Giáo án Khối 4 - Tuần 27 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 27 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên các nhân vật: Cô- péc- ních; Ga- li- lê. Giọng đọc kể rõ ràng , chậm rãi với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô- péc- ních; Ga- li- lê.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học.

II. Đồ dùng dạy- học.

- Tranh minh hoạ bài học trong SGK; .

- Chân dung hai nhà khoa học lớn: Cô- péc- ních; Ga- li- lê.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 27 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
 Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
luyện tập chung (Trang 139)
I. Mục tiêu: Giúp hs củng cố: 
- Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số: Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
- Hs ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học :
- Phấn màu.
III. Họat động dạy- học chủ yếu :
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gv gọi 2 hs lên bảng làm bài 4,5 SGK.T139.
- Cả lớp và Gv chữa bài, chốt lời giải đúng, ghi điểm.
- Gv nhận xét, kết luận.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1.
- Gv gọi hs nêu yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu hs nêu các bước rút gọn phân số.
- Gv và 1 hs K- G làm mẫu: 25/30
- Gv gọi hs lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 2: 
- Gv gọi hs nêu yêu cầu bài tập.
- Gv giúp hs tìm hiểu yêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu hs làm bài vào vở.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 3: 
- Gv gọi hs yêu cầu bài tập.
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đề bài:
+ Quãng đường đó được chia làm mấy phần?
+ Anh Hải còn phải đi mấy phần nữa thì hết quãng đường?
- Gv yêu cầu hs tự làm bài vào vở.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa, chấm bài, chốt lời giải đúng.
Bài 4: 
- Gv gọi hs K-g độc nội dung bài tập.
- Gv yêu cầu hs tự suy nghĩ nêu cách làm.
- Gv gọi 1 hs lên bảng trình bày, Hs K-g làm bài vào vở.
- Cả lớp và gv nhận xét, chữa, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv hệ thống nội dung bài học.
- Gv nhận xét, dặn hs về nhà hoàn thành bài tập.
- 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp trao đổi VBT kiểm tra.
- Hs nhận xét, chữa bài.
- Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Hs nêu cách rút gọn phân số.
- Hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- HS khác nhận xét, chữa bài.
- Hs nêu lại cách rút gọn phân số.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hs cả lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs K-g nêu cách làm.
- Hs tự làm bài vào vở, 1 hs lên bảng
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Hs K-G đọc nội dung bài tập.
- Hs K-g nêu cách tính .
- Hs tự làm vào vở, 1 HS lên bảng.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- 1 vài hs nhắc lại cách rút gọn phân số.
 __________________________________
Tiết 3: Tập đọc
dù sao trái đất vẫn quay
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên các nhân vật: Cô- péc- ních; Ga- li- lê. Giọng đọc kể rõ ràng , chậm rãi với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô- péc- ních; Ga- li- lê.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học.
II. Đồ dùng dạy- học.
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK; .
- Chân dung hai nhà khoa học lớn: Cô- péc- ních; Ga- li- lê.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Giáo viên gọi 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Đọc đoạn 1, 2 bài “Ga-vrốt ngoài chiến luỹ”và trả lời câu hỏi 1 trong SGK.
+ Đọc đoạn 3 bài “Ga-vrốt ngoài chiến luỹ”và trả lời câu hỏi 3 trong SGK.
- GV đánh giá, ghi điểm.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: - Giáo viên giới bài đọc thông qua tranh minh họa.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a. Luyện đọc:
- Gv hướng dẫn hs chia đoạn và luyện đọc.
+ Có thể chia bài thành 3 đoạn.
- Gv kết hợp giải nghĩa một số từ khó, sửa lỗi đọc cho hs.
- Giáo viên ghi.
* Từ khó đọc: Cô- péc- ních; Ga- li- lê, thiên văn học, tà thuyết, chân lí,..
- Gv đọc diễn cảm 1 lần. 
b. Tìm hiểu bài. 
- Gv tổ chức cho Hs trao đổi, trả lời câu hỏi cuối bài dưới sự điều khiển của 1Hs. Gv làm trọng tài.
* Nhà bác học Cô- péc- ních đã dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
Câu 1: ý kiến của Cô- péc- ních có điểm gì khác với ý kiến chung lúc bấy giờ?
- Thời ấy người ta cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời và các vì sao quay quanh trái đất. Cô-péc- ních đã chứng minh ngược lại: chính trái đất là hành tinh quay quanh mặt trời.
+ Chuyển ý: Sau Cô- péc- ních liệu còn ai tiếp tục nghiên cứu vấn đề khoa học này? Liệu có ai đủ dũng cảm nói lên chân lí này không? Chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn 2.
* Ga- li- lê bị xét xử.
 Câu 2: Ga- li- lê viết sách nhằm mục đích gì?
 Vì sao toà án lại xử phạt ông? 
+ Chuyển ý: Bị xét xử liệu có nản lòng không? Ông đã làm gì?
* Nhà bác học Ga- li- lê bảo vệ chân lí.
 Câu 3: Qua việc tìm hiểu bài đọc ta thấy 2 nhà khoa học này đã rất dũng cảm. Vậy lòng dũng cảm ấy thể hiện ở chi tiết nào?
- Câu chuyện ca ngợi điều gì?
Đại ý: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học.
c. Đọc diễn cảm. 
- Gv đọc mẫu lại toàn bài . 
- Chú ý giọng cần phù hợp:
- Gv tổ chức cho hs luyện đọc trong nhóm, sau đó thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học. 
- Biểu dương những học sinh đọc hay, tiến bộ.
- Chuẩn bị bài : Con sẻ.
- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét, 
- HS lắng nghe
- 1 Hs đọc bài văn, cả lớp đọc thầm. 
- Hs chia đoạn.
- Hs đọc nối tiếp đoạn.
- HS nêu từ khó đọc.
- Hs đọc thầm phần chú giải. Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu nghĩa từ khó. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 hs đọc toàn bài.
- Học sinh trao đổi, thảo luận nhóm nhỏ hoặc thảo luận dưới sự điều khiển của 1,2 học sinh khá, giỏi dựa theo những câu hỏi trong SGK. Giáo viên chỉ đóng vai trọng tài cố vấn.
=> học sinh đọc đoạn 1và trả lời.
- Khi học sinh trả lời xong, Giáo viên đưa ra mô hình về hoạt động của hệ vũ trụ để minh hoạ và giới thiệu thêm đôi nét về nhân vật này. Qua đó nhấn mạnh về sự dũng cảm của ông.
- Học sinh đọc tiếp đoạn 2 và trả lời.
- Hs trả lời: 
+ Ga- li- lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô- péc- ních
+Vì toà án lúc ấy cho rằng ông đã chống lại quan điểm của giáo hội, nói ngược vớinhững lời phán bảo của chúa trời..
- Học sinh đọc nốt đoạn 3.
 - Học sinh trả lời:
+Lòng dũng cảm ấy thể hiện ở chi tiết: 2 người đã dám đã dám nói ngược lại với lời phán bảo của chúa trời , đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, dù rằng họ biết họ sẽ bị nguy hại đến tính mạng. Chính Ga- li- lê. đã phải sống nốt phần đời còn lại trong cảnh tù đày vì điều đó.
- 1vài hs nêu đại ý toàn bài.
- 2 hs đọc đại ý ghi trên bảng.
 - 2 Hs đọc lại toàn bài.
 - Hs luyện đọc theo nhóm.
- Đại diện hs thi đọc trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn.
- 2 Hs nêu lại đại ý bài.
________________________________
Tiết 4: Kể chuyện
kể chuyện được chứ ng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
 1. Học sinh biết chọn một câu chuyện dựa trên những tình tiết có thể xảy ra trong thực tế mà chính bản thân mình với yêu cầu: kể về những việc thể hiện lòng Dũng cảm. 
2. Biết kể lại câu chuyện rõ ràng, tự nhiên bằng lời của mình từ những sự việc đã làm, những việc đã chứng kiến.
3- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mình kể. Từ đó có ý thức rèn luyện mình trở thành người dũng cảm.
 II- Đồ dùng dạy – học :
- Bảng phụ viết sẵn đề bài và gợi ý 2. 
III. Các hoạt động dạy – học :
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại chuyện đã nghe, đã học về lòng dũng cảm.
- Gv (hs) nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết kể chuyện tuần trước, các em đã tập kể lại 1 câu chuyện về lòng dũng cảm. Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ kể lại 1 câu chuyện như thế song chính các em lại là người tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện đó. 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện.
a. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài: 
Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
- Gv lưu ý Hs chuyện kể phải có thực trong thực tế. Giáo viên gạch chân dưới các từ quan trọng mà học sinh đã nêu.
b. HS tìm câu chuyện cho mình.
- GV nhắc lại nội dung gợi ý 2 để HS hiểu. Và gv ghi lại tóm tắt dàn bài lên bảng.
- GV chú ý nhắc nhở, để HS kể chuyện tự nhiên, hồn nhiên (tránh lối kể đọc thuộc lòng hoặc quá cường điệu).
- GV chia nhóm cho HS kể chuyện.
c) HS kể chuyện theo nhóm:
- Gv chia nhóm và yêucầu hs thảo luận kể chuyện trong nhóm, trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
d) HS thi kể chuyện trước lớp:
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể xong, phải nói ý nghĩa của câu chuyện (theo cách kết bài mở rộng đã học) để cả lớp cùng trao đổi.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học. 
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện của em đã kể ở lớp cho người thân; Chuẩn bị nội dung cho tiết học Kể chuyện tuần tới .
- Hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Hs khác trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- 2 HS đọc đề bài. Học sinh cả lớp đọc thầm lại đề bài. 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1.
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 1 suy nghĩ để chọn câu chuyện mình định kể.
- Tìm thêm những chuyện tương tự trong sách báo, SGK,.....
- Lớp chia nhóm ngẫu nhiên.
- 1 HS trong mỗi nhóm đọc gợi ý 2. Cả nhóm đọc thầm lại.
- Đại diện hs hoặc đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp.
- Hs khác nhận xét, chất vấn, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Hs lắng nghe.
____________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
thành thị ở thế kỉ xvi-xvii
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: 
 - ở thế kỉ XVI – XVII , nước ta nổi lên ba thành thị lớn : Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
- Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.
- Hs biết gìn giữ và trân trọng lịch sử, ham mê tìm tòi, nghiên cứu lịch sử.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ Việt Nam.
- Tranh ảnh cảnh Thăng Long, Phố Hiến, Hội An thế kỉ XVI – XVII.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cuộc sống chung giữa các tộc người phía nam thế kỉ XVI đã đem lại kết quả gì ?
- Hs lên bảng trả lời.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu bài – ghi bảng
2. Các hoạt động :
a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- GV trình bày khái niệm thành thị.
+ Treo bản đồ Việt nam, yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. 
- Gv chốt ý đúng và chỉ lại trên bản đồ thế kỉ XVI- XVII. 
b. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội ... iệt chú ý đến điều gì?
- Gv nhận xét, chuyển bài Luyện tập.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1 : Gạch chân các câu khiến trong các đoạn trích dưới đây.
a. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:
- Xin ông thả cháu ra.
b. Một lần, Nhím đến thăm Rắn nước và bảo:
- Anh Rắn nước ơi, anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.
c. Một con lừ và một con ngựa cùng chở đồ trên lưng. Trên đường đi, Ngựa nói với Lừa:
- Tôi nặng quá. Tôi không đủ sức chở tất cả. Chị mang đỡ tôi dù chỉ một ít thôi.
Bài 2 : Đặt câu khiến theo yêu cầu dưới đây rồi ghi vào chỗ trống.
a. Câu khiến có từ hãy, đừng, chớ, phải ở trước động từ làm vị ngữ.
M: Con phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
b. Câu khiến có từ lên, đi, thôi ở cuối câu.
M: Các cháu vào trong nhà đi.
c. Câu khiến có từ đề nghị hoặc xin, mong ở đầu câu.
M: Mong các bạn suy nghĩ kĩ về những điều cô giáo nói.
Bài 3: Thêm từ cầu khiến thích hợp để chuyển câu kể: “Hưng và Dũng về.” thành câu khiến theo các cách sau:
a. Thêm một trong các từ sau: hãy, chớ, nên, phải.
b. Thêm một trong các từ: lên, đi, thôi, nào.
c. Thêm một trong các từ: đề nghị, xin, mong.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.
- Hs trả lời. Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- Hs lên bảng xác định câu khiến.
- Hs và Gv nhận xét, chấm bài.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 1 vài hs đọc bài viết.
