Đạo đức
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CỘNG CỘNG (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
*HSKG: Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
*GDBVMT: Giáo dục HS: các công trình công cộng như: rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, . là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
GDKNS:Kĩ năng xác định giá trị văn hoá tinh thần của những nơi công cộng. Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
TUẦN 23 Thứ Hai, ngày 07 tháng 02 năm 2011 Tập đọc HOA HỌC TRÒ I/ MỤC TIÊU: - Đọc đúng trôi chảy toàn bài. - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhỏ nhẹ, tình cảm. - Hiểu nội dung bài: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi đoạn 1. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra (3p) - Gọi học sinh lên đọc thuộc lòng bài thơ Chợ tết và trả lời về nội dung bài. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. B. Bài mới 1) Giới thiệu bài.(1p) 2) Luyện đọc(15p) - Gọi HS đọc toàn bài. - Yêu cầu HS chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), kết hợp hướng dẫn HS: + Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: đóa, cành, mỗi hoa, tán hoa lớn xòe ra, đưa đẩy, ngạc nhiên, nỗi niềm, bỗng, ... + Hiểu nghĩa các từ mới: Phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm, + Luyện đọc đúng toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần 3) Tìm hiểu bài(15p) - Hỏi: H: Tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều. - Giảng: Đỏ rực: đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng. + Biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng. So sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở nhiều, đẹp. - Hướng dẫn nêu ý 1. * ý 1: Số lượng hoa phượng rất lớn. H: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”? H: Hoa phượng nở vào thời kì nào? H: Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác gì? Vì sao? H: Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức? H: Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? H: Em có cảm nhận gì qua đoạn văn thứ ba? H: Khi học bài Hoa học trò em cảm nhận được điều gì. - Hướng dẫn nêu ý 2. * ý 2: Tác giả dùng thị giác, vị giác, xúc giác để cảm nhận vẻ đẹp của cây phượng, một vẻ đẹp đặc sắc của hoa - HD nêu nội dung bài. - Bổ sung, ghi bảng: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò. - Gọi HS nhắc lại. 4) Đọc diễn cảm.(7p) - HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm toàn bài. - GV treo bảng phụ, HD và đọc đoạn văn trên bảng phụ. - Cho HS luyện đọc diễn cảm - Cho HS thi đọc diễn cảm. C. Củng cố dặn dò(1p) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 2 HS tiếp nối nhau đọc bài và trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc - Ba đoạn: + Đ1: Phượng không phải.. đậu khít nhau. + Đ2: Nhưng hoa càng đỏ... bất ngờ vậy? + Đ3: Bình minh... câu đối đỏ. - Từng tốp 3 HS luyện đọc. - HS luyện đọc từ theo HD của GV. - Trả lời: + Cả 1 loạt, cả 1 vùng, cả một góc trời đỏ rực, người ta chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. - HS nêu. - HS nhắc lại. + Vì phượng là loài cây rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò. Phượng được trồng rất nhiều trên sân trường. + Mùa hè, mùa thi của tuổi học trò. + Vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì hoa phượng báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp phải xa trường, xa thầy, xa bạn. Vui vì hoa phượng báo hiệu được nghỉ hè, hứa hẹn những ngày hè lí thú. + Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết đến nhà nhà dán câu đối đỏ. + Bình minh, màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu rực lên. + Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng. (+) Xuân Diệu rất tài tình khi miêu tả vẻ độc đáo của hoa phượng. (+) Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với lứa tuổi học trò. (+) Hoa phượng gắn liền với những kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò. - HS nêu. - HS nhắc lại. - HS nêu. - Nhắc lại nhiều lần. - 3 HS đọc diễn cảm toàn bài - N2: Luyện đọc diễn cảm. - Một số HS thi đọc diễn cảm. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I/ MỤC TIÊU:Giúp HS: - Biết so sánh hai phân số. - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản. - Làm đươc các bài tập: BT1(ở đầu, trang 123); BT2(ở đầu, trang 123); BT1a, c (ở cuối, trang 123) II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. HĐ DẠY HĐ HỌC A.Kiểm tra(3p) - Không quy đồng MS, hãy so sánh các phân số sau: a) và ; b) và - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới. 1) Giới thiệu bài.(1p) 2) HD làm bài tập.(34p) Bài 1(ở đầu, trang 123): - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - HD chữa bài. - GV nhận xét, KL lời giải đúng. Bài 2(ở đầu, trang 123): - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - HD chữa bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 1a, c (ở cuối, trang 123): - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở (HSKG làm cả bài). - HD chữa bài. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3 (ở đầu, trang 123): (HSKG làm) - Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài. C. Củng cố, dặn dò(1p) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 2HS lên bảng làm, giải thích cách làm. a) - HS nêu. - N2: Trao đổi cùng làm bài. - HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả, giải thích cách làm. Kq: < ; < ; < 1 = ; > ; 1 < - HS đọc nội dung bài tập. - 2HS lên bảng, lớp làm nháp. - HS nhận xét bài trên bảng. Kq: a, ; b, - HS nêu yêu cầu. - 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - HS nhận xét bài trên bảng. Kq: a, 752 (hoặc 754; 756; 758) b) 750. Số 750 chia hết cho 3 c) 756. Số 756 chia hết cho 2 và 3. a) ; b) Đạo đức GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CỘNG CỘNG (tiết 1) I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng. - Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. *HSKG: Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. *GDBVMT: Giáo dục HS: các công trình công cộng như: rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, ... là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân. GDKNS:Kĩ năng xác định giá trị văn hoá tinh thần của những nơi công cộng. Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A.Kiểm tra (3p). - Yêu cầu HS nhắc lại “ghi nhớ” bài 10. - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới. 1) Giới thiệu bài(1p) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Tình huống trang 34, SGK)(10p) - Chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận: Nếu em là bạn Thắng trong tình huống trên, em sẽ làm gì? Vì sao? - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, KL: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (BT1/SGK)(7p) - Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập 1. - Giáo viên nhận xét, kết luận: Tranh 1: Sai; Tranh 2: Đúng; Tranh 3: Sai; Tranh 4: Đúng. Hoạt động 3: Xử lý tình huống (BT2/35) (10p) - GV hướng dẫn như HĐ2 và kết luận: a) Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt) b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ. Hoạt động 4: Liên hệ thực tế(5p) - GV chia lớp thành 3 nhóm giao nhiệm vụ. Nhóm 1: Hãy kể tên 3 công trình công cộng mà em biết. Nhóm 2: Em hãy đề ra một số hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng đó. Nhóm 3: Siêu thị, nhà hàng, ... có phải là công trình công cộng không? Ta cần bảo vệ không? C. Củng cố, dặn dò(3p) - Hệ thống nội dung bài; giảng để GDBVMT: các công trình công cộng như: rừng cây, hồ chứa nước, đập ngăn nước, kênh đào, đường ống dẫn nước, ... là các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân. - Nhận xét tiết học. - Về ghi chép tình hình hiện tại của các công trình công cộng của địa phương mình vào bảng (Theo SGK) - 1HS nhắc lại. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung: Em sẽ không đồng tình với lời rủ của bạn Tuấn vì nhà văn hóa là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của mọi người nên mọi người cần phải giữ gìn, bảo vệ. Viết, vẽ lên tường, làm bẩn, mất thẩm mĩ chung. - N2: Thảo luận. Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận. - 3 nhóm hoạt động. Đại diện các nhóm lên trình bày. Học sinh khác bổ sung + Trường học, trạm xá, Uỷ ban xã. + Cần: Không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường của Trường học, trạm xá, Uỷ ban xã. - Không. Nhưng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn vì đó đều là sản phẩm do con người làm ra. - HS đọc mục “ghi nhớ”. Chiều thứ 2 Lịch sử VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ I/ MỤC TIÊU: Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê): Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sỹ Liên. *HSKG: Nêu được một số tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC. - Phiếu kẻ bảng thống kê. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Kiểm tra(3p) - H: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập. - Nhận xét. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài.(1p) 2) Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.(15p) - Giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu ở thời Hậu Lê. - Dựa vào bảng thống kê, GV yêu cầu HS mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Hậu Lê. 3) Hoạt động 2: Làm việc cá nhân(15p) - Yêu cầu học sinh thống kê nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Hậu Lê. - Học sinh dựa vào bảng thống kê mô tả lại sự phát triển của khoa học ở thời Hậu Lê. C. Củng cố, dặn dò(1p) - GV hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - HS trả lời. - HS cá nhân hoàn thành bảng thống kê Tác giả Tác phẩm Nội dung - Nguyễn Trãi - Lý Tử Tấn - Nguyễn Mộng Tuân - Hội Tao Đàm - Nguyễn Trãi - Lý Tử Tấn - Nguyễn Húc Bình Ngô Đại cáo - Các tác phẩm thơ - Ức Trai thi tập - Các bài thơ Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc - Ca ngợi công đức của nhà vua. - Tâm sự của những người không được đem hết tài năng để phụng sự đất nước. - HS cá nhân hoàn thành bảng thống kê Tác giả Công trình khoa học Nội dung - Ngô Sĩ Liên - Nguyễn Trãi - Nguyễn Trãi - Lương Thế Vinh - Đại Việt sử kí toàn thư - Lam Sơn thực lục ... i đẹp. - Về nhà học những từ ngữ, câu tục ngữ có trong bài. - Nhận xét tiết học. - 3 em lên thực hiện. - Học sinh lắng nghe - 1 em đọc thành tiếng. - N2: Thảo luận, đại diện lên trình bày. - 1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp. - Học sinh thảo luận nhóm. - 3 em trình bày trước lớp. - 1 em lên bảng làm. Học sinh khác làm vào vở(HSKG đặt ít nhất 5 câu). - Học sinh tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp. Ví dụ: + Bức tranh ấy đẹp tuyệt vời. + Phong cảnh ở đâu xây đẹp mà có thể không một bút văn nào tả nổi. + Cô ấy đẹp nghiêng nước, nghiêng thành. + Khu rừng ấy đẹp không tưởng tượng nổi. + Quang cảnh nơi đây đẹp vô cùng. Toán (chiều) LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG PHÂN SỐ I/ MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Cách cộng hai phân số khác mẫu số. - Giải toán liên quan đến phép công các phân số khác mẫu số. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng nhóm. - VBT Toán (Bài 115 – Trang 36) III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Bài cũ: (3p) - H: Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1) Giới thiệu bài.(1p) 2) HD làm bài tập.(36p) - Yêu cầu HS trung bình trở lên tự làm các bài tập trong VBT toán (Bài 115, Trang 36) Trong khi đó GV HD HS yếu làm bài tập 1. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn HS làm bài. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2: - GV hướng dẫn mẫu. - Gọi HS lên chữa bài. lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán. - Gọi HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 3) Củng cố, dặn dò: - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - HS trả lời. - HS trung bình trở lên tự làm các bài tập trong VBT (Từ bài 1 đến bài 3, riêng bài 3 cho 1HS giải trên bảng nhóm). - 1HS đọc yêu cầu. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào VBT KQ: a, ; b, ; c, ; d, - HS theo dõi mẫu. - 3 HS lên chữa bài(Yêu cầu HS klhá giỏi rút gọn thành các phân số tối giản). lớp nhận xét. Kq: a, ; b, (Rút gọn: ); c, - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài, lớp nhận xét. Bài giải: Sau ba tuần, người công nhân đó hái được là: + + = (tấn) Đáp số: tấn cà phê. Luyện viết: Hoa mai vàng. I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Chép lại đoạn văn “Hoa mai vàng” (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 50) bằng kiểu chữ viết nghiêng nét đều, cỡ chữ một ô li. - Viết đúng các chữ hoa: H, M. - Rèn kĩ năng viết cho học sinh. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Mẫu chữ viết. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Bài mới 1) Giới thiệu bài(1p) 2) HD viết bài(15p) - Gọi HS đọc đoạn văn Hoa mai vàng (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 50) - Yêu cầu HS tìm các chữ hay viết sai có trong bài và các chữ cần viết hoa. - Cho HS luyện viết đúng các chữ hay viết sai. Quan sát mẫu chữ viết và luyện viết đúng các chữ viết hoa. - Lưu ý HS cách trình bày. - GV yêu cầu: Viết các chữ hoa mỗi chữ viết một dòng; Viết đoạn văn một lần. - Cho HS viết bài; GV theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS. 3) Chấm, chữa lỗi chính tả(8p) C. Củng cố, dặn dò(1p) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc. - Các chữ hay viết sai: không phô hồng, ngời xanh, xoè ra, sắc vàng muốt, Các chữ cần viết hoa: Hoa mai, Những nụ, Sắp nở, Khi nở, Một mùi hương. - Lần lượt từng HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp. - HS lắng nghe. - HS viết bài __________________________ Thứ Sáu, ngày 11 tháng 02 năm 2011 Tập làm văn ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I/ MỤC TIÊU: - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối. - Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối. - Có ý thức bảo vệ cây xanh. II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ(3p) - Yêu cầu HS đọc đoạn văn tả 1 loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích (BT2 tiết TLV trước). - Nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới 2.1. Giới thiệu bài(1p) 2.2. Phần nhận xét.(15p) Bài 1, 2, 3 - Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung - Yêu cầu học sinh đọc bài, trao đổi thảo luận theo trình tự: + Đọc bài Cây gạo trang 32 + Xác định từng đoạn trong bài văn Cây gạo. + Tìm nội dung của từng đoạn. - Gọi học sinh trình bày. 2.3. Phần ghi nhớ(3p) - Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ. - H: Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn có đặc điểm gì? 2.4. Phần luyện tập(20p) Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung. - Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, theo trình tự: + Đọc bài văn. + Xác định đoạn + Tìm nội dung khác. - Gọi học sinh trình bày ý kiến. - Giáo viên kết luận: + Đoạn 1: ở đầu bản tôi... chừng một gang: Tả bao quát thân cây, cành cây, tán lá và lá cây trám đen. + Đoạn 2: Trám đen... mà không cham hạt: Tả 2 loại trám đen: trám đen tả và trám đen nếp. - Giáo viên nhận xét tuyên dương Bài 2: - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn: Trước hết, em sẽ xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người. Ví dụ: 1. Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn, lá chuối gói giò, gói bánh, hoa chuối làm nộm. Còn quả chuối ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn nữa sau bữa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng. - Yêu cầu học sinh viết đoạn văn vào vở. - Yêu cầu học sinh khá, giỏi đọc đoạn văn mình viết. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 3. Củng cố, dặn dò(1p) - Cây xanh có ích lợi không? Em cần phải bảo vệ cây xanh thế nào? - Về hoàn thành bài tập 2 vào vở. - Nhận xét tiết học. - 2 học sinh đứng tại chỗ đọc bài. - 1 học sinh đọc thành tiếng. - 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận. - Tiếp nối nhau nói về từng đoạn (mỗi học sinh nói 1 đoạn) + Đoạn 1: Cây gạo già... nom thật đẹp: Tả thời kì ra hoa của cây gạo. + Đoạn 2: Hết mùa hoa... về thăm quê mẹ: Tả cây gạo lúc hết mùa hoa. + Đoạn 3: Ngày tháng đi... rồi cơm gạo mới: Tả thời kì cây gạo ra hoa. - 3 học sinh đọc to. - 2 em đọc thành tiếng. - 2 em ngồi cùng bàn thảo luận. - Học sinh trình bày. + Đoạn 3: Cùi trám đen... trộn với xôi hay cốm: ích lợi của quả trám đen. + Đoạn 4: Chiều chiều... ở đầu bản: Tình cảm của dân bản và người tả với cây trám đen. - Vài em nêu. 2. Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa phượng rơi thật thích thú biết bao nhiêu. - Từng cặp trao đổi và viết vào vở. - Học sinh đọc (1 - 2 em đọc) - HS nêu ý kiến. Tiếng anh GV dạy tiếng anh lên lớp Toán LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: - Rút gọn được phân số. - Thực hiện được phép cộng hai phân số. - Làm được các bài tập: BT1; BT2(a, b); BT3(a, b). II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Bài cũ(3p) - H: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào? Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào? - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới 1) Giới thiệu bài(1p) 2) Củng cố kĩ năng cộng phân số.(10p) - Ghi bảng: Tính: + ; + - Gọi HS lên bảng nói cách cộng hai phân số cùng mẫu số, hai phân số khác mẫu số, rồi tính kết quả. - Gọi HS nhận xét, kiểm tra lại kết quả tìm được, cho HS nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số. 3). Luyện tập(25p) Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 2(a, b): (Thực hiện tương tự bài 1; yêu cầu HSKG làm thêm câu c) Bài 3(a, b): - Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS nhắc lại cách rút gọn phân số. - Lưu ý HS: Rút gọn để đưa về dạng cộng hai phân số cùng mẫu số. - Yêu cầu HS làm bài (yêu cầu HSKG làm thêm câu c). - HD chữa bài. - Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 4: (HSKG làm, nếu còn thời gian) - Yêu cầu HS giải bài toán. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. C. Củng cố, dặn dò(1p) - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - 2 Học sinh nêu. - 2HS lên bảng, lớp làm nháp. - 1HS nhận xét; 1HS nhắc lại cách cộng phân số khác mẫu số. - 1HS nêu yêu cầu. - 1HS lên bảng làm; lớp làm nháp sau đó nhận xét bài trên bảng. Kq: a, ; b, = 3; c, = 1 Kq: a, ; b, ; c, . - HS nêu yêu cầu. - 1HS nhắc lại. - 2HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bài trên bảng. a, + = + = + = b, + = + = + = c, + = + = + = + = - HSKG tự làm bài vào vở nháp. Bài giải: Số đội viên tham gia 2 hoạt động trên là + = (Số đội viên) Đáp số: số đội viên. ________________________________________ SHTT NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I/ YÊU CẦU. 1) Hoạt động ngoài giờ lên lớp: - Trò chơi Tiếng Việt: Thi đọc thơ tiếp sức. - HS nhớ và đọc thuộc các câu thơ đã học; Rèn luyện sự nhanh nhẹn, phối hợp tập thể. 2) Sinh hoạt lớp: Nhận xét, đánh giá hoạt động thi đua trong tuần 23; Phổ biến kế hoạch tuần 24. II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - GV: Bộ phiếu ghi chữ đầu của các câu thơ trong bài thơ Bè xuôi sông La; Chợ Tết (Sách TV4, tập 2, trang 27 và 38) III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. Hoạt động 1: Hoạt động ngoài giờ lên lớp. - GV nêu nội dung tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Chơi trò chơi Thi đọc thơ tiếp sức. - GV chia lớp thành hai đội chơi có số người ngang nhau. - GV phát phiếu cho từng đội chơi, hướng dẫn cách chơi và luật chơi. - Cho HS chơi thử. - Tổ chức cho HS thi đua chơi. - GV nhận xét HĐ1. - Các đội chơi về vị trí. - Các đội nhận phiếu, lắng nghe cách chơi và luật chơi. - 1 đội chơi thử để làm mẫu. - Hai đội thi đua chơi. - Đội thua cuộc biểu diễn văn nghệ. HĐ2: Sinh hoạt lớp. a, GV căn cứ vào sổ theo dõi hoạt động của học sinh (Do lớp phó phụ trách học tập ghi), căn cứ vào hoạt động hàng ngày của HS để nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của HS về các mặt: - Đạo đức: Đa số các em đều ngoan, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy - Đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ - Học tập: Đa số các em đều có ý thức chăm chỉ hhọc tập - Trực nhật, lao động, vệ sinh: Thực hiện tương đối tốt - Có ý thức xây dựng bài, rèn chữ viết, học bài ở nhà, giữ gìn sách vở, ... - Biểu dương hai em:LÊ THỊ TRANG, HOÀNG HẢI ĐĂNGvà LÊ THỊ THUẬNđã có nhiều cố gắng trong học tập và tích cực tham gia các hoạt động của lớp b, Nhắc nhở HS nộp các khoản quỹ. c, Xếp loại thi đua: GV xếp loại từng HS và ghi vào Bảng theo dõi thi đua. d, Phổ biến kế hoạch tuần 24: - Nhắc nhở HS cần phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Tăng cường phụ đạo cho HS yếu. - Căn cứ tình hình thực tế, kế hoạch Nhà trường để phổ biến kế hoạch trong tuần tiếp theo cho HS. ________________________________________
Tài liệu đính kèm: