Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG.

I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng:

- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật , hình thoi.

- Tính được diện tích của hình vuông , hình chữ nhật; hình bình hành và hình thoi.

HS làm được các bài 1, 2,3

II. Đồ dùng dạy – học:

- HS: Các thẻ màu.

III. Hoạt động dạy - học.

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 145Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ 2 ngày14 tháng 3 năm 2011.
Tiết1: Tập đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GHK2 (T1).
I. Mục tiêu:
 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
 Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu HKII của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 85 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng ND văn bản nghệ thuật).Hiểu nội chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bướ đâu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.(HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ tốc độ đọc trên 85 tiếng/1phut.
 2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu học sách Tiếng Việt 4, tập hai (Gồm cả văn bản báo chí); Bảng phụ kẻ bảng BT2.
- HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài mới
1) Giới thiệu bài(1p)
2) Kiểm tra TĐ và HTL(15p)
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm; nếu HS đọc chưa đạt thì cho về nhà chuẩn bị để tiết sau KT lại.
3) Hướng dẫn làm bài tập:.(20p)
Bài tập 2:
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu.
- GV nêu câu hỏi:
+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Người ta là hoa đất”.
- GV phát bảng phụ cho 1HS, yêu cầu HS làm bài (HS yếu lập một bài).
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
Tên bài
Nhân vật
Bốn anh tài
Cẩu Khây, Nắm tay đóng cọc, Lấy tai tát nước, Móng tay đục máng, yêu tinh, bà lão chăn bò
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
Trần Địa Nghĩa
C. Củng cố dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- HS nghe
- Từng HS lên bốc thăm, về chỗ xem lại bài khoảng 1-2 phút
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu.
- HS trả lời.
- 1HS đọc.
- HS trả lời:
+ "Bốn anh tài" ( trang 4;13); "Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa" (trang 21).
- 1HS làm bài trên bảng phụ, lớp làm bài trong VBT.
- HS làm bài trên bảng phụ lên trình bày, lớp nhận xét.
Nội dung chính
Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu khây.
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của nước nhà.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng:
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật , hình thoi.
- Tính được diện tích của hình vuông , hình chữ nhật; hình bình hành và hình thoi.
HS làm được các bài 1, 2,3
II. Đồ dùng dạy – học:
- HS: Các thẻ màu.
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra(3p)
- H: Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới.
1) Giới thiệu bài(1p)
2) HD làm bài tập.(35p)
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu và nội dung BT1.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp (trong khi HS thảo luận, GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng).
- GV nêu từng câu hỏi (Kết hợp chỉ vào hình vẽ).
- GV nhận xét, KL lời giải đúng.
Bài 2: 
 (Thực hiện tương tự bài 1)
Bài 3:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích của mỗi hình.
- Yêu cầu HS tính diện tích của từng hình.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả.
- H: Hình nào có diện tích lớn nhất?
Bài 4: (Khuyến khích hS khá, giỏi làm)
- Gọi HS đọc bài toán.
- HD phân tích và tìm hướng giải.
- Yêu cầu HS giải bài toán.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
C. Củng cố dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- 2HS nhắc lại.
- HS nghe
- HS nêu.
- N2: Quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong SGK, lần lượt đối chiếu các câu a, b, c, d với các đặc điểm đã biết của HCN. Từ đó xác định được câu nào đúng, câu nào sai rồi chọn chữ tương ứng.
- HS giơ thẻ theo quy định đúng/sai.
a) Đ; b) Đ; c) Đ; d) S.
a) S; b) Đ; c) Đ; d) Đ.
- 4HS nhắc lại, mỗi em 1 hình.
- HS nhắc lại
- Mỗi nhóm tính diện tích một hình.
- HS báo cáo:
+ Hình vuông: 25cm2
+ Hình chữ nhật: 24 cm2
+ Hình bình hành: 24 cm2
+ Hình thoi: 12 cm2
+ Hình vuông có diện tích lớn nhất.
- 1HS đọc bài toán.
- HS phân tích bài toán và nêu hướng giải
- 1HS lên bảng, lớp giải vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
56 : 2 = 28 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 – 18 = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
18 x 10 = 180 (m2)
 Đáp số: 180m2
 Đạo đức:
BÀI 13: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (T1).
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
1.Nêu một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định liên quan đến học sinh). 
2. Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao Thông và vi phạm Luật Giao Thông.
3.Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao Thông trong cuộc sống hàng ngày.
HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật giao thông.
GDKNS: Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật. Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra(3p)
- Gọi HS đọc "ghi nhớ" bài "Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo".
- Giáo viên nhận xét, KL.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài(1p)
2.2. Giảng bài(35p)
*HĐ 1: Trao đổi thông tin(10p)
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân: đọc thông tin trong SGK; nêu nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông. Cách tham gia giao thông an toàn.
- GVKL: + Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngưng trệ...)
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi,...) nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng LGT)
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông.
*HĐ 2: Thảo luận nhóm (BT1, SGK)(10p)
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu nhận xét về việc thực hiện Luật giao thông trong các tranh 1, 2, 3, 4, 5, 6 và giải thích vì sao?
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*HĐ3: Thảo luận nhóm (bài tập 2SGK)(15p)
- GV chia nhóm và yêu cầu mỗi xử lý một tình huống.
- Gọi HS trình bày kết quả.
+ Nhóm 1 a: Một nhóm học sinh đang đá bóng ở dọc đường.
+ Nhóm 2b: Hai bạn đang chơi trên đường tàu hỏa.
+ Nhóm 3c: Hai người đang phơi rơm rạ.
+ Nhóm 4d: Một nhóm thiếu niên đang đứn xem và cổ vũ cho đám thanh niên đua xe máy trái phép.
+ Nhóm 5đ: Học sinh tan trường tụ tập trước cổng trường.
+ Nhóm 6e: Để trâu bò đi lung tung trên đường quốc lộ.
+ Nhóm 7g: Đò qua sông chở quá số người qui định.
- GVKL: BT2 là những việc làm để gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con người.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
3. Củng cố dặn dò.(1p)
- Dặn: Về tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, nêu ý nghĩa và tác dụng của biển báo.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2HS nhắc lại.
- HS theo dõi
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi, lớp chất vấn, bổ sung.
- N2: Thảo luận, sau đó cử đại diện trình bày trước lớp. Lớp nhận xét, chất vấn và bổ sung.
+ Việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Việc làm trong tranh 1, 5, 6 là việc làm chấp hành Luật giao thông.
- HS dự đoán kết quả của từng tình huống.
- HS trình bày.
+ Sẽ xảy ra tai nạn giao thông.
+ Sẽ bị tàu hỏa tông.
+ Xe cộ qua lại bị cản trở, gây tắt nghẽn giao thông...
(Học sinh tự do phát biểu).
- HS đọc "Ghi nhớ" Trong SGK
 ******************************
	Chiều thứ 2
 Lịch sử:
NGHĨA QUÂN TÂY SƠN 
TIẾN RA THĂNG LONG (NĂM 1786).
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Năm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng long diệt chúa Trịnh( Năm1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn. Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh(năm 1786).
+Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước
-Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
HSKG: Nắm được nguyên nhân thắng lợi của quân Tây sơn khi tiến ra Thăng Long. quân Trịnh bạc nhược, chủ quan, quân Tây Sơn tiến như vũ bão, quan Trịnh khộng kịp trở tay..
II. Đồ dùng dạy - học.
- Bản đồ Việt Nam.
- Phiếu học tập. 
PHIẾU HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ LỚP 4.
Bài 24: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786)
Nhóm: .
Đánh dấu nhân vào ô trống trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào khi nào? Ai là người chỉ huy? Mục đích của cuộc tiến quân là gì?
o Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1771, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để tiêu diệt chú Trịnh, thống nhất giang sơn.
o Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786, do Nguyễn Nhạc tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh.
o Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786, do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
2. Chúa Trịnh và bầy tôi khi được tin nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc đã có thái độ như thế nào?
o Kinh thành Thăng Long náo loạn, chúa Trịnh Khải đứng ngồi không yên.
o Trịnh Khải gấp rút chuẩn bị quân và mưu kế giữ kinh thành.
o Cả hai ý trên.
3. Những việc nào cho thấy chúa Trịnh và bầy tôi rất chủ quan, coi thường lực lượng của nghĩa quân?
o Một viên tướng quả quyết rằng nghĩa quân đi đường xa, lại tiến vào xứ lạ không quen khí hậu, địa hình nên chỉ cần một trận là nhà Chúa sẽ thắng.
o Một viên tướng khác thể đem cái chết để trả ơn Chúa.
o Trịnh Khải ra lện dàn binh đợi nghĩa quân đến.
o Tất cả các ý trên.
4. Khi nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quân Trịnh chống đỡ như thế nào?
o Quân Trịnh chiến đấu anh dũng nhưng không dành được thắng lợi.
o Quân Trịnh sợ hãi không dám tiến mà quay đầu bỏ chạy.
o Quân Trịnh và nghĩa quân đánh nhau không phân thắng bại.
5. Kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến quân ra Thăng Long của Nguyễn Huệ.
o Làm chủ Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh.
o Mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn hai trăm năm chia căt.
o Cả hai ý trên.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: (3p)
- H: Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên  ... IỂM TRA GHK2 (T7).
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra (đọc), yêu cầu đọc rành mạch ,trôi chảy (tốc độ 85 tiếng/ 1phut); Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc
-Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài.
-HS làm được bài tập luyện từ và câu
II. Nội dung kiểm tra:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra đọc thành tiềng(10p)
B. Kiểm tra đọc hiểu( 35p)
-Yêu cầu HS đọc kĩ bài văn , thơ khoảng thời gian 15p sau đó mới làm bài tập
 Dựa vào nội dung bài đọc – Chọn câu trả lời đúng nhất.
- GV theo dõi: Đáp án đúng là:
Câu1: Ýc (chim sâu, bông hoa và chiếc lá)
Câu2: Ýb (vì lá đem lại sự sống cho cây )
Câu3: Ýa (Hãy biết quý trọng những nhười bình thường )
Câu4: Ýc (Cả chim sâu và chiếc lá ) 
Câu5: Ýc (Nhỏ bé )
Câu6: Ýc (Có cả câu hỏi , câu kể , câu cầu khiến )
Câu7: Ýc (Có cả ba kiểu câu kể AI làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ? )
Câu8: Ýb (Cuộc đời tôi )
* GV thu bài chấm , sửa 	
* Dặn về nhà tiếp tục ôn để thi GKII
- HS thi đọc theo yêu cầu của GV
- HS đọc thầm bài: Chiếc lá.
- HS suy nghĩ làm bài vào VBT
- Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất
- Làm xong tự rà soát lại
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Toán(chiều)
LUYỆN TẬP TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TÔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- VBT Toán (Bài 139 – Trang 64; 65)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) HD làm bài tập.
- Yêu cầu HS trung bình trở lên tự làm các bài tập trong VBT toán (Bài 139, Trang 64; 65) Trong khi đó GV HD HS yếu làm bài tập 1.
Bài 1:
- Gọi HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
- Yêu cầu HS làm bài.
(Trong khi HS yếu làm bài, GV kẻ bảng BT2 lên bảng để HD chữa bài)
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Gọi HS lần lượt lên điền kết quả, yêu cầu lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Tổng
15
91
Tỉ số
2 : 3
2 : 5
Số bé
6
26
Số lớn
9
65
Bài 3: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi HS lên chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
(HD chữa bài 1)
3) Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS trung bình trở lên tự làm các bài tập trong VBT (Từ bài 1 đến bài 3).
- 1HS đọc.
- HS vẽ sơ đồ theo hướng dẫn của GV.
- HS yếu làm bài vào VBT.
- HS nêu yêu cầu.
+ B1: Tính nhẩm tổng số phần bằng nhau: Cộng nhẩm hai số ở dòng tỉ số lại với nhau.
+B2: Tìm số bé: Lấy tổng chia cho số phần bằng nhau vừa tìm được ở bước 1, sau đó nhân với số bị chia trong dòng tỉ số.
+ B3: Tìm số lớn: Lấy tổng từ đi số bé vừa tìm được.
- HS lần lượt lên bảng điền, lớp nhận xét và thống nhất kết quả.
672
1368
3780
5 : 7
8 : 11
13 : 15
280
576
1755
392
792
2025
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- 1HS lên chữa bài, lớp nhận xét.
Bài giải:
Nửa chu vi là hình chữ nhật là:
630 : 2 = 315 (m) 
Ta có sơ đồ: ?m
315m
Chiều dài : 
Chiều rộng:
 ?m
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 2 = 5 (phần)
Chiều dài là:
315 : 5 x 3 = 189 (m)
Chiều rộng là:
315 – 189 = 126 (m)
 Đáp số: Chiều dài: 189m
 Chiều rộng: 126m
Tiếng việt
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KHIẾN
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố đặt câu khiến theo các dạng đã học; chuyển câu kể thành câu khiến.
- Sử dụng câu khiến đúng mục đích.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra.(3p)
- H: Nêu các cách để đặt câu khiến?
- GV nhận xét, KL.
B. Bài mới.
1) Giới thiệu bài(1p)
2) HD làm bài tập.(35p)
Bài 1: Đọc câu sau: Thầy giảng bài.
- H: Câu Thầy giảng bài là câu gì?
- Yêu cầu HS xác định CN, VN và động từ có trong câu.
- Yêu cầu HS chuyển câu kể trên thành câu khiến.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- H: Tại sao không chuyển thành các câu khiến bằng cách thêm từ vào trước động từ hay thêm từ vào cuối câu? (Câu hỏi dành cho HS khá giỏi)
Bài 2: Đặt câu khiến theo các yêu cầu:
a, Câu khiến có hãy ở trước động từ.
b, Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ.
c, Câu khiến có xin hoặc mong, đề nghị ở trước chủ ngữ.
- Yêu cầu HS làm bài (HS khá giỏi xác định CN, VN của câu sau khi đặt)
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, ghi một số câu đúng lên bảng để HS khá giỏi lên xác định CN, VN.
Bài 3: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau:
a, Em muốn ra nhà thầy hỏi bài nhưng đường đi xa quá. Em hãy nói một câu để bố (mẹ) đưa em đi.
b, Hôm nay em quên mang thước. Giờ học toán em rất cần dùng đến thước, bạn bên cạnh có hai thước, em hãy nói cùng bạn để mượn thước.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS trả lời.
- HS nối tiếp đọc.
+ Câu Thầy giảng bài là câu kể Ai làm gì?
- HS xác định và nêu miệng kết quả:
 Thầy // giảng bài. 
 CN VN("giảng" là động từ)
- N2: Trao đổi cùng làm bài.
- HS nối tiếp nhau trình bày, lớp nhận xét.
+ Đề nghị thầy giảng bài.
Mong thầy giảng bài.
Xin thầy giảng bài.
+ Vì hai cách đó không thể hiện thái độ đúng đắn khi đề nghị, mong muốn với thầy giáo.
- HS cá nhân làm bài vào vở nháp.
- HS nối tiếp nhau đọc câu.
Ví dụ:
+ Con // hãy học bài!
+ Con// học bài đi!
+ Con// học bài nào!
+ Mong con // học bài!
+ Đề nghị con // học bài!
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
Ví dụ:
a, Mẹ chở con ra nhà thầy với!
b, Bạn hãy cho mình mượn cái thước!
Thứ 6 ngày 18 tháng 3 năm 2011
Tiếng việt
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GHK2 (T8).
(Kiểm tra Chính tả - Tập làm văn)
 I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa học kì II
 -Nghe- Viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 85 chữ/ 15phut), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ( văn xuôi).
 -Viết được bài văn tả đồ vật (hoạc tả cây cối ) đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), rõ nội dung miêu tả ; diễn đạt thành câu, viết đúng chính tả.
II. Nội dung kiểm tra:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định
- Giới thiệu giờ học
- Nhắc HS chuẩn bị giấy kiểm tra
2. Đề bài:
*Chính tả: (5 điểm) Viết một đoạn của bài: Đoàn thuyền đánh cá (3khổ thơ đầu).
- GV đọc từng câu cho HS viết bài.
- Đọc lại, yêu cầu HS khảo bài.
*Tập làm văn: (5 điểm)
- GV ghi đề bài lên bảng: - GV ghi đề bài lên bảng: Cho 2 đề bài sau : 1 -Tả một đồ vật mà em thích .
 2 -Tả một cây bóng mát , cây hoa hoặc cây ăn quả 
Em hãy chọn một đề bài và : 
- Viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp 
- Viết một đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây 
- Cho HS làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở.
3. Thu bài:
- GV thu bài.
- Nhận xét giờ học – Dặn dò.
- Lắng nghe
- HS thực hiện
- HS viết bài
- Khảo bài, sửa lỗi
- HS đọc lại đề bài 
– Suy nghĩ và làm bài theo yêu cầu.
- Chuẩn bị tiết sau.
Tiếng anh
Cô Chi lên lớp
Toán
LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
 HS làm được Bài 1,3(HSKG làm thêm bài 2)
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. HD làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Giúp HS xác định đúng tỉ số: Nếu đoạn 1 là 3 phần thì đoạn 2 là 1 phần.
- Yêu cầu HS tự làm bài(GV giúp dỡ HS yếu vẽ sơ đồ).
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: (Khuyến khích HS khá, giỏi làm)
Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán.
- Giúp HS xác định đúng tỉ số
- Yêu cầu HS tự làm bài(GV giúp đỡ HS yếu vẽ sơ đồ).
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS theo dõi
- 1HS đọc.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
	Ta có sơ đồ: 
28m
 ?m
Đoạn 1:
Đoạn 2:
 ?m
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là:
28 : 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn thứ hai dài là:
28 – 21 = 7 (m)
Đáp số: Đoạn 1: 21m
Đoạn 2: 7m
- Kết quả: 4 bạn trai; 8 bạn gái.
 - 1HS nêu yêu cầu.
 - 1HS lên bảng làm.
 - cả lớp tự làm bài vào vở.
 - HS khác nhận xét
- Kết quả: Số lớn: 60; Số bé: 12.
SHTT
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP-SINH HOẠT LỚP.
I. Yêu cầu.
 1.Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Hái hoa dân chủ (Giúp HS ôn lại các quy tắc toán học và các bài thơ đã học)
- Trò chơi: “Mũi, cằm, tai”
 2. Sinh hoạt lớp: Nhận xét, đánh giá hoạt động thi đua trong tuần 28; Phổ biến kế hoạch tuần 29.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bộ hoa ghi các câu hỏi để HS chơi hái hoa dân chủ.
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1: Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
a, Hái hoa dân chủ.
- GV phổ biến nội dung sinh hoạt tập thể:
+ Hái hoa (Mục đích: Giúp HS ôn lại các quy tắc toán và các bài thơ học thuộc lòng đã học trong chương trình lớp 4).
+ Chơi trò chơi “Mũi, cằm, tai”.
- GV hướng dẫn cách chơi: Lớp chia làm hai đội. Hai đội chơi ngồi đối diện nhau. Mỗi đội cử một người ra oẳn tù tì để chọn quyền được hái hoa trước. Đội được hái hoa trước lên hái hoa và trả lời theo nội dung ghi trong hoa; GV nhận xét và cho điểm. Nếu bạn hái hoa không trả lời được thì đội bạn có quyền trả lời và ghi điểm nếu trả lời đúng, 
- Tổ chức cho HS hái hoa.
- GV nhận xét chung.
b, Trò chơi “Lời mời lịch sự”
- GV nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Tổ chức hình thức thưởng phạt trong trò chơi.
- GV nhận xét chung về trò chơi.
- GV nhận xét HĐ1.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ cách chơi.
- Các đội chơi về vị trí. Hai đội thi đua chơi.
- Đội thua cuộc biểu diễn văn nghệ.
- HS tham gia chơi dưới sự điều khiển của GV.
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp.
 a, GV căn cứ vào sổ theo dõi hoạt động của học sinh (Do lớp phó phụ trách học tập ghi), căn cứ vào hoạt động hàng ngày của HS để nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của HS về các mặt:
 - Đạo đức, Chuyên cần, Học tập.
 - Trực nhật, lao động, vệ sinh.
 - Ý thức trong các mặt: xây dựng bài, rèn chữ viết, học bài ở nhà, giữ gìn sách vở, ...
 b, Nhắc nhở HS hoàn thành các khoản quỹ.
 c, Xếp loại thi đua: GV xếp loại từng HS và ghi vào Bảng theo dõi thi đua.
 d, Phổ biến kế hoạch tuần 29:
- Nhắc nhở HS cần phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Tăng cường phụ đạo cho HS yếu.
- Tập trung ôn tập để chuẩn bị thi giải toán trên mạng.
- Căn cứ tình hình thực tế, kế hoạch Nhà trường để phổ biến kế hoạch trong tuần tiếp theo cho HS.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_28_nam_hoc_2010_2011_chuan_kien_thuc_2_c.doc