Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Tập đọc

 Tiết 49. KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN (T66)

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp hung hãn.

2. Kĩ năng :

 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời các nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

3. Thái độ :

 - GD cho HS lòng dũng cảm.

II/ Đồ dùng dạy-học :

 - GV+HS : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ (ND).

III/ Hoạt động dạy-học :

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ :

 - Đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và TLCH về nội dung bài.

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
========================================
Tập đọc
 Tiết 49. KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN (T66)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp hung hãn. 
2. Kĩ năng :
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời các nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
3. Thái độ :
	- GD cho HS lòng dũng cảm.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV+HS : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ (ND).
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và TLCH về nội dung bài.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc :
	- HS quan sát tranh minh họa và nêu nội dung tranh.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Mời HS đọc toàn bài.
- Tóm tắt ND và HD HS nêu giọng đọc (Giọng kể khoan thai, dõng dạc).
- 1 HS khá đọc bài, lớp đọc thầm.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung.
- HD HS chia đoạn.
- HSG nêu cách chia (3 đoạn).
- Theo dõi, nhắc nhở HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng.
- Đọc nối tiếp :
+ Lần 1 : 3 em đọc + luyện phát âm.
+ Lần 2 : 3 em đọc + giải nghĩa từ.
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Đọc mẫu toàn bài.
- Nghe và đọc thầm.
b) Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và TLCH : Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp rất dữ tợn ?
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Hỏi : Đoạn 1 cho ta biết điều gì ?
- Giảng từ "trắng bệch" và chốt ý 1. 
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung : Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH 1 và 2, kết hợp tìm câu có dấu gạch ngang.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Hỏi : Đoạn 2 cho ta biết điều gì ?
- Giảng từ "điềm tĩnh, dõng dạc, quả quyết" và chốt ý 2. 
- 1, 2 em nêu, lớp bổ sung : Cuộc đối đầu giữa bác sỹ Ly với tên cướp biển.
- Nghe và nhắc lại.
- Cho HS đọc đoạn 3, TLCH 3 và 4.
- Hỏi : Đoạn 3 kể lại tình tiết nào ?
- Giảng từ "cúi gằm mặt, im như thóc" và chốt ý 3. 
- Đọc thầm, trao đổi, phát biểu ý kiến.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung : Tên cướp biển bị khuất phục.
- Lắng nghe.
- Nêu câu hỏi : Câu chuyện cho ta biết điều gì ?
- Chốt lại nội dung, treo bảng phụ, mời HS nhắc lại.
- HSG nêu, lớp bổ sung : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp hung hãn. 
- Nghe và nhắc lại. 
c) Đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc lại bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc mẫu và HD HS đọc diễn cảm theo lối phân vai đoạn : "Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ ...phiên toà sắp tới."
- Theo dõi, giúp đỡ.
- 3 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Nghe và đọc thầm.
- Luyện đọc theo nhóm 3. 
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- Các nhóm thi đọc.
4. Củng cố :
	- HS TLCH : Em học tập được điều gì ở bác sĩ Ly ? (Lòng dũng cảm).
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS đọc lại bài, đọc và trả lời các câu hỏi của bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
==============================================
Toán
 Tiết 121. PHÉP NHÂN PHÂN SỐ (T132)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số.
2. Kĩ năng :
	- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Vẽ hình và tô màu như SGK trên nửa tờ giấy Ao.
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Tính : .
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Ý nghĩa của phép nhân phân số qua tính diện tích hình chữ nhật :
- Nêu yêu cầu : Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5m, chiều rộng 2m.
- Nêu VD : Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng .
- 1 em tính và nêu miệng kết quả.
- Nghe và nhắc lại bài toán.
- Gắn hình vẽ lên bảng, hỏi : Để tính diện tích hình chữ nhật trên ta phải làm gì ?
- Quan sát trên hình vẽ và nêu cách tính.
3.3. Quy tắc thực hiện phép nhân phân số :
- Nêu câu hỏi, gọi HS trả lời : 
 + Hình vuông có diện tích bằng bao nhiêu ?
- Quan sát trên hình vẽ trả lời.
 + Hình vuông gồm bao nhiêu ô vuông và mỗi ô có diện tích bằng bao nhiêu phần ô vuông ?
 + Hình chữ nhật (phần tô màu) chiếm bao nhiêu ô ?
 + Diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần m2 ?
 + 8 và 15 là tích của những số nào ?
 + Vậy : Muốn tính diện tích hình chữ nhật trên ta phải làm thế nào ?
- Cho HS rút ra quy tắc nhân hai phân số và lấy ví dụ minh hoạ.
- Mời HS đọc quy tắc trong SGK.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
3.4. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Theo dõi, nhận xét, chữa bài.
- 2 em lên bảng, lớp làm ở bảng con. Kết quả :
 a) ; b) ; 
 c) ; d) .
* Bài 2 : (Thực hiện cùng bài 1)
- Cùng HS thực hiện mẫu ý a.
- 1 em nêu miệng, lớp theo dõi : 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài.
- Lớp làm bài vào nháp sau khi làm xong bài 1, 1 em làm trên bảng phụ gắn bài lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài :
 b) ; 
 c) .
* Bài 3 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số bài.
- Mời HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- 1 em lên bảng, lớp theo dõi.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại bài làm đúng.
- Nhận xét, chữa bài : 
 Bài giải
 Diện tích hình chữ nhật là :
 (m2)
 Đáp số: m2.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại quy tắc nhân phân số.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhớ HS ghi nhớ quy tắc nhân phân số để vận dụng.
=====================================
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt (Luyện đọc)
Tiết 48. KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN (T66)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố nội dung bài : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp hung hãn. 
	- Củng cố kiến thức đã học về VN trong câu kể Ai là gì ?
2. Kĩ năng : 
	- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.
- Tìm được VN trong câu kể Ai là gì ? và xác định được từ ngữ tạo thành VN trong câu kể Ai là gì ? có trong đoạn văn.
3. Thái độ : 
	- GD cho HS lòng dũng cảm.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện đọc.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Luyện đọc
- Mời HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc diễn cảm đoạn "Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ ...phiên toà sắp tới."
- Yêu cầu HS nêu những từ cần nhấn giọng.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Lắng nghe.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung : trừng mắt, quát, câm mồm, điềm tĩnh, “phải”, tống anh, cục cằn, tức giận, dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra, lăm lăm, đam, dõng dạc, quả quyết, quyết, treo cổ.
- Luyện đọc phân vai theo nhóm 3.
- Một vài nhóm thể hiện giọng đọc.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
- Nêu yêu cầu : Đọc đoạn “Trông bác sĩ...làu bàu trong cổ họng.” của bài Khuất phục tên cướp biển, làm các bài tập :
 a) Gạch dưới cặp câu khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển.
 b) Tìm VN trong câu kể Ai là gì ? và xác định được từ ngữ tạo thành VN trong câu kể Ai là gì ? có trong đoạn văn.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Treo bảng phụ, chốt lại kết quả đúng.
- Lắng nghe.
- Làm bài cá nhân vào vở.
- Nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, chữa bài : 
a) Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị./Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
b) Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ. (VN do cụm danh từ tạo thành)
 Chúa tàu là một tên cướp biển cục cằn, dữ tợn. (VN do cụm danh từ tạo thành)
- Theo dõi, chữa bài vào vở.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ về ý thức giữ gìn cuộc sống an toàn cho bản thân và mọi người.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét tiết học, dặn HS đọc bài và TLCH của bài Đoàn thuyền đánh cá.
=========================================
Ôn Toán
Tiết 34. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP NHÂN PHÂN SỐ 
(T43-VBT)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố cách nhân phân số.
2. Kĩ năng : 
	- Vận dụng kiến thức làm được các bài tập liên quan.
3. Thái độ : 
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
- Nhận nhiệm vụ. 
 + HSK&G : Làm tất cả 4 bài tập và làm thêm bài tập 1 (T25-Giúp em củng cố và nâng cao Toán 4).
 + HS TB : Làm bài tập 1-3.
 + HSY : Làm bài 1 và ý 1 bài 2.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách nhân hai phân số.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Hướng dẫn HS làm bài 1 (T25-Giúp em củng cố và nâng cao Toán 4) : Phân tích mỗi TS, mỗi MS thành tích các thừa số thích hợp để có thể rút gọn được.
- Theo dõi.
- Theo dõi, đến từng nhóm giúp đỡ.
- Làm bài cá nhân vào VBT-T43 và vở viết.
- Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Chữa bài : 
* Bài 1 : 
 .
* Bài 2 :
 .
* Bài 3 : 
Diện tích hình chữ nhật đó là :
 (m2)
 Đáp số : m2
* Bài 4 : 
 Khoanh vào D.
* Bài 1 (T25) :
 a) ; b) .
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
=====================*****=======================
Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 122. LUYỆN TẬP (T133)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố quy tắc nhân phân số. 
- Biết cách nhân phân số với STN và cách nhân STN với phân số.
	- Biết thêm một ý nghĩa của phép nhân phân số với STN (x 3 là tổng của 3 phân số bằng nhau ).
3. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào ? Lấy ví dụ minh hoạ.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Ghi phép tính lên bảng, cùng HS thực hiện mẫu.
- 1 em tính, lớp theo dõi.
- Yêu cầu HS nhận xét về TS và MS của phân số ở kết quả, nêu cách viết gọn.
- Nhận xét và nêu : 
- Hỏi : Muốn nhân 1 phân số với số tự nhiên ta làm như thế nào ?
- 1, 2 em nêu ; lớp bổ sung.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- 2 em lên bảng, lớp làm bảng con.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài.
- Cùng HS trao đổi để rút ra nhận xét về nhân nhân phân số với 1 và với 0.
- Nhận xét, chữa bài :
a)b) 
c) d) .
- HSG nêu, lớp bổ sung ... ===========
Luyện từ và câu
Tiết 50. MỞ RỘNG VỐN TỪ : DŨNG CẢM (T73)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm.
2. Kĩ năng :
	- Biết sử dụng các từ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh câu văn hoặc đoạn văn.
3. Thái độ :
	- Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Phiếu BT3.
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Nhắc lại ND ghi nhớ về CN trong câu kể Ai là gì ?. Nêu ví dụ về câu kể Ai là gì ? và cho biết CN trong câu đó.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Trao đổi theo cặp, nêu miệng nối tiếp.
- Ghi bảng các từ ngữ HS vừa nêu.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung : Các từ cùng nghĩa với dũng cảm là gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.
- Nhận xét, chốt ý đúng. 
- Chữa bài vào VBT-T44.
* Bài 2 :
- Suy nghĩ, làm bài vào VBT-T44, nêu miệng nối tiếp.
- Cùng HS đàm thoại và thống nhất ý kiến.
- Cả lớp trao đổi, thống nhất :
 + Ghép từ dũng cảm vào trước các từ sau : nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường quyền, trước kẻ thù, nói lên sự thật.
 + Ghép từ dũng cảm vào sau các từ còn lại.
* Bài 3 : 
- Phát phiếu cho các nhóm.
- Làm bài theo nhóm, lên dán bảng.
- Cùng HS nhận xét, chọn nhóm xong trước và đúng là thắng. 
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả : 
 + gan dạ - không sợ nguy hiểm ; 
 + gan góc - (chống chọi) kiên cường, không lùi bước ; 
 + gan lì - gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.
* Bài 4 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Tự làm bài vào VBT-T45, 1 em làm trên bảng phụ gắn bài lên bảng.
- Chấm một số bài.
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- Trình bày miệng từng câu.
- Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung, chữa bài trên bảng : Thứ tự điền là người liên lạc, can đảm, mặt trận, hiểm nghèo, tấm gương.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ các từ ngữ vừa học để vận dụng ; Dặn HS đọc và chuẩn bị trước các bài tập của bài Luyện tập về câu kể Ai là gì ?
=========================================
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn)
Tiết 50. MIÊU TẢ CÂY CỐI 
(T27-Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt 4)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố cách viết đoạn văn miêu tả bộ phận của cây cối.
2. Kĩ năng : 
	- Viết được đoạn văn miêu tả lá, thân hay gốc của một cây mà em quan sát.
3. Thái độ : 
	- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy - học :
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
* Bài 1 :
- Ghi đề bài lên bảng : Viết đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em quan sát.
- Mời HS đọc.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Nhận xét, đánh giá, khen HS có bài viết tốt.
- Theo dõi.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Viết bài vào vở. 
- 1 vài em trình bày bài viết ; lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS xem lại bài, ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
==============================================
Ôn Toán
Tiết 35. LUYỆN TẬP VỀ TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
(T46-VBT)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố về cách tìm phân số của một số.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức giải được các bài toán liên quan.
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
- Nhận nhiệm vụ. 
 + HSK&G : Làm cả 3 bài tập và làm thêm bài tập 2 (T25-Giúp em củng cố và nâng cao Toán 4).
 + HS TB : Làm bài cả 3 bài tập.
 + HSY : Làm bài 1, 2.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm phân số của một số.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi.
- Theo dõi, đến từng nhóm giúp đỡ.
- Làm bài cá nhân vào vở viết.
- Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Chữa bài :
* Bài 1 :
Số HS mười tuổi của lớp 4B là :
 28 x = 24 (học sinh)
 Đáp số : 24 học sinh.
* Bài 2 :
Số học sinh nam của lớp 4A là :
 18 x = 16 (học sinh)
 Đáp số : 16 học sinh.
* Bài 3 :
 Chiều dài của sân trường là :
 80 x = 120 (m)
 Đáp số : 120m.
* Bài 2 (T25) :
 Số cây xoài là : 
 540 x = 180 (cây)
 Số cây còn lại không tính cây xoài là:
 540 - 180 = 360 (cây)
 Số cây cam là : 
 360 x = 240 (cây)
 Số cây bưởi là :
 360 - 240 = 120 (cây)
 Đáp số : 120 cây bưởi.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
==============================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài Giấy khen 
trong vở Luyện viết chữ lớp 4)
===================*****===================
Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 125. PHÉP CHIA PHÂN SỐ (T135)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết cách thực hiện phép chia phân số : Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải được các bài toán liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Một cửa hàng có 400kg gạo nếp, số gạo tẻ bằng số gạo nếp. Hỏi cửa hàng đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo tẻ ?
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Giới thiệu phép chia phân số :
- Vẽ hình lên bảng, nêu VD.
- Cho HS nhắc lại cách tính chiều dài của hình chữ nhật khi biết diện tích và chiều rộng.
- Ghi bảng HD cách chia.
- Kết luận : 
- Yêu cầu HS thử lại bằng phép nhân.
- Cho HS nhắc lại cách chia phân số.
- Cho HS vận dụng tính : .
3.3. Thực hành :
* Bài 1 :
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Mời HS lên bảng chữa bài.
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 3 :
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS nhận xét về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia phân số.
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng. 
- Nghe và quan sát.
- 1 vài em nhắc lại.
- Theo dõi và cùng thực hiện.
- Thực hiện ở nháp.
- 1 em nhắc lại.
- Làm bài ở nháp, nêu kết quả.
- Làm bài ở bảng con 3 ý đầu (HS làm nhanh nhẩm luôn 2 ý còn lại, nêu miệng).
- Làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- 3 em lên bảng, lớp theo dõi.
- Nhận xét, chữa bài : 
 a) b) c) 
- 1 em lên bảng ý a, lớp làm bài vào nháp (HS làm nhanh làm luôn ý b, nêu miệng kết quả).
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Lớp làm bài vào nháp sau khi làm xong bài 3, 1 em làm trên bảng phụ gắn bài lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả :
 Bài giải
 Chiều dài hình chữ nhật đó là :
 (m2)
 Đáp số : m2
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách chia hai phân số.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
===========================================
Tập làm văn
Tiết 50. LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (T75)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Nắm được 2 cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Tranh, ảnh cây, hoa để quan sát.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Đọc một đoạn văn đã viết hoàn chỉnh trong tiết TLV trước.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
* Bài 1 :
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
- Đọc thầm, suy nghĩ, trả lời : 
 Điểm khác nhau của 2 cách mở bài :
 + Ý a : Mở bài trực tiếp - giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
 + Ý b : Mở bài gián tiếp - nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
 - Ghi vào VBT-T45.
* Bài 2 : 
- Viết bài và nêu miệng nối tiếp.
- Nhận xét, khen HS có đoạn mở bài hay.
- Lớp nhận xét, trao đổi.
* Bài 3 : 
- Đọc yêu cầu của bài. 
- Lần lượt nêu từng câu hỏi.
- Lần lượt trả lời các câu hỏi , lớp nhận xét, bổ sung.
* Bài 4 :
- Theo dõi, giúp đỡ. 
- Suy nghĩ viết bài vào VBT-T47.
- Nhận xét, đánh giá, khen HS có mở bài hay.
- 1 vài em đọc bài làm của mình trước lớp, cả lớp theo dõi - nhận xét.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV hướng dẫn HS học ở nhà : Đọc và chuẩn bị các bài tập của bài Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối.
==============================================
Chính tả 
Tiết 25. KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN (T68)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu nội dung bài viết.
2. Kĩ năng :
	- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn trích.
	- Viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn : r/d/gi.
3. Thái độ :
	- Có ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT, bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Đọc cho HS viết bảng con : kể chuyện, câu chuyện, đọc truyện, cuốn truyện.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS nghe-viết :
- Yêu cầu HS đọc đoạn : “Cơn tức giận...thú dữ nhốt chuồng.”
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Hỏi : 
 + Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất hung dữ ?
- Đọc thầm, phát biểu ý kiến.
 + Hình ảnh nào cho thấy bác sĩ Ly và tên cướp biển trái ngược nhau ?
- Cho HS đọc đoạn viết và tìm từ khó viết.
- Lớp đọc thầm, tự tìm từ khó viết, luyện viết trên bảng và ở nháp.
- Cùng HS nhận xét, kết luận từ viết đúng.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Nhắc nhở HS trước khi viết bài.
- Lắng nghe.
- Đọc cho HS viết bài.
- Viết bài vào vở.
- Đọc lại bài viết.
- Soát lỗi.
- Chấm 6 bài, nhận xét chung.
- Đổi chéo vở soát lỗi bài bạn.
3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập 2a : 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Ghi từ cần điền do HS nêu lên bảng.
- Làm bài vào VBT-T41.
- Nêu miệng.
- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại kết quả đúng. 
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn vừa hoàn chỉnh.
- Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung, chữa bài : không gian, bao giờ, bãi dâu, đứng gió, rõ ràng, khu rừng.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ chính tả để không viết nhầm ; Dặn HS đọc và chuẩn bị trước các bài tập của bài chính tả Thắng biển.
===================***&&&&&***====================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_25_nam_hoc_2011_2012_ban_dep_chuan_kien.doc