- Hs và Gv nhận xét, chấm bài.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs tự làm bài vào vở.
- Hs lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- HS khác đọc câu vừa chuyển.
- Gv nhận xét, chốt các câu đúng.
- Hs lắng nghe.
_________________________________
Tiết 3: Hoạt động ngoại khoá
tìm hiểu về thành thị ở thế kỉ xvi- xvii
I. Mục tiêu: Giúp Hs :
- Củng cố các kiến thức về các thành thị ở thế kỉ XVI-XVII ở nước ta.
- Hs tham gia học tập nhiệt tình và tiếp thu được nhiều kiến thức mới, bổ ích.
- Hs ham thích môn học .
II. Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu học tập ghi sẵn các câu hỏi về các thành thị thế kỉ XVI – XVII.
 III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Giới thiệu bài. Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
2. Các hoạt động:
- Gv phát phiếu học tập cho hs.
b. Nội dung phiếu học tập.
Câu 1: Vào thế kỉ XVI- XVII, nước ta có những thành thị sầm uất nào?
A. Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hoá.
B. Hội An, Huế, Phố Hiến.
C. Hội An, Thăng Long, Phố Hiến.
Câu 2: Hãy nối tên các thành thị với lời mô tả phù hợp.
Thăng Long
Có trên 2000 nóc nhà của cư dân nhiều nước đến ở, trong đó có rất đông người Trung Quốc và người Nhật Bản. Nơi đây buôn bán tấp nập.
Có thể so sánh với nhiều thành thị ở á châu nhưng lại đông dân hơn.
Là thành phố cảng lớn nhầt Đàng Trong. Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
Hội An
Phố Hàng Ngang, Hàng Đào là nơi buôn bán áo, các loại tơ, lụa, vải, nhiễu,......
Ngày 5-12- 1999, được Unesco công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Phố Hiến
Câu 3: Cảnh buôn bán tấp nấp ở các thành thị lớn chứng tỏ điều gì?
 Ghi vào ô trống chữ Đ trước ô đúng, chữ S trước câu sai.
Nền kinh tế nước ta thời kì này đã khá phát triển.
Cuộc sống của người dân ta ngày càng phồn thịnh.
Tình hình công nghiệp nước ta đã lớn mạnh.
Nước ta đã có sự trao đổi hàng hoá trong và ngoài nước.
- Gv phát phiếu học tập, không gợi ý.
- Gv quan sát hs làm việc, không coi cóp.
- Gv nêu đáp án.
- Gv tổng kết số điểm cao nhất.
- Cả lớp và Gv tuyên dương hs có thành tích tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà bổ sung kiến thức và tiếp thu những kiến thức mới để lần sau thành công hơn.
- Hs suy nghĩ cá nhân, làm bài vào phiếu học tập.
- Cả lớp chữa bài. Hs nêu ý kiến.
- Cả lớp tổng kết điểm đạt được.
- Cả lớp tuyên dương bạn có thành tích tốt nhất.
- Hs lắng nghe.
_____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
* Buổi sáng
Tiết 1: Toán
Luyện tập (T 138)
I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng:
- Vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan.
- Hs thực hành tốt, ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mỗi HS chuẩn bị :
+ 4 miếng bìa hình tam giác vuông kích thước như trong bài tập 4.
+ 1 tờ giấy hình thoi.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gv ghi bảng: Tính diện tích hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt là:
a. 4m, 5m
b. 1/2 m, 40dm.
- Gv và cả lớp nhận xét, chốt kết quả đú, ghi điểm.
- Gv yêu cầu hs nêu cách tính diện tích hình thoi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu bài – ghi bảng
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
- Tiến hành tương tự bài 1
Bài 3:
- Tổ chức cho HS thi xếp hình, sau đó tính diện tích hình thoi.
- GV nhận xét cuộc thi xếp hình, tuyên dương các tổ có nhiều bạn xếp đúng.
Bài 4: 
- Gọi HS K-g đọc yêu cầu bài .
- Yêu cầu HS thực hành gấp giấy như trong bài tập hướng dẫn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc tìm hình thoi ở các đồ vật trang trí trong nhà.
- 2 Hs lên bảng.
- Cả lớp làm bài theo dãy.
- Hs nhận xét, chữa bài.
+ HS làm bài vào vở .
+ 1 HS đọc, cả lớp theo dõi nhận xét .
- Các tổ thi xếp hình, sau 2 phút tổ nào có nhiều bạn xếp đúng hơn là tổ đó thắng cuộc.
- KK cả lớp thực hiện gấp hình thoi.
- Hs lắng nghe.
_________________________________
Tiết 2: Thể dục
môn thể thao tự chọn
Trò chơi: dẫn bóng
I. Mục tiêu:
- Học một số nội dung của môn tự chọn: tâng cầu bằng đùi, ném bóng,... Yêu cầu biết cách và thực hiện cơ bản đúng động tác .
- Trò chơi: Dẫn bóng. Yêu cầu biết cách chơi, tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi.
 II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, phấn, bóng, dây nhảy, cầu,....
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Định lượng
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Tập bài TDPT chung.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2. Phần cơ bản .
a. Môn tự chọn.
- Gv chọn nội dung tự chọn cho cả lớp tập: Tâng cầu bằng đùi.
- Gv hướng dẫn làm mẫu, giải thích các động tác,...
- Gv gọi hs lên bảng làm mẫu.
- Gv uốn nắn lỗi sai cho hs.
- Gv chia nhóm và chỗ tập cho từng nhóm.
- Gv quan sát, sửa sai cho hs.
b. Trò chơi vận động 
- Trò chơi : Dẫn bóng..
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc .
- Dậm chân tại chỗ theo nhịp đếm.
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học, giao bài tập về nhà. :1 - 2 phút.
(6 - 10 phút)
(18 - 22 phút)
9 - 11 phút
(5-6 phút)
- Đứng tại chỗ khởi động
- Cán sự điều khiển các cả lớp tập bài TDPT chung.
- Hs nghe va theo dõi Gv làm mẫu.
- 2 hs lên bảng làm thử.
- Hs chia tổ tập luyện.
- Cán sự điều khiển các bạn tập.
- Hs lắng nghe cách chơi.
- 1 vài hs chơi thử. 
- Hs tham gia chơi chính thức.
- Cả lớp cỗ vũ, tổng kết đội thắng cuộc.
- Làm động tác thả lỏng : 1 - 2 phút.
_______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
trả bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài của mình và của bạn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn hay, đoạn văn hay của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi sẵn lỗi về chính tả, cách dùng từ  cần sửa chung cho cả lớp.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu bài – ghi bảng
2. Các hoạt động :
a. Hoạt động 1: Nhận xét chung về bài làm của học sinh
* Ưu điểm : 
+ Đã xác định được yêu cầu của đề bài.
+ Biết bố cục bài hợp lí
+ Có một số bạn có bài làm hay, câu văn sinh động.
* Nhược điểm:
+ Trình bày bài chưa tốt, viết ẩu.
+ Một số bạn còn mắc nhiều lỗi chính tả khi làm bài.
+ Một số bạn sử dụng từ chưa tốt. 
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn chữa bài
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn.
- GV giúp đỡ HS yếu. 
c. Hoạt động 3: Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt
- Gọi một số em có bài hay đọc trước lớp. 
d. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết lại đoạn văn
- Gợi ý HS viết lại các đoạn văn mắc nhiều lỗi chính tả, cách dùng từ chưa tốt  
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc mượn bài làm hay của bạn để tham khảo.
- HS lắng nghe GV nhận xét .
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi chữa bài.
- 3, 5 HS đọc bài trước lớp.
- HS viết lại đoạn văn còn mắc lỗi.
___________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 27. Kế hoạch tuần 28.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 27.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 28.
II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 27.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
- GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS:......................................................
- Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS:......................................................
- Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực:............................ .........
- Tổng kết đợt thi đua chào mừng 8/3 và 26/3.
3. Văn nghệ:
III- Phương hướng hoạt động tuần 28.
- Dạy và học theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học.
- Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân.
- Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản, ...
- Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập.
- Tiếp tục phát động và hưởng ứng phong trào do Liên đội trường phát động chào mừng ngày 30/4 và 1/5.
* Bổ sung:
.
.
.
.
__________________________________
* Buổi chiều 
Sinh hoạt tập thể
Mít tinh kỉ niệm, chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
26/ 03 / 1931 - 26/ 03 / 2010
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_27_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc