I. Mục tiêu:
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy học:
+ GV: Vẽ các sơ đồ minh hoạ như SGK lên bảng phụ.
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4.
+ HS: Thước kẻ, e ke và kéo.
III. Các hoạt động dạy học:
Thứ hai, ngày 28 tháng 03 năm 2011 HĐTT: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN -------------------- ------------------ TẬP ĐỌC: ÔN TẬP GIỮA KÌ II (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. * HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng /phút) - GD HS ý thức cao trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: - 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu câu trong đó: + 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 + 6 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL. + Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Phần giới thiệu : * Ở tuần này các em sẽ ôn tập và kiểm tra lấy điểm giữa học kì II. 2) Kiểm tra tập đọc: - Kiểm tra số học sinh cả lớp. - Từng HS lên bốc thăm để chọn bài đọc. - Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập. - Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc. - Theo dõi và ghi điểm. - Những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại. 3) Lập bảng tổng kết: - Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm "Người ta là hoa của đất " - HS đọc yêu cầu. - Những bài tập đọc nào là truyện kể trong chủ đề trên ? _ HS tự làm bài trong nhóm. + Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng đọc phiếu các nhóm khác, nhận xet, bổ sung. + Nhận xét lời giải đúng. 3) Củng cố dặn dò: *Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ đầu năm đến nay nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra. - Xem lại 3 kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào?) - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn dò học sinh về nhà học bài - HS lắng nghe. - Lần lượt từng em khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. - Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc. - Học sinh đọc. + Bài tập đọc: Bốn anh tài - Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. - 4 em đọc lại truyện kể, trao đổi và làm bài. - Cử đại diện lên dán phiếu, đọc phiếu. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Tên bài Tác giả Nộidung Nhân vật Bốn anh tài Truyện cổ dân tộc Tày Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác cứ dân lành của bốn anh em Cẩu Khây Cẩu Khây- Nắm Tay Đóng Cọc. Lấy Tai Tat Nước , Móng Tay Đục Máng, bà lão chăn bò, Yêu tinh Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. Trần Đại Nghĩa + 2 HS nhận xét bài bạn trên bảng. - HS cả lớp. -------------------- ------------------ TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi. - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. - GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị các mảnh bìa hoặc giấy màu. - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4. - Giấy kẻ ô li, cạnh 1 cm, thước kẻ, e ke và kéo. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: b) Thực hành: *Bài 1 : - HS nêu đề bài. + GV vẽ hình như SGK lên bảng. A B C D - Quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD, lần lượt đối chiếu các câu a), b), c), d) với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật. Từ đó xác định câu nào là phát biểu đúng, câu nào là phát biểu sai rồi chọn chữ tương ứng. - Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm học sinh. - Bài tập này giúp em củng cố điều gì ? *Bài 2 : - HS nêu đề bài. + GV vẽ hình như SGK lên bảng. - Quan sát hình thoi PQSR lần lượt đối chiếu các câu a) , b) , c) , d) với các đặc điểm đã biết của hình thoi. Từ đó xác định câu nào là phát biểu đúng, câu nào là phát biểu sai rồi chọn chữ tương ứng. - HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Nhận xét bài làm HS. - Bài tập này giúp em củng cố điều gì ? * Bài 3 : - HS nêu đề bài. + GV vẽ các hình như SGK lên bảng. - Tính diện tích các hình theo công thức. - So sánh diện tích các hình sau đó khoanh vào ô có ý trả lời đúng. - HS cả lớp làm vào vở. - Giáo viên nhận xét. * Bài 4: - Gọi học sinh nêu đề bài. - Tìm nửa chu vi hình chữ nhật. - Tìm chiều rộng hình chữ nhật. - Tìm diện tích hình chữ nhật. + HS làm bài vào vở. - HS lên làm bài trên bảng. - Nhận xét ghi điểm HS. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài và làm bài. - 1 HS làm bài trên bảng. - HS nhận xét bài bạn. + HS lắng nghe. - 1 HS đọc. - Quan sát hình vẽ và trả lời. + Nhận xét bài bạn. - Củng cố đặc điểm của hình chữ nhật - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Quan sát hình vẽ và trả lời. a. PQ và SR là hai cạnh không bằng nhau. ( SAI ) b. PQ không song song với PS( ĐÚNG) c.Các cạnh đối diện song song(ĐÚNG) d/ Có 4 cạnh bằng nhau ( ĐÚNG ) + Nhận xét bài bạn. - Củng cố đặc điểm của hình thoi. - 1 HS đọc, tự làm vào vở. + 1 HS lên bảng thực hiện và trả lời. - Nhận xét bổ sung bài bạn. - 1 HS đọc. + Lắng nghe GV hướng dẫn. - Lớp thực hiện vào vở. - 1 HS làm bài trên bảng. - HS ở lớp nhận xét bài bạn. - Học sinh nhắc lại nội dung bài. - Về nhà học bài và làm bài tập còn lại -------------------- ------------------ BUỔI CHIỀU: LỊCH SỬ: NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (NĂM 1786) I. Mục tiêu : - Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng long diệt chúa Trịnh (1786): + Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786). + Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất được đất nước. Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh mở đầu cho việc thống nhất đất nước. GD HS biết tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. Đồ dùng dạy học - Lược dđồ khởi nghĩa Tây Sơn. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC : - Trình bày tên các đô thị lớn hồi thế kỉ XVI-XVII và những nét chính của các đô thị đó. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài: Ghi tựa b. Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp : GV dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long: - GV cho HS lên bảng tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn. - GV giới thiệu về vùng đất Tây Sơn trên bản đồ. *Hoạt động cả lớp: (Trò chơi đóng vai ) - GV cho HS đọc hoặc kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân ra Tây Sơn. + Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì? + Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào? + Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào ? GV nhận xét. * Hoạt động cá nhân: - GV cho HS thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long. - GV nhận xét, kết luận. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV cho HS đọc bài học trong khung. - Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long nhằm mục đích gì ? - Việc Tây Sơn lật đổ tập đoàn PK họ Trịnh có ý nghĩa gì ? - Về xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Quang Trung đại phá quân thanh năm 1789”. - Nhận xét tiết học. - HS hỏi đáp nhau và nhận xét. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - HS theo dõi. - HS kể hoặc đọc. - Vài HS. - HS thảo luận và trả lời:(xem SGV) - 3 HS đọc và trả lời. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS cả lớp. -------------------- ------------------ TOÁN: ÔN LUYỆN HÌNH HỌC I. Mục tiêu : - Nhận biết được một số tính chất của hình chử nhật, hình thoi. - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. II. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ : - Gọi HS giải lại bài 1/ 143 - Nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới : * GT bài - Ghi đề lên bảng * HD làm bài tập a. Tổ chức tự làm bài - Phát cho mỗi em 1 phiếu BT, yêu cầu các em tự làm bài giống như khi làm bài kiểm tra b. HD kiểm tra bài - GV lần lượt cho HS phát biểu ý kiến của từng bài, sau đó chữa bài. - Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét - Dặn CB : Giới thiệu tỉ số - 2 em lên bảng. - HS nhận phiếu, làm bài. - Theo dõi bài chữa Bài 1: a, b, c : Đ d : S Bài 2: b, c, d : Đ a : S Bài 3: A Bài 4 : Chiều rộng hình chữ nhật : 56 : 2 - 18 = 10 (m) Diện tích hình chữ nhật : 18 x 10 = 180 (m2) - HS kiểm tra, báo cáo kết quả trước lớp. -------------------- ------------------ TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN CÂU KHIẾN I. Mục tiêu : - Nắm được cấu tạo ,tác dụng của câu khiến. - Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến. II. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu bài “ Câu khiến” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm nội dung bài *Phần nhận xét: Bài tập 1,2: - 1 HS đọc yêu cầu của BT1,2 - HS suy nghĩ , phát biểu ý kiến - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của BT3 - HS lên bảng tiếp nối ghi mỗi HS một câu văn - GV nhận xét từng câu, rút ra kết luận * Phần ghi nhớ: - HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK - Một HS lấy 1 ví du minh họa nội dung ghi nhớ Hoạt động 3: Phần luỵên tập Bài tập1: - 4 HS nối tiếp nhau đọc nội dung yêu cầu bài tập 1 - HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi với bạn bên cạnh - HS trình bày - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài - GV phát giấy cho HS -giao việc. - Các nhóm làm vào giấy - Các nhóm lên trình bày kết quả - GV nhận xét - Cả lớp theo dõi SGK - HS phát biểu.- Lớp nhận xét - Cả lớp theo dõi SGK - HS suy nghĩ trao đổi. - HS phát biểu- lớp nhận xét - HS theo dõi SGK - HS suy nghĩ, viết nhanh vào giấy - Đại diện các nhóm trình bày - Cả lớp nhận xét --------------------------------------------------- ---------------------------------------------- Thứ ba, ngày 29 tháng 03 năm 2011 TOÁN: GIỚI THIỆU TỈ SỐ I. Mục tiêu: - Biết lập tỉ ... ại các lời yêu cầu đề nghị vừa viết theo giọng điệu phù hợp. * Ghi nhớ : - HS dựa vào cách làm bài tập trong phần nhận xét, tự nêu cách nói lời yêu cầu đề nghị để bày tỏ phép lịch sự. - Gọi 2 - 4 HS đọc ghi nhớ. c. Luyện tập thực hành Bài 1: - HS đọc yêu cầu đề bài. + GV giải thích: + Đọc thật kĩ các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sự. - Nhận xét câu trả lời của HS. Bài 2: - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS thực hiện như BT1 - Gọi HS phát biểu. - GV nhận xét chốt lại câu đúng. Bài 3: - HS đọc yêu cầu. - Chia nhóm 4 HS yêu cầu HS trao đổi thảo luận và hoàn thành yêu cầu. - Gọi các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, kết luận các câu mà HS nêu đúng các ý lịch sự, cho điểm các nhóm có số câu đúng hơn. Bài 4 : - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi theo nhóm để đặt câu khiến đúng với từng tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp thể hiện thái độ lịch sự. + Dán lên bảng 3 tờ giấy khổ to, phát bút dạ cho mỗi nhóm. + Mời 3 HS lên làm trên bảng. - HS trong nhóm đọc kết quả làm bài - HS cả lớp nhận xét các câu mà bạn vừa nêu đã đúng với tình huống và bày tỏ được thái độ lịch sự đã đặt ra chưa. - GV nhận xét ghi điểm HS đặt được câu hay 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tìm thêm các câu khiến vơi mỗi tình huống, chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng thực hiện. - Nhận xét bài làm của bạn. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - Hoạt động cá nhân. - Lớp làm vào vở, 2 HS đại diện lên bảng làm trên 2 băng giấy. - Đọc các lời yêu cầu, đề nghị vừa tìm được. HS đọc lại theo giọng điệu phù hợp. - HS nhận xét câu của bạn. + HS tự phát biểu ghi nhớ. - 4 HS nhắc lại. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + HS lắng nghe. + HS suy nghĩ và tiếp nối phát biểu: - Cách nói lịch sự là câu b và c: - Nhận xét câu trả lời của bạn. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + HS suy nghĩ và tiếp nối phát biểu : - Cách nói lịch sự là câu b, c, d : - Nhận xét câu trả lời của bạn. - HS đọc yêu cầu. - Các nhóm thảo luận và hoàn thành yêu cầu trong phiếu. - Cử đại diện lên dán băng giấy lên bảng. - Bổ sung các câu mà nhóm bạn chưa nói rõ. - 1 HS đọc thành tiếng. - HS thảo luận trao đổi theo nhóm. - 3 HS lên bảng đặt câu theo từng tình huống như yêu cầu viết vào phiếu. + HS đọc kết quả: + Nhận xét bổ sung cho bạn. - HS cả lớp lắng nghe và thực hiện. -------------------- ------------------ KĨ THUẬT: LẮP XE NÔI (tiết 1) I. Mục tiêu: Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi. Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được. * Với HS khéo tay: Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được. - GD HS tính kiên trì, khéo léo trong môn học. II. Đồ dùng dạy- học: - Mẫu xe nôi đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Lắp xe nôi và nêu mục tiêu bài học. b) Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu cái xe nôi lắp sẵn và hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận.Hỏi: + Để lắp được xe nôi, cần bao nhiêu bộ phận? - GV nêu tác dụng của xe nôi trong thực tế: dùng để cho các em nhỏ nằm hoặc ngồi để người lớn đẩy đi chơi. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. a/ GV h/ dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK - GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ. - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. b/ Lắp từng bộ phận: - Lắp tay kéo H.2 SGK. GV cho HS quan sát và hỏi: + Để lắp được tay kéo, em cần chọn chi tiết nào, số lượng bao nhiêu? - GV tiến hành lắp tay kéo xe theo SGK. - Lắp giá đỡ trục bánh xe H.3 SGK. Hỏi: + Theo em phải lắp mấy giá đỡ trục bánh xe? - Lắp thanh đỡ giá bánh xe H.4 SGK. Hỏi: + Hai thanh chữ U dài được lắp vào hàng lỗ thứ mấy của tấm lớn? - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh - Lắp thành xe với mui xe H.5 SGK. Hỏi: + Để lắp mui xe dùng mấy bộ ốc vít? - GV lắp theo các bước trong SGK. - Lắp trục bánh xe H.6 SGK. Hỏi: + Dựa vào H.6, em hãy nêu thứ tự lắp từng chi tiết ? - GV gọi vài HS lên lắp trục bánh xe. c/ Lắp ráp xe nôi theo qui trình trong SGK . - GV ráp xe nôi theo qui trình trong SGK. - Gọi 1- 2 HS lên lắp. d/ GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 3. Nhận xét- dặn dò: - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau. - Chuẩn bị đồ dùng học tập. HS d b - HS quan sát vật mẫu. - 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ, giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, - 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài. - HS trả lời. - HS lên lắp. - 2 HS lên lắp. - Cả lớp. --------------------------------------------------- ----------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 08 tháng 04 năm 2010 TẬP LÀM VĂN: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. Mục tiêu: - Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ). - Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn s tả một con vật nuôi trong nhà (mục III) - Có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ một số loại con vật ( phóng to nếu có điều kiện) - Tranh ảnh vẽ một số loại con vật có ở địa phương mình (chó, mèo, gà, vịt, trâu, bò, lợn ... ) - Bảng phụ hoặc tờ giấy lớn để HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả con vật. (BT hần luyện tập) III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1 : - HS đọc đề bài. - HS đọc bài đọc " Con mèo hung " - Bài này văn này có mấy doạn? - Mỗi đoạn văn nói lên điều gì? - Em hãy phân tích các đoạn và nội dung mỗi đoạn trong bài văn trên? - Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. + Treo bảng ghi kết quả lời giải viết sẵn, chốt lại ý kiến đúng, gọi HS đọc lạusau đó nhận xét, sửa lỗi và cho điểm từng học sinh c. Phần ghi nhớ : - HS đọc lại phần ghi nhớ. d. Phần luyện tập : Bài 1 : - HS đọc đề bài, lớp đọc thầm bài - GV kiểm tra sự chuẩn bị cho bài tập. - Treo tranh ảnh một số con vật nuôi trong nhà. - Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. - Nên chọn lập dàn ý một con vật nuôi, gây cho em ấn tượng đặc biệt. - Nếu trong nhà không nuôi con vật nào, các em có thể lập dàn ý cho bài văn tả một con vật nuôi mà em biết. - HS lập dàn bài chi tiết cho bài văn. - Lớp thực hiện lập dàn ý và miêu ta. + HS lần lượt đọc kết quả bài làm. + Gọi 4 HS lên dán 4 tờ phiếu lên bảng và đọc lại. + Hướng dẫn HS nhận xét và bổ sung nếu có. + GV nhận xét, ghi điểm một số HS viết bài tốt. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại bài văn miêu tả về 1 con vật nuôi quen thuộc theo 1 trong 2 cách đã học - Dặn HS chuẩn bị bài sau - 2 HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài. - Bài văn có 4 đoạn. + 2 HS trao đổi và sửa cho nhau, phát biểu. Đoạn Đoạn 1: dòng đầu Đoạn 2: Chà nó có đáng yêu . Đoạn 3: Có một hôm ... vuốt của nó. Đoạn 4 : còn lại Nội dung - G thiệu về con mèo sẽ tả. + Tả hình dáng, màu sắc con mèo. + Tả hoạt động, thói quen của con mèo. Nêu cảm nghĩ về con mèo - HS đọc, lớp đọc thầm. * Ghi nhớ: Bài văn miêu tả con vật gồm có 3 phần: 1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. 2. Thân bài: a) Tả hình dáng. b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật. 3 Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật. + 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Quan sát tranh và chọn một con vật quen thuộc để tả. + HS lắng nghe. + 4 HS làm vào tờ phiếu lớn. Khi làm xong mang dán bài lên bảng. + Tiếp nối nhau đọc kết quả * Mở bài: Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh, thời gian) * Thân bài: 1. Ngoại hình của con mèo a) Bộ lông, Cái đầu, Hai tai, Bốn chân, Cái đuôi, Đôi mắt, Bộ ria 2. Hoạt động chính của con mèo. a) Hoạt động bắt chuột - Động tác rình - Động tác vồ b) Hoạt động đùa giỡn của con mèo * Kết bài Cảm nghĩ chung về con mèo. HS lắng nghe nhận xét và bổ sung. - HS cả lớp thực hiện. -------------------- ------------------ TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó. - GD HS thêm yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ vẽ sẵn bảng của BT1 để HS làm bài. - Tờ bìa kẻ sẵn sơ đồ như BT4 trong SGK. - Bộ đồ dạy - học toán lớp 4. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới a) Giới thiệu bài: b) Thực hành : *Bài 1 : - HS nêu đề bài. - Hướng dẫn HS kẻ sẵn bảng như SGK + GV treo bảng kẻ sẵn lên bảng. Gọi HS lên bảng làm. - Nhận xét bài làm học sinh. - Qua bài tập này giúp em củng cố điều gì? *Bài 2 : - HS nêu đề bài. - Hướng dẫn HS phân tích đề bài. - HS tự làm bài vào vở. HS lên bảng làm. - Nhận xét bài làm học sinh. * Bài 3 : (Dành cho HS khá, giỏi) - HS nêu đề bài. - Hướng dẫn HS phân tích đề bài. - HS tự làm bài vào vở. HS lên bảng làm. - Nhận xét bài làm học sinh. * Bài 4 : - HS nêu đề bài. - Hướng dẫn HS phân tích đề bài. - HS tự làm bài vào vở. HS lên bảng làm. - Nhận xét bài làm học sinh. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Muốn tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số ta làm như thế nào? - Dặn về nhà học bài và làm bài. - 1 HS lên bảng đặt đề và làm bài. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Lắng nghe. - Suy nghĩ tự làm vào vở. HS làm bài trên bảng. Hiệu hai số Tỉ số của hai số Số bé Số lớn 15 30 45 36 12 48 - Nhận xét bài bạn. - Củng cố tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Lắng nghe GV hướng dẫn - HS ở lớp làm bài vào vở. HS lên bảng làm bài. - Nhận xét bài bạn. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Lắng nghe GV hướng dẫn - HS ở lớp làm bài vào vở. HS lên bảng làm bài. + Nhận xét bài bạn. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Lắng nghe GV hướng dẫn - HS ở lớp làm bài vào vở. HS lên bảng làm bài. - Nhận xét bài làm của bạn. - Học sinh nhắc lại nội dung bài. - Về nhà học bài và làm bài tập còn lại -------------------- ------------------ HĐTT: DẠY GD PHÒNG CHỐNG BOM MÌN VÀ VẬT LIỆU CHƯA NỔ - TỔNG KẾT (Có giáo án soạn riêng) ---------------------------------------------------- ---------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: