..bằng nhau)
 + Vậy 3/4băng giấy so với 6/8 thì như thế nào ?
 + Từ so sánh 3/4băng giấy so với 6/8băng giấy thì như thế nào ? (HS: 4/3=6/8)
 b) Nhận xét
 + Làm thế nào để từ phân số 3/4ta có được phân số 6/8?(HS K,Gtrả lời )
 + Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 chúng ta được gì ?(HS: được một phân số bằng phân số đã cho )
 + Hãy tìm cách để từ phân số 6/8có được phân số 3/4) (HS K,G trả lời ) 
 + Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho một số tự nhiên khác 0, chúng ta được gì?( HS: ..được một phân số bằng phân số đã cho)
 - 2HS đọc kết luận về tính chất cơ bản của phân số(trong sgk )
 2. Hoạt động2: Thực hành 
 Bài 1: 
 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở
 -2 HS nêu trước lớp, HS cả lớp và gv nhận xét 
 + = = = = 
 KL: Củng cố kiến thức về phân số bằng nhau.
 Bài 3: - HS đọc đề bài . Gv hướng dẫn cho HS về nhà làm.
 3. Củng cố – dặn dò - Nhận xét chung tiết học 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
 --------------------------------------------- 
Tập làm văn
 Tiết 40 : Luyện tập giới thiệu địa phương 
I- Mục đích yêu cầu 
 - HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu : Nét mới ở Vĩnh Sơn .
 - Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống .
 - Có ý thức với côngviệc xây dựng quê hương .
II- Đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ viết sẵn dàn ý của bài giới thiệu 
III- Các hoạt động dạy học .
 1. Hoạt động1: Tìm hiểu bài văn mẫu “Nét đổi mới ở Vĩnh Sơn” 
 Bài 1: 1-2HS đọc nội dung bài tập 1, cả lớp theo dõi sgk
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trao đổi, thảo luận, trình bày và sửa chữa cho nhau 
 - HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi mỗi HS chỉ trả lời một câu hỏi 
 a- Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn ...
 b- Những nét đổi mới của xã Vĩnh Sơn: Nghề nuôi cá phát triển, đời sống người dân được cải thiện 
 +KL: Củng cố kiến thức về cách giới thiệu những hoạt động của địa phương 
2. Hoạt động 2: Thực hành giới thiệu nét đổi mới ở địa phương em
 Bài 2 : 
 a) Tìm hiểu đề bài 
 - 2HS đọc yêu cầu, gv hướng dẫn HS cách làm:
 - Các em phải nhận ra được sự đổi mới của địa phương mình đang sinh sống, hãy chọn một hoạt động mà em thích nhất 
 - Em chọn giới thiệu nét đổi mới nào của địa phương mình 
 + Một bài giới thiệu cần có những phần nào ? (HS: 3 phần : Mở bài, thân bài, kết luận) 
 + Mỗi phần cần đảm bảo nội dung gì ? (HS K,G trả lời )
 b)Tổ chức cho HS giới thiệu trong nhóm 4 HS . GV giúp đỡ nhóm gặp khó khăn 
 c) HS trình bày trước lớp 
 3 HS trình bày, cả lớp nhận, GV nhận xét và ghi điểm cho các em. 
 3. Củng cố –dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - eeu cầu HS về nhà viết lại bài giới thiệu của mình vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20(6).doc