Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 10

Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 10

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Tiết 1

I. MỤC TIÊU :

- Kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu ( trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc ) . Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật của các bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân .

- Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 . Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc .

 - Có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và Học thuộc lòng trong 9 tuần đầu

 - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Khởi động : Hát .

 2. Bài cũ :

 - Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Điều ước của vua Mi-đát , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .

 

doc 37 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 1
I. MỤC TIÊU :
- Kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu ( trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc ) . Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật của các bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân . 
- Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 . Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc .
	- Có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Phiếu viết tên từng bài Tập đọc và Học thuộc lòng trong 9 tuần đầu 
	- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : 
	- Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Điều ước của vua Mi-đát , trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc . 
 3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng .
MT : Giúp HS đọc đúng các bài Tập đọc và đọc thuộc lòng các bài Học thuộc lòng đã học .
- Kiểm tra khoảng 1/3 lớp .
- Cho điểm.
Hoạt động lớp .
- Từng em lên bốc thăm chọn bài .
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- Trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc .
* Hoạt động 2 : Bài tập 2 .
MT : Giúp HS làm được bài tập .
- Nêu câu hỏi :
+ Những bài Tập đọc như thế nào là truyện kể ?
+ Hãy kể tên những bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân .
- Phát phiếu riêng cho vài em .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT .
+ Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối , liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên mọt điều có ý nghĩa .
+ Dế mèn bênh vực kể yếu ; Người ăn xin .
- Đọc thầm lại các truyện trên , suy nghĩ , làm bài cá nhân .
- Những em làm bài trên phiếu dán nhanh kết quả bài làm ở bảng lớp , trình bày .
- Lớp nhận xét theo các yêu cầu :
+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ?
+ Lời trình bày có rõ ràng , mạch lạc không ?
- Sửa bài theo lời giải đúng .
* Hoạt động 3 : Bài tập 3 .
MT : Giúp HS làm được bài tập .
- Nhận xét , kết luận :
+ Đoạn văn có giọng đọc thiết tha , trìu mến là đoạn cuối truyện Người ăn xin .
+ Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết là đoạn Nhà Trò kể nỗi khổ của mình . 
+ Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ , răn đe là đoạn Dế Mèn đe dọa bọn nhện , bênh vực Nhà Trò . 
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT .
- Tìm nhanh trong hai bài Tập đọc nêu trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc , phát biểu .
- Thi đọc diễn cảm , thể hiện rõ sự khác biệt về giọng đọc ở mỗi đoạn .
 4. Củng cố : 
	- Nêu lại những nội dung vừa được ôn tập , kiểm tra .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét tiết học . Yêu cầu những em chưa được kiểm tra hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện đọc .
	- Dặn HS xem lại các quy tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết sau .
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 2
I. MỤC TIÊU : 
	- Hệ thống hóa các quy tắc viết hoa tên riêng .
 - Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài Lời hứa . 
	- Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một tờ phiếu chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép bằng cách xuống dòng , dùng dấu gạch ngang đầu dòng .
	- Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải BT2 ; 5 tờ phiếu kẻ bảng ở BT2 để phát riêng cho 5 em .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : 	- Nhận xét bài chính tả và phần luyện tập đã thực hiện tuần trước .
 3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT : Giúp HS nghe để viết đúng chính tả đoạn văn .
- Đọc bài thơ Lời hứa , giải nghĩa từ trung sĩ .
- Nhắc HS : Ghi tên bài thơ vào giữa dòng . Sau khi chấm xuống dòng , chữ đầu dòng nhớ viết hoa , có thể viết sát lề vở cho đủ chỗ .
- Đọc cho HS viết .
- Đọc toàn bài cho HS soát lại .
- Chấm , chữa bài .
- Nêu nhận xét .
Hoạt động lớp .
- Cả lớp theo dõi trong SGK .
- Đọc thầm lại bài văn , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày bài , các viết các lời thoại
- Viết bài vào vở .
* Hoạt động 2 : Dựa vào bài Chính tả , trả lời các câu hỏi .
MT : Giúp HS trả lời đúng các câu hỏi .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc nội dung BT2 .
- Từng cặp trao đổi , trả lời các câu hỏi a , b , c , d .
- Cả lớp nhận xét , kết luận .
* Hoạt động 3 : Dựa vào bài Chính tả , trả lời các câu hỏi .
MT : Giúp HS nắm lại quy tắc viết hoa tên riêng .
- Nhắc HS :
+ Xem lại kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết LTVC tuần 7 để làm bài cho đúng .
+ Phần quy tắc cần ghi vắn tắt .
- Phát riêng phiếu cho vài em .
- Dán tờ phiếu viết sẵn lời giải đúng cho vài em đọc .
Hoạt động lớp .
- Đọc yêu cầu BT .
- Làm bài vào vở BT .
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Lớp nhận xét , sửa chữa .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
 4. Củng cố :
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng , viết đẹp tiếng Việt .
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học . 
	- Nhắc HS đọc trước , chuẩn bị nội dung tiết sau .
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 3
I. MỤC TIÊU :
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc và Học thuộc lòng . Hệ thống hóa một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật , giọng đọc của các bài Tập đọc là truyện kể thuộc chủ đề Măng mọc thẳng .
- Đọc trôi chảy các bài Tập đọc đã học từ đầu HKI của lớp 4 . Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc .
	- Có ý thức đọc đúng , hiểu đúng tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- 12 phiếu viết tên từng bài Tập đọc , 5 phiếu viết tên các bài HTL đã học trong 9 tuần đầu .
	- Giấy khổ to ghi sẵn lời giải BT2 . Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng BT2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát .
 2. Bài cũ : 
	- Nhận xét việc kiểm tra tiết học trước .
 3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
* Hoạt động 1 : Kiểm tra Tập đọc và Học thuộc lòng .
MT : Giúp HS đọc đúng các bài đã học trong 9 tuần qua .
- Kiểm tra 1/3 lớp .
- Cho điểm.
Hoạt động lớp .
- Từng em lên bốc thăm chọn bài .
- Đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
- Trả lời 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc .
* Hoạt động 2 : Bài tập 2 .
MT : Giúp HS làm được bài tập .
- Gợi ý HS có thể tìm tên bài ở Mục lục .
- Ghi tên bài ở bảng lớp .
- Phát phiếu cho một số em .
- Chốt lại lời giải đúng , dán phiếu đã ghi lời giải ở bảng , mời vài em đọc bảng kết quả .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Đọc yêu cầu BT .
- Đọc tên bài .
- Đọc thầm các truyện trên , suy nghĩ , trao đổi theo cặp , làm bài vào vào vở , một số em làm vào phiếu .
- Những em làm bài trên phiếu cử đại diện trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , tính điểm thi đua theo các tiêu chí :
+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ?
+ Lời trình bày có rõ ràng , mạch lạc không ?
+ Giọng đọc minh họa thế nào ?
 4. Củng cố : 
	- Hỏi : Những truyện kể các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì ? ( Chúng em cần sống trung thực , tự trọng , ngay thẳng như măng luôn mọc thẳng )
 5. Dặn dò : 
	- Nhận xét tiết học .
	- Nhắc HS đọc trước , chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau : tiếp tục luyện đọc và HTL ; đọc lại các bài về dấu câu , 5 bài mở rộng vốn từ trong các tiết LTVC ở 3 chủ điểm .
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Tiết 4
I. MỤC TIÊU :
- Hệ thống hóa để HS hiểu sâu thêm các từ ngữ , thành ngữ , tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân , Măng mọc thẳng , Trên đôi cánh ước mơ .
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép . Sử dụng được chúng khi viết câu
- Yêu thích vẻ phong phú của từ tiếng Việt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải BT3 ; một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm làm BT1 .
	- Một số phiếu kẻ bảng tổng kết để các nhóm làm BT3 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : 
	- Kiểm tra 1 em kể một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia , sau đó nói ý nghĩa truyện .
 3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : 
 ... ân giặc chết quá nửa , tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
 4. Củng cố :
	- Giáo dục HS tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc .
 - Nhận xét tiết` học
 5. Dặn dò : 
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
 - Chuẩn bị : Nhà LÝ dời đô ra Thăng Long
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa lí (tiết 9)
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. MỤC TIÊU :
	- Giúp HS nắm những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt .
	- Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ VN . Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt . Dựa vào lược đồ , bản đồ , tranh , ảnh để tìm kiến thức . Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người .
	- Tự hào về thành phố hoa Đà Lạt .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ địa lí Tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh vè thành phố Đà Lạt .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : 
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 - Nhận xét bài cũ
 3. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước .
MT : Giúp HS nắm đặc điểm tự nhiên của thành phố Đà Lạt .
- Dựa vào hình 1 , tranh , ảnh , mục I SGK và kiến thức bài trước , trả lời các câu hỏi sau :
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ?
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu m ?
+ Với độ cao đó , Đà Lạt có khí hậu như thế nào ?
- Quan sát hình 1 , 2 rồi chỉ vị trí các điểm đó trên hình 3 .
- Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt .
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
- Giải thích thêm : Càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm . Trung bình cứ
lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi khoảng 5 – 6 o C . Vì vậy , vào mùa hạ nóng bức , những địa điểm nghỉ mát ở vùng núi thường rất đông du khách . Đà Lạt ở độ cao 1500 m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ . Vào mùa đông , Đà Lạt cũng lạnh nhưng không chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Dựa vào hình 1 , tranh , ảnh , mục I SGK và kiến thức bài trước , trả lời các câu hỏi :
 + Lâm Viên
 + 1500 m
 + mát mẻ quanh năm
- HS lên chỉ vị trí trên hình 3
- Vài em trả lời câu hỏi trước lớp .
* Hoạt động 2 : Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát .
MT : Giúp HS biết Đà Lạt là một thành phố du lịch và nghỉ mát .
- Dựa vào vốn hiểu biết , hình 3 , mục II SGK , các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Tại sao Đà Lạt được bình chọn làm nơi du lịch , nghỉ mát ?
+ Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát , du lịch ?
+ Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt .
- Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Dựa vào vốn hiểu biết , hình 3 , mục II SGK , các nhóm thảo luận theo các gợi ý 
 + có khí hậu mát mẻ, có cảnh quan thiên nhiên đẹp.
 + NGhỉ mát : Có nhà ga, khách sạn, biệt thự, sân gôn , Du lịch : du thuyền , cưỡi ngựa, chơi thể thao .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp .
- Trình bày tranh , ảnh về Đà Lạt do nhóm sưu tầm .
* Hoạt động 3 : Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt .
MT : Giúp HS đặc điểm về hoa quả , rau xanh của Đà Lạt .
- Dựa vào vốn hiểu biết , quan sát hình 4 SGK , các nhóm thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh ?
+ Kể tên một số loại hoa , quả và rau xanh ở Đà Lạt .
+ Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa , quả , rau xanh xứ lạnh ?
+ Hoa và rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào ?
- Sửa chữa , giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
Hoạt động nhóm .
- Dựa vào vốn hiểu biết , quan sát hình 4 SGK , các nhóm thảo luận theo các gợi ý 
- Hoa; lan, hồng, cúc, lay ơn
- Quả : dâu tây, đào,
- Rau : bắp cải, súp lơ, cà chua ,
- vì khí hậu lạnh ,mát mẻ thích hợp với các loài cây xứ lạnh
 + chủ yếu được tiêu thụ ở các thành phố lớn và xuất khẩu , sau cung cấp cho nhiều nơi ở miền Trung và Nam bộ 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp .
 4. Củng cố : 
	- GV cùng HS hoàn thiện sơ đồ ở bảng 
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
 - Chẩun bị : ôn tập
Đạo đức (tiết 10)
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Hiểu được : Thời giờ là cái quý nhất , cần phải tiết kiệm ; nắm cách tiết kiệm thời giờ .
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm .
- Ý thức cao trong việc sử dụng quỹ thời gian của mình .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	- Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ .
	- Mỗi em chuẩn bị 3 tấm bìa : màu đỏ , xanh và trắng .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : Hát . 
 2. Bài cũ : 
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Bài tập 1 .
MT : Giúp HS xử lí đúng các tình huống nêu trong BT1 .
- Kết luận : 
+ Các việc a , c , d là tiết kiệm thời giờ .
+ Các việc b , đ , e không phải là tiết kiệm thời giờ .
Hoạt động cá nhân .
- Làm bài tập cá nhân .
- Trình bày , trao đổi trước lớp .
Hoạt động 2 : Bài tập 4 .
MT : Giúp HS nêu được việc tiết kiệm thời giờ của bản thân .
- Nhận xét , khen ngợi những em đã biết sử dụng thời giờ tiết kiệm và nhắc nhở những em còn sử dụng thời giờ lãng phí .
Hoạt động nhóm đôi .
- Thảo luận theo nhóm đôi việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới .
- Một vài em trình bày với lớp .
- Lớp trao đổi , chất vấn , nhận xét .
Hoạt động 3 : Trình bày , giới thiệu các tranh vẽ , bài viết hoặc tư liệu sưu tầm được về chủ đề Tiết kiệm thời giờ .
MT : Giúp HS rút được những bài học bổ ích qua các tranh vẽ , bài viết , tư liệu .
- Khen các em chuẩn bị tốt và giới thiệu hay .
Hoạt động lớp .
- Trình bày , giới thiệu các tranh vẽ , bài viết hoạc các tư liệu các em sưu tầm được về chủ đề Tiết kiệm thời giờ .
- Cả lớp trao đổi , thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ , ca dao , tục ngữ , truyện , tấm gương  vừa trình bày .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giúp HS chốt lại bài học :
	+ Thời giờ là thứ quý nhất , cần phải sử dụng tiết kiệm .
	+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng nó vào các việc có ích một cách hợp lí , có hiệu quả .
 5. Dặn dò : (1’)
 - Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày .
 - Chuẩn bị : Ôn tập
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 10 : Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
I/ Mục tiêu :	 
+Cho HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột thưa hay đột mau theo đúng quy trình đúng kĩ thuật.
+ Rèn cho HS gấp được mép vải , khâu viền đúng kĩ thuật. 
+ Có ý thức cẩn thận khi làm việc và biết yêu quí sản phảm của mình.
II/ Chuẩn bị : HS : Vải có kích thước 20 x30cm ; kim, chỉ . . .
	GV : Bài mẫu chuẩn mực ; vải có kích thước 20 x30cm ; kim, chỉ 
II/ Hoạt động : Kiểm tra : KT dụng cụ học tập của HS
 Giáo viên 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu :
-Cho HS xem bài mẫu (mặt trái ,mặt phải)
H. Đường gấp mép thế nào ? 
H. Các mũi khâu thế nào ? 
-Cho HS xem sản phẩm có sử dụng mũi khâu đột: ( một cái túi , một cái bao gối) 
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
1/ Gấp mép vải 
 Đặt vải thế nào? Tiếp theo ta làm gì ? 
H. Đường thứ nhất cách mép vải bao nhiêu cm? 
H. Đường thứ hai cách đường thứ nhất bao nhiêu cm? 
-Thực hiện gấp mép vải
-Theo dõi hướng dẫn thêm HS yếu . 
2/ Khâu lược 
-Quan sát hình 3/25
H. Nêu cách khâu lược đường gấp ?
-Thực hành 
-Theo dõi và sửa sai cho HS
3/ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột 
-Hướng dẫn : Lật mặt vải có đường gấp mép ra sau
+ Vạch đường dấâu ở mặt phải , cách mép gấp phía trên 17mm. Tiến hành khâu
+ Lật vải nút chỉ ở cuối đường khâu
+ Rút bỏ sợi chỉ lược .
-Thực hành 
-Theo dõi , giúp đỡ HS yếu
Học sinh
-Quan sát. Thẳng, miết kĩ
-Khâu mũi đột thưa ( đột mau) đều nhau, khâu thẳngđường.
-Quan sát
- . . .mặt trái lên bàn
-Vạch dấu : 2 đường 
- Cách mép vải 1cm 
-Cách đường thứ nhất 2cm 
-HS thực hành : 1HS lên bảng thực hiện- Lớp thực hiện trên vải của mình 
-QS
-Khâu mặt trái ; mũi khâu dài nhưng thẳng và khá đều 
-HS thực hành 
-HS thực hành 
3)Củng cố : Nhắc lại các bước tiến hành khâu viền mép vải bằng mũi khâu đột 
 Dặn dò : Về nhà học lại bài - chuẩn bị tiết sau ta thực hành
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc