I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng một cách rõ ràng, đủ ý, có thể phối hợp lời kể và điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: phải mạnh dạn đi đó, đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Tuần 29 Thứ 2 ngày 19 tháng 3 năm 2012 Tập đọc ĐƯỜNG ĐI SA PA I. MỤC TIÊU: 1. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm . Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi ta. 2. Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. 3. HTL hai đoạn cuối bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. * Trên đường đi con chó thấy gì? Theo em, nó định làm gì? * Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé? -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: Nước ta có rất nhiều cảnh đẹp mà Sa Pa là một trong những cảnh đẹp nổi tiếng. Sa Pa là một huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Đây là một địa điểm du lịch, nghỉ mát rất đẹp ở miền Bắc nước ta. Bài Đường đi Sa Pa hôm nay chúng ta học sẽ cho các em thấy được vẻ đẹp rất riêng của đất trời Sa Pa b). Luyện đọc: a). Cho HS đọc nối tiếp. -GV chia đoạn: 3 đoạn. * Đoạn 1: Từ đầu đến liễu rũ. * Đoạn 2: Tiếp theo đến tím nhạt. * Đoạn 3: Còn lại. -Cho HS đọc nối tiếp. Luyện đọc từ ngữ khó: SaPa, chênh vênh, huyền ảo, vàng hoe, thoắt cái b). Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ. -Cho HS đọc: Cho HS quan sát tranh. c). GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, nhất giọng ở các từ ngữ: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xoá, c). Tìm hiểu bài: ¶ Đoạn 1: -Cho HS đọc. * Hãy miêu tả những điều em hình dung được về cảnh và người thể hiện trong đoạn 1. ¶ Đoạn 2: -Cho HS đọc đoạn 2. * Em hãy nêu những điều em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn trên đường đi Sa Pa. ¶ Đoạn 3: -Cho HS đọc. * Em hãy miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp Sa Pa? * Hãy tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. * Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kỳ” của thiên nhiên? * Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? d). Đọc diễn cảm: -Cho HS đọc nối tiếp. -GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn. -Cho HS thi đọc diễn cảm. -GV nhận xét và bình chọn HS đọc hay. -Cho HS nhẩm HTL và thi đọc thuộc lòng. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà HTL. -Xem trước nội dung bài CT tuần 30. -HS1 đọc đoạn 1 + 2 bài Con sẻ. * Con chó thấy một con sẻ non núp vàng óng rơi từ trên tổ xuống. Con chó chậm rãi lại gần -HS2 đọc đoạn 3 + 4. * Vì con sẻ tuy bé nhỏ nhưng nó rất dũng cảm bảo vệ con -HS lắng nghe. -HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK. -HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt). -HS luyện đọc từ. -1 HS đọc chú giải. 2 HS giải nghĩa từ. -Từng cặp HS luyện đọc. 1 HS đọc cả bài. -1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. * Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, đi giữa những tháp trắng xoá liễu rũ. -1 HS đọc thầm đoạn 2. * Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé HMông, Tu Dí -HS đọc thầm đoạn 3. * Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái là vàng rơi hiếm quý. * HS phát biểu tự do. Các em có thể nêu những chi tiết khác nhau. * Vì Phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa. * Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Tác giả ca ngợi Sa Pa. -3 HS nối tiếp đọc bài. -Cả lớp luyện đọc đoạn 1. -3 HS thi đọc diễn cảm. -Lớp nhận xét. -HS HTL từ “Hôm sau hết”. -HS thi đọc thuộc lòng đoạn vừa học. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - ôn tập về tỉ số của hai số. - Rèn kĩ năng giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 140. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a).Giới thiệu bài: -Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng ôn lại về tỉ số và giải các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. b).Hướng dẫn luyện tập Bài 1 (a,b) -Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. - GV chữa bài của HS trên bảng lớp. Bài 3 - Gọi HS đọc đề bài toán. -Hỏi: +Bài toán thuộc dạng toán gì? +Tổng của hai số là bao nhiêu? +Hãy tìm tỉ số của hai số. -Yêu cầu HS làm bài. -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. Bài 5 (HSKG) -Gọi HS đọc đề bài. -Bài toán thuộc dạng toán gì? -Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. -Yêu cầu HS làm bài. 4.Củng cố - Dặn dò: -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a). a = 3, b = 4. Tỉ số = . b). a = 5m ; b = 7m. Tỉ số = . -Theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình. -Bài tập yêu cầu chúng ta tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, sau đó điền vào ô trống trên bảng. -1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK. -Trả lời: +Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. +Tổng của hai số là 1080. +Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vàovở. -HS làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. -1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc đề bài trong SGK. -Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. -1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. ................................................................................................... Kể chuyện ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG I. MỤC TIÊU: 1. Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng một cách rõ ràng, đủ ý, có thể phối hợp lời kể và điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: phải mạnh dạn đi đó, đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng. 2. Rèn kĩ năng nghe: - Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện. - Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 Bài mới: a). Giới thiệu bài: Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ nghe kể câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng. Tại sao câu chuyện lại có tên như vậy? Để hiểu được điều đó, các em hãy nghe kể. b). GV kể lần 1: -GV kể lần 1 (không chỉ tranh). Chú ý: + Đoạn 1+2: kể giọng chậm rã i, nhẹ nhàng. Nhấn giọng ở các từ ngữ: trắng nõn nà, bồng bềnh, yên chú to nhất, cạnh mẹ, suốt ngày + Đoạn 3 + 4: giọng kể nhanh hơn, căng thẳng. Nhấn giọng: sói xám, sừng sững, mếu máo, + Đoạn 5: kể với giọng hào hứng. c). GV kể lần 2: -Kể lần 2 kết hợp với chỉ tranh. +Tranh 1: Hai mẹ con ngựa trắng quấn quýt bên nhau. -GV đưa tranh 1 lên và từ từ kể (tay chỉ tranh) +Tranh 2: -GV đưa tranh 2 lên và kể: Gần nhà ngựa có anh Đại Bàng núi. +Tranh 3: -GV đưa tranh lên và kể: Thế là ngựa trắng xin phép mẹ lên đường +Tranh 4 + 5: -GV đưa 2 tranh lên và kể: Bỗng có tiếng “húúú” +Tranh 6: -GV đưa tranh lên và kể: Ngựa trắng lại khác d). Bài tập: a). Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + 2. b). Cho HS kể chuyện theo nhóm. c). Cho HS thi kể. -GV nhận xét + bình chọn HS kể hay nhất. -GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện khuyên mọi người phải mạnh dạn đi đó, đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng... 2. Củng cố, dặn dò: -HS lắng nghe. -HS lắng nghe GV kể. -HS vừa quan sát tranh vừa nghe GV kể. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe. -Mỗi nhóm 3 hS, mỗi HS kể theo 2 tranh. Sau đó mỗi em kể cả chuyện trong nhóm. -5 HS lên thi kể từng đoạn. -2 HS lên thi kể cả câu chuyện. Sau khi kể xong, HS nêu ý nghĩa của câu chuyện. -Lớp nhận xét. Thứ 3 ngày 20 tháng 3 năm 2012 Toán TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ I. MỤC TIÊU: Giúp HS: -Biết cách giải bài toán dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.ổn định: 2.KTBC: - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 141. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a).Giới thiệu bài: -Trong giờ học này chúng ta sẽ tìm cách giải bài toán về hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. b).Hướng dẫn giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ô Bài toán 1 - Hiệu của hai số là 24. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó. - Hỏi: + Bài toán cho ta biết những gì? + Bài toán hỏi gì? - Nêu: Bài toán cho biết hiệu và tỉ số của hai số rồi yêu cầu chúng ta tìm hai số, dựa vào đặc điểm này nên chúng ta gọi đây là bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng. - Yêu cầu HS cả lớp dựa vào tỉ số của hai số để biểu diễn chúng bằng sơ đồ đoạn thẳng. -Yêu cầu HS biểu thị hiệu của hai số trên sơ đồ. -GV kết luận về sơ đồ đúng: -Yêu cầu HS đọc sơ đồ và hỏi: +Theo sơ đồ thì số lớn hơn số bé mấy phần bằng nhau? +Em làm thế nào để tìm được 2 phần? +Như vậy hiệu số phần bằng nhau là mấy? +Số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị? +Theo sơ đồ thì số lớn hơn số bé 2 phần, theo đề bài thì số lớn hơn số bé 24 đơn vị, vậy 24 tương ứng với mấy phần bằng nhau? +Như vậy hiệu hai số tương ứng với hiệu số phần bằng nhau. +Biết 24 tương ứng với 2 phần bằng nhau, hãy tìm giá trị của 1 phần. +Vậy số bé là bao nhiêu? +Số lớn là bao nhiêu? -Yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán, nhắc HS khi trình bày có thể gộp bước tìm giá trị của một phần và bước tìm số bé với nhau. ô Bài toán 2 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán. - Bài toán thuộc dạng toán gì? - Hiệu của hai số là bao nhiêu? - Tỉ số của hai số là bao nhiêu? - Hãy vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán trên. -Yêu cầu HS nhận xét sơ đồ bạn vẽ trên bảng lớp, sau đó kết luận về sơ đồ đúng và hỏi: +Vì sao em lại vẽ chiều dài tương ứng với 7 phần bằng nhau và chiều rộng tương ứng với 4 phần bằng nhau? +Hiệu số phần bằng nhau là mấy? +Hiệu số phần bằng nhau tương ứng với bao nhiêu mét? ... -GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a).Giới thiệu bài: b).Hướng dẫn luyện tập Bài 1 -Yêu cầu HS tự làm bài. -Gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp, sau đó chữa bài. *Lưu ý các bài toán tìm hai số khi biết hiệu (tổng) và tỉ số của hai số đó nếu tỉ số có dạng (n > 0) thì nhắc HS nên tìm số bé trước cho thuận tiện vì số bé chính là giá trị của một phần bằng nhau. Bài 2 (HSKG) Gọi HS đọc đề bài, sao đó hỏi: + Hiệu của hai số là bao nhiêu? + Hãy nêu tỉ số của hai số. -Yêu cầu HS làm bài. -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3 -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. -Yêu cầu 1 HS chữa bài trước lớp. -GV kết luận về bài làm đúng và cho điểm HS. Bài 4 -GV tiến hành giúp HS phân tích bài toán tương tự như ở bài tập 4 tiết 143, sau đó cho HS đọc đề bài toán và làm bài. -GV chấm, chữa bài 3. Củng cỏ dặn dò: -1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS làm bài vào vở Bài giải Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 (phần) Số bé là: 30 : 2 = 15 Số lớn là: 15 + 30 = 45 Đáp số: Số bé: 15 Số lớn: 45 -HS theo dõi bài bạn, nhận xét và tự kiểm tra bài của mình. - HS đọc đề bài toán. + Là 60. + Vì số thứ nhất gấp lên 5 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai hay số thứ hai gấp 5 lần số thứ nhất. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Vì số thứ nhất gấp lên 5 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai. Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 1 = 4 (phần) Số thứ nhất là: 60 : 4 = 15 Số thứ hai là: 15 + 60 = 75 Đáp số: Số thứ nhất: 15 ; Số thứ hai: 75 -HS làm bài vào vở Bài giải Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3 (phần) Cửa hàng có số gạo nếp là: 540 : 3 = 180 (kg) Cửa hàng có số gạo tẻ là: 180 + 540 = 720 (kg) Đáp số: Gạo nếp: 180 kg Gạo tẻ: 720 kg. - 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp, các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến. - Một số HS đọc đề bài toán của mình trước lớp, các HS khác theo dõi và nhận xét. VD: Số cây dứa nhiều hơn số cây cam là 170 cây. Biết số cây cam bằng , tính số cây mỗi loại. - Cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải 6 – 1 = 5 (phần) Số cây cam là: 170 : 5 = 34 (cây) Số cây dứa là: 34 + 170 = 204 (cây) Đáp số: Cam: 34 cây; Dứa: 204 cây Chính tả (Nghe – Viết) AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4,? PHÂN BIỆT TR/CH, ÊT/ÊCH I. MỤC TIÊU: 1. Nghe và viết lại đúng CT bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 Viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn. 2. Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch, êt/ êch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Ba bốn tờ phiếu khổ rộng để viết BT2, BT3. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài mới: a). Giới thiệu bài: Lâu nay, chúng ta luôn tiếp xúc với các chữ số 1, 2, 3, 4 Vậy ai là người đã nghĩ ra các chữ số đó? Bài chính tả Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 sẽ giúp các em biết rõ điều đó. b). Nghe - viết: a). Hướng dẫn chính tả: -GV đọc bài chính tả một lượt. -Cho HS đọc thầm lại bài CT. -Cho HS luyện các từ ngữ sau: A – Rập, Bát – đa, ấn Độ, quốc vương, truyền bá. -GV giới thiệu nội dung bài CT: Bài CT giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4 không phải do người A – Rập nghĩ ra. Một nhà thiên văn người Aỏn Độ khi sang Bát – đa đã ngẫu nhiên truyền bá một bảng thiên văn có các chữ số ấn Độ 1, 2, 3, 4 b). GV đọc cho HS viết chính tả: -GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. -GV đọc lại một lần cho HS soát bài. c). Chấm, chữa bài: -Chấm 5 đến 7 bài. -Nhận xét chung. * Bài tập 2: -Bài tập tự lựa chọn: GV chọn câu a hoặc câu b. a). Ghép các âm tr /ch với vần -Cho HS đọc yêu cầu của BT. -GV giao việc. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. + âm tr có ghép được với tất cả các vần đã cho. + âm ch cũng ghép được với tất cả các vần đã cho. -GV nhận xét + Khẳng định các câu HS đặt đúng. b). Ghép vần êt, êch với âm đầu. -Cách làm như câu a. -Lời giải đúng: +Vần êt có thể kết hợp được với tất cả các âm đầu đã cho. +Vần êch không kết hợp với âm đầu d, kết hợp được với các âm đầu còn lại. -GV khẳng định các câu HS đọc đúng. * Bài tập 3: -Cho HS đọc yêu cầu BT3. -GV giao việc. -Cho HS làm bài. GV gắn lên bảng lớp 3 tờ giấy đã viết sẵn BT. -GV nhận xét + chốt 2. Củng cố, dặn dò: -HS lắng nghe. -HS theo dõi trong SGK. -Cả lớp đọc thầm. -HS viết ra giấy nháp hoặc bảng con. -HS gấp SGK. -HS viết chính tả. -HS soát bài. -HS đổi tập cho nhau sửa lỗi, ghi lỗi ra bên lề. -1 HS đọc to, lớp lắng nghe. -HS làm bài cá nhân. -Một số HS phát biểu ý kiến. -Lớp nhận xét. -HS chép lời giải đúng vào vở. -HS chép lời giải đúng vào vở. -1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. -3 HS lên bảng điền vào chỗ trống, HS còn lại làm vào VBT. -Lớp nhận xét. -HS chép lời giải đúng vào vở. .................................................................................................... Thứ 6 ngày 24 tháng 3 năm 2012 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Giúp HS: - Rèn kĩ năng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 144. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a).Giới thiệu bài: -Trong giờ học này chúng ta cùng luyện tập về bài toán “Tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó”. b).Hướng dẫn luyện tập -1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe. Bài 2 -Yêu cầu HS đọc đề bài toán. -Yêu cầu HS nêu tỉ số của hai số. -GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS làm bài. -GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 (HSKG) -Gọi 1 HS đọc đề bài toán. -GV hướng dẫn: +Bài toán cho em biết những gì? +Bài toán hỏi gì? +Muốn tính số kí -lô -gam gạo mỗi loại chúng ta làm như thế nào? +Là thế nào để tính được số ki -lô -gam gạo trong mỗi túi. +Vậy đầu tiên chúng ta cần tính gì? -GV yêu cầu HS làm bài. -GV chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - Yêu cầu HS đọc đề bài toán. - Bài toán thuộc dạng toán gì? - Yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - GV nhận xét và yêu cầu HS làm bài. Ta có sơ đồ: Nhà An 840m Trường học | | | | | | | | | ? m Hiệu sách ?m -GVchấm- chữa bài. 4. Củng cố dặn dò: -1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK. -Vì giảm số thứ nhất đi 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai hay số thứ hai bằng số thứ nhất. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Vì giảm số thứ nhất đi 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai. Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 10 – 1 = 9 (phần) Số thứ hai là: 738 : 9 = 82 Số thứ nhất là: 82 + 738 = 820 Đáp số: Số thứ nhất: 820 ; Số thứ hai: 82 -1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK. +Bài toán cho biết: Có: 10 túi gạo nếp 12 túi gạo tẻ. Nặng: 220kg. Số ki -lô -gam gạo mỗi túi như nhau. +Có bao nhiêu ki -lô -gam gạo mỗi loại. +Ta lấy số ki -lô -gam gạo trong mỗi túi nhân với số túi của từng loại. +Vì số ki -lô gam gạo trong mỗi túi bằng nhau nên ta lấy tổng số gạo chia cho tổng số túi. +Tính tổng số túi gạo. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải Tổng số túi gạo là: 10 + 12 = 22 (túi) Mỗi túi gạo nặng là: 220 : 22 = 10 (kg) Số gạo nếp nặng là: 10 Í 10 = 100 (kg) Số gạo tẻ nặng là: 12 Í 10 = 120 (kg) Đáp số: Gạo nếp: 100kg Gạo tẻ: 120kg 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc trong SGK. -Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. -1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung ý kiến. - HS vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán và làm bài. Bài giải Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là: 5 + 3 = 8 (phần) Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là: 840 : 8 Í 3 = 315 (m) Đoạn đường từ hiệu sách đến trường dài là: 840 – 315 = 525 (m) Đáp số: Đoạn đường đầu: 315m Đoạn đường sau: 525m -HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài mình. .................................................................................... Tập làm văn CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật. - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh họa trong SGK. -Tranh ảnh một số vật nuôi trong nhà. -Một số tờ giấy rộng để HS lập dàn ý. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nắm được cấu tạo của một bài văn miêu tả con vật, biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật. b). Phần nhận xét: * Bài tập 1 + 2 + 3 +4: -Cho HS đọc yêu cầu của BT. -GV giao việc. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày. -GV nhận xét và chốt lại. Bài văn có 3 phần, 4 đoạn: ¶ Mở bài (đoạn 1): Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài. ¶ Thân bài (đoạn 2 + đoạn 3): Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo. Đoạn 3: tả hoạt động, thói quen của con mèo. ¶ Kết luận (đoạn 4): Nêu cảm nghĩ của con mèo. * Từ bài văn Con Mèo Hoang, em hãy nêu nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật. -GV nhận xét + chốt lại + ghi nhớ. c). Ghi nhớ: -Cho HS đọc ghi nhớ. -GV nhắc lại một lượt nội dung ghi nhớ + dặn hS phải học thuộc ghi nhớ. d). Lập dàn ý: §Phần luyện tập: -Cho HS đọc yêu cầu của BT. -GV giao việc: Các em cần chọn một vật nuôi trong nhà và lập dàn ý chi tiết về vật nuôi đó. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày. -GV nhận xét, chốt lại, khen những hS làm dàn ý tốt. 3. Củng cố, dặn dò: -2 HS lần lượt đọc tóm tắt tin tức đã làm ở tiết TLV trước. -HS lắng nghe. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -Cả lớp đọc đề bài Con Mèo Hoang. -Một số HS phát biểu ý kiến. -Lớp nhận xét. -HS phát biểu ý kiến. -3 HS đọc ghi nhớ. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS làm dàn bài cá nhân. -Một số HS trình bày. -Lớp nhận xét.
Tài liệu đính kèm: