Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Năm học 2013-2014

Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Năm học 2013-2014

 TẬP ĐỌC

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I. MỤC ĐÍCH

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.

- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn (TLCH trong SGK).

- HS yêu thích môn học.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

 - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.

 - Ra quyết định

 - Ứng phó, thương lượng.

 - Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh họa bài học SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 25 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn: 21/02/2014
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 24 tháng 2 năm 2014
 TẬP ĐỌC
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I. MỤC ĐÍCH
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
- Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn (TLCH trong SGK). 
- HS yêu thích môn học.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
 - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
 - Ra quyết định
 - Ứng phó, thương lượng.
 - Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa bài học SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài “Đoàn thuyền đánh cá” và trả lời nội dung bài.
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài (1’)
b HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Chia đoạn: Chia bài thành 3 đoạn
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến trong phiên toà sắp tới.
+ Đoạn 3: còn lại.
- GV nghe và sửa lỗi đọc của HS. Chú ý đọc đúng câu hỏi.
 HD HS hiểu nghĩa của các từ được chú thích. Giải nghĩa thêm “hung hãn”
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi đại diện các cặp đọc.
- Nhận xét
- GV đọc toàn bài.Giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện. Nhấn giọng: cao lớn, vạm vỡ, sạm như gạch nung, trắng bệch, ... Đọc phân biệt lời của từng nhân vật.
* HD HS tìm hiểu bài (12’).
- Y/c cả lớp đọc thầm toàn bài và trả lời các câu hỏi: 
? Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào?
? Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người ntn?
 ? Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?
 ? Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? Chọn ý trả lời đúng trong 3 ý đã cho trong SGK?
? Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì?
c. HD HS đọc diễn cảm (8’). 
- Y/c HS đọc toàn bài (đọc phân vai).
- GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm đúng lời các nhân vật.
- GV treo bảng phụ chép đoạn “Chúa tàu trừng ...sắp tới” và đọc mẫu.
- Luyện đọc theo nhóm đôi
- Thi đọc.
GV+HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
3. Củng cố, dặn dò (2’)
? Truyện đọc giúp em hiểu điều gì?
- Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
- 2 HS đọc thuộc lòng bài và nêu nội dung của bài. 
GT chủ điểm “Những người quả cảm”
- 1 HS đọc cả bài.
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. 
- HS phát âm lại từ sai.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp
- Đại diện đọc
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm, thảo luận nhóm CH
- Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im ....rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly.
- Ông là người nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu vói cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm. 
- Một đằng thì đức độ, hiền từ và nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ.
- Ý c: Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải
- HS trả lời.
- 3 HS đọc phân vai toàn bài
- HS đọc nối tiếp đoạn trên bảng (4-5 em)
- HS đọc diễn cảm nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp (3 em)
+ Phải đấu tranh với cái ác, cái xấu, người tốt luôn chiến thắng và được đền đáp xứng đáng.
- Lắng nghe và thực hiện.
----------------*************---------------
TOÁN
PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I. MỤC ĐÍCH
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
- Làm được bài 1,3.
- Vận dụng kiến thức vào làm bài tập và trong thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bảng nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài tập tiết trước.
GV chữa bài và cho điểm
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài (1’)
b.* Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật 
- GV nêu bài toán: Tính diện tích HCN có chiều dài 4/5 m, chiều rộng 2/3 m. 
- Y/c HS nêu lại cách tính diện tích hcn
- Y/c HS nêu phép tính để tình diện tích HCN.
* Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số.
- GV vẽ hình lên bảng, giới thiệu: Có hình vuông mỗi cạnh dài 1m. Vậy hình vuông có diện tích là bao nhiêu?
- Chia diện tích 1m2 thành 15 ô vuông bằng nhau thì mỗi ô có diện tích là bao nhiêu?
- HS nêu diện tích số ô được tô màu 
- GV HD HS thực hiện phép nhân miệng.
- GV gợi ý để HS nêu: Từ phần trên ta có diện tích HCN là: (m2)
- Giúp HS quan sát hình vẽ và phép tính trên, nhận xét
Vậy 4 x 2 = 4 x 2 = 8
 5 3 5 x 3 15
? Muốn nhân hai phân số ta làm ntn?
c. Hướng dẫn làm bài tập (17’)
Bài 1 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS nhắc lại quy tắc nhân 2 p.số
- 4 HS làm vào bảng nhóm, dưới lớp làm vào vở
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. 
Bài 2: (Dành cho HS K-G)
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. 1 HS nêu cách làm
GV HD HS làm bài và qs HS làm vào vở.
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
Bài 3
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Gọi HS lên bảng làm.
- GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài “ Luyện tập”
2 HS làm bảng, cả lớp làm vào nháp. 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc đề bài toán.
- 2 HS nêu. 
- 
- Có diện tích là 1m2
- 15 ô, mỗi ô bằng m2
- HS nêu S được tô màu là m2
- 8 ( số ô của HCN) bằng 4 x 2
- 15 ( số ô của hình vuông) bằng 5 x 3.
- Ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- 2 HS đọc lại quy tắc.
- 1 HS đọc
a) 
Làm tương tự với phần b, c, d
a) 
Làm tương tự với các phép tính còn lại
- 1 HS đọc
- HS trả lời.
- HS nêu
- HS trả lời
Bài giải
 Diện tích hình chữ nhật là:
 ( m2)
 Đáp số: m2
- Lắng nghe
***************************
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II 
 I.MỤC TIÊU 
- Khái quát hoá lại những kiến thức đã học từ tuần 19-24.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để làm 1số bài tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng con, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC ( 5’)
? Vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ?
? Hãy nêu một số việc làm để bảo vệ các công trình công cộng ?
- Nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài ( 2’)
b. Các hoạt động.( 25’)
Hoạt động 1 :
 Y/c HS thống kê những bài đã học và nội dung từng bài 
- Gọi HS nêu. Nhận xét.
Hoạt động 2: Các hành động thể hiện kính trọng biết ơn người lao động: 
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm :
- GV phát bảng nhóm. 
- GV cùng học sinh đánh dấu vào những ý trả lời đúng .
- Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại toàn bộ các hành động thể hiện kính trọng biết ơn người lao động: 
- GV chốt ý .
Hoạt động 3: Làm các bài tập . (VBT)
 Bài tập 2/27,Bài tập 4/30, Bài tập 5/34 .
- GV theo dõi và chấm vỡ bài tập .
- Nhận xét kiểm tra vỡ bài tập .
3. Củng cố, dặn dò ( 3’)
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”
- 2 HS trả lời bài.
- Lắng nghe
- Kính trọng biết ơn người lao động .
- Lịch sự với mọi người .
- Gĩư gìn các công trình công cộng
- HS nhận xét.
* Thảo luận theo nhóm 4 .
Hãy kể ra những hành động thể hiện kính trọng biết ơn người lao động của em ?
- Các nhóm dán kết quả lên bảng, đại diện nhóm trình bày ngắn gọn .
- HS nhận xét , bổ sung ....
- HS lắng nghe .
- HS làm việc cá nhân .
- Lắng nghe
*************************
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I. MỤC TIÊU
- Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau, ...
- Tránh đọc và viết dưới ánh sáng quá yếu.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng trình bày về các việc nên, không nên làm để bảo vệ mắt.
- Kĩ năng bình luận về các quan điểm khác nhau liên quan tới việc sử dụng ánh sáng.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Tranh ảnh về a/s mặt trời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC (4’)
- Nêu mục bạn cần biết (T.97)?
- Nhận xét¸ cho điểm.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1’).
b. Nội dung (30’).
Hoạt động 1: Tìm hiểu những trường hợp a/s quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng (13’)
- HS qs tranh và thảo luận nhóm 4 các câu hỏi trang 98 (3’).
* Kịch ngắn: 
Bạn A và B thi soi vào mắt xem ai nhìn được lâu vào đèn, bạn C nhìn thấy ngăn lại và giải thích cho 2 bạn tác hại của việc chiếu ánh sang mạnh vào mắt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số việc nên/ không nên làm để đảm bảo đủ a/s khi đọc, viết (14’)
- HS qs tranh và thảo luận nhóm 4 các hình trang 99 nói tranh nào nên tranh nào không nên và giải thích sự lựa chọn của ...mình (3’).
+ Khi học và đọc ta nên sử dụng ánh sáng như thế nào?
+ Tại sao không nên để đèn học phía tay phải cầm bút?
+ Tại sao không nên đọc, viết dưới a/s yếu? em đã bao giờ đọc viết dưới a/s .....yếu chưa? Việc đó có thường xuyên xảy ra không?
- GV nhận xét, chốt ý.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
GV hệ thống nội dung, khắc sâu kiến thức và nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Nóng, lạnh và nhiệt độ”
- HS nêu (2 em)
- Lắng nghe
- HS thảo luận theo nhóm 4
- HS trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, GV chốt ý.
+Không nhìn thẳng vào ánh nắng mặt trời, không chiếu gương vào mặt trời, không soi đèn pin vào mắt, ...nên đeo kính, đội nón, đội mũ khi đi ngoài trời nắng...
- HS trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nx, GV chốt ý.
- HS trả lời.
- Lắng nghe
? Em sẽ giải thích thế nào nếu nhìn thấy bạn đọc, viết dưới a/s yếu?
- Lắng nghe
----------------***************---------------
Ngày soạn: 22/02/2014
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 25 tháng 2 năm 2014
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép nhân hai phân số, nhân phân số với số tự nhiên, nhân số tự nhiên với phân số.
- Làm được bài 1,2 4a
- HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài tập tiết trước
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Hướng dẫn luyện tập (30’)
Bài 1: Tính
- 1 HS nêu y/c. 
- GV HD và phân tích mẫu
- 4 HS làm bảng nhóm, cả lớp làm vào vở.
- GV nx chữa bài.
Bài 2: Tính 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài 
- GV HD và phân tích mẫu
- HS làm bài vào vở. HS thi làm trên bảng.
GV nhận xét và chữa, chấm bài
Bài 3 (Dành cho HS K-G)
- ... ọc.
- HS chữa bài vào vở hoặc vbt 
tinh thần x 
Hành động x
Người chiến sĩ x
Nữ du kích x
Em bé liên lạc x 
X xông lên
X nhận khuyết điểm
X cứu bạn ....
- 1 HS đọc
- HS làm bài vào vở hoặc vbt 
Đ.án: 
Gan góc - (chóng chọi) kiên cường ...
Gan lì - gan đến mức trơ ra, ....
Gan dạ - không sợ nguy hiểm
- 1 HS đọc
- HS chữa bài theo đáp án đúng vào vbt
Đ.án:
... người liên lạc ... can đảm ... mặt trận ... hiểm nghèo ... tấm gương ...
- HS chữa bài theo đáp án đúng
- Lắng nghe
-------------**********--------------
 KHOA HỌC
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I. MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
- Học sinh yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Nhiệt kế, phích nước sôi, nước đá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC (4’)
- Nêu mục “bạn cần biết” t.99
- Nhận xét¸ bổ sung và cho điểm.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài ( 1’)
b. Các hoạt động (30’).
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt (12’)
- Y/c HS nêu một số vật nóng, lạnh thường thấy trong đời sống hàng ngày.
- HS qs hình 1 và TLCH
Chú ý: Một vật có thể nóng so với vật này nhưng lại lạnh so với vật khác
+ Nêu vd về các vật có nhiệt độ bằng nhau, vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia, vật có nhiệt độ cao nhất đã từng gặp.
HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế (15’).
- GV giảng về nhiệt kế và cách đọc (sgk t.100)
- HS thực hành đo nhiệt độ cơ thể và rút ra kết luận về nhiệt độ của cơ thể bình thường. GV HD t.hành.
Chú ý: nhiệt độ của cơ thể khi khỏe mạnh là 370C, nếu cao hơn hoặc thấp hơn thì lúc đó cơ thể bị bệnh cần đến cơ sở khám và chữa bệnh.
GV nói thêm về nhiệt độ sôi và nhiệt độ nước đá tan chảy như sgk (t.101)
* Bạn cần biết sgk t.101
3. Củng cố, dặn dò (2’)
GV hệ thống nội dung, khắc sâu kiến thức và nhận xét tiết học.
- HS nêu (2 em)
- Lắng nghe
3- 4 HS nêu.
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét
- 1 HS nêu, HS khác nhận xét
- Lắng nghe
- HS thực hành đọc nhiệt kế
- Vài em lên thực hành.
- Lắng nghe
3 HS đọc
- 1 HS nêu lại bạn cần biết
-Về nhà học, chuẩn bị bài “Nóng, lạnh và nhiệt độ”.
----------------***************----------------
Ngày soạn: 25/2/2014
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 28 tháng 2 năm 2014
TOÁN
PHÉP CHIA PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết thực hiện phép chia hai phân số: lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Làm được bài 1( 3 số đầu), bài 2, bài 3a 
- Vận dụng kiến thức vào làm bài tập và trong thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ, hình minh hoạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập tiết trước
- GV chữa bài và cho điểm
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài ( 2’)
b. Hướng dẫn thực hiện phép chia phân số (13’)
- GV nêu ví dụ: Hình chữ nhật ABCD có diện tích 7 m2, chiều rộng 2 m. Tính chiều 
 15 3 
 dài của hình đó.
- Y/c HS nêu cách tìm chiều dài hcn khi biết S và chiều rộng.
- GV ghi phép tính lên bảng: 7 : 2
 15 3
- GV nêu cách chia hai phân số: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Trong ví dụ này, phân số 3 được gọi là 
 2
phân số đảo ngược của phân số 2 .
 3
- Y/c HS thử lại bằng phép nhân.
- Y/c hs nhắc lại cách chia phân số
c. Hướng dẫn HS thực hành (18’)
Bài 1: Viết phân số đảo ngược của p.số đã cho
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. 
- GV HD phân số đầu ghi bảng
- Cả lớp làm vào vở
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. 
Bài 2: Tính 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. 
- Gọi HS nhắc lại qua tắc chia hai phân số.
- Cả lớp làm bài vào vở, 3 HS làm bảng nhóm
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
Bài 3a: Tính 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. 
- Cả lớp làm bài vào vở, 3 HS làm bảng nhóm
GV HD HS làm bài và qs HS làm vào vở.
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
Bài 4: ( HSKG)
 - 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở
- GV qs, chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài và chuẩn bị bài “ Luyện tập”
- 2 HS lên bảng làm
- Lắng nghe
- 1 HS đọc.
+ Lấy diện tích chia cho chiều rộng.
- HS thử lại.
- HS nhắc lại.
- 1 HS nêu
- HS làm bài cá nhân và nêu kết quả.
;.....
- HS nêu
- 2 HS đọc lại quy tắc
a) 	
b. 8 : 3 = 8 x 4 = 32
 7 4 7 x 3 21
c. 1 : 1 = 1 x 2 = 2
 3 2 3 1 3
- Nhận xét.
- 1 HS nêu.
a) ; 
- 1 HS đọc
Bài giải
Chiều dài hcn là:
 (m)
 Đáp số: m
- Lắng nghe
----------------***************----------------
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU
- Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh nói chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ viết dàn ý qs (BT3)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
Y/c HS đọc đoạn văn tả một loài cây mà em thích
GV nhận xét, bổ sung và cho điểm
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài ( 2’)
b. Luyện tập ( 30’)
Bài 1 
- 1 HS đọc y/c của bài, cả lớp đọc thầm.
? Tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn tả cây hồng nhung? 
- HS phát biểu ý kiến
- GV+HS nx chốt lại lời giải đúng.
Bài 2
 - GV nêu y/c của bài và gợi ý: 
+ Chọn viết 1 MB kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây trong bài.
+ Đoạn MB kiểu gián tiếp có thể chỉ có 2-3 câu, ko nhất thiết phải viết thật dài.
- HS viết MB rồi tiếp nối nhau đọc đoạn viết.
GV+HS nx, góp ý và chấm 1 số bài
Bài 3
 - 1 HS đọc y/c của bài. Cả lớp đọc thầm
- HS nêu cây mình đã qs và TLCH vào nháp. 
- HS nối tiếp nhau TLCH trước lớp.
- GV nx, góp ý.
Bài 4
 GV nêu y/c, gợi ý cho HS viết MB theo 2 cách trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên dàn ý ở BT3.
- HS viết đoạn văn. Sau đó từng cặp trao đổi bài, góp ý cho nhau
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn mb của mình trước lớp. Trước khi đọc nêu rõ mở bài đó thuộc mở bài gì.
- GV nx, khen ngợi và chấm điểm 1 số bài.
3. Củng cố, dặn dò (2’)
GV nhắc lại nội dung và nhận xét tiết học
- 2 HS đọc bài. HS khác nx
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- HS tìm và nêu kết quả.
Đ.án:
a) MB trực tiếp – giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
b) MB gián tiếp – nói về mùa xuân, các loài hoa trong vườn, rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
- Lắng nghe
VD: Từ xa nhìn lại trường em như một khu vườn cổ tích với rất nhiều cây bóng mát. Đó là những món quà mà các anh chị đi trước trồng tặng trường.Mỗi cây đều có kỉ niệm riêng với từng lớp. Nhưng to nhất, đẹp nhất là cây phượng vĩ trồng ở giữa sân trường.
- 1 HS đọc
- HS lần lượt nêu.
- Lắng nghe
- HS viết.
- HS đọc bài viết của mình.
- Cả lớp về nhà viết lại cho hoàn chỉnh đặc biệt là những em chưa hoàn thành. Chuẩn bị trước bài học giờ sau
ĐỊA LÝ
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU 
- Chỉ hoặc điền được vị trí của ĐBBB, ĐBNB, sông Hồng, sông Thái Bình,sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của ĐBBB, ĐBNB.
- Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này.
* HS khá, giỏi: Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của ĐBBB và ĐBNB về khí hậu, đất đai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ địa lí VN.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ (2’)
Nêu ghi nhớ của bài Thành phố Cần Thơ
GV nhận xét và cho điểm
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Nội dung (28’) .
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, yêu cẩu HS lên bảng chỉ: ĐBBB, ĐBNB, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Y/c HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm thiên nhiên
ĐBBB
ĐBNB
- Địa hình
- Sông ngòi
- Đất đai
- Khí hậu
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Chọn ý đúng, sai
- GV đưa ra các câu hỏi y/c HS trả lời đúng sai.
? ĐBBB là nơi sản xuất nhiều lúa, gạo nhất nước ta?
? ĐBNB là nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất cả nước?
? TP Hà Nội có diện tích lớn nhất và số dân đông nhất cả nước?
? TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “Đồng bằng duyên hải miền Trung”
- 2 HS nêu, HS khác nx.
- Lắng nghe
- HS quan sát và lên bảng chỉ trên bản đồ.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày kêta quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhạn xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Sai.
- Đúng.
- Sai
- Đúng.
- Lắng nghe
---------------*********----------------
SINH HOẠT TUẦN 25
I . MỤC TIÊU
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 25.
- Đề ra phương hướng kếhoạch tuần 26.
- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm.
II. NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Lớp tự sinh hoạt:
 - GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.
- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.
2) GV nhận xét lớp:
- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. Đã có nhiều điểm cao trong học tập và rèn luyện.
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà: Phương, Huyền..
- Một số em thường xuyên quên VBT ở nhà : Hà
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa có ý thức hay nói chuyện: Bích, Hà
- Vệ sinh : Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 Vệ sinh cá nhân chưa sạch.
- Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng 
tương đối nhanh nhẹn.
3) Phương hướng tuần tới:
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt. 
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
- Thực hiện tốt ATGT
4) Văn nghệ:
- GV quan sát, động viên HS tham gia.
- Các tổ trưởng nhận xét, thành viên góp ý.
- Lớp phó HT: nhận xét về HT.
- Lớp phó văn thể: nhận xét về hoạt động đội.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.
*************************
NHẬN XÉT- KÝ DUYỆT
--------------********----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_25_nam_hoc_2013_2014.doc