Giáo án Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)

I. MỤC TIU:

-Đọc trôi chảy lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

-Hiểu nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La v sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam.(Thuộc một đoạn thơ trong bi.)

II. CHUẨN BỊ :

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ

 -Kiểm tra 2 HS.

 +HS 1: Đọc đoạn 1 + 2 bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.

 * Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc nghĩa là gì ?

 Là nghe theo tình cảm yêu nước trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.

 +HS 2: Đọc đoạn 3 + 4.

 * Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến to lớn như vậy ?

 Nhờ ông yêu nước, tân tuỵ hết lòng vì nước. Ông lại là nhà khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu, học hỏi.

 -GV nhận xét và cho điểm.

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 23 - 1 - 2011
NGÀY DẠY : 24 - 1 - 2011
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011
TẬP ĐỌC
TIẾT 42 : BÈ XUÔI SÔNG LA
I. MỤC TIÊU:
-Đọc trôi chảy lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. 
-Hiểu nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam.(Thuộc một đoạn thơ trong bài.)
II. CHUẨN BỊ : 
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Kiểm tra bài cũ
 -Kiểm tra 2 HS.
 +HS 1: Đọc đoạn 1 + 2 bài Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
 * Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc nghĩa là gì ?
Là nghe theo tình cảm yêu nước trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
 +HS 2: Đọc đoạn 3 + 4.
 * Nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến to lớn như vậy ?
Nhờ ông yêu nước, tân tuỵ hết lòng vì nước. Ông lại là nhà khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu, học hỏi.
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:Đất nước ta có rất nhiều sông, hồ  Mỗi dòng sông mang một vẻ đẹp riêng. Hôm nay, cô cùng các em sẽ đến thăm vẻ đẹp của dòng sông La – một con sông thuộc tỉnh Hà Tĩnh qua bài Bè xuôi sông La của tác giả Vũ Duy Thông.
 * Hoạt động 1: Luyện đọc
 -Đọc đúng các từ ngữ dễ đọc sai: trong veo, mươn mướt, long lanh 
- Bài thơ Bè xuôi sông La được tác giả Vũ Duy Thông sáng tác trong thời kì đất nước mới có chiến tranh chống đế quốc Mĩ.
- HS khá đọc 
- Bài văn được chia làm 3 khổ.
 -Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, trìu mến.Nhấn giọng ở những từ ngữ: trong veo, mươn mướt, lượn đàn, thong thả, lim dim, êm ả, long lanh, ngây ngất, bừng tươi
- HS đọc đoạn nới tiếp. Khen HS đọc đúng , sửa lỡi về phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc.
- HS đọc đoạn nới tiếp.Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó.
- HS đọc đoạn nới tiếp trong nhóm 
-GV đọc mẫu
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
*Khổ 1 + 2
 + Sông La đẹp như thế nào ?
 Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ, hàng tre xanh mướt như đôi hàng mi. những gợn sóng được nắng chiều chiếu xuống long lanh như vẩy cá. Tiếng chim hót trên bờ đê.
 + Chiếc bè gỗ được ví với cái gì ? Cách nói ấy có gì hay ?
 Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông : Bè đi  êm ả.
Khổ 3
-1 HS đọc khổ 3.
+Vì sao đi trên bè, tác giả lại nghỉ đến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng ?
Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai: Những chiếc bè gỗ được chở về xuôi góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương.
 + Hình ảnh “Trong đạn bom đổ nát
 Bừng lên nụ ngói hồng”Nói lên điều gì ?
 Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù.
+ Bài thơ có ý nghĩa gì ?
Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
 -Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc khổ 2.
 -Cho HS thi đọc diễn cảm.
 -Tổ chức thi đọc thuộc lòng.
 -GV nhận xét và khen thưởng những HS đọc hay, đọc thuộc.
3. Củng cố, dặn dò:
 -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.
 -Chuẩn bị bài: Sầu riêng
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
KĨ THUẬT
Giáo viên chuyên dạy.
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
TỐN
TIẾT 105 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
 -Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1.Kiểm tra bài cũ
 -GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT 2 d,e,g / 117 của tiết 104.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1 : Bài 1 (a)
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện quy đồng 2 cặp phân số , HS cả lớp làm bài vào vở.
Quy đồng mẫu số và ta được 
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 * Hoạt động 2 : Bài 2 (a)
 -GV gọi HS đọc yêu cầu phần a.
-Hãy viết và 2 thành 2 phân số đều có mẫu số là 5.
 -GV yêu cầu HS viết 2 thành phân số có mẫu số là 1.
-HS viết .
 -GV yêu cầu HS quy đồng mẫu số hai phân số và thành 2 phân số có cùng mẫu số là 5.
 -HS thực hiện:
= = ; Giữ nguyên .
+ Khi quy đồng mẫu số và 2 ta được hai phân số nào ?
Khi quy đồng mẫu số và 2 ta được hai phân số và .
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 3: Hãy quy đồng mẫu số ba phân số sau:; ; .
 -GV yêu cầu HS tìm MSC của ba phân số trên. Nhắc HS nhớ MSC là số chia hết cho cả 2, 3, 5. Dựa vào cách tìm MSC khi quy đồng mẫu số để tìm MSC của ba phân số trên.
 + Làm thế nào để từ phân số có được phân số có mẫu số là 30 ?
 (Nếu HS nêu là nhân với 15 thì GV đặt câu hỏi để HS thấy 15 = 3 x 5).
 -GV yêu cầu HS nhân cả tử và mẫu số của phân số với tích 3 x 5.
 -GV yêu cầu HS tiếp tục làm với hai phân số còn lại.
 -Như vậy muốn quy đồng mẫu số ba phân số ta có thể lấy tử số và mẫu số của từng phân số lần lượt nhân với tích các mẫu số của hai phân số kia.
 -GV yêu cầu HS làm tiếp phần a, b của bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 * Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ?
Quy đồng mẫu số hai phân số ; với MSC là 60.
-GV yêu cầu HS làm bài.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+Nhẩm 60 : 12 = 5 ; 60 : 30 = 2.
+Trình bày vào VBT: Quy đồng mẫu số hai phân số ; với MSC là 60 ta được:
= = ; = = 
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
3.Củng cố- Dặn dò:
-Dặn dò HS về nhà làm lại bài tập 5 /118
 Chuẩn bị bài :Luyện tập chung
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 21 : LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
 -Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
 -Thể hiện sự tự trọng và tơn trọng người khác.
 -Ứng xử lịch sự với mọi người.
 -Ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nĩi phù hợp trong một số tình huống.
 -Kiểm sốt khi cần thiết.
II. CHUẨN BỊ : 
 -Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ về phép lịch sự .
 - Nội dung các tình huống, trò chơi, cuộc thi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ:
-Vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động?
- Nhận xét
2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi bảng .
* Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến
- Yêu cầu các nhóm lên đóng vai, thể hiện tình huống của nhóm.
- Lần lượt từng nhóm lên đóng vai .
+Nhóm 1: Đóng vai một cảnh đang mua hàng, có cả người bán và người mua .
+Nhóm 2 :Đóng vai một cảnh cô giáo đang giảng bài cho HS .
+Nhóm 3 :Đóng vai hai bạn HS đang trên đường về nhà, vừa đi vừa trao đổi về nội dung bài học ngày hôm nay. 
+ Nhóm 4: Đóng vai cảnh bố mẹ chở con đi học buổi sáng.
Hỏi: Các tình huống mà các nhóm vừa đóng đều có các đoạn hội thoại. Theo em, lời hội thoại của các nhân vật trong các tình huống đó đã hợp lí chưa ? Vì sao? 
