Giáo án Khối 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Đào Thị Ngọc Quế

Giáo án Khối 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Đào Thị Ngọc Quế

TOÁN(BS)

ÔN TẬP PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN PHÂN SỐ

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Rèn kĩ năng về :

+Các phép chia số tự nhiên.

 + Các dạng của phép chia phân số.

- Làm được một số bài tập về phân số nâng cao.

II.Các hoạt động trên lớp:

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 270Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 26 - Năm học 2011-2012 - Đào Thị Ngọc Quế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
Thắng biển
I. mục tiêu.
- Đọc dúng các từ khó,dễ lẫn:
+ Lên cao, gió lên, lan rộng, vật lộn, sống lại.
+ Nước, nam lẫn nữ.
- Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ
- Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc sống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
A.ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng Bài thơ về tiểu đội xe không kính và nêu ý nghĩa của bài thơ.
- GV nhận xét cho điểm.
C. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- GV treo tranh.
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu bài: Lòng dũng cảm của con ngời không chỉ được bộc lộ trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lợc, trong đấu tranh bảo vệ lẽ phải, mà còn bộc lộ trong cuộc đấu tranh chống thiên tai.Qua bài tập đọc Thắng biển của nhà văn Chu Văn, các em sẽ thấy được lòng dũng cảm của những con người bình dị trong cuộc vận lộn với cơn bão biển hung dữ, cứu sống quãng đê giữ vững cuộc sống cho dân làng.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn của bài
+ Lần 1: HS đọc nối tiếp, GV sửa phát âm các từ khó trong bài
+ Lần 2: HS đọc kết hợp giải nghĩa các từ: mập, cây vẹt, xung kích, chão.
+ Lần 3: HS đọc câu dài cho đúng ngữ điệu, ngắt hơi hợp lí
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp (3’)
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu: Toàn bài cần đọc với giọng đọc hối hả, rành mạch, gấp gáp, căng thẳng.
b. Tìm hiểu bài.
* Đoạn 1:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
? Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
? Qua đoạn 1, hãy tìm các từ ngữ hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển?
- GV kết luận: Biển có những dấu hiệu của một trận cuồng phong, đó là những chuyển động của gió, sóng biển.
? Vậy nội dung của đoạn 1 là gì?
- GV ghi bảng.
* Đoạn 2.
- Chuyển ý: Cơn bão biển thật hung dữ, nó sẽ tấn công vào con đê nh thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
? Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển đợc miêu tả nh thế nào?
*Kết luận: Sự tương quan lực lượng giữa một bên là sức mạnh của TN, một bên là những con người nhỏ bé.
? Đoạn 2 nói lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH(4)
? Những từ ngữ nào thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
*Kết luận: Bằng sức mạnh của sự đoàn kết, quyết tâm , sự dũng cảm con người đã thắng được biển lớn
? Bài ca ngợi ai? Vì sao?
3.Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn bài. HS khác nhận xét, GV cho điểm HS.
? Bài đọc bằng giọng ntn?
- GV treo bảng phụ đoạn 3. HS nêu cách đọc và đọc thể hiện. GV đánh giá.
- HS đọc trong nhóm (3’). Mời 3 HS thi đọc trước lớp. GV và HS khác ngợi khen HS.
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- HS quan sát.
- Tranh vẽ những người thanh niên đang lấy thân mình làm hàng rào để ngăn dòng nước.
- Lắng nghe.
- HS 1: Mặt trời lên cao.....cá chim nhỏ bé.
- HS 2: Một tiếng ào....chống giữ
- HS 3: Một tiếng reo to...quãng đê sống lại.
1/ Biển đe doạ tấn công con người
- “ Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm, hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ, mỗi ngời vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nớc đang cuốn dữ”
- Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ con đê, biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn đợc dòng lũ, cứu sống đê.
- Các từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển: gió bắt đầu mạnh, nớc biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tơi con đê mỏng manh nh con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
2/ Biển gầm gào tấn công đất liền
- Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả rõ nét, sinh động: Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào, một bên là biển, là gió trong cơn giận dữ điên cuồng, một bên là hàng ngàn ngời...với tinh thần quyết tâm chống giữ.
3/ Con người đã làm nên việc lớn: Thắng biển lớn.
- Hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt.... Quãng đê sống lại.
- Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con ngời trong cuộc sống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về luyện đọc; chuẩn bị trước bài sau: “Ga - Vrốt ngoài chiến luỹ”.
_______________________________
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu
- Giúp HS rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
- HS tính toán nhanh, chính xác, khoa học, đúng dạng BT.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, SGK, phiếu học tập.
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện tính: ; ;
? Muốn chia 2 phân số ta làm như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới.
a/ Giới thiệu bài
- Luyện tập
b/ Hướng dẫn HS làm BT
2 HS lên bảng thực hiện tính
*Bài 1(136)
- HS đọc đề bài
? Bài gồm mấy yêu cầu?
? Dạng BT? Phân số rút gọn phải ntn?
- Cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng lần lượt tính.
- Dưới lớp đối chiếu kết quả và nhận xét.
? Để thực hiện được phép chia, ta làm ntn?
? Phân số...được rút gọn ntn? Nhận xét kết quả?
*GV: Dạng BT này cần thực hiện lần lượt từng yêu cầu, khi rút gọn cần đưa phân số về dạng tối giản.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
*Bài 2(136)
- HS đọc yêu cầu BT.
? x là thành phần nào trong phép tính?
? Cách tìm thành phần x chưa biết trong biểu thức đó?
- HS làm bài, GV phát phiếu cho 2 nhóm làm bài.
- HS dán kết quả. Lớp và GV nhận xét.
? Tại sao x được tìm bằng phép chia?
? Để kiểm tra lại kết quả, ta làm như thế nào?
Những ai ra kết quả đúng?
*Bài 3(136)
- HS đọc yêu cầu BT.
? Nhận xét về các thừa số trong phép tính?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (1’); Mời 2 HS lên bảng thi “Tính nhanh”; Dưới lớp cổ vũ, nhận xét.
? Kết quả 2 bạn làm? So sánh?
? Phép nhân phân số với phân số nghịch đảo có gì đặc biệt?
*GV: Khi nhân một phân số với phân số nghịch đảo của nó sẽ được 1 phân số có TS bằng MS, giá trị của phân số bằng 1.
- HS nhắc lại, HS đổi chéo VBT.
*Bài 4(136)
- HS đọc bài toán và tóm tắt.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
? S hình bình hành được tính ntn?
- HS làm bài vào VBT; 1 HS lên bảng giải BT.
- Dưới lớp đối chiếu kết quả và nhận xét, đọc to bài giải.
? Biết số đo S, chiều cao, độ dài đáy của hình bình hành được tính ntn?
? Tại sao có kết quả là 1m?
*Bài 1(136) Tính rồi rút gọn
a/ 
b/ 
 *Bài 2(136) Tìm x
a/ x = 	b/ 
x = : 	x = 
x = 	x = 
*Bài 3 (136) Tính
a/ 
b/ 
c/ 
*Bài 4(136)
Bài giải
Độ dài đáy của hình bình hành là:
Đáp số: 1m
D. Củng cố, dặn dò
? Bài học ôn luyện những kiến thức nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm BT: 1, 2, 3, 4(48).
___________________________
Buổi chiều:
Chính tả ( Nghe - viết )
Thắng biển
I/ Mục tiêu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài đọc “Thắng biển”.
- HS rèn tính cẩn thận, khoa học, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ (BT2a)
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học của gv
Hoạt động học của hs
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng viết từ; dưới lớp viết nháp: Giao thừa, con dao, rao vặt, ranh giới, cỏ gianh, danh lam.
- GV chữa bài (nếu có)
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Nghe viết: Thắng biển
2. Hướng dẫn HS nghe viết
- 1 HS đọc to, rõ ràng đoạn bài viết; cả lớp theo dõi trong SGK(76)
? Biển có những dấu hiệu nào của một cơn bão lớn?
? Con người so với thiên nhiên như thế nào?
*Kết luận: Đoạn văn miêu tả sự hung dữ của cơn bão và sự tấn công vào đất liền của cơn bão biển.
- Yêu cầu HS viết nháp 1 số từ trong bài; GV nhận xét.
? Dạng bài viết? Cách trình bày?
- HS ngồi ngay ngắn. GV đọc rõ ràng toàn bài 
- HS viết bài theo từng câu GV đọc
- GV đọc soát bài: 1 lần.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra cho bạn.
? Ai sai 1 lỗi, 2 lỗi,.... 0 lỗi?
- Thu bài, chấm 5-7 bài tại lớp và nhận xét
- HS nhận xét bài bạn
- Mặt trời lên cao dần...quyết tâm chống giữ”
- Gió to, sóng dữ, ầm ĩ, dữ dội,...
- Con người bé nhỏ, dụng cụ thô sơ.
- Lan rộng, vật lộn, dữ dội, điên cuồng, quyết tâm.
- HS sửa lỗi ra lề vở.
3/ Hướng dẫn làm BT chính tả
*Bài 2(77)
- GV treo bảng phụ. HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- HS làm bài theo nhóm đôi (3’)
- 2 nhóm lên bảng điền kết quả và trình bày bài.
- Lớp và GV nhận xét, góp ý, sửa lỗi.
- 1 HS đọc to kết quả BT.
*Bài 2(77) Điền vào chỗ trống
a/ l hay n
- Nhìn lại, lóng lánh, khổng lồ, lung linh, ngọn lửa, nắng, búp nõn, lũ lũ, ánh nến, lượn lên lượn xuống.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn lại BT và làm BT2b vào VBT.
___________________________
toán(bs)
Ôn tập phép chia số tự nhiên phân số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng về :
+Các phép chia số tự nhiên.
 	+ Các dạng của phép chia phân số.
- Làm được một số bài tập về phân số nâng cao.
II.Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1.Giới thiệu bài:
 - Muốn chia một số tự nhiên cho một phân số ta làm thế nào ? Cho ví dụ .
2. Nội dung bài ôn luyện:
 * GV đưa ra hệ thống bài tập, Y/C HS làm bài và chữa .
Bài 1: Tính:
a, 368529 + 167388 c, 2876 X 658 d, 378921: 312 b, 872201 - 497386
 Bài2: Tính :
- Y/C HS đưa số tự nhiên về dạng phân số, rồi vận dụng quy tắc để làm .
Bài3: Tìm phân số viết vào chỗ chấm để có : 
 (Dành cho học snh khá giỏi)
Bài4: Một cửa hàng có 175m vải, trong đó số mét vải trắng bằng số mét vải xanh và bằng số mét vải hoa . Hỏi có bao nhiêu mét vải trắng? bao nhiêu mét vải hoa ? bao nhiêu mét vải xanh ? Biết rằng cửa hàng chỉ có ba loại vải đó .
 - Y/C 1HS khá tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng .
-HS làm bài và chữa .
-HS đưa số tự nhiên về dạng phân số, rồi vận dụng quy tắc để làm .
 - HS làm bài và so sánh KQ.
1HS khá tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
- HS dựa vào sơ đồ để làm bài toán
3/ Củng cố - dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
__________________________
Tiếng việt (bs)
Luyện viết bài 26
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài viết.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
- Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ, Vở Luyện viết chữ đẹp lớp 4.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Tổ c ... ại diện nhúm nờu kết quả thảo luận
HS trao đổi nhúm đụi để thực hiện cuộc trũ chuyện. 
- Một vài nhúm xung phong trỡnh bày trước lớp.
VD: Tụi xin trõn trọng giới thiệu với bạn: Tụi là Mai, tổ trưởng tổ 4. Cũn đõy là Hà. Hà là một cõy văn nghệ của lớp mỡnhđấy....
- Cỏc nhúm khỏc nhận xột bổ sung
D. Củng cố - dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2011
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả cây cối
I/ Mục tiêu
- Luyện tập viết bài văn miêu tả cây cối theo tuần từ các bước lập dàn ý, viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài.
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp và gián tiếp, đoạn thân bài theo quá trình phát triển hoặc theo từng bộ phận của cây, đoạn kết bài theo cách mở rộng và không mở rộng.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh một số loại cây có bóng mát (Dừa, đa,...), đề bài, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc kết bài mở rộng (BT4 trước). GV nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Luyện tập miêu tả cây cối
b/ Hướng dẫn HS làm BT
*Tìm hiểu bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- HS đọc đề bài và xác định trọng tâm yêu cầu.
? Cây cần tả thuộc loại cây nào?
? Em chọn loại cây nào? Tại sao?
- HS đọc tiếp các gợi ý (SGK-83, 84)
- Yêu cầu HS viết nhanh dàn ý của bài.
- GV treo tranh ảnh một số cây để HS lựa chọn và quan sát trong quá trình viết bài.
*HS viết bài
- Yêu cầu HS chọn cách viết mở bài, thân bài, kết bài rồi lần lượt hoàn chỉnh cả bài. (28’- 30’)
- 2 bạn ngồi gần đổi chéo vở, góp ý bài viết cho nhau.
- 7- 10 HS nối tiếp đọc bài viết. Lớp và Gv nhận xét.
- Khen ngợi những bài viết tốt, cho điểm.
*Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
VD: Cây phượng ở sân trường.
- Cây bàng đầu ngõ
- Cây dừa ở vườn.
- Cây bòng nhà ông ngoại.
Cây vú sữa...
- MB trực tiếp: (Trước sân trường sừng sững một cây bàng)
_ MB gián tiếp: Tuổi thơ của tôi có rất nhiều người bạn thân thiết. Nào là cậu hàng xóm hay khóc nhè, nào là chiếc xe đạp mi ni, nào là cái cặp tóc màu hồng. Nhưng tôi vẫn nhớ mãi gốc cây phượng cuối phố.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về hoàn chỉnh lại bài viết.
- Dặn HS chuẩn bị bài kiểm tra sau.
___________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Ôn tập 1 số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
- Rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoat động của gv
Hoạt động của hs
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
a. 	 = = 
	 = = 
	 = = 
	 = = 
b. 	 = = 
	 = = .
+ Bài 2: Hướng dẫn HS lập phân số rồi tìm phân số của 1 số.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
Bài giải:
a. Phân số chỉ 3 tổ HS là: 
b. Số HS của 3 tổ là:
32 x = 24 (bạn)
Đáp số: a. 
 b. 24 bạn.
+ Bài 3: GV hướng dẫn các bước:
	- Tìm độ dài đoạn đường đã đi.
	- Tìm độ dài đoạn đường còn lại.
HS: Đọc đầu bài.
- Tóm tắt và giải.
Bài giải:
Anh Hải đã đi được 1 đoạn đường dài là:
15 x = 10 (km)
Anh Hải còn phải đi tiếp đoạn đường nữa là:
15 - 10 = 5 (km)
Đáp số: 5km.
+ Bài 4: GV hướng dẫn phân tích đầu bài và tìm lời giải.
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và tự giải vào vở.
- 1 HS lên bảng làm.
Bài giải:
Lần sau lấy ra số lít xăng là:
32 850 : 3 = 10 950 (lít)
Cả 2 lần lấy ra số lít xăng là:
32 850 + 10 950 = 43 800 (lít)
Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:
56 200 + 43 800 = 100 000 (lít)
Đáp số: 100 000 lít.
- GV nhận xét và chấm bài cho HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm vào vở bài tập.
________________________________________
Khoa Học
Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
I.Mục tiêu
- HS biết được có những vật dẫn nhiệt tốt(kim loại:đồng, nhôm...) và những vật dẫn nhiệt kém (Gỗ , nhựa ,len,bông...)
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt.
- Biết cách lý giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt , cách nhiệt và sử dụng hợp lý trong những trường hợp đơn giản gần gũi.
II .Đồ dùng dạy học:
Cốc, phích nước ,lót tay ,giỏ ấm, thìa nhựa, thìa gỗ, len, giấy báo....
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ổn định
B.Kiểm tra bài cũ:
+Mô tả lại thí nghiệm 1 (102) và giải thích hiện tượng diễn ra?
+Khi có nhiệt độ nóng và lạnh nước (chất nóng khác) sẽ NTN?
2.Bài mới:
a,Giới thiệu bài : “Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt”
b,Dạy bài mới : 
Hoạt động 1:Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt vật nào dẫn nhiệt kém.
*Mục tiêu:HS biết được những vật dẫn nhiệt tốt (kim loai: Đồng , nhôm....) và những vật dẫn nhiệt kém (Gỗ , nhựa ,len ,bông..) và đưa ra được ví dụ chứng tỏ điều này.Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan dến tính dẫn nhiệt của vật liệu.
*Cách tiến hành
_Hs theo nhóm 4 và làm thí nghiệm 1(SGK 104)va thảo luận TLCH:
?+Thìa nào sờ vào thấy ấm hơn ?
?+Từ chất liệu các thìa,nhận xét về sự dẫn nhiệt của chúng ?
=>Kl:Vật dẫn nhiệt sẽ dẫn nhiệt rất tốt (KL), vật cách nhiệt la vật dẫn nhiệt kém (Gỗ, nhựa ...)
*Hoạt động 2:TN về tính cách nhiệt của không khí:
*Mục tiêu:Nêu được ví dụ về việc vận dụng tính cách nhiệt của không khí.
*Cách tiến hành:
_Y/c hs đọc đối thoại ở H3(105)và làm Tntheo nhóm.
_Hs đo nhiệt độ của mỗi cốc hai lần.Gv quan sát và giúp học sinh giữ an toàn trong TN.
?+Nhiệt độ ở hai cốc?
?+Tại sao cầm cốc (2) dễ dàng hơn cốc (1)?
=>KL:Không khí dẫn nhiệt kém nên giữ cho nhiệt độ trong nước được nóng lâu hơn.
_Hoạt động 3: Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt.
*Mục tiêu:Giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt,cách nhiệt và biết sử dụng hợp lí trong thực tế.
*Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm thi kể tên,chất liệu là vật NTN?Công dụng (ko trùng hợp).
- Hs khác NX, góp ý cho từng nhóm. Gv chốt kết quả đúng.
+Cho vào cốc nước nóng một thìa gỗ, một thìa kim loại; một thìa nhựa.
+Thìa kim loại ấm hơn
+Kim loại dẫn nhiệt tốt:Nhôm ,đồng...
+Cốc (1) quấn chặt giấy báo ànóng hơn khi sờ tay
+Cốc (2) quấn lỏng giấy báo àchỉ hơi ấm tay.
+Hs nêu kết quả:
+Không khí cách nhiệt.
VD:
+Bát nhựa :cách nhiệt.
+Nồi nhôm : dẫn nhiệt.
+Chăn bông : cách nhiệt.
+Đất nung : cách nhiệt.
3/Củng cố-Dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về ôn bài; chuẩn bị bài sau.
_______________________
Tiếng Việt (bs)
Luyện tập miêu tả cây cối
I- Mục đích, yêu cầu
1. HS luyện tập tổng hợp, viết hoàn chỉnh 1 bài văn miêu tả cây cối tuần tự theo các bước: lập dàn ý, viết từng đoạn (mở bài, thân bài, kết bài)
2. Luyện :tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp, gián tiếp) đoạn kết bài (kiểu mở rộng, không mở rộng)
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng lớp chép sẵn đề bài, dàn ý.
- Tranh ảnh cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa.
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. ổn định
B. Kiểm tra bài cũ
C. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài SGV 150
2.Hướng dẫn HS làm bài tập
a)Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu
- GV mở bảng lớp
- Gạch dưới các từ ngữ quan trọng trong đề bài: Tả một cây có bóng mát( hoặc cây hoa, cây ăn quả) mà em yêu thích.
- Đề bài yêu cầu tả gì ?
- Em chọn tả loại cây gì ?
- Nêu ví dụ cây có bóng mát
- Ví dụ cây ăn quả
- Ví dụ cây hoa
- GV dán 1 số tranh ảnh lên bảng
- Cấu trúc bài văn có mấy phần ?
b)Hướng dẫn HS viết bài
- GV nhận xét chấm 7- 10 bài
3.Củng cố, dặn dò
- Đọc 1 bài viết hay nhất của HS
- Dặn HS hoàn chỉnh bài ở nhà
- Hát
- 2 em đọc đoạn kết bài mở rộng miêu tả cây cối ở bài tập 4
- Nghe, mở sách
- 1 em đọc yêu cầu đề bài, lớp đọc thầm
- 2- 3 em đọc lại đề bài trên bảng lớp
- Tả 1 cây
- HS nêu lựa chọn
- Bàng, phượng, đa, bồ đề, tràm...
- Cam, bưởi, xoài, mít, na, hồng ...
- Phượng, bằng lăng, hoa hồng, đào, mai...
- HS quan sát, phát biểu về cây em chọn tả
- 4 em nối tiếp đọc 4 gợi ý
- Cả lớp đọc thầm, theo dõi SGK
- 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)
- 3 em nêu cách viết nội dung các phần
- HS lập dàn ý
- Viết bài cá nhân vào vở
- Đổi vở góp ý cho nhau
- Nối tiếp nhau đọc bài viết
- Lớp nghe nêu nhận xét
________________________
Buổi chiều:
Toán (bs)
Ôn tâp phân số
I/ Mục tiêu:
ôn tập về nhân chia phân số.
Giải các bài toán liên quan.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1, Giới thiệu bài
2, Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 5/52: - Đọc bài toán.
- GV hướng dẫn phân tích bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chữa bài(Nếu học sinh làm sai)
Bài 6/52:
- Đọc bài toán.
- GV hướng dẫn phân tích bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài nhận xét.
Bài 3/53: Tính giá trị của biểu thức :
GV hướng dẫn học sinh cách tính bằng cách thực hiện theo thứ tự của các phép tính.
Chữ bài, nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò
Học sinh đọc.
Phân tích bài toán
Làm bài
Nhận xét
Học sinh đọc.
Phân tích bài toán
Làm bài
Nhận xét
- Học sinh làm bài, 2 HS lên bảng.
- Chữa bài.
________________________________
Sinh hoạt tập thể
Nhận xét tuần 26
I/Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra ưu,khuyết điểm cá nhân,tập thể trong tuần học vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa.
- Nhắc lại nội quy của trường, lớp. Rèn nề nếp ra vào lớp,đi học đầy đủ.
II/Nội dung.
1/ổn định tổ chức:
- HS hát đầu giờ.
2/Kết quả các mặt hoạt động.
- Lớp trưởng điều hành từng tổ lên báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua:
 + Đồng phục: Một số bạn còn mặc chưa đúng.
 + Nền nếp xếp hàng ra,vào lớp chưa nhanh. 
 + Vệ sinh lớp tốt.
 + Hay mất trật tự trong giờ học
 + Bài tập về nhà làm tương đối đầy đủ.
 3/Lớp trưởng nhận xét chung:
- Trong giờ học vẫn còn hiện tượng mất trật tự. Một số bạn chưa có ý thức tự giác làm bài, còn phải nhắc nhở.
- Bài tập về nhà vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ.
- Về đồng phục vẫn còn hiện tượng mặc chưa đúng.
- Đồ dùng học tập chưa đầy đủ.
- Nề nếp tự quản chưa có.
4/Giáo viên nhận xét,đánh giá.
Như ý kiến lớp trưởng.
Một số em cần trấn chỉnh ý thức học trên lớp cũng như làm bài về nhà.
5/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số lớp.
- Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra.
- Mặc đồng phục đúng nội quy của nhà trường.
- Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp.
- Nâng cao ý thức tự quản. 
Phần ký duyệt giáo án
Ban giám hiệu
Tổ trưởng chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_26_nam_hoc_2011_2012_dao_thi_ngoc_que.doc