Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Bùi Thị Hằng

Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Bùi Thị Hằng

I-MỤC TIÊU:

 -Rút gọn được phân số.

 -Nhận biết được phân số bằng nhau.

 -Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.

 * BT cần làm: BT1, 2, 3.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -GV: Bảng nhóm.

 -HS: Bảng con.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A-Khởi động (1): Hát.

B-Kiểm tra bài cũ (4): Luyện tập chung

 -Kiểm tra 3 HS làm lại BT 3.

C-Dạy bài mới (35):

1/ Giới thiệu bài (1): Từ bài cũ –> Luyện tập chung

2/ Các hoạt động:

 

doc 35 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Bùi Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Dạy: / /
Tiết 	Tập đọc
Dù sao trái đất vẫn quay !
	 (Theo Lê Nguyên Long- Phạm Ngọc Toàn)
I- MỤC TIÊU:
 -Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
 -Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân liù khoa học. (trả lời được các CH trong SGK)
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 -GV: Bảng phụ viết nội dung cần luyện đọc.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Khởi động (1’): Hát.
 2/ Kiểm tra bài cũ (4’): Ga-vrốt ngoài chiến luỹ
 -Kiểm tra 3 HS đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài. 
 3/ Dạy bài mới (35’): 
a/ Giới thiệu bài (1’): Từ mục tiêu -> Dù sao trái đất vẫn quay !
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hỗ trợ
12’
10’
12’
* HĐ 1: Luyện đọc
-GV nêu yêu cầu.
-Hướng dẫn HS chia đoạn.
-GV gọi HS đọc nối tiếp và hướng dẫn phát âm từ khó, giải nghĩa từ.
-GV đọc mẫu cả bài.
* HĐ 2: Tìm hiểu bài
-Gọi HS đọc thầm tìm hiểu hệ thống câu hỏi SGK.
 Câu 1
 Câu 2
 Câu 3
- Kết lại:
* HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm
-Hướng dẫn đọc diễn cảm, đánh dấu những từ ngữ nhấn giọng.
-GV theo dõi, uốn nắn.
-Nhận xét.
-1 HS đọc cả bài.
-HS chia đoạn: 3 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu  phán bảo của Chúa trời.
+Đoạn 2: Tiếp đến gần bảy chục tuổi.
+Đoạn 3: Còn lại.
-Đọc nối tiếp lần 1 (3 HS) - Luyện đọc từ khó: Cô-péc-ních, Ga-li-lê
-Đọc nối tiếp lần 2. Giải nghĩa từ / SGK.
-Luyện đọc nhóm đôi – Đại diện nhóm nhận xét bạn đọc bài.
-HS trả lời cá nhân.
+Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ đứng yên một chỗ, mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc-ních chứng minh ngược lại.
+Nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních – Toà án cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời.
+Dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, đối lập với quan điểm của giáo hội dù biết việc làm đó sẽ nguy hại đến tính mạng...
-Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học.
-3 HS đọc nối tiếp
-Luyện đọc diễn cảm
-Thi đọc diễn cảm 
-HS cận TB chỉ cần đọc đúng.
Phát âm từ khó
Nhắc lại câu trả lời đúng
4/ Củng cố (3’):
 -3 HS đọc lại bài, nhắc lại nội dung bài.
5. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1’):
 -Dặn HS về tiếp tục luyện đọc 
 -Chuẩn bị bài: Con sẻ / trang 90.
 -Nhận xét tiết học. 
Tiết 2 	Lịch sử
Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII
I-MỤC TIÊU: 
-Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển
( cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường, nhà cửa, cư dân ngoại quốc,...).
-Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.
-Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bản đồ Việt Nam, phiếu học tập của HS.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A-Khởi động (1’): Hát.
B-Kiểm tra bài cũ (4’):Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
 -Kiểm tra 2 HS đọc nội dung ghi nhớ. 
C-Dạy bài mới (30’): 
1- Giới thiệu bài (1’): Từ mục tiêu -> Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII
2- Các hoạt động: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10’
19’
* HĐ 1: Giới thiệu 3 thành thị lớn của nước ta ở thế kỉ XVI - XVII
+ Mục tiêu: HS biết Thăng Long, Phố Hiến, Hội An là 3 thành thị lớn của nước ta vào thế kỉ XVI - XVII.
+ Cách tiến hành:
-GV: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
-GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS.
-GV kết luận.
* HĐ 2: Sự phát triến của các thành thị trong giai đoạn đó
+ Mục tiêu: HS biết sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại.
+Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS đọc SGK hoàn thành bảng thống kê.
-HS lắng nghe.
-HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
-HS trả lời cá nhân.
-Nhóm 6 – Đại diện nhóm trình bày.
Số dân
Quy mô thành thị
Hoạt động buôn bán
Thăng Long
-Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu Á.
-Lớn bằng thị trấn ở một số nước ở châu Á.
-Thuyền bè ghé bờ khó khăn.
-Ngày phiên chợ, người đông đúc, buôn bán tấp nập. Nhiều phố phường.
Phố Hiến
-Các cư dân từ nhiều nước đến ở.
-Trên 2000 nóc nhà.
-Nơi buôn bán tấp nập.
Hội An
-Các nhà buôn Nhật Bản cùng một số cư dân địa phương lập nên thành thị này.
-Phố cảng đẹp nhất, lớn nhất ở Đàng Trong.
-Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán.
-GV nêu câu hỏi:
+Nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVII.
+Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào ?
-GV kết luận.
-HS trả lời cá nhân.
+Tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất.
+Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
-HS đọc ghi nhớ – 3 HS.
3- Củng cố (4’):
 -HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
 -GD HS tôn trọng di sản văn hoá của dân tộc.
D- Họat động nối tiếp:
 -Nhắc HS học thuộc ghi nhớ.
 -Chuẩn bị: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long / T 59.
 -Nhận xét tiết học.
Tiết Đạo Đức 
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (T.2)
I-MỤC TIÊU: 
 1/ - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
 - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
 - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động với bạn bè, gia đình cùng tham gia.
 * Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
2/ các KNS cơ bản được giáo dục
- KN đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Nội dung cho trò chơi Dòng chữ kì diệu,
 -Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lòng nhân đạo.
* PP/ KTDH tích cực có thể sử dụng
+ Đóng vai
+ Thảo luận
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A-Khởi động (1’): Hát.
B-Kiểm tra bài cũ (4’): Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (T.1)
 -Kiểm tra HS đọc thuộc lòng nội dung ghi nhớ – 3 HS.
C-Dạy bài mới (30’): 
 1- Giới thiệu bài (1’):
Từ mục tiêu -> Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (T.2)
2- Các hoạt động: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5’
15’
8’
* HĐ 1: Trò chơi “Những dòng chữ kì diệu”
-GV phổ biến luật chơi. Hướng dẫn HS cùng tham gia.
+ Câu ca dao có 14 tiếng nói về tình yêu thương của 2 loại cây.
+ Câu thành ngữ có 8 tiếng nói về sự cảm thông, chung sức đồng lòng trong một tập thể.
+ Câu thành ngữ có 5 tiếng nói về tình tương thân tương ái của mọi người trong cộng đồng.
* HĐ 2: Bày tỏ ý kiến (BT 3, 4)
BT 3:
-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu BT.
BT 4:
-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu BT.
+ Việc làm a
+ Việc làm b
+ Việc làm c
+ Việc làm d
+ Việc làm e
-GV: Có nhiều cách để thể hiện tình nhân đạo.
* HĐ 3: Liên hệ bản thân (BT 5)
+Mục tiêu: HS tìm hiểu những người có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ ở địa phương.
+Cách tiến hành:
-GV nêu yêu cầu.
-GV kết luận.
-HS nghe gợi ý, đoán nội dung ô chữ.
-HS gioiû có thể giải thích ý nghĩa.
+Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
+Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
+Lá lành đùm lá rách.
-2 HS đọc nối tiếp yêu cầu BT 3, 4.
-Nhóm đôi: Ý kiến a, d là đúng.
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-Thảo luận nhóm đôi.
+Sai vì chỉ mang lại lợi ích cá nhân.
+Đúng vì nguồn quỹ này giúp được nhiều gia đình vượt qua khó khăn.
+Đúng vì đã giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
+Sai vì đó là hỗ trợ cho đội bóng đá, mang tính giải thưởng.
+Đúng vì hiến máu sẽ giúp các bác sĩ có thêm nguồn máu bổ sung để giúp đỡ các bệnh nhân.
-HS trình bày kết quả điều tra. Nhận xét.
3- Củng cố (5’):
 -HS thi đua đọc các câu ca dao, tục ngữ, tấm gương về lòng nhân đạo.
4- Họat động nối tiếp:
 -Nhắc HS học thuộc ghi nhớ, thực hiện nội dung mục Thực hành trong SGK.
 -Chuẩn bị: Tôn trọng luật giao thông / trang 40.
 -Nhận xét tiết học.
Tiết 	 Toán 
Luyện tập chung
I-MỤC TIÊU:
 -Rút gọn được phân số.
 -Nhận biết được phân số bằng nhau.
 -Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
 * BT cần làm: BT1, 2, 3.	
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV: Bảng nhóm.
 -HS: Bảng con.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 A-Khởi động (1’): Hát.
B-Kiểm tra bài cũ (4’): Luyện tập chung
 -Kiểm tra 3 HS làm lại BT 3.
C-Dạy bài mới (35’):
1/ Giới thiệu bài (1’): Từ bài cũ –> Luyện tập chung
2/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
15’
20’
* HĐ 1: Tính (BT 1, 2)
BT 1:
-GV yêu cầu HS.
BT 2:
-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu BT
HĐ 2: Giải toán có lời văn (BT 3, 4)
BT 3:
-GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu BT.
-GV nêu câu hỏi gợi ý.
BT 4:
-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu BT
-GV nêu câu hỏi gợi ý.
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-HS nhắc lại cách rút gọn phân số, phân số bằng nhau.
-HS làm vào vở, 3 HS làm bảng nhóm.
a/ = = ; = = 
 = = ; = = 
b/ = = ; = = 
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-HS làm vào vở, 1 HS làm bảng nhóm.
a/ Phân số chỉ 3 tổ HS: 
b/ Số HS củ ...  yêu cầu BT – 1 HS.
-HS làm bảng con, kết quả là: 
a/ 6 cm2 b/ 14 cm2.
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-HS làm vào vở, 2 HS làm bảng nhóm.
a/ S = (5 x 20) : 2 = 50 dm2
b/ Ta có: 4 m = 40 dm
S = (40 x 15) : 2 = 300 dm2
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS trao đổi nhóm đôi. Trả lời:
+Tính diện tích hình thoi và diện tích hình chữ nhật.
+So sánh diện tích hình thoi và diện tích hình chữ nhật.
+Đối chiếu các câu trả lời.
-HS làm vào vở, nêu miệng kết quả.
a/ S (sai)
b/ Đ (đúng)
3/ Củng cố (4’):
 -HS nhắc lại cách tính diện tích hình thoi – 4 HS. 
4-Hoạt động nối tiếp:
 -Nhắc HS về xem lại bài.
 -Chuẩn bị: Luyện tập / trang 143.
 -Nhận xét tiết học.
Ngày dạy: / /
Tiết 	 Luyện từ và câu
Cách đặt câu khiến
I-MỤC TIÊU:
 -HS nắm được cách đặt câu khiến (nd Ghi nhớ).
 -Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3).
 * HS khá, giỏi: nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4).
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bút màu đỏ, 3 băng giấy, mỗi băng đều viết câu văn (Nhà vua hoàn gươm cho Long Vương) bằng mực xanh đặt trong các khung khác nhau để 3 HS làm BT 1 (phần Nhận xét) – chuyển câu kể thành câu khiến theo 3 cách khác nhau.
 -4 băng giấy – mỗi băng viết 1 câu văn ở BT 1 (phần Nhận xét).
 -3 tờ giấy khổ rộng – mỗi tờ viết 1 tình huống (a, b hoặc c) của BT 2 (phần Luyện tập) – 3 tờ tương tự để HS làm BT 3).
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A-Khởi động (1’): Hát.
B-Kiểm tra bài cũ (4’): câu khiến
 -Kiểm tra 2 HS đọc ghi nhớ, trình bày BT 3.
C-Dạy bài mới (30’): 
1- Giới thiệu bài (1’): Từ bài cũ -> Cách đặt câu khiến
2- Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hỗ trợ
