Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - GV: Nguyễn Thị Thu Huyền

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - GV: Nguyễn Thị Thu Huyền

Tập đọc( T49) : KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

I.Mục đích, yêu cầu :

-Luyện đọc :

 + Đọc đúng các từ (hoặc cụm từ) : lên cơn loạn óc, quả quyết, man rợ; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt – nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 +Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.

-Hiểu :+Nghĩa các từ (cụm từ) : trắng bệch, ôn tồn, gườm gườm.

+Nội dung bài : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn; ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.

-Các em có ý thức bênh vực bạn yếu, giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

* GDKNS: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.

 - Ra quyết định.

 - Ứng phó, thương lượng.

 - Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích.

II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy và học :

 2.Bài cu : Đoàn thuyền đánh cá

-Đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? (Huyền)

-Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? (Q. Nguyên)

-Nêu đại ý của bài ( Nam)

 

doc 20 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - GV: Nguyễn Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn : 27.02 Thứ hai ngày 28 tháng 02 năm 2011
Ngày dạy : 28.02
Tập đọc( T49) : KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I.Mục đích, yêu cầu :
-Luyện đọc :
	+ Đọc đúng các từ (hoặc cụm từ) : lên cơn loạn óc, quả quyết, man rợ; đọc trôi chảy toàn bài, ngắt – nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
	+Đọc diễn cảm toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh.
-Hiểu :+Nghĩa các từ (cụm từ) : trắng bệch, ôn tồn, gườm gườm.
+Nội dung bài : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn; ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
-Các em có ý thức bênh vực bạn yếu, giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
* GDKNS: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
 - Ra quyết định.
 - Ứng phó, thương lượng.
 - Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy và học : 
 2.Bài cũ : Đoàn thuyền đánh cá
-Đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? (Huyền)
-Đoàn thuyền đánh cá trở về vào lúc nào? Những câu thơ nào cho biết điều đó? (Q. Nguyên)
-Nêu đại ý của bài ( Nam)
 3.Bài mới : Khuất phục tên cướp biển 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
Mục tiêu : Luyện đọc đúng, phát hiện và sửa lỗi sai về cách phát âm,cách ngắt nghỉ hơi của hs.
-Yêu cầu 1 hs thực hiện : 	+Đọc mẫu thành tiếng cả bài, cả lớp đọc thầm
	+Đọc nối tiếp theo đoạn : (2 lần)
Lần 1 : kết hợp sửa lỗi sai - Lần 2 : kết hợp giải nghĩa từ.
	+Luyện đọc theo nhóm 2, báo cáo kết quả.
-Đọc mẫu toàn bài.
-Thực hiện theo yêu cầu.
-Đọc nối tiếp theo đoạn, sửa lỗi và giải nghĩa.
-Luyện đọc theo nhóm.
-Theo dõi và đọc thầm
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
Mục tiêu : Đọc bài theo đoạn và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
 -Yêu cầu đọc thầm đoạn “Tên chúa tàu ấy  bài ca man rợ” và “tìm những từ ngữ cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn” (trên má có vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch, hát những bài ca man rợ,  ).
 Chốt ý đoạn 1 =>Hình ảnh hung dữ và đáng sợ của tên cướp biển.
 -Yêu cầu đọc thầm đoạn “Một lần  phiên toà sắp tới” và cho biết 
* “Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào?” (đâïp tay xuống bàn quát mọi người và cả bác sĩ Ly, rút dao ra lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly).
* Thấy tên cướp như vậy, bác sĩ Ly đã làm gì? (Vẫn ôn tồn giảng giải cho ông chủ quán trọ cách trị bệnh, điềm tĩnh khi hỏi hắn, nói dõng dạc và quả quyết về quyết định của mình).
* Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? (nhân từ, điềm đạm, cứng rắn, dũng cảm).
 - Chốt ý 2 =>Cuộc đối đầu giữa bác sĩ Ly và tên cướp biển.
 -Yêu cầu đọc thầm đoạn “Trông bác sĩ  im như thóc” và cho biết “Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?” (Một đằng thì đức độ, hiền từ  như con thú dữ nhốt chuồng).
 +Khoanh tròn ý trả lời đúng cho câu hỏi “Vì sao bác sĩ Ly khuất phục tên cướp biển hung hãn?” (Vì ông bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải).
- Chốtý 3 =>Tên cướp biển bị bác sĩ Ly khuất phục.
 +Đọc lướt toàn bài nêu đại ý của bài 
Đại ý: Bài văn ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung ác, bạo ngược.
-Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung. 
-Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
-Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi.
-Khoanh tròn câu trả lời đúng ở SGK.
-Đọc lướt và nêu ý kiến cá nhân.
-Nhắc lại.
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm 
Mục tiêu : Rèn kĩ năng thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
-Yêu cầu hs thực hiện : 
 +Đọc nối tiếp theo đoạn =>Theo dõi, hướng dẫn cách đọc đoạn ““Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ,  phiên toà sắp tới”
-Đọc mẫu 
 +Đọc thể hiện
 +Luyện đọc theo nhóm bàn, trình bày.
-Tổ chức thi đọc diễn cảm.
4.Củng cố : -Yêu cầu hs “tìm những chi tiết cho thấy bác sĩ Ly là người bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải” theo nhóm 2. Liên hệ giáo dục HS.
-Nhận xét tiết học - Dặn dò : Luyện đọc ở nhà.
-Đọc nối tiếp.
-Theo dõi
-Đọc thể hiện.
-Luyện đọc theo nhóm.
-Thi đọc, nhận xét.
___________________________________________________
Đạo đức( T25) : ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ 2
I.Mục tiêu :	
-Củng cố kiến thức về các hành vi đạo đức đã học.
-Vận dụng kiến thức, thực hành các hành vi đạo đức đã học.
-Các em mạnh dạn phê phán những hành vi sai trái; ủng hộ, đồng tình với những hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi, với kiến thức đã học. 
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bảng phụ thống kê tên bài học và truyện kể
-Học sinh : Ôn kiến thức đã học, tìm những câu chuyện có liên quan đến hành vi đạo đức đã học.
III.Các hoạt động dạy và học : 
 2. Bài cũ: Giữ gìn các công trình công cộng.( Dung, Ka Thờng) 
 3.Bài mới : Ôn tập và thực hành giữa học kì 2 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức 
Mục tiêu : Vận dụng kiến thức đã học, nhận xét về hành vi, bày tỏ thái độ trước hành vi của nhân vật.
-Yêu cầu hs thực hiện :
 +Nhớ lại, nêu tên các bài đạo đức đã học và ghi nhớ của bài.
 +Trao đổi nhóm bàn, giới thiệu những câu chuyện có nội dung phù hợp với hành vi đạo đức trong từng bài, tập kể chuyện.
 +Trình bày câu chuyện trước lớp, cả lớp lắng nghe và nêu câu hỏi tìm hiểu về hành vi đạo đức trong truyện . =>Theo dõi, nhận xét.
-Nêu tên các bài đã học và ghi nhớ.
-Trao đổi câu chuyện theo nhóm bàn, tập kể và góp ý cho nhau.
-Trình bày, chất vấn.
Hoạt động 2 : Xây dựng và thể hiện tình huống 
Mục tiêu : Vận dụng kiến thức đã học, xây dựng và thể hiện cách ứng xử một tình huống có thể gặp.
-Giới thiệu hoạt động : Xây dựng và thể hiện tình huống theo những chuẩn mực hành vi đạo đức đã học.
-Nêu tiêu chí đánh giá :
 +Tình huống có nội dung phù hợp với các chủ đề đạo đức đã học.
 +Giải quyết được vấn đề.
 +Cách thể hiện của từng nhân vật.
 +Trả lời được câu hỏi.
-Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm 6
 +Thảo luận xây dựng tình huống.
+Các nhóm thể hiện tình huống trước lớp, cả lớp theo dõi và nêu câu hỏi chất vấn, góp ý cách thể hiện tình huống.
 +Tự đánh giá =>Theo dõi, nhận xetù, đánh giá.
 4.Củng cố : -Yêu cầu hs trình bày câu thơ hoặc bài hát khuyên ta thực hiện theo những chuẩn mực hành vi đạo đức đã học.
-Theo dõi.
-Theo dõi tiêu chí đánh giá.
-Thảo luận, xây dựng tình huống.
-Thể hiện tình huống.
-Nêu câu hỏi chất vấn.
-Tự đánh giá.
_________________________________________________________
Toán( 121) : PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I.Mục tiêu :
-Học sinh biết cách nhân hai phân số.
-Vận dụng kiến thức, thực hiện phép nhân hai phân số.
- Làm tính cẩn thận, chính xác.
Hỗ trợ: Cách thực hiện phép nhân phân số.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Hình vẽ như phần kiến thức SGK.
III.Các hoạt động dạy và học : 
 2. Bài cũ: 
Gọi HS lên bảng làm bài tập: + ; - ( Vũ Hoàng, Tín)
-Nêu cách cộng, trừ phân số khác mẫu số.
 3.Bài mới : Phép nhân phân số 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức 
Mục tiêu : Hs biết cách nhân hai phân số.
-Giới thiệu hình vẽ và yêu cầu hs lần lượt thực hiện :
 +Tính diện tích hình vuông (1 m2)
H : Hình vuông gồm bao nhiêu ô? (15 ô) 
H : Mỗi ô có diện tích bằng bao nhiêu mét vuông? (m2)
 +Xác định chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật so với cạnh hình vuông.
 +Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật ()
 +Quan sát hình vẽ và cho biết “Hình chữ nhật gồm mấy ô?” (8 ô) 
H : Diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu? (m2)
 +Dựa vào phép tính , nêu cách nhân hai phân số.
=>Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
-Theo dõi.
-Tính và nêu đáp án.
-Trả lời câu hỏi. 
-Nhận xét, bổ sung.
-Xác định chiều dài, chiều rộng.
-Nêu cách tính.
-Quan sát và trả lời các câu hỏi. 
-Nêu cách nhân 2 phân số
-Nhắc lại kết luận.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs thực hành 
Mục tiêu : Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân hai phân số.
Bài 1/133 : -Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện 
 +Tính nhẩm và nêu đáp án câu a, d (a.; d.)
 +Làm câu b, c vào vở (; )
-Hướng dẫn hs rút gọn tử số của phân số này với mẫu số của phân số kia
Bài 2/133 : Rút gọn rồi tính -Yêu cầu hs thực hiện :
 +Làm nháp , mỗi tổ làm một câu, (; ; )
-Lưu ý : cần rút gọn phân số đến tối giản.
Bài 3/133 : -Yêu cầu hs đọc đề và thực hiện :
 +Tìm hiểu đề và tóm tắt	
+Làm bài vào vở, sửa bài.
Diện tích hình chữ nhật là m2
4.Củng cố : -Yêu cầu hs nhắc lại cách nhân hai phân số.
-Nhận xét tiết học 	-Dặn dò : Làm bài và chuẩn bị bài sau.
-Nêu yêu cầu.
-Tính nhẩm và nêu đáp án
-Làm bài vào vở 
-Nhận xét, sửa bài
-Nêu yêu cầu
-Làm theo tổ, 3 Hs đại diện 3 tổ lên bảng làm, lớp nhận xét.
-Đọc đề và tìm hiểu đề.
-Thực hiện các yêu cầu.
-Nhận xét, sửa bài.
____________________________________________________________
Khoa học( T49) : ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I.Mục tiêu 
-Học sinh biết tác hại c ... èng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nôi, Cần Thơ. trên bản đồ địa lí Việt Nam =>Theo dõi, nhận xét.
-Quan sát bản đồ, xác định vị trí trên bản đồ.
-Theo dõi, nhận xét.
Hoạt động 2 : Củng cố kiến thức về thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
Mục tiêu : Hs hệ thống lại những đặc điểm về thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
-Yêu cầu hs thực hiện :
 +Nêu những điểm giống nhau về địa hình, sông ngòi, đất đai, khí hậu giữa đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ. (tương đối bằng phẳng – nhiều sông ngòi – đất phù sa màu mỡ – khí hậu nóng ẩm).
 +Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu bài tập, trình bày.GV phát phiếu.
 +Đối chiếu bảng tổng hợp, nhận xét kết quả bài tập.
-Nêu đặc điểm giống nhau.
-Hoàn thành phiếu.
-Đối chiếu, tự nhận xét.
Hoạt động 3 : Củng cố kiến thức về hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
Mục tiêu : Hs nhớ lại những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
-Yêu cầu cá nhân thực hiện : Đọc và khoanh tròn chữ cái trước những thông tin đúng ở bài tập 3/134, trình bày kết quả =>Theo dõi, nhận xét :
Đồng bằng Nam Bộ là nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
 4.Củng cố : -Nêu những điểm giống nhau về địa hình, sông ngòi, đất đai, khí hậu giữa đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ
-Nhận xét tiết học -Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
-Đọc và khoanh tròn chữ cái trước thông tin đúng.
-Nhận xét, bổ sung.
_____________________________________________________
Toán( T130) : PHÉP CHIA PHÂN SỐ 
I.Mục tiêu :
-Học sinh biết cách thực hiện phép chia phân số.
-Vận dụng kiến thức, thực hiện phép chia phân số.
- Làm tính cẩn thận, chính xác.
Hỗ trợ: cách chia phân số.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : viết đề bài toán lên bảng, vẽ hình như phần kiến thức
Điều chỉnh nội dung: Bài 3/136: dòng b: về nhà.
III.Các hoạt động dạy và học : 
 2.Bài cũ : Tìm phân số của một số
-Tìm của 10; của 47 (P Long, K’ Bis, A Khoa)
 3.Bài mới : Phép chia phân số 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức 
Mục tiêu : Hs biết cách chia phân số.
-Yêu cầu hs đọc đề và tìm hiểu đề ->tóm tắt.
H : Muốn tìm chiều dài hình chữ nhật ta làm thế nào? ()
-Hướng dẫn thực hiện phép chia hai phân số :
Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
-Yêu cầu hs thực hiện :
 +Thử lại phép tính trên 
 +Viết phân số đảo ngược của ; 
 +Áp dụng tính : 
-Đọc và tìm hiểu đề.
-Trả lời câu hỏi.
-Theo dõi.
-Thử lại.
-Viết phân số đảo ngược.
-Làm nháp.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs thực hành 
Mục tiêu : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
Bài 1/136 : Viết phân số đảo ngược
-Yêu cầu hs làm miệng, nêu đáp án (;;;;)
Bài 2/136 : -Yêu cầu hs đọc đề và làm bài theo dãy, mỗi dãy làm 1 phép tính
 ; ; 
Bài 3/136 : -Yêu cầu hs đọc đề và làm bài vào vở .
-Lưu ý hs rút gọn sau khi tính.
-Hướng dẫn để hs thấy được mối liên hệ giữa phép chia và phép nhân phân số.
Bài 4/136 : -Yêu cầu hs đọc đề và tìm hiểu đề.
-Yêu cầu hs làm theo nhóm 2û, sửa bài (Đáp số : m).
 4.Củng cố : -Nhắc lại cách thực hiện phép chia phân số
-Nhận xét tiết học 	-Dặn dò : Làm bài 3/136 dòng b và chuẩn bị bài sau.
-Đọc đề 
-Làm miệng.
-Theo dõi, nhận xét.
-Đọc đề và làm bài theo dãy, 3 Hs đại diện 3 dãy lên bảng làm bài.
-Nhận xét, sửa bài.
-Đọc đề và làm bài vào vở.
-Nhận xét, sửa bài.
-Đọc đề và tìm hiểu đề.
-Thực hiện các yêu cầu.
-Nhận xét, sửa bài.
____________________________________________________
Khoa học( T50) : NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I.Mục tiêu :
-Học sinh biết : nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan; sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh; cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
-Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp; nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan; diễn tả sự nóng lạnh; đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
-Các em có ý thức đọc sách, làm việc khác ở những nơi có ánh sáng vừa đủ để giữ gìn, bảo vệ đôi mắt.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : nhiệt kế, phích nước sôi, nước đá.
III.Các hoạt động dạy và học : 
 2.Bài cũ : Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt 
-Tại sao không nên nhìn trực tiếp vào ánh Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn? (Vũ Hoàng)
-Nên làm gì và không nên làm gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra? (Mỹ Hoàng, Nam)
 3.Bài mới : Nóng, lạnh và nhiệt độ 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt 
Mục tiêu : Hs nêu ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp; sử dụng từ “nhiệt độ” diễn tả sự nóng lạnh
-Yêu cầu cá nhân hs thực hiện : 
 +Kể tên một số vật nóng và lạnh thường gặp hằng ngày.
 +Quan sát hình 1 trang 100 và trả lời câu hỏi “Trong ba cốc nước, cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào?”
-Giảng : Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh so với các vật khác. 
-Giới thiệu : Người ta dùng khái niệm “nhiệt độ” để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật. 
-Thực hiện thí nghiệm : Nhúng 3 nhiệt kế vào ba cốc nước (cốc nước nguội, cốc nước nóng, cốc nước có nước đá) và yêu cầu hs thực hiện 
 +Quan sát và trả lời câu hỏi “Cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ thấp nhất?”
=>Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh.
 +Nêu các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật.
-Nêu ý kiến cá nhân.
-Quan sát hình và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi, bổ sung
-Nghe giảng. 
-Theo dõi.
-Quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
-Nhắc lại kết luận.
-Nêu ý kiến cá nhân.
-Bổ sung.
Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế 
Mục tiêu : Hùs biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản. 
-Giới thiệu một số loại nhiệt kế : nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể; nhiệt kế đo nhiệt độ không khí; nhiệt kế rượu.
-Hướng dẫn cách sử dụng và cách đọc nhiệt kế.
-Yêu cầu hs thực hiện :
 +Quan sát hình 3 và cho biết “Nhiệt kế ở hình 3 chỉ bao nhiêu độ?”
 +Thực hành theo nhóm 4 : 
 Đo nhiệt độ của nước trong các cốc (cốc nước nguội, cốc nước nóng, cốc nước có nước đá) và nêu kết quả thực hiện.
 Đo nhiệt độ của cơ thể của các thành viên trong nhóm.
H : Nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu? Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu? 
H : Nhiệt độ cơ thể của người khoẻ mạnh là bao nhiêu? 
=>Nhiệt độ của nước đang sôi là 1000C, của nước đá đang tan là 00C. Nhiệt độ của cơ thể người khoẻ mạnh vào khoảng 370C.
H : Trong trường hợp nào nhiệt độ của cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn bình thường? Trong trường hợp đó ta phải là gì? (Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh; cần đi khám và chữa bệnh).
 4.Củng cố : -Yêu cầu hs nêu các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật 
-Nhận xét giờ học -Dặn dò : -Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
-Theo dõi.
-Quan sát và trả lời câu hỏi.
-Thực hành nhóm 4, trình bày.
-Trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
-Nhắc lại kết luận. 
-Nêu ý kiến cá nhân
_______________________________________________________
SINH HOẠT LỚP TUẦN 25
I.Mục tiêu
-Tổng kết hoạt động tuần 25; thông qua phương hướng tuần 26; ôn tập kĩ năng đội viên.
-Rèn kĩ năng tự quản, phát biểu ý kiến cá nhân, ôn tập kĩ năng đội viên.
-Giáo dục hs ý thức nhận lỗi và sửa lỗi nếu có; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ các bạn khác; sống ngay thẳng, thật thà, trung thực trong học tập; kiên trì vượt khó để đạt kết quả cao trong học tập; thực hiện trật tự, kỉ luật.
II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Tổng kết hoạt động tuần 25, phương hướng hoạt động tuần 26.
III.Các hoạt động dạy và học :
 Nội dung sinh hoạt : Cán sự lớp nhận xét – Gv tổng kết và nêu phương hướng.
 a.Tổng kết hoạt động tuần 25:
- Nề nếp: -Ngoan, lễ phép, có ý thức tự quản tốt.
-Đi học chuyên cần, thực hiện nội qui khá tốt.
Học tập: -Tích cực phát biểu xây dựng bài, giữ gìn vở sạch.
-Làm bài, học bài khá đầy đủ trước khi đến lớp. Chữ viết của một số em còn xấu, sai nhiều: K’ Bis, K’ Long; Mỹ Hoàng, Hùng, Ka Rim,
Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt đội đầy đủ, chấp hành tốt luật an toàn giao thông.
-Còn nhiều em chưa tham gia đóng các khoản tiền, nhất là học sinh dân tộc.)
TD: Huyền, Thảo, Loan, Khanh, Thùy, Thi, Q Nguyên, Dung, Quỳnh. Đạt, Hiệp, Doanh,, 
NN: K’ Bis, K’ Long; Mỹ Hoàng, Hùng, Ka Rim,,
 b.Phương hướng tuần 26 :
-Học chương trình tuần 26.
-Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Tiếp tục tham gia phong trào hoa điểm 10.
-Ôn tập thi giữa kì 2.
-Học phụ đạo theo lịch. Đóng các khoản tiền theo quy định.
 	c.Ôn tập kĩ năng đội viên : 
-Tập theo nhóm, nhận xét.
-Tập theo đội hình hoàn chỉnh.
_____________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • dockhuc hat ru nhung em be lon tren lung me.doc