Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi sáng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi sáng)

I. Mục tiêu:

 Giúp học sinh :

- Rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên 2 loại biểu đồ.

- Thực hàng lập biểu đồ.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Vẽ sẵn biểu đồ của bài 3.

III. Các hoạt động dạy học:

A- Kiểm tra bài cũ: Nêu miệng bài 2 ? ( 4 HS )

B- Bài mới:

 

doc 17 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 322Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Dạy buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 18 tháng 9 năm 2010
Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Chào cờ
Tiết 11: 	Tập đọc
Nỗi dằn vặt của An-Đrây-ca
I. Mục đích - yêu cầu:
 1.Đọc thành tiếng :
 - Đọc đúng các tiếng , từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ :An - đrây- ca , hoảng hốt , nấc lên ,nức nở ,...
- Đọc trôi chảy toàn bài. Tốc độ đọc 75 tiếng / 1 phút. Biết đọc bài với giọng văn trầm buồn xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây-ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện.
2 . Đọc - hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ( Phần chú giải - SGK ) 
- Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Tranh minh hoạ trong SGK.
 Bảng phụ víêt sẵn phần cần HDHS luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ:
	- 2 - 3 học sinh đọc thuộc lòng bài "Gà trống và Cáo" và trả lời câu hỏi nội dung bài ( SGK ).
 - Nhận xét , cho điểm .
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc.
Đọc toàn bài:
Bài chia làm mấy đoạn ?
- Y/c HS nối tiếp đoạn 3 lần :
 + Lần 1 : luyện phát âm , ngắt nghỉ câu dài .
 + Lần 2 : kết hợp giải nghĩa từ mới. 
 +Lần 3: Đọc nối tiếp đoạn hoàn chỉnh . 
Đọc toàn bài :
- GV đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm đoạn 1 và tlch:
- 1 HS khá đọc.
- 2 đoạn : 
 + Đoạn 1 :Từ đầu đến mang về nhà .
 + Đoạn 2 : Phần còn lại .
- HS đọc nối tiếp đoạn ( 2HS/lượt ) . 
- 1đ2 em đọc lại cả bài.
- Cả lớp đọc thầm
 + Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào?
- An-đrây-ca lúc đó mới 9 tuổi, em sống cùng ông và mẹ, ông đang ốm rất nặng.
+ Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của em lúc đó như thế nào?
- An-đrây-ca nhanh nhẹn đi ngay.
 + An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Được các bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc, mải chơi nên quên lời mẹ dặn, mãi sau em mới nhớ ra, chạy đến cửa hàng mua thuốc mang về.
=> Nêu ý 1? ( Ghi bảng )
* An-đrây-ca quên lời mẹ dặn.
- Đọc lướt đoạn 2 và trả lời :
- Lớp thực hiện :
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà.
- Cậu hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông đã qua đời.
+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
- Cậu oà khóc khi biết ông đã qua đời. Bạn cho rằng chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông đã chết.
+ Câu chuyện cho thấy An-đrây-ca là một cậu bé ntn?
- Rất thương yêu ông, không tha thứ cho mình vì ông sắp chết mà còn mải chơi bóng.
Nêu ý 2 ? ( Ghi bảng )
 * Nỗi dằn vặt An-đrây –ca.
Nội dung chính của bài ?
 ( Ghi bảng )
 * Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân 
c.Đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp bài:
- 2 HS đọc.
? Nêu cách đọc bài : - Đọc giọng trầm buồn, xúc động, 
Lời ông đọc giọng mệt nhọc, yếu ớt, lời mẹ đọc giọng thông cảm, an ủi, dịu dàng. í nghĩ An-đrây –ca đọc giọng buồn day dứt.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2 :
+ GV đọc mẫu:
- HS nghe.
+ Luyện đọc theo cặp :
- HS luyện đọc.
+ Thi đọc diễn cảm:
- HS thi đọc diễn cảm .
GV nx chung, ghi điểm.
Thi đọc phân vai toàn truyện :
GV cùng HS nx khen HS đọc tốt.
N4 luyện đọc.
Nhóm thi đọc.
4/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại nội dung bài ?
- NX giờ học.VN chuẩn bị bài sau.
