Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2013-2014

Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2013-2014

TOÁN

TIẾT 111: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

- Biết so sánh 2 phân số

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản bài 1,2,3.HS khá, giỏi: bài 4

- Rèn luyện kỉ năng tính toán cho HS

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Ngày soạn : 8/02/2014
Ngày giảng :Thứ hai, ngày 10 tháng 02 năm 2014
TẬP ĐỌC
HOA HỌC TRÒ
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm 
- Hiểu ND : tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò 
- Trả lời câu hỏi SGK 
* GDMT : Biết bảo vệ những vẻ đẹp của trường lớp nơi các em đang học 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Các tranh , ảnh về hoa phượng, sân trường có hoa phượng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1 Kiểm tra bài cũ : (5’) 
- Gọi HS đọc thuộc lòng 
? Nêu nội dung bài
- GV nhận xét, cho điểm
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài mới(1’)
- Hôm nay các em sẽ được học một bài văn tả vẻ đẹp của một loài hoa thường được trồng trên sân các trường học, gắn với kỉ niệm của nhiều HS về mái trường. Nhà thơ Xuân Diệu đã gọi tên loài hoa đó bằng một cái tên rất đặc biệt – hoa học trò. Hoa học trò chính là hoa phượng. Các em hãy cùng đọc, cùng tìm hiểu bài văn để thấy vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng dưới ngòi bút miêu tả rất tài tình của tác giả.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:(10’)
? Bài đọc chia mấy đoạn
- GV, HS chia đoạn
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, kết hợp sửa phát âm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp
- Gọi đại diện nhóm đọc
- Nhận xét, tuyên dương
- GV đọc mẫu: Khi đọc bài cần đọc với giọng nhẹ nhàng và nhấn giọng ở các từ nỗi niềm, xanh um, 
c. Tìm hiểu bài (8’)
- Gọi HS đọc đoạn 1
? Tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều
? Hiểu thế nào là đỏ rực
? Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng?
? Dùng như vậy có gì hay?
? Nêu nội dung đoạn 1
- YC hs đọc thầm đoạn 2
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
? Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? 
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian ? 
? Cảm nhận của em qua đoạn văn 2
- HS đọc đoạn 3
? Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn? 
? Nội dung chính của bài
*Qua bài văn các em hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy, đặc sắc của hoa phượng. Và giúp các em biết bảo vệ những vẻ đẹp của trường lớp nơi các em đang học.
c. Đọc diễn cảm:(10’)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 3
? Toàn bài đọc với giọng như thế nào
- GV nêu lại cách đọc diễn cảm
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng tả ngạc nhiên phù hợp với phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng , sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian. 
- HS luyện đọc trong nhóm
- Các nhóm thi đọc
- HS, GV bình chon giọng đọc hay
3. Củng cố - dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.
- 2 HS đọc bài
- Lắng nghe
- 3 đoạn
- 3 HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc
- Đại diện các nhóm đọc
- Nhận xét
- HS nghe, ghi nhớ
1. Cảm nhận số lượng hoa phương lớn
- Cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, đến hàng, 
- Đỏ rực: đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.
- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng
- So sánh hoa phượng với muôn và con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
2. Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng
- Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của nhiều học trò về mái trường .
- Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá màcả loạt, cả một vùng, cả một góc trời ; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. 
+ Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui ; buồn vì báo hiệu sáp kết thúc năm học, sáp xa mái trường ; vui vì báo hiệu được nghỉ hè. 
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ , màu phượng mạnh mẽ làm làm khắp thành phố rực lên như đến Tết nhà nhà dán câu đối đỏ. 
- Lúc đầu , hoa phượng có màu đỏ nhạt . Găp mưa, hoa càng tươi. Dần dần số hoa sẽ tăng, màu hoa sẽ đỏ đậm dần theo thời gian. 
- Vẻ đẹp dặc sắc của hoa phượng
3. Hoa phượng là loài hoa gần gũi thân thiết với học trò
+ Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả. 
+ Hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò. 
- Hoa phương là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết với học trò
- HS nghe, ghi nhớ
- Hs đọc 
- HS nghe
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm.
- HS nêu
*************************
TOÁN
TIẾT 111: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết so sánh 2 phân số 
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản bài 1,2,3.HS khá, giỏi: bài 4
- Rèn luyện kỉ năng tính toán cho HS
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng phụ phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- YC học sinh lên bảng làm bài tập
- HS làm bảng con
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu:(1’) 
b. Luyện tập: (25’)
Bài 1: Điền dấu vào chỗ trống
- Gọi HS đọc đề
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Khi học sinh làm bài GV hỏi để ôn lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số hoặc cùng tử số, hoặc so sánh phân số với 1. 
- GV nhận xét
Bài 2
- YC học sinh đọc đề
? Phân số như thế nào là lớn hơn 1, bé hơn 1, và bằng 1
- YC học sinh làm bài tập
- GV nhận xét
Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
- YC học sinh làm bài tập
- GV theo dõi nhận xét
Bài 4 ( HS K-G)
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- HS làm rồi chữa bài
Ở phần b) sau khi biến đổi được tích ở trên và tích ở gạch dưới gạch ngang bằng nhau nên kết quả bằng 1. 
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
? Khi so sánh hai phân số khác mẩu số ta có mấy cách so sánh 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Luyện tập chung
- HS làm bài tập
- Lắng nghe
- HS làm bài tập
- 1 HS đọc y/c bài.
- HS trả lời
- HS làm bài tập
3/5 bé hơn 1
5/3 lớn hơn 1
- HS làm bài tập
- HS trả lời
*****************************
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Biết được vì sao phải bảo vệ giử gìn các công trình công cộng 
- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng 
- Có ý thức bảo vệ giử gìn các công trình công cộng ở địa phương 
HSK : biết nhắc các bạn cần bảo vệ giử gìn các công trình công cộng 
- Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng .
* GDMT: Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng xác định gí trị văn hoá tinh thần của những nơi công cộng.
- Kĩ năng thu nhập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ. 
- VBT. 
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
? Như thế nào là lịch sự?
? Người biết cư xử lịch sự được mọi người nhìn nhận, đánh giá như thế nào ?
- GV nhận xét, cho điểm
 2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Nội dung bài mới: (25’)
* Hoạt động 1 : ( Tình tuống tr/ 34 SGK )
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm .
- YC các nhóm làm việc
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- > GV kết luận: Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hung nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.
* Thái độ của các con như thế nào đối với các công trình công cộng?
* Hoạt động 2 : ( Bài tập 1, SGK )
- Giao nhiệm vụ cho các cặp HS thảo luận bài tập 1. 
- GV kết luận ngắn gọn về từng tranh : 
+ Tranh I : Sai; Tranh 2 : Đúng
+ Tranh 3 : Sai; Tranh 4 : Đúng
* Hoạt động 4 : ( Bài tập 2, SGK ) 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lí tình huống 
=> Kết luận về từng tình huống : 
a) Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này ( công an, nhân viên đương sắt  ) 
b) Cần phân tích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên răn họ 
3. Củng cố – dặn dò: (3’)
- 1, 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK .
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK. 
- Chuẩn bị : Giữ gìn các công trình công cộng( tiết 2)
- 2 HS trả lời
- HS lắng nghe.
* Thảo luận nhóm.
- Các nhóm HS thảo luận. 
- Đại diện từng nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung 
- HS lắng nghe.
- Tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
* Làm việc nhóm đôi.
- Từng cặp HS làm việc. 
- Đại diện từng nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi, bổ sung .
* Xử lí tính huống.
- Đại diện từng nhóm trình bày .
- Cả lớp trao đổi, bổ sung .
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe
***************************
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng
 + Vật tự phát sáng: Mặt trời, ngọn lửa
 + Vật được phát sáng: Mặt Trăng, bàn ghế
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vât không cho ánh sáng truyền qua 
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vât truyền tới mắt 
* GDMT: qua bài học sinh biết tìm chổ có đủ ánh sáng để học tập và sinh hoạt 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chuẩn bị theo nhóm: hộp kín (có thể bằng giấy cuộn lại); tấm kính; nhựa trong; kính mờ; tấm gỗ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Tiếng ồn có tác hại như thế nào?
? Có những biện pháp nào chống tiếng ồn?
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1’) 
b. Nội dung bài: (25’)
* Hoạt động 1:Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng.
- Cho hs thảo luận nhóm.
- Nhận xét bổ sung.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng.
- Trò chơi: “Dự đoán đường truyền của ánh sáng”, Gv hướng đèn vào một hs chưa bật đèn. Yêu cầu hs đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu.
- Yêu cầu hs làm thí nghiệm trang 90 SGK và dự đoán đường truyền ánh sáng qua khe.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật.
- Yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm trang 91 SGK theo nhóm.
Người ta đã ứng dụng kiến thức này vào việc gì?
* Hoạt động 4:Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào.
- Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?
- Cho hs tiến hành thí nghiệm như trang 91 SGK.
- Em tìm những VD về điều kiện nhìn thấy của mắt.
* GDMT:Khi học tập hay làm việc ta ... bìa đã cắt thành phim hoạt hình; một số đồ vật để tạo bóng.
- VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Hãy nêu ví dụ về các vật tự phát sáng. 
? Vì sao mắt ta nhìn thấy vật 
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1’) 
b. Nội dung bài (25’)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối. 
- Gợi ý cho hs cách bố trí và làm thí nghiệm theo SGK trang 93.
? Tại sao lại dự đoán như vậy
? Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
? Làm thế nào để bóng to hơn? Điều gì sẽ xãy ra khi đưa vật đến gần vật chiếu sáng? Bóng của vật thay đổi khi nào.
- GV: Vì ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng sẽ có hình dạng giống như hình vật cản.
* Hoạt động 2: Trò chơi hoạt hình. 
3. Củng cố - dặn dò (3’)
? Bóng tối do đâu mà có? Vị trí của bóng thay đổi khi nào
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu
- Lắng nghe
- Hs làm thí nghiệm theo SGK và dự đoán.
- Các nhóm làm thí nghiệm và ghi lại những gì thu được vào bảng:
Dự đoán ban đầu
Kết quả
- Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới-Đó là vùng bóng tối.
- Đưa vật cản đến gần nguồn chiếu sáng thì bóng sẽ to hơn, bóng của vật thay đổi khi ta thay đổi vị trí của nguồn chiếu sáng.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lắng nghe
************************&************************
Ngày soạn : 12/02/2014
Ngày dạy :Thứ sáu ngày 14 tháng 02 năm 2014
TOÁN
TIẾT 115: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU	
- Rút gọn được phân số 
- Thực hiện được phép cộng hai phân số 
 Bài :1,2ab,3ab
 HSKG: bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ. 
- Vở bài tập. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
- HS làm bài tập bảng con
- GV nhận xét.
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Nội dung bài (25’)
* Củng cố kĩ năng cộng hai phân số. 
- GV ghi bảng: + ; + 
* Thực hành. 
Bài 1
- Yêu cầu HS tự làm bài vào nháp, 1 HS làm bảng lớp.
- GV kiểm tra kết quả. 
Bài 2 
- Cho HS tự làm như BT1.
- GV nhận xét, chấm điểm.
- Các câu b, c thực hiện tương tự như câu a.
Bài 3
- Yêu cầu HS rút gọn phân số rồi tính lần lượt vào vở.
- GV nhận xét, chấm điểm.
- Các câu a, c làm tương tự như câu b.
Bài 4 ( HSKG)
- Gọi HS đọc đề toán, tóm tắt bài toán. 
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
? Muốn cộng hai phân số khác mẩu số ta làm thế nào? 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập .
- Hs làm bài tập
- Lắng nghe
- 2 HS lên bảng tính và nêu lại cách cộng hai phân số cùng mẫu số, cộng hai phân số khác mẫu số. 
- HS làm bài tập 
 ; 
a) .
- Rút gọn 2 phân số ta có:
- Vậy: 
 b) c)
a): Rút gọn 2 phân số ta có:
b) c)
 ; 
Bài giải
Số đội viên của chi đội tham gia hát và đá bóng là:
số đội viên chi đội)
 Đáp số: số đội viên chi đội.
- Hs nêu .
- Lắng nghe
*********************
TẬP LÀM VĂN
ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU
- Nắm được đặc điềm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối ( NDGN ) 
- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết (BT1,2 mục 3)
* GDBVMT: học sinh có ý thức bảo vệ cây cối tạo môi trường trong lành 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
- Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích.
- Nhận xét, sửa lỗi ngữ pháp (dùng từ) sau đó chấm điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1’)
- Nêu nội dung tiết học
b. Nội dung bài (25’)
Bài tập 1, 2, 3: 
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
Bài cây gạo có 3 đoạn:
Đoạn 1: Thời kì ra hoa.
Đoạn 2: Lúc hết mùa hoa.
Đoạn 3: Thời kì ra quả. 
* Ghi nhớ . 
- GV nhắc HS học thuộc lòng ghi nhớ. 
*Phần luyện tập.
Bài tập 1:
- HS và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Có 4 đoạn
Đoạn 1: Tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây, lá cây trám đen.
Đoạn 2: Hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp. 
Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen.
Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen. 
Bài tập 2: 
- GV gợi ý: Trước hết, các em cần xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người. 
- GV nhận xét, chấm một số bài. 
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Vài học sinh đọc lại đoạn văn mình vừa viết 
* GDBVMT: Qua bài vừa học các con cần phải có ý thức như thế nào trong việc bảo vệ môi trường trong lành?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập đoạn văn miêu tả cây cối.
- HS trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS cả lớp đọc thầm bài Cây gạo, làm việc cá nhân hoặc trao đổi cùng bạn bên cạnh, lần lượt thực hiện cùng lúc các BT 2, 3. 
- HS phát biểu ý kiến.
- Vài HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm bài Cây tre trăm đốt, trao đổi nhóm, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn. 
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS viết đoạn văn.
- Một vài HS khá, giỏi đọc đoạn viết. 
- HS đọc
- Cần phẩi bảo vệ cây cối tạo môi trương trong lành:Không phá rừng, bẻ cây 
- Lắng nghe
********************
ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh 
- Thành phố lớn nhất cả nước 
- Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn 
- Chỉ được thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ 
HSK : dựa vào bảng số liệu so sánh diện tích và dân số thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố khác 
* GDMT: góp phần xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh.
*GD SDNLTK&HQ : Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đa dang của một số ngành công nghiệp nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ. Bản đồ hành chính, công nghiệp giao thông Việt Nam.
- Bản đồ thành phố HCM. Tranh ảnh về thành phố HCM.
- Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Mô tả về chợ nổi trên sông (Chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hoá ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn?)
? Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ
- GV nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Nội dung bài (25’)
* Hoạt động 1: 
- GV treo bản đồ Việt Nam.
* Hoạt động 2: 
? Thành phố nằm bên sông nào? ? Thành phố đã có bao nhiêu tuổi ? ? Trước đây thành phố còn có tên gọi là gì? Thành phố được vinh dự mang tên Bác từ năm nào
- GV treo lược đồ H1, yêu cầu HS quan sát, cho biết thành phố HCM tiếp giáp những địa phương nào?
? Từ thành phố có thể đi tới các nơi khác bằng phương tiện giao thông nào? Thành phố có sân bay quốc tế & hải cảng nào
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- Quan sát bảng số liệu so sánh với Hà Nội xem diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh gấp mấy lần Hà Nội?
* Hoạt động 3: 
- Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn.
- Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở thành phố Hồ Chí Minh.
GV nhấn mạnh: Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất, nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất, nơi thu hút được nhiều du khách nhất, là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất.
- GV treo bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
* GD SDNLTK&HQ : Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đa dạng cua một số ngành công nghiệp nước ta.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- GV yêu cầu HS thi đua gắn tranh ảnh sưu tầm được (HS thi đua tìm vị trí một số trường đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của thành phố Hồ Chí Minh).
GDMT: Các em cần làm gì để xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp?
- Chuẩn bị bài: Thành phố Cần Thơ.
- HS trả lời
- Lắng nghe
* Hoạt động cả lớp.
- HS chỉ vị trí thành phố HCM trên bản đồ Việt Nam.
* Hoạt động nhóm. 	
- Bên sông Sài Gòn.
- Có lịch sử trên 300 năm.
- Có tên gọi là Sài Gòn - Gia Định. Thành phố được vinh dự mang tên Bác từ năm 1976.
- TPHCM tiếp giáp Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Đường sắt, ôtô, hàng không. Sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, cảng Nhà Bè.
- HS quan sát bảng số liệu trong SGK để nhận xét về diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh.
* Hoạt động nhóm đôi
- HS đọc phần 2/SGK và thảo luận nhóm đôi.
- 1 vài nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe, ghi nhớ
- HS nghe
- HS ghi nhớ
- Học tập tốt góp phần xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh.
*****************************
SINH HOẠT TUẦN 23
I. MỤC TIÊU
- Nhận xét chung các hoạt động trong tuần 23
- Đề ra phương hướng tuần 24.
- Có ý thức phát huy những ưu điểm khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
II. NỘI DUNG
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Lớp tự sinh hoạt:
 - GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.
- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.
2) GV nhận xét lớp:
- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. Đã có nhiều điểm cao trong học tập và rèn luyện.
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà: Bích, Xuyên
- Một số em thường xuyên quên VBT ở nhà : Bích, Hà..
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa có ý thức hay nói chuyện: Linh, Phát
- Vệ sinh : Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 Vệ sinh cá nhân chưa sạch.
- Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng 
tương đối nhanh nhẹn.
3) Phương hướng tuần tới:
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt. 
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
- Thực hiện tốt ATGT
4) Văn nghệ:
- GV quan sát, động viên HS tham gia.
- Các tổ trưởng nhận xét, thành viên góp ý.
- Lớp phó HT: nhận xét về HT.
- Lớp phó văn thể: nhận xét về hoạt động đội.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.
*********************************
NHẬN XÉT, KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_23_nam_hoc_2013_2014.doc