Giáo án Khối 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp)

Giáo án Khối 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu các từ ngữ trong bài : dũng cảm , xả thân , quyên góp , khắc phục

- Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư. );

- Tích hợp GDBVMT: Trả lời được câu hỏi Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi Hồng.

- Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống của con người. Để hạn chế lũ lụtcon người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.

- Luôn yêu thương, thông cảm và sẻ chia với những người gặp khó khăn.

II . Đồ dùng dạy học :

 Tranh minh hoạ bài đọc ; Bảng phụ viết sẵn

III . Các hoạt động dạy học :

Hoạt động của giáo viên

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai , ngày 5 tháng 9 năm 2011
Toán 
Triệu và lớp triệu ( tt)
I.Mục tiêu :
- Biết đọc, viết một số đến lớp triệu. HS được củng cố hàng và lớp.
HS làm bài BT1; BT2; BT3 . Đọc, viết số nhanh và chính xác.
 - Vận dụng vào cuộc sống hàng ngày
II.Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ có kẻ sẵn các hàng, các lớp như ở phần đầu của bài học.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ : Triệu và lớp triệu.
 Gọi 2 em ở bảng 
GV đọc sốâ HS nghe và viết số và cho biết mỗi số có bao nhiêu chữ số 0
GV nhận xét , ghi điểm
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
+ Hướng dẫn đọc, viết số: 
GV đưa bảng phụ, yêu cầu HS lên bảng viết lại số đã cho trong bảng ra phần bảng chính, những HS còn lại viết ra bảng con: 342 157 413
GV cho HS tự do đọc số này
GV hướng dẫn thêm (nếu có HS lúng túng trong cách đọc): 
+ Ta tách số thành từng lớp, lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu (vừa nói GV vừa dùng phấn vạch dưới chân các chữ số 342 157 413, 
+ Bắt đầu đọc số từ trái sang phải, tại mỗi lớp ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để học đọc rồi thêm tên lớp đó. GV đọc chậm để HS nhận ra cách đọc, sau đó GV đọc liền mạch
GV yêu cầu HS nêu lại cách đọc số
b. Luyên tập :
Bài 1/15 
Yêu cầu vài HS đọc số ở dòng đầu tiên trong cột “số” trôi chảy, sau đó quan sát tiếp mẫu đã cho (mỗi chữ số thuộc hàng nào, lớp nào)
Yêu cầu HS làm hai phần tiếp theo 
Bài 2/15 :Yêu cầu HS chỉ tay vào số và nêu miệng
GV nhận xét và sửa sai
Bài 3/15:Yêu cầu HS đọc số rồi viết lời đọc đó vào chỗ chấm.
Lưu ý, khi đọc các số có nhiều chữ số, cần theo nhận xét đã rút ra ở cuối bài học.
+ Trước hết tách số thành từng lớp (từ phải sang trái)
+ Tại mỗi lớp dựa vào các đọc số có ba chữ số rồi thêm tên lớp đó.
Bài 4/15:Bài này dành cho HS khá giỏi
- Cho HS nối tiếp nhau nêu.
- GV nhận xét , sửa sai
3. Củng cố – dặn dò :
Lớp triệu gồm có mấy hàng? Đó là những hàng nào?
Mỗi tổ chọn 1 em lên bảng viết và đọc số theo các thăm mà GV đưa.
Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau
Tập đọc 
Thư thăm bạn 
(Tích hợp GDBVMT khai thác trực tiếp nội dung bài dạy)
I. Mục tiêu :
Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
Hiểu các từ ngữ trong bài : dũng cảm , xả thân , quyên góp , khắc phục 
Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư. );
Tích hợp GDBVMT: Trả lời được câu hỏi Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng? Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi Hồng.
Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống của con người. Để hạn chế lũ lụtcon người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
- Luôn yêu thương, thông cảm và sẻ chia với những người gặp khó khăn.
II . Đồ dùng dạy học : 
 Tranh minh hoạ bài đọc ; Bảng phụ viết sẵn 
III . Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
1 .Ổn định :	
2.Kiểm tra bài cũ: 
GV yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng bài tập đọc
? Em hiểu ý hai dòng thơ cuối muốn nói gì 
GV nhận xét ghi điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài
 - GV đưa tranh minh hoạ + tranh sưu tầm - Giới thiệu bài 
b.Luyện đọc
- Gọi một HS đọc cả bài
 - GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc
Lượt 1:gọi 3 em đọc nối tiếp ; kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng 
Lượt 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
- HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm cả bài
c. Tìm hiểu bài
F GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
? Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không 
1. Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
? Bạn Hồng đã bị mất mát đau thương gì 
? Em hiểu hi sinh có nghĩa gì 
? Đoạn này cho em biết điều gì 
F Yêu cầu HS đọc đoạn 2
2. Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
3. Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
{ Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống của con người. Để hạn chế lũ lụt con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
? Nội dung đoạn 2 nói lên điều gì 
F Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 
? Nơi bạn Lương ở mọi người đã làm gì để động viên giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt 
? Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng
? Đoạn 3 nói gì 
GV yêu cầu HS đọc thầm lại những dòng mở đầu và kết thúc bức thư 
 4. Em hãy nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư? (Dòng mở đầu cho ta biết điều gì? Dòng cuối bức thư ghi cái gì?)
[ Nội dung bức thư thể hiện điều gì ?
d. Đọc diễn cảm
GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Hoà Bình  chia buồn với bạn)
GV sửa lỗi cho HS
4.Củng cố – dặn dò :
? Em đã bao giờ làm việc gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa
Ä Liên hệ : Có tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Người ăn xin 
Chính tả ( nghe – viết )
Cháu nghe câu chuyện của bà
 Phân biệt tr/ch , hỏi / ngã
I.Mục tiêu :
Nghe – viết và trình bày đúng bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ. 
 Viết đúng từ ngữ : Làm , lưng , lối , rưng rưng , mỏi , gặp , lạc , giữa
Làm đúng bài tập BT(2)a, có âm vần và thanh dễ lẫn : tr/ch , dấu hỏi / ngã
Giáo dục thái độ cẩn thận và yêu cái đẹp trong giao tiếp bằng chữ viết
II . Đồ dùng dạy học :
Giấy khổ to 
III . Các hoạt động dạy – học :
1.Kiểm tra bài cũ :
GV mời 1 HS đọc cho các bạn viết những tiếng có âm đầu là s / x hoặc vần ăn / ăng trong BT2, tiết CT trước 
GV nhận xét và chấm điểm
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
+ Tìm hiểu nội dung :
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt
? Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày 
? Nội dung bài này là gì 
+ Hướng dẫn viết từ khó :
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết và cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài
GV viết bảng những từ HS dễ viết sai và hướng dẫn HS nhận xét
+ Viết chính tả :
Nhắc HS chú ý tư thế ngồi
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
+ Chấm chữa bài 
GV chấm 6 và yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Sửa lỗi sai phổ biến
c.Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài tập 2a GV gọi HS đọc yêu cầu 2a
GV phát 4 tờ phiếu đã viết nội dung truyện cho 4 HS, mời HS làm thi
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng, kết luận bạn thắng cuộc.
3.Củng cố - Dặn dò: 
GV gọi các em viết bị sai lên bảng viết lại các từ đó.
GV nhận xét tiết học
Yêu cầu mỗi HS về nhà tìm 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng chữ tr / ch hoặc 5 từ chỉ đồ đạc trong nhà mang thanh hỏi hoặc thanh ngã 
Chuẩn bị bài: (Nhớ – viết) Truyện cổ nước mình 
 Thứ ba , ngày 6 tháng 9 năm 2011
 Toán 
Luyện tập 
I . Mục tiêu : 
- Đọc, viết được các số đến lớp triệu.
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- HS làm BT1; BT2; BT 3(a,b,c); BT4 (a,b).Đọc, viết số nhanh và chính xác.
- Vận dụng tốt kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
II . Đồ dùng dạy học :
- VBT bảng con.
III . Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
1.Ổn định :	
2.Kiểm tra bài cũ : Triệu và lớp triệu (tt)
Gọi HS lên bảng : 1 em đọc số , 1 em viết số 
GV nhận xét, ghi điểm 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
b. Nội dung:
Nêu lại hàng và lớp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
Các số đến lớp triệu có tất cả mấy chữ số?
Nêu số có đến hàng chục triệu?.
GV chọn một số bất kì, hỏi về giá trị của một chữ số trong số đó.
Bài 1/16: GV treo bảng số 
- Gọi 1 HS làm mẫu
GV nhận xét .
Bài2/16: Cho HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe
- Cho nêu miệng sau đó GV chữa bài.
Bài 3/16: ĐọÏc chính tả toán 
- Bài d, e dành cho HS khá giỏi
- Cho HS làm vào BC
a. Sáu trăm mười ba triệu
b. Một trăm ba mươi mốt triệu bốn trăm linh năm nghìn.
c. Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăm linh ba.
d. Tám mươi sáu triệu không trăm linh bốn nghìn bảy trăm linh hai.
e. Tám trăm triệu không trăm linh bốn nghìn bảy trăm hai mươi.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 4 /16: 
GV chấm bài
4.Củng cố – dặn dò :
Cho HS nhắc lại các hàng và lớp của số đó có đến hàng triệu.
+ GV yêu cầu HS viết số có số hàng triệu là 5 còn các hàng khác tuỳ HS. Có thể các số hàng chục triệu, hàng trăm triệu...
- Nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Làm bài 2, 3 trang 17 của SGK
Luyện từ và câu 
Từ đơn và từ phức
I.Mục tiêu :
HS hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ. Phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ)
Nhận biết được từ đơn và từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục II); Bước đầu làm quen với từ điển(hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT1, B3)
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II .Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ .Từ điển Tiếng Việt ; 5 tờ giấy to
III .Các hoạt động dạy - học :
Hoạt độn ...  đã học vào việc ăn uống hàng ngày 
II.Đồ dùng dạy học :
 Các hình minh hoạ ; Phiếu học tập 
III.Các hoạt động dạy - học :
1.Kiểm tra bài cũ :
- Nêu vai trò của chất đạm đối với cơ thể?
Nêu vai trò của chất béo đối với cơ thể?
GV nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: HS -Kể tên một số loại thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng chất xơ . Nguồn gốc
 GV chia lớp thành 4 nhóm
GV yêu cầu các nhóm trong cùng thời gian, nhóm nào ghi được nhiều tên thức ăn và đánh dấu vào các cột tương ứng đúng là thắng cuộc (10 phút) 
-Cho các nhóm trình bày ý kiến
GV : nhóm thức ăn chứa nhiều bột đường : sắn – khoai lang – khoai tây cũng chứa nhiều chất xơ 
GV phát phiếu bài tập cho từngHS 
{ Tích hợp GDBVMT: Giữ gìn môi trường nước để có nước sạch sử dụng trong chế biến thức ăn.
Các thức ăn chứa nhiều vitamin , chất khoáng , chất xơ có nguồn gốc từ thực vật và động vật 
Kết luận : như ý trên
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: HS nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ. 
Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai trò của vi-ta-min đó
Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min đối với cơ thể? 
Kết luận : Như ý bên 
Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó
Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể? 
- Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị : Thiếu sắt gây thiếu máu.
+ Thiếu can-xi ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây loãng xương ở người lớn.
+ Thiếu i-ốt gây bướu cổ. 
Kết luận: như ý bên 
Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn thức ăn có chứa nhiều chất xơ?
Kết luận như ý bên 
3.Củng cố – Dặn dò:
-Nêu vai trò của chất khoáng, chất xơ, vi ta min?
GV nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? 
Lịch sử
Nước văn lang
I.Mục tiêu :
Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: Thời gian ra đời, những nét chính về đời sống về vật chất và tinh thần của người Việt Cổ:
+ Khoảng 700 năm TCN nước Văn Lang nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta ra đời( HS khá giỏi: Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, lạc hầu, . . .); ( HS khá giỏi :Xác định trên lược đồ những khu vực người Lạc Việt sinh sống)
+ Người Lạc Việt biết là ruộng, ươm tơ dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành làng bản.
+ Người lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật, .. .( HS khá giỏi: Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật, . . .)
Dùng lược đồ để mô tả một cách đơn giản về tổ chức xã hội thời Hùng Vương 
Liên hệ bài học tìm ra một số tục lệ ở thời Hùng Vương còn lưu giữ đến ngày nay. Tưởng nhớ đến các vị Vua Hùng đã có cong dựng nước
II .Đồ dùng dạy học : 
 Lược đồø Bắc bộ và Bắc Trung Bộ ; Phiếu bài tập
III.Các hoạt động dạy - học :
1.Giới thiệu bài : Nước Văn Lang
2. Nội dung:
Hoạt động 1 : Cá nhân
Mục tiêu : Biết địa bàn của nước Văn Lang xưa đây là nhà nước đầu tiên của dân tộc ta
- Yêu cầu HS đọc SGK “Khoảng năm 700 TCN . . . nô tì” 
? Hãy nêu thời gian và địa điểm ra đời của nước Văn Lang
- HS khá giỏi :Xác định trên lược đồ những khu vực người Lạc Việt sinh sống)
? Kinh đô được đặt ở đâu
? Đứng đầu nhà nước có vua gọi là gì
- HS khá giỏi: Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, lạc hầu, . . .);
ð Kết luận: Khoảng 700 năm TCN, ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả.Kinh đô dặt ở Phong Châu (Phú Thọ).Đứng đầu nhà nước có vua gọi là Hùng Vương
Hoạt động 2:Nhóm
Mục tiêu : Nắm dược những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
GV chia lớp thành 3 nhóm 
Yêu cầu HS chọn 8 hình trong bài ( từ hình 3 đến hình 10) , sắp xếp theo 3 nội dung :
+ Sản xuất
+ Aên . ở , phương tiện đi lại
+ Tục lệ , lễ hội 
HS khá giỏi: Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật, . .
GV chốt ý đúng
Liên hệ đời sống hiện tại . GV yêu cầu HS nêu những tục lệ nào còn thời Hùng Vương còn lưu truyền đến ngày nay
3.Củng cố bài : Cá nhân 
Mục tiêu : HS nắm được những nội dung chính của bài 
GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS điền vào cột 2 để trống 
Cột 1
Cột 2
Tên gọi đâØu tiên của nước ta 
Văn Lang
Người đứng đầu gọi là
Hùng Vương
Thời gian ra đời của nước Văn Lang
Khoảng năm 700 TCN
Kinh đô nước Văn Lang đặt ở 
Phong Châu ( Phú Thọ)
Giáo dục: Tưởng nhớ đến các vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Gĩ gìn bản sắc dân tộc Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 (Aâm lịch)
Địa lí 
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. Mục tiêu : 
 - Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Dao Mông, . . 
 - Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
 - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và tranh phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
 + Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa(HS khá giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ) 
 - Có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở vùng núi HLS
II.Đồ dùng dạy học :
	Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
III.Các hoạt động dạy-- học 
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Hãy chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam và cho biết nó có đặc điểm gì?
? Khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào 
GV nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
b.Nội dung:
+ HLS nơi cư trú của một số dân tộc ít người
Hoạt động1: Cá nhân
 Mục tiêu: Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về dân cư ở HLS
 ? Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với vùng đồng bằng 
? Kể tên các dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn 
Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Thái, Mông) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
? Hãy giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người 
? Người dân ở khu vực núi cao thường đi bằng phương tiện gì ? Vì sao 
ð Kết luận: HLS là nơi có dân cư thưa thớt. Ở đây có các dân tộc ít người như: Dao, Thái, Mông...
+ Bản làng với nhà sàn 
Hoạt động 2: Cặp đôi 
Mục tiêu :Trình bày được 1 số đặc điểm tiêu biểu về sinh hoạt của một số dân tộc ở HLS
GV yêu cầu HS thảo luận theo gợi ý sau :
? Bản làng thường nằm ở đâu 
? Bản có nhiều nhà hay ít nhà 
? HS khá giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở 
? Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì 
? Hiện nay nhà sàn ở vùng núi đã có gì thay đổi so với trước đây 
GV sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
ðKết luận: Dân cư thường sống tập trung thành bản.Có một số dân tộc sống ở nhà sàn
+ Chợ phiên , lễ hội , trang phục
Hoạt động 3: Nhóm ( 8 em )
Mục tiêu: Trình bày được 1 số đặc điểm tiêu biểu về chợ phiên , lễ hội và trang phục của một số dân tộc HLS
GV: Chợ phiên họp những ngày nhất định . Vào những ngày này chợ thường rất đông vui
GV treo bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận 
+ N 1:Nêu những hoạt động trong chợ phiên? Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? 
+ N2: Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này? (dựa vào hình 3) . Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS
+ N3:Lễ hội của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì? 
+ N4: Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4, 5, 6
Hãy mô tả trang phục của người Thái , Dao , Mông 
ðKết luận: Nét văn hoá đặc sắc của người dân nơi đây là chợ phiên. Có nhiều lễ hội truyền thống . Họ có những bộ trang phục được may thêu rất công phu.
3. Củng cố – dặn dò :
GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
FLiên hệ : Ở mỗi vùng có truyền thống văn hoá riêng , chúng ta cần tôn trọng , giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn
HDNG
Năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên – Nhi đồng
I. Mục tiêu:
- Thuộc và hiểu rõ năm điều Bác Hồ dạy
- Học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy.
- Có ý thức cố gắng thực hiện tốt.
II. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
tg
Hoạt động của học sinh
HĐ 1: Người điều khiển tuyen bố lý do, giới thiệu chương trình, Ban giám khảo
HĐ 2: Hái hoa dân chủ
Hướng dẫn cách chơi
HĐ 3: Biểu diễn văn nghệ
Tổng kết:
Người điều khiển nhận xét, công bố kết quả, tuyên dương
GVCN phát biểu ý kiến
- Cả lớp đọc 5 điều Bác Hồ dạy
Hoạt động cả lớp
Lần lượt lên hái hoa có ghi câu hỏi và trả lời theo yêu cầu.
Nội dung ghi câu hỏi về Bác, về 5 điều Bác Hồ dạy.
HS nhận xét bổ sung
BGK cho điểm từng cá nhân
HS biểu diễn văn nghệ theo cá nhân, tổ, nhóm
Nhận xét, tuyênh dương
Chọn giọng ca vàng

Tài liệu đính kèm:

  • doch gui h ga t3.doc