Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Đào Thị Ngọc Quế

Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Đào Thị Ngọc Quế

TOÁN ( BS )

LUYỆN TẬP VỀ PHÂN SỐ.

I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:

- Cách so sánh hai phân số.

- Cách các phân số với 1.

- Tìm phân số theo yêu cầu cho trước.

*HSKG: Giải toán liên quan đến phân số.

II/ Đồ dùng dạy học

- Bảng nhóm.

- VBT toán (Bài 111)

III/ Hoạt động dạy học

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Đào Thị Ngọc Quế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
Hoa học trò
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, suy tư phù hợp với nội dung bài.
	- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, hiểu ý nghĩa của hoa phượng - hoa học trò đối với HS đang ngồi trên ghế nhà trường.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Gọi HS học thuộc lòng bài “Chợ Tết”.
a. Luyện đọc: 
HS: Đọc nối nhau 3 đoạn của bài (2 - 3 lượt).
- GV nghe, kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
- Luyện đọc theo cặp.
1 - 2 em đọc cả bài.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?
- Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc đối với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kỳ thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với rất nhiều kỷ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở 1 đóa mà cả loạt, cả 1 vùng, cả 1 góc trời...
+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui.
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng rực rỡ...
+ Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
- Lúc đầu màu đỏ còn non. Có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng, màu cũng đậm dần, rồi hòa với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn:
HS: 3 em tiếp nối nhau đọc 3 đoạn.
- GV đọc diễn cảm 1 đoạn bài văn.
- Đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài giờ sau học.
______________________
Toán
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- So sánh hai phân số.
- Tính chất cơ bản của phân số.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Dạy bài mới:
Gọi HS lên chữa bài tập.
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài.
- 2 em lên bảng làm bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm
- GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. 	b. 
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài.
- GV và cả lớp chữa bài.
- 2 em lên bảng làm.
a) 	; 	 	;	
b) Trước hết phải rút gọn:
Rút gọn được các phân số: ; ; 
Ta thấy: < và < 
Vậy ; ; 
+ Bài 4: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Đọc lại yêu cầu, suy nghĩ làm bài rồi chữa bài.
- 2 em lên bảng làm.
a) 
b) 
Hoặc HS có cách giải khác.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
___________________________
Buổi chiều:
chính tả
chợ tết
I. Mục tiêu:
	1. Nhớ, viết lại chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu bài thơ “Chợ Tết”.
	2. Làm đúng các bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x hoặc ưc/ưt) điền vào các ô trống.
II. Đồ dùng dạy - học:
Một vài tờ phiếu viết sẵn nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS nhớ - viết:
Một em đọc cho 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy các từ bắt đầu bằng l/n.
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài.
- 1 em đọc thuộc lòng 11 dòng đầu.
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm lại để ghi nhớ 11 dòng đầu.
- GV chú ý nhắc các em cách trình bày bài thơ thể thơ 8 chữ. Ghi tên bài giữa dòng, các chữ đầu câu viết hoa ...
HS: Gấp SGK, nhớ lại 11 dòng thơ đầu và tự viết vào vở.
- Đổi vở cho nhau soát lại bài.
- GV thu 10 bài chấm điểm, nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- GV dán tờ phiếu đã viết sẵn truyện vui “Một ngày và một năm” chỉ các ô trống giải thích yêu cầu bài tập.
HS: Đọc thầm truyện, làm bài vào vở bài tập.
- 3 - 4 em làm bài trên phiếu.
- Đọc lại truyện “Một ngày và một năm” sau khi đã điền các tiếng thích hợp. Nói về tính khôi hài của truyện.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải:
+ Họa sĩ - nước Đức - sung sướng - không hiểu sao - bức tranh.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại bài cho chữ đẹp hơn.
_______________________
TOáN ( BS )
Luyện tập về phân số.
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Cách so sánh hai phân số.
- Cách các phân số với 1.
- Tìm phân số theo yêu cầu cho trước.
*HSKG: Giải toán liên quan đến phân số.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm.
- VBT toán (Bài 111)
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) HD Làm bài tập
- Yêu cầu HS làm các bài tập trong VBT (Bài 111, trang 32; HSKG: Bài 111, trang 36 và 37, VBT nâng cao).
Bài1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV viết các phân số lên bảng, gọi HS nêu kết quả và giải thích cách làm.
- GV kết luận, kiểm tra kết quả làm bài của cả lớp.
Bài2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV lưu ý HS các trường hợp mẫu số hoặc tử số không giống nhau: Rút gọn để đưa về dạng cùng mẫu số là 5, sau đó so sánh tử số.
- Nhận xét, KL chung.
Bài 3:
- GV nêu yêu cầu, phân tích để Hs nắm vững yêu cầu: số lẻ lớn hơn 6 và bé hơn 10 là các số: 7, 9
- Gọi HS lên bảng viết các phân số.
- Yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, KL chung.
Bài 4: (HSKG)
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài.
- GV nhận xét, KL chung.
- HS tự làm bài, trong khi đó lần lượt từng HS lên bảng làm theo phân công của GV.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS lần lượt nêu kết quả, giải thích cách làm.
Kết quả: a) b) 
 ; ...
- HS nêu yêu cầu.
- HS lên bảng chữa bài; HS khác nhận xét Kết quả: 
a) Ta được: 
b) Ta được: 
- 1HS nhắc lại yêu cầu, ghi nhớ yêu cầu.
- 3HS lần lượt lên bảng viết.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
HSKG: a) (bé hơn 1)
b) (bằng 1); c) (lớn hơn 1)
- 1HS đọc bài toán.
- HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài.
Bài giải:
Tổng của tử số và mẫu số là:
13 x 2 = 26
Tử số là:
(26 + 4) : 2 = 15
Mẫu số là:
26 - 15 = 11
Vậy: Phân số cần tìm là: 
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
_____________________________
Tiếng việt (bs)
Luyện viết bài 23
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài viết.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
- Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ, Vở Luyện viết chữ đẹp lớp 4.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS nghe- viết.
- GV đọc mẫu một lượt.
- GV nhắc các em chú ý các từ ngữ dễ viết sai, những từ ngữ được chú thích, trả lời các câu hỏi: Bài tập đọc cho ta hiểu thêm điều gì?
- GV nhắc HS ghi tên bài vào giữa dòng. Trình bày sao cho đẹp, đúng với thể loại.
- GV đọc cho HS viết
- Đọc soát lỗi.
- Chấm bài
HS thực hiện
- HS đọc thầm bài đọc.
- HS theo dõi trong SGK.
- Viết bài
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét 
- Về nhà xem lại bài.
Thứ tư ngày 9 tháng 2 năm 2011
Luyện từ và câu
Dấu gạch ngang
I. Mục tiêu:
	- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.
- Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
Hai em làm bài tập tiết trước.
+ Bài 1: 
HS: 3 em nối nhau đọc nội dung bài 1.
- Tìm những câu văn có chứa dấu gạch ngang, phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại bằng cách dán tờ phiếu đã viết lời giải:
Đoạn a: - Cháu con ai?
Đoạn b: - Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất ... mạng sườn.
Đoạn c: - Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi... 
- Khi điện đã vào quạt, tránh ...
- Hằng năm, tra dầu mỡ ...
- Khi không dùng, cất quạt ...
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ và trả lời.
- GV dán phiếu bài 1 lên bảng để HS dựa vào đó và trả lời.
Đoạn a: Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
Đoạn b: Dấu gạch ngang đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
Đoạn c: Dấu gạch ngang liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện được bền.
3.Phần ghi nhớ:
HS: 3 - 4 em đọc nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và tìm dấu gạch ngang trong truyện “Quà tặng cha”, nêu tác dụng của mỗi dấu.
HS: Phát biểu.
- GV chốt lại lời giải đúng bằng cách dán phiếu đã viết lời giải (SGV).
+ Bài 2:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Đọc yêu cầu bài.
- Tự viết đoạn trò chuyện giữa mình với bố mẹ.
- 1 số HS làm vào phiếu và lên dán trên bảng.
- GV cùng cả lớp nhận xét và cho điểm những bài viết tốt. 
VD: Tuần này tôi học hành chăm chỉ luôn được cô giáo khen. Cuối tuần như thường lệ, bố hỏi tôi:
- Con gái của bố tuần này học hành thế nào?
* Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của bố.
Tôi vui vẻ trả lời ngay:
- Con được 3 điểm 10 bố ạ!
- Thế ư! - Bố tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ thốt lên.
* Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của “tôi”. 
5. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét tiết học, yêu cầu ghi nhớ nội dung bài học. 
	- Dặn về nhà học và làm bài tập. 
_________________________
Thể dục
Bật xa. Trò chơi: con sâu đo
I. Mục tiêu:
- Học kỹ thuật bật xa. Yêu cầu biết được cách thực hiện động tác tương đối đúng.
- Trò chơi “Con sâu đo”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm - phương tiện:
	Sân trường, còi, dụng cụ bật xa.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Tập lại bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi “Đứng ngồi theo ... lệnh”.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
2. Phần cơ bản: 
 a. Bài tập RLTTCB:
- Học kỹ thuật bật xa.
+ GV nêu tên bài tập, hướng dẫn giải thích, kết hợp làm mẫu cách bật xa. 
HS: Bật thử và tập chính thức.
- Nên cho HS khởi động kỹ trước khi bật xa.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi “Con sâu đo”, giới thiệu cách chơi và giải thích cách chơi.
HS: 1 số nhóm ra làm mẫu.
- Chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức.
- GV nêu 1 số trường hợp phạm quy:
+ Di chuyển trước khi có lệnh.
+ Bị ngồi xuống mặt đất.
+ Không  ... cây cối.
- Có ý thức bảo vệ cây xanh.
II. Đồ dùng:
 	Tranh ảnh cây gạo, cây trám đen.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
Một HS đọc đoạn văn giờ trước.
HS: 1 em đọc yêu cầu bài 1, 2, 3.
- Cả lớp đọc thầm bài “Cây gạo” trang 32 trao đổi với bạn bên cạnh để thực hiện các yêu cầu bài tập 2, 3.
- HS: Phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
* Bài cây gạo có 3 đoạn.
* Mỗi đoạn tả 1 thời kỳ phát triển.
	- Đoạn 1: Thời kỳ ra hoa.
	- Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
	- Đoạn 3: Thời kỳ ra quả.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3 - 4 em đọc nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc nội dung bài tập.
Cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân.
- Phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng: 
Bài “Cây trám đen” có 4 đoạn:
* Đoạn 1: Tả bao quát thân, cành, lá.
* Đoạn 2: Hai loại trám đen: Tẻ và nếp.
* Đoạn 3: ích lợi của trám đen.
* Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây.
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu và gợi ý.
HS: Đọc lại yêu cầu, suy nghĩ làm bài.
- HS: Viết đoạn văn.
- 1 vài em khá giỏi đọc đoạn văn vừa viết.
- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, góp ý cho nhau.
- Chấm 1 số bài viết hay.
5. Củng cố - dặn dò:
	- GV nhận xét chung về tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà sửa chữa lại.
	- Đọc trước bài sau.
______________________________
Toán
Luyện tập 
I.Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng cộng phân số.
- Trình bày lời giải bài toán.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định.
B. Kiểm tra: 
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
GV gọi HS lên bảng chữa bài.
a. Củng cố kỹ năng cộng phân số:
- GV ghi lên bảng:
Tính:	 + ; + 
HS: 2 em lên nói cách làm, rồi tính kết quả. Cả lớp làm vào vở.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
b. Thực hành:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, tự suy nghĩ và làm bài vào vở.
- GV gọi HS nhận xét và chốt lời giải đúng:
a. + = = . 
c. + + = = = 1.
- 3 em lên bảng làm.
b. + = = = 3.
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 3 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp chữa bài:
a. 
b. 
c. 
+ Bài 3: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 3 HS lên bảng làm.
- GV gọi HS nhận xét bài:
a. 
b. 
c. 
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu, tóm tắt bài toán và tự giải.
Tóm tắt:
=?
Phần số đội viên của chi đội
 số đội viên tập hát
 tham gia bóng đá
Giải:
Số đội viên tham gia hai hoạt động trên là:
 + = (số HS của lớp)
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
_____________________
Khoa học
Bóng tối
I. Mục tiêu:
- HS nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
- Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong 1 số trường hợp đơn giản.
- Biết bóng của 1 vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
II. Đồ dùng:
	Đèn pin, giấy to, tấm vải ...
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra:
C. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối:
Gọi HS đọc nội dung phần “Bóng đèn tỏa sáng”.
HS: Thực hiện theo thí nghiệm trang 93 SGK.
- Dự đoán cá nhân sau đó trình bày theo dự đoán của mình.
? Tại sao em đưa ra dự đoán như vậy
- Dựa vào hướng dẫn và các câu hỏi trang 93 SGK làm việc theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối.
- Các nhóm trình bày và thảo luận chung cả lớp.
- GV ghi lại kết quả trên bảng.
? Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào
- Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.
? Làm thế nào để bóng của vật to hơn
? Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật chiếu
? Bóng của vật thay đổi khi nào
3. Hoạt động 2: Trò chơi hoạt hình.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi:
HS: Thực hành chơi.
- Đóng kín cửa làm tối phòng học. Căng 1 tấm vải hoặc tờ giấy to (làm phông), sử dụng ngọn đèn chiếu. Cắt bìa giấy làm các hình nhân vật để biểu diễn.
=> Kết luận: Đọc nhiều lần.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
______________________
Tiếng Việt(bs)
Luyên đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu
- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1, 2, mục III).
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn tả 1 loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích (BT2 tiết TLV trước).
- Nhận xét ghi điểm.
C. Dạy bài mới
1) Giới thiệu bài
2) Phần nhận xét.
Bài 1, 2, 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung
- Yêu cầu học sinh đọc bài, trao đổi thảo luận theo trình tự:
+ Đọc bài Cây gạo trang 32
+ Xác định từng đoạn trong bài văn Cây gạo.
+ Tìm nội dung của từng đoạn.
- Gọi học sinh trình bày.
3) Phần ghi nhớ
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
- H: Trong bài văn miêu tả cây cối, mỗi đoạn có đặc điểm gì?
4) Phần luyện tập
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu nội dung.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, theo trình tự:
+ Đọc bài văn.
+ Xác định đoạn
+ Tìm nội dung khác.
- Gọi học sinh trình bày ý kiến.
- Giáo viên kết luận:
+ Đoạn 1: ở đầu bản tôi... chừng một gang: Tả bao quát thân cây, cành cây, tán lá và lá cây trám đen.
+ Đoạn 2: Trám đen... mà không cham hạt: Tả 2 loại trám đen: trám đen tả và trám đen nếp.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
Bài 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn: Trước hết, em sẽ xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người.
Ví dụ:
1. Cây chuối dường như không bỏ đi thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn, lá chuối gói giò, gói bánh, hoa chuối làm nộm. Còn quả chuối ăn vừa ngọt vừa bổ. Còn gì thú vị hơn nữa sau bữa cơm được một quả chuối ngon tráng miệng do chính tay mình trồng.
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn vào vở.
- Yêu cầu học sinh khá, giỏi đọc đoạn văn mình viết.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- 2 học sinh đứng tại chỗ đọc bài.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- Tiếp nối nhau nói về từng đoạn (mỗi học sinh nói 1 đoạn)
+ Đoạn 1: Cây gạo già... nom thật đẹp: Tả thời kì ra hoa của cây gạo.
+ Đoạn 2: Hết mùa hoa... về thăm quê mẹ: Tả cây gạo lúc hết mùa hoa.
+ Đoạn 3: Ngày tháng đi... rồi cơm gạo mới: Tả thời kì cây gạo ra hoa.
- 3 học sinh đọc to.
- 2 em đọc thành tiếng.
- 2 em ngồi cùng bàn thảo luận.
- Học sinh trình bày.
+ Đoạn 3: Cùi trám đen... trộn với xôi hay cốm: ích lợi của quả trám đen.
+ Đoạn 4: Chiều chiều... ở đầu bản: Tình cảm của dân bản và người tả với cây trám đen.
- Vài em nêu.
2. Em rất thích cây phượng, vì phượng chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa phượng rơi thật thích thú biết bao nhiêu.
- Từng cặp trao đổi và viết vào vở.
- Học sinh đọc (1 - 2 em đọc)
- HS nêu ý kiến.
D. Củng cố, dặn dò
- Cây xanh có ích lợi không? Em cần phải bảo vệ cây xanh thế nào?
- Về hoàn thành bài tập 2 vào vở.
- Nhận xét tiết học.
Buổi chiều:
TOáN ( bs )
Luyện tập phép cộng phân số.
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Cách cộng hai phân số khác mẫu số.
- Cách rút gọn hai phân số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm.
- VBT Toán (Bài 116)
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định
B Kiểm tra bài cũ:
- Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
C. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) HD làm bài tập.
- Yêu cầu HSKG tự làm các bài tập trong VBT toán nâng cao (Bài 116, Trang 43, 44) Trong khi đó GV HD HSTB chữa bài.
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- HD nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2, 3:
(Thực hiện tương tự bài 1)
- Lưu ý HS: Bài 2: Rút gọn rồi mới tính.
Còn bài 3: tính xong rồi mới rút gọn.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc bài toán (Lưu ý HS sửa bài toán).
- Gọi HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Hướng dẫn HSKG chữa BT3 nâng cao.
- HS trả lời.
- HSKG tự làm các bài tập trong VBT toán nâng cao (Bài 116, Trang 43, 44) (Từ bài 1 đến bài 4, riêng bài 3 cho 1HS làm trên bảng nhóm).
- 1HS nêu yêu cầu.
- 2HS lần lượt lên bảng làm; lớp làm bài vào VBT.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Ví dụ: ; ...
Ví dụ: 
Bài 2: 
Bài 3:
 a, >; b, = 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS làm trên bảng nhóm lên chữa bài, lớp nhận xét.
Bài giải:
a) Sau một ngày đêm ốc sên leo được:
 (m)
b) 1m = 100cm
 Đáp số: a) 1m
 b) 100cm
Bài giải:
Hai tổ cùng làm trong 1 giờ được:
(công việc)
Đáp số: công việc.
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
_____________________________
Sinh hoạt tập thể
Kiểm điểm tuần 23
I- Mục tiêu
- HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần để có phương hướng phấn đấu cho tuần tiếp theo.
- Nắm được phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
II- Các hoạt động dạy học.
1. Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt. 
	+ Cả lớp hát đồng thanh 1 bài.
	+ Yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ tìm ra những ưu khuyết điểm của tổ trong tuần.
	+ Học sinh từng tổ báo cáo kết quả thảo luận trong tổ.
	+ Giáo viên nhận xét chung về ưu điểm, tồn tại của các mặt:
- Đạo đức, chuyên cần, ý thức học bài, trực nhật, vệ sinh, lao động.
- Nề nếp Đội sao.
2. GV nhận xét các hoạt động trong tuần.
Nề nếp :
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép.
- Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp.
- Không có hiện tượng đánh nhau, chửi bậy.
* Học tập :
- Sách vở, đồ dùng đầy đủ.
- Các em chăm chỉ học tập, hăng hái xây dựng bài.
- Một số em tích có kết quả học tập tốt.
- Một số em chưa cố gắng.
- Chữ viết còn chưa đẹp, cần rèn nhiều.
* Vệ sinh :
- Trực nhật sạch sẽ, đúng giờ.
- Khăn quàng, guốc dép đầy đủ.
- Đồng phục đúng quy định.
3. Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới. 
Tiếp tục duy trì nề nếp, tăng cường vệ sinh cá nhân.
	- Hưởng ứng tốt các phong trào nhà trường đề ra.
	- Phân công giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến trong học tập.
	- Thực hiện tốt các nội quy, nề nếp.
	- Tập trung vào việc học tập.
________________________________________________________
Phần ký duyệt giáo án
Ban giám hiệu
Tổ trưởng chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_23_nam_hoc_2010_2011_dao_thi_ngoc_que.doc