Giáo án Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

Tập đọc

Tiết 57. ĐƯỜNG ĐI SA PA (T102)

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Hiểu ND, ý nghĩa : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

2. Kĩ năng :

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm ; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

 - HTL 2 đoạn cuối bài.

3. Thái độ :

 - GD cho HS tình yêu đối với cảnh đẹp của quê hương đất nước.

II/ Đồ dùng dạy-học :

- GV+HS : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ (ND).

III/ Hoạt động dạy-học :

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
======================================
Tập đọc
Tiết 57. ĐƯỜNG ĐI SA PA (T102)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu ND, ý nghĩa : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. 
2. Kĩ năng :
	- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm ; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
	- HTL 2 đoạn cuối bài.
3. Thái độ :
	- GD cho HS tình yêu đối với cảnh đẹp của quê hương đất nước.
II/ Đồ dùng dạy-học :
- GV+HS : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ (ND). 
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc : Sử dụng tranh minh hoạ trong SGK.
3.2. Luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Mời HS đọc toàn bài.
- Tóm tắt ND và gợi ý để HS nêu giọng đọc (Giọng nhẹ nhàng, tình cảm).
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- 1, 2 em nêu cách chia đoạn (3 đoạn).
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, 
ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng.
- Đọc nối tiếp :
 + Lần 1 : 3 em đọc + Luyện phát âm.
 + Lần 2 : 3 em đọc + Giải nghĩa từ.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Từng cặp luyện đọc.
- Gọi HS đọc lại toàn bài.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài :
- Nghe và đọc thầm.
- 1 em đọc câu hỏi 1, lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, nói điều hình 
dung được khi đọc đoạn văn, kết hợp tìm các câu Ai thế nào ?.
- Đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Cho HS nêu ý đoạn 1.
- Giảng từ "chênh vênh, huyền ảo” và chốt ý 1. 
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung : Phong cảnh đường đi Sa Pa. 
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, nói điều hình dung được về một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa, kết hợp tìm các tính từ.
- Đọc thầm, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Hỏi : Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- Giảng từ "vàng hoe, dập dìu” và chốt ý 2. 
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung : Phong cảnh một thị trấn trên đường đi Sa Pa.
- Lắng nghe.
- Cho HS đọc đoạn còn lại và miêu tả điều hình dung được về cảnh đẹp Sa Pa.
- Đọc lướt, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Nêu câu hỏi : Đoạn 3 nói lên điều gì ?
- Giảng từ "thoắt cái”, giảng về nghệ thuật đảo ngữ và chốt ý 3. 
- 1, 2 em nêu, lớp bổ sung : Cảnh đẹp Sa Pa.
- Lắng nghe.
- Lần lượt nêu các câu hỏi 2, 3, 4 và gọi HS trả lời. 
- Nhiều em tiếp nối nhau trả lời.
- Hỏi : Bài văn nói lên điều gì ?
- Chốt lại nội dung bài, treo bảng phụ, mới HS nhắc lại. 
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
- Nghe và nhắc lại.
c) Đọc diễn cảm và HTL :
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- Nghe và đọc thầm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Luyện đọc theo cặp.
- Cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay, ghi điểm.
- Cá nhân thi đọc.
- Yêu cầu HS HTL đoạn"Hôm sau...” đến hết.
- Nhẩm học thuộc lòng.
- Cùng HS nhận xét, ghi điểm.
- Cá nhân thi đọc thuộc lòng.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS đọc lại bài ; tiếp tục HTL 2 đoạn cuối bài ; đọc và trả lời các câu hỏi của bài Trăng ơitừ đâu đến ?
===========================================
Toán
Tiết 141. LUYỆN TẬP CHUNG (T149)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Ôn tập cách viết tỉ số của hai số và cách “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