Tiết 26: 	Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh :
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên 2 loại biểu đồ.
- Thực hàng lập biểu đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vẽ sẵn biểu đồ của bài 3.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ: Nêu miệng bài 2 ? ( 4 HS )
B- Bài mới:
 Bài 1( Tr. 33 ):
+ Cho HS nêu miệng.
HS làm vào SGK
- Tuần 2 bán nhiều hơn tuần 1 bao nhiêu mét vải hoa?
=> 100 m
- Cả 4 tuần cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải hoa?
=> 700 m
- Số vải trắng tuần nào bán được nhiều nhất ? Là bao nhiêu mét?
- Tuần 3 là 300 m.
Bài 2 ( Tr. 34 )
Học sinh làm vào vở
- Tháng 7 có bao nhiêu ngày mưa?
=>Có 18 ngày mưa
- Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 là bao nhiêu ngày?
=>12 ngày
- Trung bình mỗi tháng có bao nhiêu ngày mưa?
=> (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
- Nêu cách tính trung bình cộng của nhiều số?
- Tính tổng của các số hạng rồi lấy tổng đó chia cho số các số hạng.
C- Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách đọc biểu đồ.
- NX giờ học.
- Xem trước bài : Luyện tập chung .
Tiết 6: 	Chính tả (Nghe - Viết). 
Người viết truyện thật thà
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng truyện ngắn: Người viết truyện thật thà. Tốc độ viết 75 chữ/15 phút.
2. Biết tự phát hiện lỗi, và sửa sai lỗi trong bài chính tả.
3. Tìm và viết đúng chính tả các từ láy có tiếng chứa các âm đầu s/x hoặc có thanh hỏi, thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
Viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A- Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc HS viết các từ bắt đầu bằng l/n ( 2 HS lên bảng , lớp viết vở nháp )
B- Bài mới:
1.Giới thiệu bài : GV nêu MĐ-YC của bài .
2/ Hướng dẫn chính tả :
- GV đọc bài viết.
- HS đọc thầm.
- 1 HS đọc bài.
- Ban-dắc là một người như thế nào?
- Là một nhà văn nổi tiếng thế giới có tài tưởng tượng tuyệt vời.
- Y/c HS tìm và luyện viết chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên bảng con .
- HS tìm và viết bảng con, 1 học sinh lên bảng viết :
VD : sắp, lên xe, nên nói, lâu, nghĩ, nói dối, Ban-dắc.
- GVHD nhận xét về bài chính tả : nhắc nhở cách trình bày, một số hiện tượng cần lưu ý trong bài ...
3. Viết chính tả :
- GV đọc bài.
- GV đọc toàn bài lần cuối cho HS soát lại bài .
4. Chấm , chữa bài chính tả :
- GV chấm 7 bài , nx.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- HS còn lại đổi vở cho nhau để kiểm tra lại kết quả chữa bài của bạn .
5.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài số 2 ( Tr.56 )
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Cho HS tự đọc bài, phát hiện và sửa lỗi.
- Lớp đọc thầm.
- HS lên bảng. Lớp nhận xét
Bài số 3 ( Tr. 57 ):
- Bài tập yêu cầu gì?
- Tìm từ láy
- HS nêu miệng
- Có tiếng chứa âm s.
- Có tiếng chứa âm x.
+ suôn sẻ; sốt sắng; say sưa;
+ xôn xao; xì xèo; xanh xao;
- GV nhận xét -đánh giá
3/ Củng cố - dặn dò:
- NX giờ học. Chuẩn bị bài giờ sau .
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 18 tháng 9 năm 2010
Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2010
Tiết 27:	 toán	
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
* Giúp học sinh ôn tập, củng cố về :
- Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên.
- Đơn vị đo khối lượng và đơn vị đo thời gian.
- Một số hiểu biết ban đầu về biểu đồ, về số trung bình cộng.
III. Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ:
Nêu cách đọc biểu đồ ( 2 HS )
a. Bài 1( 35):
- Gọi HS đọc y/c của bài .
- GV nhận xét , chữa bài .
- HS đọc y/c .
- HS làm SGK , 2 HS lên bảng chữa bài .
Số liền sau số: 
 2 835 917 là 2 835 918
Số liền trước số: 
 2 835 917 là 2 835 916
- Cách tìm số liền trước? Số liền sau?
- Giá trị chữ số 2 trong số :
- HS nêu
82 360 945
7 283 096
1 547 238
2 000 000
200 000
200
- Muốn tìm giá trị của các chữ số trong mỗi số ta căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào vị trí của chữ số đó thuộc hàng , lớp nào.
b. Bài 2( 35)::
- HS làm bài vào vở .
- Muốn điền được số vào ô trống ta làm ntn?
- GV chấm chữa bài .
475 9 36 > 475 836
9 0 3876 < 913 000
c. Bài 3( 35)::
- Cho HS nêu miệng .
- Muốn đọc được biểu đồ ta làm ntn?
a) K3 có 3 lớp: 3A; 3B; 3C.
b) Lớp 3A có 18 học sinh.
 3B có 27 học sinh.
 3C có 21 học sinh. 
c) Trong hkối lớp 3: lớp 3b có nhiều HS giỏi toán nhất, lớp 3a có ít HS giỏi toán nhất
d. Bài 4( 36)::
- 1 thế kỷ có bao nhiêu năm?
- Năm 2000 thuộc thế kỷ nào?
- Năm 2005 thuộc thế kỷ nào?
100 năm 
a) Năm 2000 thuộc thế kỷ XX
b) Năm 2005 thuộc thế kỷ XXI
3. Củng cố - dặn dò:
 - NX giờ học.
-- Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài giờ sau.
Tiết 11: 	Luyện từ và câu 
Danh từ chung và danh từ riêng
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng.
2. Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Bản đồ TNVN. Viết phần nhận xét.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Danh từ là gì? ( 2 HS )
- Nêu miệng bài tập 2.
B- Bài mới:
1/ Phần nhận xét:
a. Bài số 1.
- Gọi HS đọc y/c bài và làm bài .
- HS đọc yêu cầu - HS làm bài
- HS chữa bài.
- GV nhận xét và cho HS quan sát bản đồ TNVN và giới thiệu vua Lê Lợi người đã có công đánh đuổi giặc Minh , lập ra nhà Hậu Lê .
a) Sông
b) Cửu Long
c) Vua
d) Lê lợi
b. Bài số 2:
- Sông 
- Cửu Long
- Vua
- Lê Lợi
HS nêu miệng
- Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn.
- Tên riêng của dòng sông
- Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến.
- Tên riêng của 1 vị vua.
ịNhững tên chung của 1 loài sự vật được gọi là gì?
- Từ nào là danh từ chung? Ví dụ?
- Danh từ chung
- Những tên riêng của 1 sự vật nhất định được gọi là gì?
- Từ nào là danh từ riêng? VD?
c. Bài số 3:
- Danh từ riêng.
- Nhận xét cách viết
- Danh từ nào được viết hoa? Danh từ nào không được viết hoa?
- Danh từ chung không viết hoa.
- Danh từ riêng luôn được viết hoa.
2/ Ghi nhớ:
3/ Luyện tập:
a. Bài số 1:
- 3 - 4 học sinh nhắc lại.
- Thế nào là danh từ ?
- Thế nào là danh từ chung? Danh từ riêng?
- HS đọc yêu cầu của bài tập .
- HS làm vở , 2 HS lên bảng chữa bài .
+ Danh từ chung : núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước.
+ Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên, Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
- GV nhận xét - chữa bài.
b. Bài số 2:
- Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ lớp em?
- Họ tên các bạn trong lớp là danh từ chung hay danh từ riêng?Vì sao?
- HS lên bảng viết .
- Là danh từ riêng vì chỉ 1 người cụ thể. Danh từ riêng phải viết hoa - cả họ, tên và tên đệm.
4/ Củng cố - dặn dò:
- Về nhà tìm : 5 danh từ chung là tên gọi của các đồ dùng.
 5 danh từ riêng là tên của người, sự vật xung quanh.
-Nhận xét giờ học.
Ngày soạn:Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
Ngày giảng: Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010
Tiết 12 : 	 Tập đọc 
Chị em tôi
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Đọc thành tiếng :
- Đọc dúng các từ ngữ khó : lễ phép , nói dồi , tặc lưỡi , giận giữ , năn nỉ, sững sờ ,...
