Tiết 5:
Đạo đức: (tiết 29)
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
- Học xong bài này, HS có:
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nớc ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phơng và ở Việt Nam.
II/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 13.
2-Bài mới:
Tuần 29 Ngày soạn : 28/3/2009. Ngày giảng : Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2009. Tiết 1 Chào cờ Tiết 2 : Tập đọc ( tiết 57 ) : một vụ đắm tàu I/ Mục tiêu : Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài. Đọc đúng : Li - vơ - pun , Ma - ri - ô , Giu - li - ét - ta. Nội dung : Ca ngợi tình bạn giữa Ma - ri - ô và Giu - li - ét - ta , sự ân cần , dịu dàng của Giu - li - ét - ta , đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma - ri - ô. II/ Đồ dùng dạy- học: Tranh minh hoạ SGK . Chép đoạn 4 để luyện đọc. III/ Hoạt động dạy học. ổn định : 2.Bài cũ: Không kiểm tra 3.Bài mới : Giới thiệu bài Luyện đọc - GV nói chia đoạn : Đoạn 1: Từ đầu đến họ hàng ; Đoạn 2 : Tiếp đến cho bạn ; Đoạn 3: Tiếp đến hỗn loạn ; Đoạn 4 : Tiếp đến tuyệt vọng ; Đoạn 5 : Còn lại. - Đọc nối tiếp đoạn ( Lần 1 : từ , câu ; Lần 2 từ ngữ). - Luyện đọc cặp . - Thi đọc cặp. - GV đọc bài. Tìm hiểu bài ** Đọc thầm bài , thảo luận cặp các câu hỏi cuối bài ( TG 5’) - 1 HS đọc câu hỏi 1. - Trả lời : ** HS trả lời Câu hỏi 2 cuối bài - HS nêu ý kiến : Thấy Ma - ri - ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi , Giu - li - ét - ta hoảng hốt chạy lại , quỳ xuống bên bạn , lau máu trên trán bạn , dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. + Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào ? + Thái độ của Giu - li- ét - ta như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa nhỏ hơn xuống xuồng là Ma - ri- ô ? + Lúc đó Ma - ri - ô phản ứng như thế nào ? ** HS trả lời câu hỏi 3 - Trả lời: Ma - ri - ô có tâm hồn cao thượng , nhường sự sống cho bạn , hi sinh bản thân vì bạn. - HS trả lời Câu 4: Ma - ri - ô là một bạn trai kín đáo , cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn. Giu - li - ét - ta là một bạn gái tốt bụng , giàu tình cảm , sẵn sàng giúp đỡ bạn, khóc nức nở khi thấy Ma - ri - ô và con tàu chìm dần. - HS đọc lướt bài, Nêu nội dung.? Đọc diễn cảm - 5 HS đọc nối tiếp bài- lớp theo dõi tìm giọng đọc. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 4 - GV treo bảng phụ đoạn 4. Hướng dẫn đọc. Đọc mẫu + GV ghi điểm. - 1 HS đọc toàn bài , lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Đại diện cặp đọc - HS nêu ý kiến - Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên , những đợt sóng lớn phá thủng thân tàu , phun nước vào khoang , con tàu chìm dần giữa biển khơi > Ma - ri - ô và Giu - li - ét - ta hai tay ôm chặt cột buồm , khiếp sợ nhìn mặt biển. - Giu - li - ét - ta sững sờ , buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng. - Một ý nghĩ vụt đến . Ma - ri - ô quyết định nhường chỗ cho bạn, cậu hét to : Giu - li - ét - ta , xuống đi , bạn còn bố mẹ ,và cậu ôm ngang lưng thả bạn xuống nước. - HS nêu ND ) - HS nêu giọng đọc. + Đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm 3 em, lớp nhận xét , đánh giá. 4. Củng cố: Nếu gặp được Giu - li - ét - ta em sẽ nói gì với bạn ? GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Tiết 3: Thể dục: Giáo viên chuyên dạy Tiết 4: Toán ( tiết 141): ôn tập về phân số ( tiếp theo ) I/ Mục tiêu: - Khái niệm về phân số , tính chất cơ bản của phân số , so sánh phân số. - Vận dụng giải toán II/ Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ để HS làm bài tập. bảng phụ bài 1 , 2 ( 149) III/ Các hoạt động dạy – học: 1.ổn định: 2.Bài cũ: Thế nào là phân số bằng nhau , so sánh phân số ? 3.Bài mới : Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn làm bài tập * Bài 1 ( 149) : - HS làm sách + 1 HS làmbảng phụ. * Bài 2( 149 ) : - HS làm vở + bảng phụ - Nhận xét đánh giá. * Bài 3( 150 ) : - Nêu cách tìm phân số bằng nhau - HS làm vở + 1 HS làm bảng phụ. - Kết quả : +) + ) - Chấm chữa bài. * Bài 4 ( 150 ) : So sánh các phân số - Nhận xét , đánh giá. - Nêu cách so sánh. * Bài 5 ( 150 ): - Hs làm vở + 1 HS làm bảng. a) b) - Nhận xét , đánh giá. - HS đọc yêu cầu . - Gắn bài , lớp nhận xét , đánh giá. - HS đọc yêu cầu - HS đọc yêu cầu . - HS làm vở + bảng. - Gắn bài , lớp nhận xét đánh giá. - HS đọc đầu bài. - HS làm vở + bảng - HS đọc yêu cầu. 4. Củng cố: Nêu cách so sánh và phân số bằng nhau. GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau _____________________________________________________ Tiết 5: Đạo đức: (tiết 29) Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (tiết 2) I/ Mục tiêu: - Học xong bài này, HS có: - Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nớc ta với tổ chức quốc tế này. - Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phơng và ở Việt Nam. II/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 13. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Hoạt động 1: Chơi trò chơi Phóng viên (bài tập 2, SGK). - Một số HS thay nhau đóng vai phóng viên để tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức Liên Hợp Quốc. VD: +Liên Hợp Quốc được thành lập khi nào? +Trụ sở LHQ đóng ở đâu? +VN đã trở thành thành viên của LHQ từ khi nào? +Bạn hãy kể tên một cơ quan của LHQ ở Việt Nam mà bạn biết? +Bạn hãy kêt một việc làm của LHQ mang lại lợi ích cho trẻ em? +Bạn hãy kể một hoạt động của cơ quan LHQ ở VN hoặc ở địa phương mà bạn biết? - GV nhận xét. 2.3-Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS trưng bày tranh, ảnh, bài báo, về Liên Hợp Quốc đã sưu tầm được theo tổ. - GV nhận xét, khen các nhóm đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay. - HS thay nhau đóng vai phóng viên để tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp - HS thay nhau trả lời. - HS trưng bày tranh, ảnh, bài báo, về Liên Hợp Quốc đã suư tầm được theo tổ. - Cả lớp xem nghe giới thiệu và trao đổi. 3-Củng cố- dặn dò: - Cho HS nối tiếp nêu phần ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài học. Tiết 6: Chính tả ( tiết 29 ): (Nhớ – viết) : đất nước I/ Mục đích yêu cầu. - Nhớ - viết đúng chính tả,trình bày sạch đẹp 3 khổ thơ cuối bài - Biết cách viết hoa tên các huân chương , danh hiệu giải thưởng qua bài tập thực hành. II/ Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ viêt lời giải bài 3 ( 110 ) III/ Các hoạt động dạy học. ổn định: Bài cũ: 1HS viết bảng , lớp làm nháp : Ơ - gien Pô - chi - ê , Công xã Pa - ri. Bài mới : Giới thiệu bài: Hướng dẫn nghe viết: - Nội dung chính của đoạn thơ là gì ? - Hướng dẫn viết đúng : rừng tre , phấp phới , bát ngát , phù sa , rì rầm tiếng đất. - Hướng dẫn cách trình bày bài thơ - GV đọc cho HS soát lỗi, đổi vở soát lỗi. - Chấm chữa bài. Thực hành: * Bài 2 ( 109 ): - GV kết luận: + Cụm từ chỉ huân chương : Huân chương Kháng chiến , Huân chương Lao động. + Cụm từ danh hiệu : Anh hùng Lao động . + Cụm từ chỉ giải thưởng : Giải thưởng Hồ Chí Minh. + Mỗi cụm từ trên gồm hai bộ phận: Huân chương / Kháng chiến ; Huân chương / Lao động ; Giải thưởng / Hồ Chí Minh. Nên khi viết phải viết hoa các chữ đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. - Nêu cách viết hoa tên các huân chương, giải thưởng. * Bài 3 ( 110 ) : + Lời giải : Anh hùng / Lực lượng vũ trang nhân dân ; Bà mẹ / Việt Nam / Anh hùng. - 2 HS đọc thuộc lòng đoạn viết, lớp đọc thầm. - Đoạn thơ nói lên lòng tự hào khi đất nước tự do, nói lên truyền thống bất khuất của dân tộc - HS viết bảng con, 1 HS lên bảng viết - HS nhớ viết bài. - HS soát lỗi, đổi vở soát lỗi. - HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - HS thảo luận cặp làm vở + 1 cặp HS làm bảng phụ - HS dán bài , đọc bài , lớp nhận xét bổ sung. - HS nêu. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bảng phụ + lớp làm vở. - Gắn bài , lớp nhận xét đánh giá. 4. Củng cố: Nêu cách viết hoa tên các huân chương , giải thưởng. GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò : Chuẩn bị tiết 30 Tiết 7: Sinh hoạt tập thể Ôn múa hát tập thể I/ Mục tiêu: - Củng cố lại các điệu múa bài hát đã học - Rèn kỹ năng mạnh dạn cho học sinh II/ Lên lớp: - GV yêu cầu HS tập trung ôn lại các bài múa, hát tập thể. - HS ôn lại các bài hát múa tập thể + HS tự chia tổ tập + Chia 4 tổ để tập + GV quan sát và hớng dẫn HS nếu tấy HS còn lúng túng + Các tổ trình diễn + HS và GV quan sát và nhận xét - HS ôn các động tác đội hình đội ngũ và đi đều + HS tự tập theo tổ + Từng tổ tập + Các tổ báo các kết quả + HS và GV nhận xét và tuyên dơng - Cả lớp tập lại cá bài hát múa -GV nhận xét III/ Củng cố - Dặn dò: - Về ôn lại các bài hát múa đã học - Tập đi đều đúng nhịp Tiết 8: Luyện viết: Bài 29 I/ Mục tiêu: Tiếp tục củng cố và rèn luyện chữ viết cho học sinh HS viết đúng đẹp theo cỡ chữ Rèn tính cẩn thận cho HS II / Hoạt động dạy học Bài cũ - HS lên bảng viết Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần - GV nhận xét ghi điểm -2.Bài mới: a. Giới thiệu bài : b. Nội dung bài: - Nêu nội dung đoạn cần viết? - Đoạn văn được trình bày như thế nào ? - HS viết một số chữ khó viết: lễ phép, người khuyết tật, khả năng, rèn luyên thân thể,giao thông. - GV quan sát giúp đỡ HS - GV thu vở chấm một số bài - GV nhận xét về chữ viết -HS mở vở luyện viết ra đọc bài số 29: " Bổn phận của trẻ em" - Lớp đọc thầm - HS nêu - HS viết - HS khác nhận xét - HS viết bài 3. Củng cố: - GV nhận xét tiết học 4. Dặn dò: - Về nhà luyện viết và chuẩn bị bài sau ************************************************************** Ngày soạn : 29/3/2009. Ngày giảng : Thứ ba ngày 31 tháng 3 năm 2009. Tiết 1: Luyện từ và câu ( tiết 57 ): ôn tập về dấu câu (Dấu chấm , dấu hỏi , chấm than ) I/ Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về dấu câu đã học . - Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu câu II/ Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ để HS làm bài tập. Bảng phụ bài 2 , 3 ( 111 ) III./ Các hoạt động dạy- học: ổn định: Bài cũ: Không kiểm tra Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 1 ( 110): - Thảo luận nhóm 3 hoàn thành bài vào vở + 1nhóm làm bảng phụ ( Tg 5’) * Kết luận : + D chấm được đặt cuối các câu 1 , 2 , 9 . Dờu này dùng để kết thúc các câu kể . Các câu 3 , 6 , 8 , 10 cũng là câu kể, nhưng cuối câu được đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật. + Dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu 7 , 11 dấu này dùng để kết thúc các câu hỏi. + Dấu chấm than : được đặt ở cuối câu 4 , 5 , dấu này dùng để kết thúc câu cảm ( câu 4) và câu khiến ( câu 5 ) * Câu chuyện có gì đáng cười ? * Bài 2 ( 111): Bài văn nói về điều gì ? HS làm bài vở + 2 HS làm bảng. - Kết quả: Thành phố của phụ nữ . ở đây, , mạnh mẽ. Trong mỗi gia đình, đấng tối cao.Nhưng điều đáng nói của phụ nữ. trong bậc đàn ông. Điều này thể hiện của xã hội . Chẳng hạn, 70 pê - xô. Nhiều chàng con gái. * Bài 3 ( 111 ) : - Kết quả ... . 5. Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau . Tiết 3: Khoa học ( tiết 58 ) : sự sinh sản và nuôi con của chim I/ Mục tiêu: Hình thành biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng. Nói về sự nuôi con của chim. II/ Đồ dùng dạy học. - Tranh trong sgk III/ Các hoạt động dạy học. ổn định: Bài cũ: Hãy nêu chu trình sinh sản của ếch. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Thảo luận cặp Sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng Thảo luận cặp dựa vào các câu hỏi ( T 118 ) để hỏi và trả lời nhau . + Chỉ vào hình 2 a : Đâu là lòng đỏ , lòng trắng của quả trứng. + So sánh quả trứng hình 2 a và hình 2 b , quả nào có thời gian ấp lâu hơn ? Tại sao ? + Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong hình 2 b, c, d. Thời gian 5’ Các cặp nêu ý kiến chỉ hình , lớp nhận xét bổ xung. Kết luận : Trứng gà hoặc trứng chim đã được thụ tinh thành hợp tử. Nếu đươck ấp hợp tử sẽ phát triển thành phôi. + Hình 2a : Quả trứng chưa ấp có lòng đỏ , lòng trắng riêng biệt. + Hình 2 b : Quả trứng đã ấp khoảng 10 ngày có thể nhìn thấy mắt ( Phần lòng đỏ còn lớn, phần phôi mới bắt đầu phát triển) + Hình 2 c : Quả trứng đã ấp khoảng 15 ngày , có thể nhìn thấy phần mỏ , đầu , chân , lông ( Phần phôi đã lớn hẳn , phần lòng đỏ nhỏ đi) + Hình 2 d : Quả trứng ấp khoảng 20 ngày có thể nhìn thấy các bộ phận của con gà , mắt đang mở ( Phần lòng đỏ không còn nữa ) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 6 2) Sự nuôi con của chim Thảo luận nhóm 6 ( TG 5’). Nhiệm vụ các nhóm quan sát các hình T 119 SGK thảo luận: + Bạn có nhận xét gì về những con chim non , gà con mới nở ? Chúng đã tìm kiếm được mồi chưa ? Tại sao ? Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ xung. Liên hệ các con vật đẻ trứng ( HS nêu) Kết luận: Hỗu hết chim non mới nở đều yếu ớt... Kết luận: HS đọc kết luận SGK Củng cố - Nêu sự nuôi con của chim. - Nhận xét giờ học 5.Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: Chất dẻo. Tiết 4 : Kĩ thuật( tiết 29 ) : LắP MáY BAY TRựC THĂNG ( TIếT 3 I/ Mục tiêu: HS cần phải : Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng Lắp được máy bay trực thăng đúng kĩ thuật , đúng quy trình. Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành. II/ Đồ dùng dạy – học:. Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật ( cả GV và HS ) III/ Các hoạt động dạy – học: ổn định: Bài cũ : Nêu các bứơc lắp xe ben. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: HS thực hành lắp máy bay trực thăng ( Tiếp ) * Chọn chi tiết : HS chọn đúng các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào lắp hộp. GV kiểm tra lại HS chọn các chi tiết. * Lắp từng bộ phận : HS thực hành từng bước như tiết 1 SGK- GV quan sát nhận xét. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm - Trình bày sản phẩm theo nhóm 6. - GV nêu tiêu chí đánh giá. - Cử nhóm trưởng dựa vào tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. - Lớp nhận xét đánh giá. - HS thoá rời các chi tiết cho vào hộp. 4. Củng cố: Để lắp được máy bay trực thăng phải cần lắp mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ? - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau. *********************************************************************** Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2008. Tiết 2 : Tập làm văn ( tiết 58 ): trả bài văn tả CÂY CốI ( Kiểm tra viết ) I/ Mục tiêu: - Thực hành viết bài văn tả cây cối - Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề, bài viết đủ 3 phần. - Lời văn tự nhiên, chân thật, biết dùng từ ngữ miêu tả hình ảnh để so sánh. II/ Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ ghi sẵn đề bài để HS lựa chọn. III/ Các hoạt động dạy – học: 1.