Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2013-2014

Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2013-2014

ĐẠO ĐỨC

TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1)

I.MỤC TIÊU:

- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan tới HS).

- Phân biệt được hành vi tôn trọng luật giao thông và vi phạm Luật Giao thông.

- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.

*QTE:quyền được bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông.

II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.

- Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông.

III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa.

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 239Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Ngày soạn:15/3/2014.
Ngày giảng:Thứ hai ngày 17 tháng 03 năm 2014.
 TẬP ĐỌC
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (T.1)
I.MỤC TIÊU:
 - Đọc rành mạch,tương đối lưu loát bài tập đọc đã học ( tốc độ khoảng 85 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn,nội nội dung cả bài;nhận biết được một số hình ảnh,chi tiết có ý nghĩa trong bài,bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: (2’)
- Nêu mục đích tiết học và cách bắt thăm bài học.
2. Kiểm tra tập đọc và HTL(15) (1/2 lớp ) 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.( xem lại khỏang 1-2 phút )
- Gọi 1 HS đọc (hoặc đọc thuộc lòng) và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
3.Hướng dẫn làm bài tập(15’)
 Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyên kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS chỉ tóm tăt ND các bài tập là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất. 
- Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai).
- Kết luận về lời giải đúng.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị: cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi làm vào vở.
+ Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện điều nói lên một điều có ý nghĩa.
+ Các truyện kể.
òBốn anh tài (T.4 -13).
òAnh hùng lao động Trần Đại Nghĩa (T.21) 
- Hoạt động trong nhóm.
- Sửa bài (Nếu có)
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Bốn anh tài
Truyện cổ dân tộc Tày
Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây. 
Cẩu Khây, Nắm Tay đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng,Yêu tinh, Bà lão chăn bò. 
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa 
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam 
Ca ngợi anh hùng Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. 
Trần Đại Nghĩa 
 4. Củng cố – dặn dò(5’)
 - Nhận xét tiết học. 
 - Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
 - Xem lại 3 kiểu câu kể ( Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ? ) chuẩn bị tiết sau.
***************************************
TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU:
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
- Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
- BT4 HS khá, giỏi làm.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ
 III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Khởi động 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- HS sửa bài tập ở nhà. 
- Nhận xét phần sửa bài.
3.Bài mới ( 30 phút )
Giới thiệu: Luyện tập chung. 
Bài 1: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống. 
- HS nêu yêu cầu và làm miệng. 
- Gv nhận xét cho điểm. 
Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu và làm miệng.
- GV nhận xét cho điểm. 
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
- HS tính diện tích từng hình rồi so sánh để tìm hình có diện tích lớn nhất.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 4: HS đọc đề, tóm tắt, giải bài toán
Tóm tắt: 
Chu vi HCN: 56 m
Chiều dài : 18 m
Tính S hình chữ nhật. 
4.Củng cố – dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại BT và làm VBT.
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Giới thiệu tỉ số.
* HS làm bài.
 HS sửa bài. 
a. Đúng 
b. Đúng
c. Đúng
d. Sai
* HS làm bài.
 HS sửa bài. 
a. Sai
b. Đúng 
c. Đúng 
d. Đúng 
* HS làm bài. 
HS sửa bài
A. Hình vuông.
HS làm bài. 
HS sửa bài. 
Giải 
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
56 : 2 = 28 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 – 18 = 10 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
18 x 10 = 180 (m2)
Đáp số: 180 m2
**********************************
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan tới HS).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng luật giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
*QTE:quyền được bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông.
II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng tham gia giao thông đúng luật.
- Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm luật giao thông.
III.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Em đã làm gì để thể hiện việc tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ở trường, ở lớp hoặc ở ngoài xã hội?
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 40)
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin & thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn
- GV kết luận:
- Vài HS nêu lại.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 1)
- GV chia HS thành nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm
- GV kết luận:
- Vài HS nhắc lại.
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (bài tập 2)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
- GV kết luận:
4.Củng cố: ( 3 phút )
* Tôn trọng luật giao thông là trách nhiệm của mọi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông.
*QTE:Khi tham gia giao thông trẻ em chúng ta có quyền được bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông.
- GV mời vài HS đọc ghi nhớ.
5.Dặn dò: ( 2 phút )
- Tìm hiểu các biển báo giao thông nơi em thường qua lại, ý nghĩa và tác dụng của các biển báo.
- Chuẩn bị bài tập 4.
- 2HS nêu.
- HS nhận xét.
- Các nhóm thảo luận.
- Từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung và chất vấn.
+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người & của (người có thể bị chết, bị thương, bị tàn tật; xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ)
+ Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều nguyên nhân: do thiên tai (bão lụt, động đất, sạt lở núi) nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật Giao thông).
+ Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật Giao thông.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét.
* Những việc làm trong tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật Giao thông.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét.
+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người.
+ Luật Giao thông cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
- 2-4 HS đọc lại.
KHOA HỌC
ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG(T1)
I.MỤC TIÊU:
 Ôn tập về:
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi – lanh, đèn, nhiệt kế
- Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Nhiệt cần cho sự sống 
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm? 
- GV nhận xét, chấm điểm. 
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập 
Mục tiêu: HS củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng 
Cách tiến hành:
Bước 1:
Bước 2:
Sửa bài chung cả lớp
Mỗi HS trình bày 1 câu hỏi.
HS nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Trò chơi Đố bạn chứng minh được 
Mục tiêu: HS củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm 
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV chuẩn bị sẵn một số phiếu yêu cầu.
Ví dụ về câu đố: Hãy chứng minh:
Nước không có hình dạng xác định
Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
Không khí có thể bị nén lại, giãn ra. 
4.Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút )
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập.
3HS trả lời.
HS nhận xét.
HS làm việc cá nhân các câu hỏi 1, 2 trang 110 và 3, 4, 5, 6 trang 111 (HS chép lại bảng và sơ đồ các câu 1, 2 trang 110 vào vở để làm)
Đáp án:
- Câu 1: Thể lỏng, thể khí không có hình dạng nhất định. Thể rắn có hình dạng nhất định.
- Câu 2: HS vẽ sơ đồ.
- Câu 3: Vì âm thanh do vật của bàn rung động phát ra.
- Câu 4: HS nêu lại.
Câu 5: Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.
Câu 6: Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia. 
Đại diện các nhóm lên bốc thăm.
Các nhóm chuẩn bị, sau đó lên trình bày.
*************************************
Ngày soạn:16/3/2014
Ngày giảng:Thứ ba ngày 18 tháng 03 năm 2014
TOÁN
GIỚI THIỆU TỈ SỐ
 I. MỤC TIÊU:
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Hs làm được bài tập 1,3
- BT2;BT4 HS khá, giỏi làm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
GV nhận xét chung về bài kiểm tra.
3.Bài mới: ( 30phút )
- Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu tỉ số 5 : 7 và 7 : 5
- GV nêu ví dụ: Có 5 xe tải và 7 xe khách. 
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ.
- GV đặt vấn đề: Số xe tải bằng mấy phần số xe khách ?
- GV giới thiệu tỉ số: Người ta nói tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay . Tỉ số này cho b ... *****************
KHOA HỌC
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (tt)
I.MỤC TIÊU:
 Ôn tập về:
- Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi – lanh, đèn, nhiệt kế
- Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động(2’)
2.Bài mới: ( 35 Phút )
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Triển lãm 
Mục tiêu: 
Hệ thống lại những kiến thức đã học ở phần Vật chất và năng lượng.
Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng. 
HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật. 
Cách tiến hành:
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:
GV thống nhất với ban giám khảo về các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm.
Ví dụ các tiêu chí như: nội dung đầy đủ, phong phú phản ánh các nội dung đã học; trình bày đẹp, khoa học; thuyết minh rõ, đủ ý, gọn; trả lời được các câu hỏi đặt ra. 
Bước 4:
Ban giám khảo đưa ra câu hỏi.
Bước 5:
Ban giám khảo đánh giá.
GV là người đánh giá, nhận xét cuối cùng.
4.Củng cố – Dặn dò: ( 3 Phút )
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị bài: Thực vật cần gì để sống?
Các nhóm trưng bày tranh, ảnh (treo trên tường hoặc bày trên bàn) vẽ việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho đẹp, khoa học.
Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình, giải thích về tranh ảnh của nhóm.
Mỗi nhóm cử một bạn làm ban giám khảo.
Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm, nghe các thành viên trong từng nhóm trình bày (một hoặc vài người hay tất cả các thành viên trong nhóm trình bày, mỗi người một phần.
HS trong nhóm đưa ra nhận xét riêng của mình.
*******************************************
Ngày soạn: 19/3/2014	
Ngày giảng:Thứ sáu ngày 21 tháng 03 năm 2014.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I – MỤC TIÊU :
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
- Rèn cho hs kỹ năng giải toán nhanh.
- BT2;4 HS khá, giỏi làm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bảng phụ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- Hs lên bảng chữa bài 1;4
2.Bài mới: ( 30 phút )
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Rèn luyện kĩ năng nhận biết và phân biệt tổng của hai số và tổng số phần biểu thị hai số; tỉ số của hai số, sự so sánh hai số theo tỉ số.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS chỉ ra tổng của hai số và tỉ số của hai số đó.
- Vẽ sơ đồ minh hoạ. 
- Giải toán.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS lập đề toán theo sơ đồ.
- Yêu cầu HS chỉ ra tổng của hai số và tỉ số của hai số đó. 
 Lưu ý cho HS giảm số lớn đi 5 lần thì được số bé tức số lớn gấp số bé 5 lần 
Bài 4: HS nêu đề toán dựa vào tóm tắt đã cho rồi giải bài toán đó theo sơ đồ đã cho 
Giải toán.
4.Củng cố - Dặn dò: ( 5 phút )
- HS về nhà xem lại bài làm VBT.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- GV nhận xét.
Hs lên bảng làm bài.
Nhận xét- ghi điểm.
- 1HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV gọi HS làm BT; HS còn lại làm VBT nhận xét.
- HS sửa và thống nhất kết quả.
Giải 
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn thứ nhất dài là:
28 : 4 x 3 = 21(m)
Đoạn thứ hai dài là:
28 – 21 = 7 (m)
Đáp số:
Đoạn 1: 21m
Đoạn 2: 7m.
- 1HS đọc lại đề.
- HS làm bài.
- HS sửa	 
Giải 
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 2 = 3 (phần)
Số bạn trai là:
12 : 3 = 4(bạn)
Số bạn gái là:
12 – 4 = 8 (bạn)
Đáp số: 4 bạn trai
8 bạn gái
- HS làm bài
- HS sửa bài
Giải
Tổng số phần bằng nhau là:
5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là:
72 : 6 = 12
Số lớn là:
72 – 12 = 60
Đáp số: Số lớn: 60
Số bé: 12
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
- HS sửa bài.
Giải
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 4 = 5 (phần)
Thùng 1 chứa là:
180 : 5 x 1 = 36(l)
Thùng 2 chứa là:
180 – 36 = 144 (l)
Đáp số: Thùng 1: 36 lít 
 Thùng 2: 144 lít.
******************************************
TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA VIẾT GIỮA HỌC KÌ II
( Đề PGD ra)
**************************
ĐỊA LÍ
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (tt)
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
GDMT: Người dân và các hoạt động sản xuất của duyên hải Miền trung.
- Câu 3 (bỏ) nêu thứ tự công việc sản xuất ( theo công văn 896).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp; lễ hội của người dân miền Trung (đặc biệt là ở Huế).
- Mẫu vật: tôm, cua, muối, đường mía hoặc một số sản phẩm được làm từ đường mía và một số thìa nhỏ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiết 1)
- Vì sao dân cư lại tập trung khá đông đúc tại duyên hải miền Trung?
- Giải thích vì sao người dân ở duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối?
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: ( 30 phút )
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu HS quan sát hình 9, 10
- Người dân miền Trung dùng cảnh đẹp đó để làm gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn đầu của mục này.
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV treo bản đồ Việt Nam, gợi ý tên các thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời.
- GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch và việc tăng thêm các hoạt động sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm và thu nhập) và vùng khác (đến nghỉ ngơi, thăm quan cảnh đẹp sau thời gian làm việc, học tập tích cực)
GDMT: Hàng ngày, trên ti vi đều có chiếu những đoạn phim ngắn kêu gọi cứu lấy môi trường biển, chúng ta cần góp phần bảo vệ môi trường, nhất là ở những khu du lịch. 
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
* HS biết cách sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp.
- Yêu cầu HS quan sát hình 11
- Vì sao có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố, thị xã ven biển?
- GV khẳng định các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn (người dân chài thường lênh đênh trên tàu ngoài biển trong khoảng thời gian dài, có khi phải lên đến hàng tháng trời, đi xa đất liền, trên tàu có hàng chục thuyền viên vì vậy con tàu phải thật tốt để đảm bảo an toàn. Ngày 30-4-2004, một con tàu du lịch trên đường ra đảo Hòn Khoai (Cà Mau) đã bị chìm khiến 39 người chết do tàu không đảm bảo an toàn).
- GV cho HS quan sát hình 12,13, 14, 15.
- Yêu cầu 2 HS nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường?
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân.
- GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội như: Lễ hội Cá Voi: Gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu vua trên biển, hằng năm tại Khánh Hoà có tổ chức lễ hội Cá Voi. Ở nhiều tỉnh khác nhân dân tổ chức cúng Cá Ông tại các đền thờ Cá Ông ở ven biển.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang
- Quan sát hình 16 và mô tả khu Tháp Bà.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
4.Củng cố: ( 3 phút )
- GV đưa sơ đồ đơn giản về hoạt động sản xuất của người dân miền Trung.
+ Bãi biển , cảnh đẹp xây khách sạn ..
+ Đất cát pha, khí hậu nóng 
 sản xuất đường.
+ Biển, đầm, phá, sông có cá tôm
 tàu đánh bắt thủy sản
 xưởng 
5.Dặn dò: ( 2 phút )
- HS về nhà xem lại bài và học thuộc bài học.
- Chuẩn bị bài: Thành phố Huế.
- GV nhận xét.
- 4HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS quan sát hình.
- Để phát triển du lịch.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- Do có tàu đánh bắt cá, tàu chở khách nên cần xưởng sửa chữa.
- HS quan sát.
- Chở mía về nhà máy, rửa sạch, ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước, sản xuất đường trắng, đóng gói phục vụ tiêu dùng và sản xuất.
- HS đọc 
- 2 tháp lớn, cao, đỉnh tù và tròn – nhọn, 1 tháp nhỏ, có sân và nhiều cây cối.
- HS thi đua theo nhóm.
***********************************
*********************************
SINH HOẠT TUẦN 28
I. MỤC TIÊU
 - Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 28.
 - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 29.
 - Có ý thức khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm.
II.CHUẨN BỊ.
- Nội dung cuộc họp.
II. LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Lớp tự sinh hoạt(10’)
 - GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.
- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.
2) GV nhận xét lớp(10’)
- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ có tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. Đã có nhiều điểm cao trong học tập và rèn luyện.
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà: Bích, Hà
- Một số em thường xuyên quên VBT ở nhà :Bích
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói chuyện: Phát, Hồng.
- Vệ sinh : Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 Vệ sinh cá nhân chưa sạch.
- Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng 
tương đối nhanh nhẹn.
3) Phương hướng tuần tới(3’)
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt. 
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
4) Văn nghệ(7’)
- GV quan sát, động viên HS tham gia.
- Các tổ trưởng nhận xét, thành viên góp ý.
- Lớp phó HT: nhận xét về HT.
- Lớp phó văn thể: nhận xét về hoạt động đội.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp.
NHẬN XÉT, KÍ DUYỆT
....................................................................................
.......................................................................................................................................................................... .....................................................................................
..........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_28_nam_hoc_2013_2014.doc