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ .Biết đ ...  những lỗi chung về ý, về bố cục bài, cách dùng từ,đặt câu, lỗi chính tả. Biết tự chữa những lỗi thầy cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
3. Hiểu và biết được những lời hay ,ý đẹp những bài văn hay của các bạn .
II. Đồ dùng dạy - học :
- Bảng lớp viết sẵn 4 đề bài tập làm văn .
III. Các hoạt động dạy - học:
A. KTBC:
B.Bài mới:
1. Trả bài :
a/ Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp:
- GV y/c HS đọc lại bài của mình .	 - HS đọc đề bài.
- Nhận xét kết quả làm bài :
* Ưu điểm: Nhìn chung các em xác định đúng yêu cầu của kiểu bài viết thư.
	- Bố cục đầy đủ, rõ ràng.
	- ý cuả câu văn cụ thể.
	- Diễn đạt lôgic, mạch lạc, tự nhiên.
	VD : 
* Tồn tại: 
	- 1 số bài viết bố cục chưa rõ ràng.
	- Nội dung còn sơ sài, chưa đủ ý.
	- Cách sử dụng dấu câu còn hạn chế.
	- Dùng từ chưa sát thực.
- Diễn đạt còn lủng củng.
- Còn một số em viết sai lỗi chính tả.
b/ Hướng dẫn chữa bài:
*. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
- Đọc lời nhận xét.
- Đọc những lỗi sai.
- Viết vào phiếu những lỗi sai theo từng loại.
- Tự sửa lỗi
- Cho HS đổi vở KT nhau .
- HS soát lỗi cho nhau.
*, Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chép các lỗi định chữa
- 1 - 2 học sinh lên bảng chữa.
- Lớp chữa lỗi trên nháp.
- HS nhận xét bài chữa.
- GV chữa lại cho đúng
- HS chữa vào vở.
2/ Hướng dẫn học tập những đoạn thư, lá thư hay.
- GV đọc 1 số đoạn văn, lá thư hay.
- HS trao đổi tìm ra cái hay đrút kinh nghiệm cho mình.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu học sinh viết chưa đạt về nhà viết lại.
Ngày soạn : Thứ ba ngày 21 tháng 09 năm 2010
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2010
Tiết 29: 	Toán 
Phép cộng
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
- Cách thực hiện phép cộng không nhớ và có nhớ.
- Kỹ năng làm tính cộng.
II. Đồ dùng dạy- học:
III. hoạt động dạy - học : 
A. Kiểm tra bài cũ : KT vở BT .
B. Bài mới :
Giới thiệu bài :
1/ Củng cố cách thực hiện phép cộng:
+ Ví dụ: 48352 + 21026 = ?
- Nêu thành phần tên gọi :
- HS đọc phép tính.
- Cho học sinh thực hiện phép cộng.
- Muốn tính được tổng của phép tính trên em làm ntn?
- Nêu miệng cách thực hiện phép cộng?
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
+ Đặt tính :
+ Cộng theo thứ tự từ phải đ trái.
 48352
 + 21026
 69378
- Nêu thành phần tên gọi của phép tính?
- Số hạng + số hạng = tổng
ịEm có nhận xét gì về phép tính trên?
b) VD2: 367859 + 541728
- Đây là phép tính cộng không nhớ.
- Muốn thực hiện phép cộng ta làm thế nào?
- HS lên bảng, lớp làm nháp:
+
 367859
 541728
 909587
- Cho HS nêu miệng cách thực hiện.
- Phép tính trên có đặc điểm gì khác so với VD1?
- Đây là phép cộng có nhớ.
ịQua 2 VD muốn tính tổng của 2 số có nhiều chữ số ta làm thế nào?
- 3 - 4 học sinh nhắc lại.
2/ Thực hành:
a. Bài 1 ( Tr. 39):
- Gọi HS nêu y/c của bài .
- Nêu cách thực hiện phép cộng	
- Đặt tính rồi tính.
- HS làm bảng con và bảng lớp .
a, Tương tự.
b,
2968 + 6524 3917 + 5267
+
+
 2968 3917
 6524 5267
 9492 9184
b.Bài 2(Tr.39):Giảm tải dòng giữa )
Hướng dẫn tương tự.
? Muốn cộng hai số có nhiều chữ số ta làm thế nào?
4685 + 2347 793575 + 6425
+
+
 4685 793 575
 2347 6 425
 7032 800 000
..........
c. Bài 3( Tr.39 ):
 - HS làm vào vở.
- Cho HS đọc bài toán
- 1đ2 học sinh .
 Tóm tắt : 
- Bài toán cho biết gì?
 Cây lấy gỗ : 325164 cây 
 Cây ăn quả : 60830 cây 
- Bài tập hỏi gì?
- Muốn biết tổng số cây huyện đó trồng được bao nhiêu ta làm thế nào?
 Huyện đó trồng: ... ? cây
 Bài giải
 Số cây huyện đó trồng là :
 325164 + 60830 = 385994 (cây)
 Đáp số: 385994 cây
3/ Củng cố - dặn dò: 
- Muốn thực hiện phép cộng ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau : Phép trừ .
Tiết 12 	Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng(t2)
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trung thực - Tự trọng.
2. Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển những từ đó vào vốn từ tích cực
II. Đồ dùng dạy- học:
- Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2, 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bang viết ,lớp viết bảng con 
 - Viết 5 danh từ chung là tên gọi của đồ dùng.
 - 5 danh từ riêng là tên gọi của người, sự vật xung quanh.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Bài số1:
Bài tập yêu cầu gì?
- Chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào ô trống trong đoạn văn sau:
- Cho HS làm bài tập vào nháp.
-HS nêu miệng
- Lớp nhận xét - bổ sung
- GV kết luận những điều đúng theo thứ tự là:
- Tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào
b. Bài số 2:
- Làm vào vở .
- Bài tập 2 yêu cầu gì?
+ Một lòng dạ gắn bó .........
+ Trước sau như một...........
+ Một lòng dạ vì nghĩa
+ Ăn ở nhân hậu.........
+ Ngay thẳng thật thà
- Chọn từ ứng với mỗi nghĩa
+ Trung thành
+ Trung kiên
+ Trung nghĩa
+ Trung hậu
+ Trung thực
c. Bài số 3:
- Cho HS đọc yêu cầu
* Trung có nghĩa là ở giữa
 - HS làm bài tập , 1 HS lên bang làm 
* Trung thu, trung bình, trung tâm
* Trung có nghĩa là một lòng 1 dạ
 *Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung kiên.
d. Bài số 4:
Nối tiếp nhau đặt câu .
Đặt câu với 1 từ ở bài 3.
VD : Bạn Lương là học sinh trung bình của lớp.
- Phụ nữ Việt Nam rất trung hậu.
3/ Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- VN ôn bài .
- Chuẩn bị bài giờ sau.
Ngày soạn : Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2010
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2010
Tiết 30: 	Toán 
Phép trừ
I. Mục tiêu:
 *Giúp học sinh: 
- Củng cố kỹ năng thực hiện phép tính trừ có nhớ và không có nhớ với số tự nhiên có 4, 5, 6 chữ số.
- Củng cố kỹ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
- Luyện vẽ hình theo mẫu.
III. các hoạt động dạy và học:
A- Kiểm tra bài cũ: 3 HS lên bảng - lớp làm bảng con theo dãy.
- Đặt tính rồi tính:
+
+
+
12458	67894	24 356 
98756	 1201	34 567
 121214	69095	58 923
B- Bài mới:
-VD1: 865279 - 450237
- Cho HS lên bảng thực hiện - lớp làm nháp .
	-
 865279	
 450237
 415042
- Khi thực hiện PT các số TN ta đặt tính ntn? Thực hiện Ptính theo thứ tự nào?
- VD2 : HD tương tự .
- HS nêu miệng cách thực hiện
- Đặt tính sao cho các hàng thẳng cột với nhau rồi thực hiện từ phải sang trái.
2/ Luyện tập.
a. Bài 1( Tr.40 ):
-
- Nêu cách thực hiện phép trừ.
- HS làm bảng con và bảng lớp.
987846 969696 839084
783251 656565 246397
204595 313131 592687
b. Bài 2 ( Tr. 40 ):
- Làm vở nháp - 2 HS lên bảng chữa .
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV nhận xét , chữa bài .
80000 941302 48600
48765 298764 9455
31235 642538 39145
c. Bài 3 ( Tr. 40 ):
Bài tập cho biết gì? Yêu cầu tìm gì.
- Làm vào vở .
- Muốn tính quãng đường từ NT - HN ta làm ntn?
- Chấm , chữa bài .
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TPHCM là : 
1730 - 1315 = 145 (km)
 Đáp số : 145 ( km )
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách trừ 2 số có nhiều chữ số.
- NX giờ học.
- Chuẩn bị bài giờ sau : Biểu thức có chứa 2 chữ .
Tiết 6: 	Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe- đã đọc
I. Mục đích - yêu cầu:
1/ Rèn kn nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời kể của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện). Có ý thức rèn luyện mình để trở thành người có lòng tự trọng.
2/ Rèn kỹ năng nghe:
- H chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng về lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy- học:
	 - Viết sẵn gợi ý 3 trong SGK (dàn ý kể chuyện)
	 - Sưu tầm truyện viết về lòng tự trọng.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ:
 - Kể một câu chuyện em đã được nghe - được đọc về tính trung thực 
 -( 1-2 HS kể )
- Gv nhận xét , cho điểm .
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a. Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay qua ai đó kể lại) hoặc được đọc.
- Y/c HS đọc đề bài , GVPT và gạch chân từ trong tâm .
- Cho HS đọc gợi ý.
- Cho HS giới thiệu tên câu chuyện của mình.
- GV dán lên bảng dàn ý kể chuyện - tiêu chuẩn đánh giá.
- HS đọc đề bài .
- Học sinh đọc tiếp nối nhau.
- HS lần lượt giới thiệu.
b. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV cho HS kể theo cặp.
- HS kể trong nhóm.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GVtổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- HS kể xong đều cùng đối thoại với cô giáo, với các bạn.
- GV cho lớp nhận xét - tính điểm.
- Bình chọn câu chuyện hay, người kể hấp dẫn nhất, người đặt câu hỏi hay nhất.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học: 
- Dặn dò: Về nhà xem trước các tranh : Lời ước dưới trăng.
 Tiết 12: 	Tập làm văn 
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, H nắm được cốt truyện ba lưỡi rìu phát triển ý ở dưới mỗi tranh thành 1 đoạn văn kể chuyện.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện ba lưỡi rìu.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ như SGK.
	 - Viết sẵn nội dunh bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Kiểm tra bài cũ:
	Nêu ghi nhớ đoạn văn trong bài văn kể chuyện.( 2 HS nêu )
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập.
a) Bài tập 1:
+ Cho HS đọc yêu cầu của bài tập
- GVgiải nghĩa từ "tiều phu"
- Truyện có mấy nhân vật?
- Nội dung chuyện nói về điều gì?
- HS đọc phần lời dưới mỗi tranh.
- 2 nv : Chàng tiều phu và 1 cụ già.
- Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
+ Cho HS đọc câu diễn giải dưới tranh.
- Học sinh đọc tiếp nối.
- Cho HS dựa vào tranh và lời dẫn kể lại chuyện Ba lưỡi rìu.
- 2 học sinh thi kể.
b. Bài tập 2:
+ Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1 và trả lời
- 1 HS đọc - lớp đọc thầm
+ Nhân vật làm gì?
- Chàng tiều phu đang đốn củi thì bị lưỡi rìu văng xuống sông.
+ Nhân vật nói gì?
- Chàng buồn bã nói: "Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này, nay mất rìu thì sống thế nào đây?"
+ Ngoại hình nhân vật?
- Chàng tiều phu nghèo, ở trần, quấn khăn ở mỏ rìu.
+ Lưỡi rìu sắt.
- GV hướng dẫn tương tự với tranh 2, 3, 4, 5, 6 và nêu nội dung chính của từng đoạn văn.
- Lưỡi rìu bóng loáng
- Cho HS kể chuyện.
- GV nhận xét .
- HS kể trong nhóm
Đại diện từng nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn truyện.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách phát triển câu chuyện.
- Nhận xét giờ học.Về nhà viết lại câu chuyện đã kể ở lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_6_nam_hoc_2010_2011_day_buoi_sang.doc