2. Kĩ năng :
	- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bảng phụ BT2.
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Theo dõi, nhận xét, kết luận bài đúng.
- Viết vào bảng con ý a và b (HS viết nhanh viết luôn ý c và d). Kết quả : 
 a) ; b) ; c) ; d) .
* Bài 2 : (Thực hiện cùng bài 1)
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 3 :
- Hướng dẫn HS xác định tỉ số.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS chữa bài, chốt lại kết quả đúng. 
* Bài 4 : 
- Mời HS đọc ND yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 5 : (Thực hiện cùng bài 4)
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Chốt lại các bước giải : Tìm nửa chu vi, lập sơ đồ, tìm 2 lần chiều rộng, tìm chiều rộng và chiều dài.
- Chốt lại bài giải đúng. 
- Lớp làm bài ra nháp sau khi làm xong bài 1, 1 em làm ở bảng phụ và gắn bài lên bảng.
- Lớp nhận xét, chữa bài : 
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
- 1 vài em đọc bài và nêu.
- Lớp làm bài vào nháp, đổi chéo nháp để kiểm tra.
- 1 em lên bảng ; lớp theo dõi, nhận xét, chữa bài. Đáp số : + Số thứ nhất : 135
 + Số thứ hai : 945.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài cá nhân vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- Nhận xét, chữa bài :
Ta có sơ đồ :
 ?m 
Chiều rộng : 
 125m
Chiều dài : 
 ?m
Tổng số phần bằng nhau là :
 2 + 3 = 5 (phần)
 Chiều rộng của hình chữ nhật là :
 125 : 5 x 2 = 50 (m)
 Chiều dài của hình chữ nhật là :
 125 – 50 = 75 (m)
 Đáp số : + Chiều rộng : 50m;
 + Chiều dài : 75 m.
- 2 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HSG nêu.
- Theo dõi.
- Lớp làm bài vào nháp sau khi làm xong bài 4.
- 1 em nêu kết quả ; lớp nhận xét, chữa bài. Kết quả : Chiều dài : 20m ; Chiều rộng : 12m.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
=====================================
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt (Luyện đọc)
Tiết 60. ĐƯỜNG ĐI SA PA (T102)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. 
	- Củng cố kiến thức đã học về câu khiến.
2. Kĩ năng : 
	- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.
- Đặt được câu khiến phù hợp với tình huống đã cho.
3. Thái độ : 
	- GD cho HS tình yêu đối với cảnh đẹp của quê hương đất nước.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện đọc.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Luyện đọc
- Mời HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc diễn cảm đoạn 1 và 3.
- Yêu cầu HS nêu những từ cần nhấn giọng.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Lắng nghe.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung : 
 + Đoạn 1 : chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh huyền ảo, trắng xóa, âm âm, rực lên, đen huyền, trắng tuyết, đỏ son, dịu dàng, lướt thướt.
 + Đoạn 3 : thoắt cái, rơi, trắng long lanh, hây hẩy nồng nàn, hiếm quý, diệu kì.
- Luyện đọc theo cặp.
- Một vài nhóm thể hiện giọng đọc.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 3 :
- Treo bảng phụ, mời HS đọc nội dung yêu cầu.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 4 :
- Nêu từng tình huống (T40-Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt), yêu cầu HS đặt câu khiến phù hợp.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Khen HS có câu phù hợp và hay.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Trao đổi theo nhóm đôi và phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến đúng : Ý c.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- Làm bài cá nhân vào vở.
- Nêu miệng nối tiếp.
- Nhận xét, chữa bài. VD : 
 a) Bạn hãy bỏ rác vào thùng để giữ gìn môi trường sạch, đẹp !
 b) Mong du khách chung tay giữ gìn môi trường Xanh-Sạch-Đẹp.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét tiết học, dặn HS đọc bài và TLCH của bài Trăng ơi...từ đâu đến?.
=========================================
Ôn Toán
Tiết 42. LUYỆN TẬP 
VỀ TÌM HAI SỐ BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ 
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Ôn tập cách viết tỉ số của hai số và cách “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
2. Kĩ năng : 
	- Vận dụng kiến thức làm được các bài tập liên quan.
3. Thái độ : 
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bảng phụ (Chép bài 1a-T34-Giúp em củng cố và nâng cao Toán 4).
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- 2 HS nhắc lại cách viết tỉ số của hai số và cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
- Nhận nhiệm vụ. 
 + HSK&G : Làm bài 1-4 (T67, 68-VBT Toán 4), bài 1a (T34-Giúp em củng cố và nâng cao Toán 4).
 + HS TB : Làm bài 1-4 (T67, 68-VBT Toán 4).
 + HSY : Làm bài 1+2 (T67-VBT Toán 4).
- Hướng dẫn HS làm bài :
 + Bài 4 (T68-VBT Toán 4) : Tính diện tích từng hình rồi viết tỉ số.
 + Bài 1a (T34-Giúp em củng cố và nâng cao Toán 4 : Vẽ sơ đồ đoạn thẳng, từ sơ đồ tìm xem số HS của mỗi khối lớp có bao nhiêu phần bằng nhau (Bảng phụ).
- Theo dõi.
- Theo dõi, đến từng nhóm giúp đỡ.
- Làm bài cá nhân vào vở và VBT.
- Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Chữa bài : 
* Bài 1 : 
a
3
2m
4kg
3l
4 giờ
1m2
b
8
5m
9kg
7l
5 giờ
3m2
a:b
3:8
2:5
4:9
3:7
4:5
1:3
b:a
8:3
5:2
9:4
7:3
5:4
3:1
* Bài 2 :
Ta có sơ đồ : 
 ? kg
Túi thứ nhất : 
 54kg
Túi thứ hai : 
 ? kg
Tổng số phần bằng nhau là :
 4 + 5 = 9 (phần)
Số gạo ở túi thứ nhất là :
 54 : 9 x 5 = 30 (kg)
Số gạo ở túi thứ hai là :
 54 – 30 = 24 (kg)
 Đáp số : 30kg và 24kg.
* Bài 3 : 
Tổng
360
392
1692
11256
Tỉ số
1 : 7
5 : 9
19:17
123:45
STN
45
140
893
8241
STH
315
252
799
3015
* Bài 4 : 
 Diện tích hình vuông là :
 3 x 3 = 9 (m2)
 Diện tích hình chữ nhật là :
 3 x 5 = 15 (m2)
 Tỉ số của diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật là :
 9 : 15 hay .
 Đáp số : .
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
=======================*****========================
Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 142. TÌM HAI SỐ 
KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ (T150)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải được các bài toán liên ... ài học trong cuộc sống ; Dặn HS chuẩn bị trước các bài tập của bài Mở rộng vốn từ : Du lịch-Thám hiểm.
=========================================
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn)
Tiết 62. MIÊU TẢ CÂY CỐI 
(T40-Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt 4)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố cách viết đoạn văn miêu tả cây cối.
2. Kĩ năng : 
	- Viết được đoạn văn miêu tả một bộ phận của cây mà em đã quan sát kĩ.
3. Thái độ : 
	- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
- Treo bảng phụ, mời HS đọc ND yêu cầu của bài : Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) tả một bộ phận của cây mà em quan sát kĩ.
- Hướng dẫn HS làm bài :
 + Viết câu mở đoạn giới thiệu bộ phận của cây mà em chọn tả.
 + Viết 3 đến 4 câu (thân đoạn) tả rõ một vài đặc điểm nổi bật của bộ phận được miêu tả (VD : tả gốc cây cần nêu được độ lớn của gốc, màu sắc, đặc điểm của vỏ cây, rễ cây,...).
 + Viết câu kết đoạn bộc lộ ý nghĩ của em về bộ phận đã miêu tả hoặc có thể chỉ là câu tóm tắt, bình luận hay “chốt lại” về bộ phận đã tả.
- Theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Nhận xét, đánh giá, khen HS có đoạn văn hay.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Viết bài vào vở. 
- 1 vài em trình bày đoạn văn ; lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS xem lại bài, ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
==============================================
Ôn Toán
Tiết 43. LUYỆN TẬP 
VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ 
(T32-Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng môn Toán lớp 4)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố về cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức giải được các bài toán liên quan.
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bảng phụ (Chép sẵn các bài tập).
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Treo bảng phụ, giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
- Nhận nhiệm vụ. 
 + HSK&G : Làm bài 1-3 (T32, 33-Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng môn Toán lớp 4) và bài 1a (T36-Giúp em củng cố và nâng cao Toán 4).
 + HS TB : Làm bài 1-3 (T32, 33-Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng môn Toán lớp 4).
 + HSY : Làm bài 1, 2 (T32, 33-Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng môn Toán lớp 4).
- Yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Hướng dẫn HS làm bài 
 + Bài 2 (T32, 33-Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng môn Toán lớp 4) : Xác định tỉ số rồi giải theo các bước đã học. 
 + Bài 1a (T36-Giúp em củng cố và nâng cao Toán 4) : Vẽ sơ đồ đoạn thẳng. Cần tìm xem khi số cam ở rổ thứ nhất gấp 3 lần số cam ở rổ thứ hai thì rổ thứ nhất hơn rổ thứ hai bao nhiêu. 
- Theo dõi.
- Theo dõi, đến từng nhóm giúp đỡ.
- Làm bài cá nhân vào vở viết.
- Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Chữa bài :
* Bài 1 :
Hiệu
12
25
6
Tỉ số
3 : 5
1 : 6
5 : 3
Số bé
18
5
9
Số lớn
30
30
15
* Bài 2 :
 Tỉ số là ; Con 7 tuổi, mẹ 35 tuổi.
* Bài 3 :
 + Bài toán : Tỉ số giữa số cây trồng được của lớp 4A và lớp 4B là . Lớp 4A trồng được ít hơn lớp 4B 33 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây.
 + Kết quả : Lớp 4A trồng được 44 cây, lớp 4B trồng được 77 cây.
* Bài 4 :
Bài giải
 Lúc đầu số cam ở rổ thứ nhất nhiều hơn rổ thứ hai là :
 15 + 15 = 30 (quả)
 Nếu rổ thứ nhất có thêm 38 quả thì rổ thứ nhất nhiều hơn rổ thứ hai là :
 30 + 38 = 68 (quả)
 68 quả ứng với số phần bằng nhau là :
 3 – 1 = 2 (phần)
 Lúc đầu số cam ở rổ thứ hai là :
 68 ; 2 = 34 (quả)
 Lúc đầu số cam ở rổ thứ nhất là :
 34 + 30 = 64 (quả)
 Đáp số : 64 quả và 34 quả.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
==============================================
Tự học (Luyện viết)
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài Đơn xin chuyển trường 
trong vở Luyện viết chữ lớp 4)
======================*****======================
Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 145. LUYỆN TẬP CHUNG (T152)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách giải bài toán Tìm hai số khi biết (tổng) hiệu và tỉ số của hai số đó.
2. Kĩ năng :
	- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết (tổng) hiệu và tỉ số của hai số đó.
3. Thái độ : 
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bảng phụ (BT1, 3).
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 + 2 : 
- Gọi HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số bài, nhận xét, góp ý.
- Mời HS lên bảng chữa bài 2.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài. 
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng phụ gắn bài lên bảng, cùng HS chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
- Cả lớp làm bài 2 vào vở (HS làm nhanh làm luôn bài 1 ; 1 em làm trên bảng phụ). 
- Đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.
- 1 em lên bảng, lớp theo dõi.
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả : Tỉ số . Số thứ nhất : 820 ; Số thứ hai : 82.
- Cả lớp cùng chữa bài : 
Hiệu
Tỉ số
Số bé
Số lớn
15
2 : 3
30
45
36
1 : 4
12
48
* Bài 3 + 4 : 
- Gọi HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số bài, nhận xét, góp ý.
- Mời HS lên bảng chữa bài 4.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài. 
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng phụ gắn bài lên bảng, cùng HS chữa bài, chốt lại kết quả đúng. 
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Cả lớp làm bài 4 vào vở (HS làm nhanh làm luôn bài 3 ; 1 em làm trên bảng phụ). 
- Đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.
- 1 em lên bảng, lớp theo dõi.
- Nhận xét, chữa bài. Kết quả : 315 m ; 525 m.
- Cả lớp cùng chữa bài : 
 + Gạo nếp : 100 kg.
 + Gạo tẻ : 120 kg.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung tiết hoc.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
=============================================
Tập làm văn
Tiết 58. CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT (T112)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Nhận biết cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật.
2. Kĩ năng :
	- Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà.
3. Thái độ :
	- GD cho HS tình cảm yêu quý con vật.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV+HS : Tranh, ảnh một số vật nuôi trong nhà : chó, mèo, gà, vịt, chim, trâu, bò,..., VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Phần Nhận xét :
- Yêu cầu HS đọc kĩ bài văn mẫu Con mèo hung, suy nghĩ, phân đoạn bài văn; xác định ND chính của mỗi đoạn ; nêu nhận xét về cấu tạo của bài.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm ; thực hiện các yêu cầu.
- 1 vài em nêu ý kiến ; lớp bổ sung :
 + Bài văn có 3 phần, 4 đoạn :
- Chốt lại ý đúng.
+ Mở bài (Đoạn 1) : Giới thiệu con mèo sẽ được tả trong bài.
 + Thân bài :
 . Đoạn 2 : Tả hình dáng con mèo.
 . Đoạn 3 : Tả hoạt động, thói quen của con mèo.
 + Kết bài (Đoạn 4) : Nêu cảm nghĩ về con mèo.
- Theo dõi, chữa bài vào VBT-T75.
3.3. Phần Ghi nhớ :
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
3.4. Phần Luyện tập :
- 1 em đọc yêu cầu của bài tập.
- Cùng HS treo lên bảng lớp ảnh 1 số con vật nuôi đã sưu tầm.
- Treo tranh ảnh và chọn con vật nuôi gây ấn tượng nhất để lập dàn ý.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cả lớp làm bài vào VBT-T76.
- Nhận xét, tuyên dương những HS có dàn bài tốt.
- 1 vài em nêu miệng, lớp nhận xét, bổ sung.
 VD dàn ý bài văn tả con mèo :
Mở bài : Giới thiệu về con mèo (hoàn cảnh, thời gian,...)
Thân bài : 
 - Ngoại hình của con mèo : Bộ lông, cái đầu, cái tai, bốn chân, cái đuôi, đôi mắt, bộ ria.
 - Hoạt động chính của con mèo : 
 + Hoạt động bắt chuột : động tác rình, vồ,
 + Hoạt động đùa giỡn của con mèo.
Kết luận : Cảm nghĩ chung về con mèo.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS chuẩn bị cho bài sau : Quan sát và ghi lại đặc điểm và hoạt động thường xuyên của con chó hoặc con mèo. 
===========================================
Chính tả 
Tiết 29. AI NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4,...? (T103)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố quy tắc viết tr/ch.
2. Kĩ năng :
	- Nghe-viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số.
	- Làm đúng bài tập 3 (kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT) hoặc bài tập chính tả phương ngữ 2a.
3. Thái độ :
	- Có ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Phiếu bài tập 2a, bảng phụ bài tập 3.
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- 1 HS viết trên bảng, lớp viết nháp : xôn xao, ngôi sao, mãi mãi, mái nhà.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết :
- Mời HS đọc bài chính tả.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn và TLCH : Mẩu chuyện có nội dung gì ?
- Cả lớp đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn.
- Tự tìm, nêu và viết vào nháp.
- Đọc cho HS viết bài.
- Viết bài vào vở.
- Đọc lại toàn bài.
- Tự soát lỗi và sửa lỗi.
- Chấm 6 bài, nhận xét chung.
- Đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.
3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài 2a : 
- Tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh theo nhóm 4.
- Các nhóm thi làm bài vào phiếu.
- Nhận xét chung, ghi điểm, khen nhóm làm bài tốt.
* Bài 3 :
- Treo bảng phụ, mời HS lên bảng làm bài.
- Chốt lại bài đúng. 
- Đại diện các nhóm lên dán phiếu và trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung, trao đổi.
- 6 em lên bảng điền nối tiếp, lớp làm bài vào VBT-T69.
- Lớp nhận nhận xét, chữa bài : hếch mắt, châu Mĩ, kết thúc, nghệt mặt, trầm trồ, trí nhớ.
4. Củng cố :	
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò :
- GV nhắc HS ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không viết nhầm.
====================***&&&&&***=====================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_29_nam_hoc_2011_2012_ban_tich_hop_chuan.doc