15’
20’
* HĐ 1: Tìm hiểu cách đặt câu khiến
-GV nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS chuyển từ câu kể sang câu khiến.
-3 băng giấy đã chuẩn bị.
Cách 1:
Cách 2:
Cách 3:
-GV nêu yêu cầu.
-Kết luận.
* HĐ 2: Luyện tập
BT 1: Chuyển câu kể thành câu khiến
-GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu BT.
BT 2: Đặt câu khiến 
-GV nêu yêu cầu.
-Giấy khổ rộng cho 3 HS.
-GV nêu nhận xét chung.
 BT 3: Đặt câu khiến
-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu BT.
-GV nêu nhận xét chung.
 BT 4: Nêu tình huống
-GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu BT
-GV nhận xét.
-1 HS đọc nội dung phần Nhận xét.
-HS lắng nghe.
-3 HS lên bảng thực hiện.
+Nhà vua hãy (nên, phải, đừng, chớ) hoàn gươm lại cho Long Vương !
+Nhà vua hoàn gươm lại cho long Vương đi./ thôi. / nào.
+Xin/ Mong nhà vua hoàn gươm cho Long Vương.
-1 HS đọc lại. Chú ý thay đổi giọng đọc phù hợp.
-HS đọc ghi nhớ – 3 HS.
-1 HS đọc nội dung BT.
-HS làm vào vở, 4 HS làm bảng nhóm.
- HS nối tiếp nhau trình bày – Nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS làm vào vở, 3 HS làm giấy khổ rộng.
-HS nối tiếp nhau trình bày – Nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS làm vào vở, 3 HS làm bảng lớp.
-HS nối tiếp nhau trình bày, nhận xét. 
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-HS trao đổi nhóm đôi – Trình bày.
Gv gợi ý.
Gv hướng dẫn hs làm.
3- Củng cố (3’):
 -HS thi đặt câu khiến.
4- Hoạt động nối tiếp (1’):
 -Nhắc HS xem lại bài.
 -Chuẩn bị: Ôn tập giữa HK I.
 -Nhận xét tiết học.
Ngày dạy: / /
Tiết Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả cây cối
I-MỤC TIÊU:
 Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
* HS khá, giỏi: biết xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Phiếu học tập để HS thống kê các lỗi (về chính tả, dùng từ, câu,) trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A-Khởi động (1’): Hát.
B-Kiểm tra bài cũ (2’):Luyện tập miêu tả cây cối.
 -Kiểm tra1 HS trình bày bài viết của mình.
C-Dạy bài mới (35’): 
 1- Giới thiệu bài (1’): Từ mục tiêu ->Trả bài văn miêu tả cây cối.
 2- Các hoạt động: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8’
10’
15’
*HĐ 1: GV nhận xét chung về kết quả bài viết của lớp
-GV viết đề bài lên bảng lớp
-Nhận xét về kết quả làm bài:
+Những ưu điểm chính.
+Những thiếu sót, hạn chế.
-GV thông báo điểm số cụ thể. Trả bài cho từng HS.
* HĐ 2: Hướng dẫn HS chữa bài
-GV phát phiếu học tập cho từng HS. Hướng dẫn HS sửa lỗi.
-GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
-Hướng dẫn HS sửa lỗi chung.
-Chép các lỗi định sửa lên bảng.
-GV sửa lại cho đúng bằng phấn màu.
* HĐ 3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay
-GV đọc những bài văn, đoạn văn hay .
-GV nêu yêu cầu.
-1 HS đọc 4 đề bài.
-HS lắng nghe.
-HS đọc lời phê của GV, đọc những chỗ cô chỉ lỗi trong bài, viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài theo từng loại và sửa.
-HS lên bảng sửa lần lượt từng lỗi. Cả lớp chữa trên nháp.
-HS trao đổi về bài chữa trên bảng.
-HS chép bài chữa vào vở.
-HS lắng nghe.
-HS trao đổi để tìm ra cái hay, cái đáng học của bài văn, đoạn văn.
-HS chọn một đoạn trong bài làm của mình viết lại theo cách hay hơn.
3- Củng cố (2’):
 -HS đọc lại đoạn văn mình đã viết lại – 3 HS.
4- Hoạt động nối tiếp:
 -Nhắc HS xem lại bài, HS viết bài không đạt viết lại bài nộp cho GV.
 -Chuẩn bị: Ôn tập giữa học kì I.
 -Nhận xét tiết học.
Tiết 2 	 Khoa học
Nhiệt cần cho sự sống
I-MỤC TIÊU: 
 Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
 * GD BVMT (bộ phận):Hs biết được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -GV + HS: sưu tầm những thông tin chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A-Khởi động (1’): Hát.
B-Kiểm tra bài cũ (4’):Các nguồn nhiệt
 -Kiểm tra 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
C-Dạy bài mới (30’): 
1- Giới thiệu bài (1’): Từ mục tiêu -> Nhiệt cần cho sự sống
2- Các hoạt động: 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
25’
10’
* HĐ 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
+ Mục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
+ Cách tiến hành:
-GV tổ chức thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 HS làm ban giám khảo.
-GV phổ biến luật chơi:
+GV lần lượt đưa câu hỏi.
+Các đội lắc chuông dành quyền trả lời.
-GV tổng kết trò chơi.
-Kết luận:
* HĐ 2: Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất
+Mục tiêu: Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất.
+Cách tiến hành:
-GV nêu câu hỏi.
*Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất không được Mặt trời sưởi ấm ?
-GV kết luận:
-3 nhóm, trao đổi thông tin đã sưu tầm được.
-HS tham gia trò chơi.
-HS đọc mục Bạn cần biết trang 108.
-HS trả lời cá nhân.
+Gió ngừng thổi, Trái đất trở nên lạnh giá, nước sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa, Trái đất trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
-3 HS đọc mục Bạn cần biết trang 109.
3- Củng cố (4’):
 -HS nhắc lại nội dung cần biết – 2 HS.
D- Họat động nối tiếp:
 -Nhắc HS học thuộc nội dung Bạn cần biết.
 -Chuẩn bị: Ôn tập: Vật chất và năng lượng / trang 110.
 -Nhận xét tiết học.
Tiết 	 Toán
Luyện tập
I-MỤC TIÊU: 
 Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó.
 Tính được diện tích hình thoi.
* BT cần làm: BT1, 2, 4.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -GV: Bảng nhóm.
 -HS: Bảng con.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 A-Khởi động (1’): Hát.
B-Kiểm tra bài cũ (4’): Diện tích hình thoi
 -Kiểm tra 2 HS nhắc lại cách tính diện tích hình thoi và làm lại BT 1, 2.
C-Dạy bài mới (34’):
1/ Giới thiệu bài (1’): Từ bài cũ -> Luyện tập
2/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
20’
15’
* HĐ 1: Tính diện tích hình thoi (BT 1,2)
BT 1:
-GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu BT.
BT 2:
-GV nêu yêu cầu.
*HĐ 2: Ghép hình (BT 3, 4)
BT 3: Ghép hình
-Hướng dẫn HS khá làm
BT 4: Cắt hình thoi
-Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu BT
-GV nêu nhận xét chung.
-1 HS đọc yêu cầu.
-HS làm vào vở, 2 HS làm bảng nhóm.
a/ S = (19 x 12 ) : 2 = 114 cm2
b/ Ta có: 7 dm = 70 cm
 S = ( 30 x 70 ) : 2 = 1050 cm2
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-HS làm bảng con.
Bài giải
Diện tích miếng kính:
(14 x 10 ) : 2= 70 cm2
 Đáp số: 70 cm2
-1 HS đọc lại kết quả.
-HS đọc yêu cầu BT – 1 HS.
-HS trao đổi nhóm đôi tìm cách xếp 4 hình tam giác thành hình thoi. Xác định đường chéo của hình thoi -> Tính diện tích hình thoi.
-HS làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp, kết quả là: S = 12 cm2
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-HS quan sát hình trong SGK.
HS thực hành cắt hình thoi.
3/ Củng cố (4’):
 -HS nhắc lại đặc điểm và cách tính diện tích hình thoi - 2 HS. 
4- Hoạt động nối tiếp:
 -Nhắc HS về xem lại bài.
 -Chuẩn bị: Luyện tập chung / trang 144.
 -Nhận xét tiết học.
Sinh hoạt tuần 27
I/ Nhận xét tuần vừa qua:
- Ban cán sự báo cáo tình hình của lớp trong tuần qua.
- Giáo viên nhận xét-đánh giá:
1.Về vệ sinh, đồng phục:
- Các tổ trực nhật tương đối sạch sẽ 
- Lớp đồng phục đầy đủ, một số em chưa gọn gàng, sạch sẽ.
2. Về học tập:
- Nhắc nhở HS học tập chưa cố gắng: Nga, Lộc, Tính, Thọ.
- Tuyên dương những Hs có tiến bộ trong tuần: Hiếu, Hiếu, Linh, Oanh,Huỳnh, Nương.
II/ Phổ biến nhiệm vụ tuần tới:
- Học chương trình tuần 28.
- Duy trì sĩ số đầy đủ, học chuyên cần.
- Ôn luyện môn Toán, Tiếng việt.
- KT giữa HKII.
- Thực hiện tốt vệ sinh trường, lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_27_bui_thi_hang.doc