- Trả lời :
(Tuỳ thuộc vào sự thể hiện vai của các nhóm HS trong các tình huống mà HS dưới lớp sẽ đưa ra những lời nhận xét hợp lí, chính xác ) 
Chẳng hạn :
+Lời hội thoại của các nhân vật đã hợp lí, vì đã thể hiện đúng vai của mình, sử dụng với những ngôn từ hợp lí, đúng mực.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Kết luận :Những lời nói, cử chỉ đúng mực là một sự thể hiện lịc sự với mọi người.
* Hoạt động 2 : Phân tích truyện “Chuyện ở tiệm may”
- GV đọc (kể) lần 1 câu chuyện “Chuyện ở tiệm may”
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau :
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả. (Nhóm trình bày sau không trình bày trùng lặp ý kiến với nhóm trước. chỉ bổ sung thêm).
1/Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện trên?
-Em đồng ý và tán thành cách cư sử của cả hai bạn. Mặc dù lúc đầu bạn Hà cư xử như thế chưa đúng, nhưng bạn đã nhận ra và sửa lỗi của mình.
2/ Nếu là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn điều gì?
-Em sẽ khuyên bạn là : “Lần sau Hà nên bình tĩnh để có cách cư xử đúng mực hơn với cô thợ may”
3/ Nếu em là cô thợ may, em sẽ cảm thấy như thế nào khi bạn Hà không xin lỗi sau khi đã nói như vậy ? Vì sao ? 
-Em sẽ cảm thấy bực mình, không vui vì Hà là người bé tuổi hơn mà có thái độ không lịch sự với người lớn tuổi hơn .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Kết luận : Cần phải lịch sự với người lớn tuổi trong mọi hoàn cảnh .
 * Hoạt động 3: Xử lí tình huống
- Chia lớp thành 4 nhóm :
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, đóng vai xử lí các tình huống sau đây :
-Đại diện các nhóm đóng vai xử lí tình huống
+Giờ ra chơi, mải vui với bạn, Minh sơ ý đẩy ngã một em HS lớp dưới.
Minh nên đỡ em bé đó dậy, hỏi xem em có sao không và nói lời xin lỗi với em HS đó.
+Đang trên đường về, Lan trông thấy một bà cụ đang xách làn đựng bao nhiêu thứ, tỏ vẻ nặng nhọc.
Lan sẽ chạy lại, đề nghị giúp bà cụ đó một tay.
+Nam lỡ đánh đổ nước, làm ướt hết vở học của Việt.
Nam xin lỗi Việt, sau đó gắng khắc phục, lau khô ở cho Việt.
+Tốp bạn HS đang trêu chọc và bắt chước hành động của một ông lão ăn xin .
Sẽ yêu cầu nhóm bạn HS này dừng lại trò chơi đó ngay lập tức. Ở đây có thể nhờ sự can thiệp của người lớn .
-HS các nhóm nhận xét, bổ sung .
- Nhận xét các câu trả lời của HS .
*Kết luận :
-Lịch sự với mọi người là có những lời nói cử chỉ hành ... hai phân số khác mẫu số.
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
KHOA HỌC
TIẾT 44 : ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ví dụ về :
+ Tác hại của tiếng ồn :tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe ( đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong cơng việc, học tập;
+ Một số biện pháp phòng chống tiếng ồn.
- Thực hiện các quy định khơng gây ồn nơi cơng cộng.
- Biết cách phịng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đĩng cửa để ngăn cách tiếng ồn,..
II. CHUẨN BỊ : 
 -Tranh, ảnh về các loại tiếng ồn.
 -Hình minh hoạ trang 88, 89 SGK.
 -Các tình huống ghi sẵn vào giấy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ:
 +Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào ?
 +Việc ghi lại được âm thanh đem lại những ích lợi gì ?
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
-GV viết bảng các loại âm thanh và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, chia chúng thành 2 nhóm: ưa thích và không ưa thích.
 Phân loại các âm thanh sau: tiếng chim hót, tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng người nói chuyện, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng cười của em bé, tiếng động cơ ô tô, tiếng nhạc nhẹ.
-Đọc, trao đổi, thảo luận và làm bài.
-Kết quả có thể là:
*Ưa thích: -Tiếng chim hót, tiếng nói chuyện, tiếng cười của em bé, tiếng nhạc nhẹ
* Không ưa thích: Tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng động cơ ô tô.
-GV hỏi:
 +Tại sao em lại không ưa thích những âm thanh đó ?
Những âm thanh đó quá to, có hại cho tai và sức khoẻ, nó làm cho con người cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi.
 *Giới thiệu bài:
 Trong cuộc sống có những âm thanh mà chúng ta không ưa thích. Chúng ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Chúng là loại tiếng ồn có tác hại.Vậy làm cách nào để phòng chống tiếng ồn ? Các em sẽ hiểu điều đó qua bài học hôm nay.
 * Hoạt động 1: Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Yêu cầu:Quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi
và ghi kết quả thảo luận ra giấy.
+Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu ?
+Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào ?
-GV theo dõi giúp đỡ từng nhóm HS.
-Gọi đại diện HS trình bày và yêu cầu các nhóm HS khác bổ sung những ý kiến không trùng lặp.
-HS trình bày kết quả:
 +Tiếng ồn có thể phát ra từ : tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông.
 +Những loại tiếng ồn : tiếng tàu hoả, tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, ti vi mở quá to, tiếng phun sơn từ cửa hàng hàn xì, tiếng máy trộn bê tông, tiếng ồn từ chợ, tiếng công trường xây dựng 
-GV hỏi: Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra ?
-HS trả lời: hầu hết các loại tiếng ồn là do con người gây ra.
-Kết luận : Hầu hết tiếng ồn trong cuộc sống là do con người gây ra như sự hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không. Ở trong nhà thì các loại máy giặt, tủ lạnh, ti vi, máy ghi âm,  cũng là nguồn gây tiếng ồn. Tiếng ồn có tác hại như thế nào và làm thế nào để phòng chống tiếng ồn ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
 * Hoạt động 2: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
-Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4.
-Yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. Trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi:
 +Tiếng ồn có tác hại gì ?
 +Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn?
-GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Cho HS các nhóm đại diện trình bày kết quả
-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+Tiếng ồn có tác hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai.
 +Các biện pháp để phòng chống tiếng ồn: có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh.
-Nhận xét, tuyên dương những nhóm hoạt động tích cực, hiểu bài và tìm được các biện pháp phòng chống hay, đạt hiệu quả.
-Kết luận : Âm thanh được gọi là tiếng ồn khi nó trở nên mạnh và gây khó chịu. Tiếng ồn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, có thể gây mất ngủ, đau đầu, suy nhược thần kinh, có hại cho tai. Tiếng nổ lớn có thể làm thủng màng nhỉ. Tiếng ồn mạnh gây hại cho các tế bào lông trong ốc tai. Những tế bào lông bị hư hại không được cơ thể phục hồi nên nếu tiếp xúc lâu với tiếng ồn mạnh sẽ gây điếc mãn tính.
 * Hoạt động 3: Nên và không nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn
-Cho HS thảo luận cặp đôi.
-Yêu cầu: Em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh.
-Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
-GV chia bảng thành 2 cột nên và không nên ghi nhanh vào bảng.
-HS trình bày kết quả
 +Những việc nên làm: trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn: công trường xây dựng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh.
 +Những việc không nên làm: nói to, cười đùa nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa. Nổ xe máy, ô tô trong nhà, xây dựng công trường gần trường học, bệnh viện.
-Nhận xét, tuyên dương những HS tích cực hoạt động .Nhắc nhở HS thực hiện theo những việc nên làm và nhắc nhở mọi người cùng có ý thức thực hiện để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn.
3.Củng cố-Dặn dò:
-GV cho HS chơi trò chơi “Sắm vai”
-GV đưa ra tình huống : Chiều chủ nhật, Hoàng cùng bố mẹ sang nhà Minh chơi. Khi bố mẹ đang ngồi nói chuyện, hai bạn rủ nhau vào phòng chơi điện tử. Hoàng bảo Minh: “Chơi trò chơi phải bật nhạc to mới hay cậu ạ!”.Nếu em là Minh, em sẽ nói gì với Hoàng khi đó?.
-Cho HS suy nghĩ 1 phút sau đó gọi 2 HS tham gia đóng vai.
-GV cho HS nhận xét và tuyên dương.
-Dặn HS luôn có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu.
-Chuẩn bị bài : Ánh sáng 
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
KỂ CHUYỆN
TIẾT 22 :CON VỊT XẤU XÍ
I. MỤC TIÊU:
- Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh họa cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn của câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.
- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện :Cần nhận ra cái đẹp của người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
 II. CHUẨN BỊ : 
-Tranh minh hoạ truyện.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu 1 HS kể chuyện về một người có khả năng và có sức khoẻ đặc biệt mà em biết
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2.Bài mới: 
*Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Kể chuyện
-Yêu cầu HS quan sát tranh và đọc yêu cầu của bài.
-GV kể lần một.
-GV kể lần hai vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
-Dựa vào tranh minh hoạ, đặt câu hỏi để HS nắm được cốt truyện.
+Thiên nga ở lại đàn vịt trong hoàn cảnh nào ?
Thiên nga ở lại cùng đàn vịt vì nó còn quá nhỏ và yếu ớt không thể cùng bố mẹ bay về phương Nam để tránh rét được.
+Thiên nga cảm thấy thế nào khi ở lại cùng đàn vịt ?Vì sao lại có cảm giác như vậy?
Thiên nga cảm thấy buồn lắm khi ở cùng đàn vịt. Vì nó không có ai làm bạn. Vịt mẹ thì bận bịu kiếm ăn, đàn vịt con thì chành chọc, bắt nạt hắt hủi nó. Trong mắt của vịt con nó là một con vịt xấu xí, vô tích sự.
+Thái độ của thiên nga như thế nào khi được bố mẹ đến đón ?
Khi được bố mẹ đến đón, nó vô cùng sung sướng. Nó quên hết mọi chuyện buồn đã qua. Nó cảm ơn vịt mẹ và lưu luyến chia tay với đàn vịt con.
+Câu chuyện kết thúc như thế nào ?
Câu chuyện kết thúc khi thiên nga bay đi cùng bố mẹ, đàn vịt con nhận ra những lỗi lầm của mình.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn sắp xếp lại các tranh minh hoạ và kể chuyện.
-GV treo tranh minh hoạ như SGK và yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để sắp xếp lại các bức tranh theo trình tự của câu chuyện.
-HS hoạt động nhóm và thực hiện theo yêu cầu.
-Yêu cầu HS giải thích cách chọn của mình.
-GV nhận xét, kết luận thứ tự đúng : 3-1-2-4.
-Yêu cầu HS nêu lại nội dung của từng bức tranh.
1. Tranh 3 : Hai vợ chồng thiên nga nhờ cô vịt chăm sóc thiên nga con.
2. Tranh1: Vịt mẹ bận rộn chăn dắt cả đàn con và thiên nga. Thiên nga bị đàn vịt con chành choẹ, hắt hủi.
3.Tranh 2: Vợ chồng thiên nga quay trở lại đón con và cảm ơn vịt mẹ cùng đàn con.
4.Tranh 4 : Thiên nga bay đi cùng bố mẹ. Đàn vịt con ngước nhìn theo ân hận vì đã đối xử không tốt với thiên nga.
*Hướng dẫn kể từng đoạn.
a) Yêu cầu HS dựa vào tranh và kể theo trình tự câu chuyện 
b) Kể trong nhóm.
-GV theo dõi các nhóm kể chuyện.
c) Cho HS thi kể: gv treo tranh và cho HS thi kể.
-GV nhận xét, bình chọn HS chọn được câu chuyện hay, kể hay.
3.Củng cố-Dặn dò. 
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đã chăm chú lắng nghe bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn chính xác.
-Yêu cầu các em về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe đãđọc.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4tuan 22.doc