Giáo án Khối 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

TẬP ĐỌC

Tiết 59: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu: Giúp HS:

-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

- Giáo dục HS Yêu đất nước, khám phá những điều bí ẩn, lí thú về trái đất.

II. Phương tiện :

+ Ảnh chân dung Ma-gien-lăng,

 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỌC KỲ : II Từ ngày : 02 / 04 / 2012
 TUẦN : 30 Đến ngày : 06 / 04 / 2012
Thứ ngày
Mơn
Tiết CT
TÊN BÀI GIẢNG
Ghi chú
Hai
02/04
Đạo đức
24
Bảo vệ mơi trường (Tiết1)
Tốn
116
Luyện tập chung
Tập đọc
47
Hơn một nghìn ngày vịng quanh trá đất
Khoa học
47
Trao đổi chất ở thực vật
Mĩ thuật
24
Tập nặn tạo dáng: Đề tài tự chọn
Ba
03/ 04
Thể dục
47
Tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu
Tốn
117
Tỉ lệ bản đồ
Chính tả
24
Nhớ-viết: Đường đi SaPa
LT & câu
24
MRVT: Du lịch – Thám hiểm
Âm nhạc
24
Ơn 2 bài hát : Chú voiThiếu nhi thế giới liên hoan
Tư
04/ 04
Tập đọc
48
Dịng sơng mặc áo
Tốn
118
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ
Kể chuyện
24
Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Lịch sử
24
Những chính sách về k. tế và văn hĩa của vua QT
Anh văn
Năm
05/ 04
Thể dục
48
Nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
Tốn
119
Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ(tt)
Tập làm văn
47
LT quan sát con vật
Khoa học
48
Nhu cầu khơng khí của thực vật
Kĩ thuật
24
Lắp xe nơi (Tiết 2)
Sáu
06/04
Địa lí
24
Thành phố Huế
Tốn
120
Thực hành
Tập làm văn
48
Điền vào giấy tờ in sẵn
LT & câu
48
Câu cảm
S hoạt lớp
Nhận xét tuần 30 . P/ h tuần 31
 Thứ hai ngày 02 tháng 4 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
Tiết 30 : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết được sự cần thiết phải bảo vệ mơi trường và trách nhiệm tham gia BVMT.
-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
-Tham gia BVMT ở nhà, trường học và nơi cơng cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. Phương tiện :
+ Nội dung môït số thông tin về môi trường Việt Nam, thế giới.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
-H: Thế nào là tôn trọng luật giao thông?
-H: Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn?
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu MT bài học.
b. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
Liên hệ thực tế
-H: Hãy nhìn quanh lớp và cho biết, hôm nay vệ sinh lớp mình như thế nào?
-H: Theo em, những rác đó do đâu mà có? 
+ YC HS nhặt rác xung quanh mình.
* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
Trao đổi thông tin
+ Gọi HS đọc thông tin SGK.
+ Chia lớp thành nhóm 4, YC các nhóm đọc thầm lại các thông tin ghi chép được từ môi trường và TLCH:
-H: Qua các thông tin, số liệu nghe được, em có nhận xét gì về môi trường chúng ta đang sống?
-H: Theo em, môi trường đang ở tình trạng như vậy là do nguyên nhân nào? 
* GV kết luận: Hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Khai thác tài nguyên bừa bãi, sử dụng không hợp lí.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
Bày tỏ ý kiến.
- GV nêu ý kiến YC HS bày tỏ ý kiến bằng các giơ các thẻ xanh, đỏ, vàng theo quy ước.
- GV nhận xét kết luận:
+ Các việc làm bảo về môi trường: a, c, đ, g.
+ Các việc làm gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nguồn nước là: b, e, h.
4. Củng cố, dặn dò:
-H: Để giảm bớt sự ô nhiễm của môi trường, chúng ta có thể làm được những gì?
* GV kết luận: Bảo vệ môi trường là điều cần thiết mà ai cũng phải có trách nhiệm thực hiện.
+ Gọi HS đọc ghi nhớ.
 + GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài . Có ý thức bảo vệ môi trường. Tuyên truyền mọi người xung quanh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Tìm hiểu tình hình bảo về môi trường tại địa phương. 
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS quan sát và trả lời.
- Do một số bạn vứt ra, gió thổi từ ngoài vào....
- Thực hiện theo YC.
- 2 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- Tiến hành làm việc theo nhóm.
+ Môi trường sống đang bị ô nhiễm: ô nhiễm nước, đất bị hoang hoá, cằn cỗi
+ HS suy nghĩ trả lời.
+ HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo YC và giải thích một số ý kiến.
- Không chặt cây, phá rừng bừa bãi, không vứt rác bừa bãi.
- Hạn chế xả khói và chất thải, xây dựng hệ thống lọc nước...
+ 2 HS đọc.
+ Lớp lắng nghe và thực hiện.
TẬP ĐỌC
Tiết 59: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
- Giáo dục HS Yêu đất nước, khám phá những điều bí ẩn, lí thú về trái đất.
II. Phương tiện :
+ Ảnh chân dung Ma-gien-lăng, 
 + Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Trăng ơitừ đâu đến? Và trả lời câu hỏi:
-H: Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì?
-H: Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?
+ GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
+ GV cho HS quan sát ảnh chân dung Ma-gien-lăng và giới thiệu bài.
b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
+ GV viết bảng: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, Ma-tan, ngày 20 tháng 9 năm 1519, ngày 8 tháng 9 năm 1552, 1083 ngày.
+ Gọi 1 HS đọc cả bài.
+ GV chia 6 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
+ Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn (2 lượt)
- Lần 1: GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS đọc chưa đúng.
- Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó: 
Ma-tan, sứ mạng.
+ Gọi 1 HS khá đọc cả bài.
+ GV đọc mẫu cả bài.
* Tìm hiểu bài: 
+ YC HS đọc thầm đoạn 1,2 và TLCH:
-H: Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? 
- H: Vì sao Ma-gien-lăng lại đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương? 
-H: Đoạn 1,2 nói lên điều gì?
* Mục đích cuộc thám hiểm là phát hiện ra Thái Bình Dương.
* GV: Với mục đích khám phá những vùng đất mới Ma- gien- lăng đã giong buồm ra khơi. Đến gần cực Nam thuộc bờ biển Nam Mĩ, đi qua 1 eo biển là đến 1 đại dương mêng mông, sóng yên, biển lặng hiền hoà nên ông đặt tên cho nó là Thái Bình Dương. 
+ YC HS đọc đoạn 3,4 và TLCH:
- H: Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
-H: Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
-H: Đoạn 3,4 nói lên điều gì?
* Những khó khăn của đoàn thám hiểm khi giao tranh với dân đảo Ma- tan.
+ YC HS đọc đoạn 5,6 và TLCH:
-H: Hạm đội của Ma-gien- lăng đã theo hành trình nào?
H: Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt được những kết quả gì?
-H: Đoạn 5,6 nói lên điều gì?
* Đoàn thám hiểm đã hoàn thành xứ mạng và trở về Tây Ban Nha.
-H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì vềà các nhà thám hiểm?
d. Đọc diễn cảm: 
+ Gọi 6 HS đọc nối tiếp từng đoạn. 
-GV: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng thể hiện cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
+ Cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 và 3.
+ GV treo bảng phụ có đoạn văn.
+ YC HS luyện đọc theo nhóm đôi.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò: 
-H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì vềà các nhà thám hiểm?
-H: Muốn tìm hiểu khám phá thế giới chúng ta phải làm gì ?
+ GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài “Dòng sông mặc áo”. 
 - 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Lớp lắng nghe và nhắc lại tên bài.
+ HS quan sát tranh, ảnh.
+ HS nối tiếp đọc.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS luyện đọc nối tiếp.
+ 6 HS đọc nối tiếp đoạn.
+ HS phát âm sai đọc lại.
+ HS đọc chú giải.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ HS lắng nghe GV đọc mẫu.
+ HS đọc thầm trao đổi, và trả lời:
- Khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
- Vì ông thấy nơi đây sóng biển yên lặng nên đặt tên là Thái Bình Dương.
+ HS phát biểu.
+ Lớp lắng nghe.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Hết thức ăn, nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài người chết, phải giao tranh với dân đảo Ma-tan và Ma-gien-lăng đã chết.
- Đoàn thám hiểm có 5 chiếc thuyền thì mất 4 chiếc, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, chỉ huy Ma-gien-lăng bỏ mình khi giao chiến với dân đảo Ma-tan, chỉ còn 1 chiếc thuyền và 18 thuỷ thủ sống sót.
+ HS phát biểu.
- Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình châu Âu - Đại Tây Dương- châu Mĩ -Thái Bình Dương- châu Á - Ấn Độ Dương – châu Âu.
- Đoàn thám hiểm khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. 
+ HS phát biểu.
* Nội dung: Bài ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
+ 6 HS nối tiếp đọc, lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
+ Gọi 1 HS đọc, nhận xét.
+ 2 HS đọc cho nhau nghe.
+ Mỗi nhóm 1 em lên thi đọc. 
+ Lớp nhận xét. 
+ HS phát biểu.
- Học giỏi, ham học hỏi, ham hiểu biết, ham đọc sách khoa học, dũng cảm. Không ngại khó....
+ HS lắng nghe và thực hiện.
TOÁN
Tiết 146: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về:
-Thực hiện các phép tính về phân số, tìm phân số của 1 số và tính diện tích của hình bình hành. Giải bài toán có liên quan đến tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
-Làm tính, giải toán nhanh, đúng.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Phương tiện :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng làm bài t ... ác công trình này có từ rất lâu đời hơn 300 năm về trước, vào thời vua nhà Nguyễn.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, khu kinh thành Huế,cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, khách sạn Hương Giang, nhà lưu niệm BH.
- HS lên bảng chỉ.
- Làm việc nhóm 4, mỗi nhóm chọn 1 địa danh để mô tả.VD: Kinh thành Huế, sông Hương, Chùa Thiên Mu, ...ï 
- Các nhóm lần lượt giới thiệu mô tả địa danh nhóm đã chọn.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- Vì có nhiều cảnh đẹp và công trình kiến trúc cổ đã thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm....
+ 2 HS nêu ghi nhớ.
- HS lắng nghe và ghi nhận.
TOÁN
Tiết 150: THỰC HÀNH
I. Mục tiêu: + Giúp HS:
-Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.
- Biết cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất .
-HS chăm chỉ học tập.
II. Phương tiện :
- HS chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm: một thước dây cuộn đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc, một số cọc tiêu.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học 
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm bài:2, 3 SGK trang 158.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu MT bài học.
b. Hướng dẫn HS thực hành tại lớp: 
* Đo đoạn thẳng trên mặt đất.
- GV dùng phấn chấm 2 điểm A, B trên mặt đất lớp học.
- GV nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa 2 điểm A và B.
- GV kết luận như SGK:
+ Cố định một đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A.
+ Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B.
+ Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB.
- GV và 1 HS thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B vừa chấm.
*Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất.
- YC HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu:
* Để xác định 3 điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
* HD HS cách gióng cọc tiêu như sau:
+ Đóng 3 cọc tiêu ở 3 điểm cần xác định.
+ Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm 1 mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:
Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là 3 điểm chưa thẳng hàng.
Nhìn thấy 1 cạnh (sườn) của hai cọc tiêu còn lại là ba điểm đã thảng hàng.
c. Thực hành ngoài lớp: 
Bài 1: Yêu cầu HS thực hiện như SGK
Bài 2: Tập ước lượng độ dài
+ Yêu cầu đọc đề. 
+ YC HS thực hành như trong SGK.
+ GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm việc.
4. Củng cố dặn dò: 
- H: Muốn đo khoảng cách giữa 2 điểm A và B ta làm thế nào?
+ GV nhận xét tiết học. về nhà thực hành đo chiều dài, chiều rộng căn nhà. Chuẩn bị bài “ Thực hành” (tt).
+ 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS quan sát hình minh họa trong SGK và nghe giảng.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 em.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- Thực hiện theo YC như trong SGK.
+ Mỗi em ước lượng 10 bước chân của mình xem bao nhiêu mét 
+ Thực hiện đo nối tiếp.
+ HS nêu.
+ Lắng nghe
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 60 : CÂU CẢM
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm.
-Biết chuyển câu kể thành câu cảm; bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước; nêu được cảm xúc bộc lộ qua câu cảm.
- Giáo dục HS ý thức học tập, yêu môn học.
II. Phương tiện :
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết về hoạt động du lịch hay thám hiểm.
- Gv nhận xét cho điểm.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu Mt bài học.
b. Phần nhận xét: 
Bài 1: Gọi HS đọc YC bài tập:
-H: Những câu sau dùng để làm gì?
- Chà, con mèo có bộ lông đẹp làm sao! 
- A ! Con mèo này khôn thật! 
Bài 2: 
-H: Cuối các câu trên có dấu gì?
Bài 3: Rút ra kết luận:
-H: Câu cảm dùng để làm gì?
-H: Trong câu cảm thường có những từ ngữ nào?
+ Gọi HS đoc ghi nhớ;
+ Yêu cầu HS đọc thuộc ghi nhớ.
c. Luyện tập: 
Bài tập 1
-H: Đề bài yêu cầu ta làm gì?
- Cho HS làm bài cá nhân.
- GV chốt lại lời giải đúng:
Câu kể
a)Con mèo này bắt chuột giỏi.
b) Trời rét.
c) Bạn Ngân chăm chỉ.
d) Bạn Giang học giỏi.
+ GV chấm điểm những bài làm đúng.
Bài tập 2: 
-H: Bài tập YC chúng ta làm gì?
- YC HS làm bài.
- GV nhận xét chốt: VD:
* Tình huống a):
- Trời , cậu giỏi thật !
- Bạn thật là tuyệt!
- Bạn giỏi quá!
- Bạn siêu quá!
* Tình huống b)
- Ôi , cậu cũng nhớ ngày sinh nhật của mình à, thật tuyệt!
- Trời ơi, lâu quá rồi mới gặp cậu!
- Trời, bạn làm mình cảm động quá! 
Bài tập 3: - Gọi HS đọc đề
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc các cặp câu cảm đúng ngữ điệu, phát biểu ý kiến về cảm xúc bộc lộ trong mỗi câu cảm đo.ù
- GV nhận xét, chốt câu đúng.
4. Củng cố, dặn dò: 
- H: Câu cảm dùng để làm gì?
-H: Trong câu cảm thường có những từ ngữ nào?
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS học thuộc Ghi nhớ Và viết vào vở 3 câu cảm. Chuẩn bị bài: “Thêm trạng ngữ cho câu”.
- 2 HS đọc, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Dùng thễ hiện cảm xúc ngạc nhiên, vui nừng trước vẻ đẹp của bộ lông con mèo
- Dùng để thể hiện cảm xúc thán phục sự khôn ngoan của con mèo.
- Cuối các câu trên có dấu chấm than.
- Câu cảm để bộc lộ cảm xúc của người nói.
- Trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, trời, quá, lắm, thật, 
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Chuyển các câu kể thành câu cảm.
- HS làm bài vào vở, 3 em làm ở phiếu để dán lên bảng.
Câu cảm
a) Ôi, Con mèo này bắt chuột giỏi.
b) Trời rét quá!
c) Bạn Ngân chăm chỉ quá!
d) Chà,bạn Giang học giỏi ghê!
- Đặt câu cảm phù hợp với các tình huống
- HS làm bài, 3 em làm bài ở giấy khổ rộng dán kết quả lên bảng, đọc kết quả; lớp nhận xét.
- 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các cặp câu cảm đúng ngữ điệu, phát biểu ý kiến; cả lớp nghe và nhận xét.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 60: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú tạm vắng.
-Làm bài tập nhanh, đúng.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
II. Phương tiện :
+ Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 2 em đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, đọc đoạn văn miêu tả hoạt động con vật. 
+ GV nhận xét, cho điểm.
3. Dạy học bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn HS làm Bài tập:
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung phiếu. 
+ GV treo tờ phiếu lên bảng, giải thích các từ ghi tắt: CMND.
-H: Hai mẹ con đến chơi nhà ai ? Họ tên chủ hộ ? Địa chỉ ở đâu ?
-H: Nơi xin tạm trú ?
+ Lí do hai mẹ con đến ?
+ Thời gian xin ở lại bao lâu ?
+ GV hướng dẫn từng bước cho HS hiểu.
+ YC HS làm bài.
+ GV nhận xét chữa bài.
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài 
+ Yêu cầu HS thảo luận đi đến thống nhất trả lời câu hỏi
* Kết luận: Khi đi khỏi nhà mình qua đêm, mọi người cần khai báo để xin tạm vắng, đến nơi mình qua đêm phải xin tạm trú. Đây là thủ tục quản lí hộ khẩu mà mọi người cần tuân theo để chính quyền địa phương quản lí được 
4. Củng cố – dặn dò: 
-H: Tại sao cần phải khai báo tạm trú, tạm vắng nơi mình cư trú?
- GV nhận xét tiết học. Về nhà thực hiện khi đi chơi xa qua đêm, cần khai báo với địa phương nơi mình tạm trú, tạm vắng. Chuẩn bị bài: “Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật”.
+ 2 HS lên bảng thực hiện theo YC.
+ 2 HS đọc. 
+ Quan sát theo dõi.
+ Trả lời theo yêu cầu và theo địa chỉ của các em.
+ Theo dõi bổ sung
+ 1 HS lên bảng làm.
+ 1 em đọc thành tiếng
+2 em trao đổi câu hỏi, thảo luận .
+ Nối tiếp trình bày ý kiến
+ HS đọc lại nhiều lần kết luận
+ HS phát biểu.
+ Lắng nghe.
I/ Đánh giá tuần 30 :
1 . Ưu điểm :
- Các em đều ngoan ngỗn, lễ phép với thầy cơ, đồn kết với bạn bè.
Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lớp học gọn gàng, sạch sẽ. Thực hiện tốt nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ, tập thể dục đều đặn.
- Mặc đồng phục đúng quy định, cĩ đủ khăn quàng .
- Học bài, làm bài tương đối đầy đủ khi đến lớp. Chuẩn bị đồ dùng học tập khá tốt, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng say phát biểu xây dựng bài như : Dũng, Đạt ,Vy ,Cẩm Ly.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp : Nhật Vi , Dũng, Cẩm Ly.
- Nghỉ lễ và đi học lại đúng lịch
 2 .Tồn tại : 
Trong giờ học cịn nĩi chuyện, chưa chú ý học tập : Nam ,Hồng
Một số em chưa mặc đồng phục đúng quy định: Lộc , Vũ Đình Ly
 II . Phương hướng tuần 31:
- GD học sinh ngoan ngỗn lễ phép . Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và luật giao thơng đường bộ . GD HS tinh thần yêu nước ,yêu lao động.
- Duy trì tốt các nề nếp sinh hoạt, học tập.
- Chuẩn bị tốt sách, vở, ĐDHT,học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- Dọn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Đeo bảng tên , khăn quàng đầy đủ khi đến lớp.
- Một số em rèn chữ viết, rèn đọc thêm ở nhà: Tây , Lộc ,Mỹ .Thủy ,Nam , Phúc ...
- Đầu giờ học các em tự kiểm tra bài , chữa bài trên bảng cho các bạn nhận xét .
- Củng cố nề nếp học tập.
 III/Cơng tác khác :
- Lao động dọn vệ sinh lớp học , vệ sinh sân trường sạch sẽ .
- Đĩng các khoản đĩng gĩp theo qui định .
- Đĩng tiền làm sân : Mỹ ,Tây
* Sinh hoạt văn nghệ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_30_nam_hoc_2011_2012_2_cot_chuan_kien_th.doc