ổn định: 2.Bài cũ: Kiểm tra bài chuẩn bị của HS. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Đề bài - GV treo đề bài, HS đọc đề bài. - HS nối tiếp nhau nêu đề bài. - HS chọn đề bài và viết bài. - HS viết bài - GV thu bài 4. Củng cố: Bài văn viết hôm nay thuộc kiểu bài văn nào ? - Nêu cấu tạo của bài văn tả cây cối. - GV nhận xét giờ học. 5. Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau Tiết 3: Địa lí ( tiết 29 ) : châu đại dương và châu nam cực I/ Mục tiêu: *Sau bài học HS có thể nêu: - Xác định được trên bản đồ vị trí giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về địa lí, tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực. II/ Đồ dùng dạy- học: - Quả địa cầu, Bản đồ thế giới. - Lược đồ châu Đại Dương và châu Nam Cực. III/ Các hoạt đông dạy- học: 1. ổn định: 2. Bài cũ: Nêu đặc điểm kinh tế của châu Mĩ. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Chúng ta đã tìm hiểu về những châu lục nào trên thế giới?( Châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ).Còn những châu lục nào mà chúng ta chưa tìm hiểu?( Châu Đại Dương và châu Nam Cực). Giờ hôm nay cô cùng các em tìm hiểu về 2 châu lục này. GV ghi đầu bài. b) Nội dung bài: Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 1) Châu Đại Dương a/ Vị trí địa lí , giới hạn - HS đọc thầm phần a quan sát lược đồ cho biết: + Châu Đại Dương gồm những phần đất nào? + Dựa vào H1 và quả địa cầu cho biết lục địa Ô-xtrây- li-a nằm ở bán cầu Nam hay bán cầu Bắc? + Đọc tên và chỉ 1 số đảo và quần đảo thuộc châu Đại Dương. - HS trả lời từng câu hỏi. - HS lên chỉ bản đồ lục địa Ô- xtrây-li-a, các đảo và quần đảo của châu Đ D. - GVKLvà chỉ bản đồ: * Hoạt động 2: Thảo luận cặp a/ Đặc điểm tự nhiên - HS đọc SGK, quan sát tranh ảnh SGK và sự hiểu biết của bản thân thảo luận cặp hoàn thành bảng sau: - HS đọc thầm bài ,trả lời câu hỏi. + Châu Đại Dương gồm lục địa Ô- xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái Bình Dương + HS chỉ lược đồ và quả địa cầu nêu: ...nằm ở nam bán cầu có đường chỉ tuyến nam đi qua giữa lãnh thổ. + HS chỉ và nêu : . Các đảo: Niu Ghi- nê( giáp châu á), Bi- xăng -ti- mé- tác. . Quần đảo: Xô- lô- môn, Va- lu- a-tu, Niu Di -len,... - HS trả lời, lớp nhận xét bổ xung. - HS chỉ bản đồ, lớp quan sát nhận xét. - HS nghe. - HS đọc bài thảo luận. Tiêu chí Châu Đai Dương Lục địa Ô- xtrây- li-a Các đảo và quần đảo Địa hình Phía tây là các các nguyên có độ cao dưới 1000 m , phần trung tâm và phía nam là đồng bằng do sông Đac- linh và 1 số sông bồ đắp . Phía đông có dãy Trường Sơn Ô- xtrây- li- a độ cao trên dưới 1000 m. Hầu hét các đảo có địa hình thấp, bằng phẳng. Đảo Ta- xma- ni-a, quần đảo Niu Di- len, đảo Niu Ghi- nê có 1 số dãy núi , cao nguyên độ cao trên dưới 1000 m. Khí hậu Khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc. Khí hậu nóng ẩm. Thực vật và động vật Chủ yếu là xa- van , phía đông lục địa ở sườn đông dãy Trường Sơn Ô- xtrây- li- a có 1 số cánh rừng rậm nhiệt đới. Thực vật: Bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi. Động vật: Có nhiều loại thú có túi như: căng- gu- ru, gấu cô-a-la Rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ. - GV treo bảng phụ. - Các cặp làm bài, 1 nhóm làm bảng phụ.( TG 5') - Gắn bài, nhận xét, bổ xung. + Dựa vào bảng 1 HS nêu đặc điểm địa hình, 1 HS nêu đặc điểm khí hậu, 1 HS nêu đặc điểm của sinh vật. + Lớp nghe, nhận xét đánh giá. - Vì sao lục địa Ô- xtrây- li-a lại có khí hậu khô và nóng?( Vì lãnh thổ rộng không có biển ăn sâu vào đất liền ; ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới( nóng) Nên lục địa Ô- xtrây-li-a có khí hậu khô và nóng. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 6 c/ Người dân và hoạt động kinh tế. - Dựa vào bảng số liệu diện tích và dân số các châu lục Tr.103 và mục c thảo luận: + Nhóm 1+2: Nêu số dân của châu Đại Dương . Theo năm 2004 số dân của châu Đại Dương là 33 triệu người. + So sánh số dân của châu Đại Dương với các châu lục khác. . Số dân của châu Đại Dương so với các châu lục khác, châu Đai Dương có số dân ít nhất. + Nhóm 3+4: Nêu thành phần dân cư của châu Đại Dương. Họ sống ở những đâu? . Thành phần: Có 2 thành phần chính: .. Người dân bản địa có nước da sẫm màu, tóc xoăn , mắt đen. . Họ sống ở các đảo. ..Người gốc Anh di cư sang từ thế kỉ trước có màu da trắng . . Họ sống chủ yếu ở lục địa Ô- xtrây- li- a và đảo Niu Di- len. + Nhóm 5+6: Nêu những nét chính về nền kinh tế của Ô- xtrây-li-a. . Ô-xtrây-li-a có nền kinh tế phát triển , nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu , len, thịt bò, sữa . Các ngành công nghiệp năng lượng , khai khoáng, luyện kim , chế tạo máy , chế biến thực phẩm phát triển mạnh. - Các nhóm thảo luận( TG 5'). - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ xung. - GVKL: * Hoạt động 4:Làm việc cá nhân 2) Châu Nam Cực - HS quan sát H 4+5 SGK cho biết vị trí địa lí của châu Nam Cực. . Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực phía Nam. - 1 HS đọc SGK Tr. 128 trả lời các câu hỏi sau: + Hãy cho biết vị trí , đặc điểm khí hậu , động vật, thực vật ở châu Nam Cực, dân cư. . Vị trí: Nằm ở vùng địa cực Nam. . Khí hậu: Lạnh nhất thế giới quanh năm dưới 00c. . Động vật: Tiêu biểu là chim cánh cụt.( HS quan sát H 5 Tr. 129) . Dân cư: không có người ở. + Vì sao ở đây lại lạnh nhất thế giới? . Vì nằm ở vùng cực địa , nhận được ít năng lượng của mặt trời nên khí hậu lạnh. + Vì sao con người không sống được thường xuyên ở đây? . Vì khí hậu quá khắc nghiệt. - HS trả lời từng câu hỏi, lớp nhận xét, bổ xung. - GVKLvà chỉ lược đồ châu Nam Cực: 3) Kết luận: - Châu Đại Dương gồm những gì? - Lục địa Ô- xtrây-li-a thế nào? - Châu Nam Cực là châu lục thế nào? - HS trả lời phần kết luận SGK, HS đọc kết luận SGK, lớp đọc thầm. 4/ Củng cố: - Tìm và chỉ trên lược đồ châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Châu Đại Dương có đặc điểm gì? Vì sao châu Nam Cực không có người ở? - GV nhận xét giờ học. 5/ Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài 28 Tr. 129. Tiết 4: Sinh hoạt lớp I/ Mục tiêu: Giúp các em thấy được ưu điểm, khuyết điểm của mình. HS có hướng sửa chữa khuyết điểm. II/ Nhận xét chung. GV cho các tổ trưởng nhận xét. Lớp trưởng nhận xét. GV nhận xét chung. + Các em đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. + Nhiều em có ý thức luyện viết và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập rất tốt. + Các em thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp. + Trang phụ gọn gàng, đẹp. + Vệ sinh trường lớp và khu vực được phân công sạch sẽ. + Còn một số em vẫn chưa chăm học,các em này cần cố gắng sang tuần sau chăm học hơn. + Không có hiện tượng nghỉ học không phép. + Trên đây là một số nhận xét của cô . HS cho ý kiến. III/ Phương hướng tuần 30: Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. Nghỉ học có lí do. Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ. Mặc áo trắng, quần sẫm màu, mũ ca lô vào thứ hai. ***********************************************************************
Tài liệu đính kèm: