Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn

BÀI 5: THƯ THĂM BẠN

I.MỤC TIÊU

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).

II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC

 - Tranh minh hoạ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 108Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Đinh Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3: 
THỨ HAI NGÀY 30/8/2010
Tiết 1: CHÀO CỜ.
(LỚP 5B.)
-----------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP ĐỌC.
BÀI 5: THƯ THĂM BẠN
I.MỤC TIÊU 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC 
 - Tranh minh hoạ 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
I. KTBC(5p)
- Kiểm tra bài học thuộc lòng 
 Truyện cổ nước mình 
- Nhận xét cho điểm 
- Nội dung bài cũ 
II. Bài mới 
1.Giới thiệu (1p
*Giới thiệu và ghi đầu bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:(10p)
- Gọi 1 hs đọc toàn bài 
- Đoạn 1: Từ đầu.......chia buồn với bạn
- Đoạn 2: Còn lại
- Hướng dẫn đọc từ khó 
- Từ ngữ: Xả thân, quyên góp, khắc phục.
- Tổ chức luyện đọc theo nhóm 
- Đọc diễn cảm cả bài.
b) Tìm hiểu bài (10p)
Đoạn 1: 
- Bạn Lương có biết bạn Hồng không ?
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? 
*) Lý do bạn Lương viết thư cho Hồng
*Đoạn cuối: 
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
- Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất biết cách an ủi bạn Hồng. 
- Y/c học sinh đọc phần mở đầu và kết thúc.
- Những dòng mở đầu và kết thúc bài thơ có tác dụng gì?
*) Bạn Lương thăm hỏi, động viên, an ủi bạn Hồng.
- Gọi hs nêu nội dung bài .
c) Đọc diễn cảm: (10p)
-*GV đọc diễn cảm 
* Giọng đọc tình cảm, nhẹ nhàng, chân thành, trầm giọng khi đọc những câu văn nói về sự mất mát, giọng khỏe khoắn khi đọc những câu động viên.
- ( GV chép sẵn trên bảng phụ).
*Chú ý một số câu:
- Mình là Quách Tuấn Lương,/ học sinh lớp 4B,/ Trường Tiểu học Cù Chính Lan,/ thị xã Hòa Bình.//
- Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba/ xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.
- Mấy ngày nay,/ ở phường mình và khắp thị xã đang có phong trào quyên góp/ ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai.
III. Củng cố:(1p)
* Liên hệ: Em đã bao giờ làm gì để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn chưa?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau;
- HSđọc và tìm hiểu câu truyện 
HSghi vở 
- 1 hs đọc 
- Một số HS tiếp nối đọc từng đoạn.
- HS đọc từ khó
- GV yêu cầu HS giải nghĩa các từ chú giải .
- Đọc theo nhóm đôi
- Các nhóm thi đọc .
- 1 hs đọc cả bài 
- Các nhóm HS đọc, trao đổi và thảo luận để trả lời các câu hỏi sgk.
- Lương không biết Hồng, mà biết Hồng khi đọc báo TNTP.
- Lương xúc động khi thấy cảnh ngộ đáng thương của Hồng, muốn viết thư thăm hỏi và chia buồn với bạn 
- HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Hồm nay, đọc báo ... trận lũ lụt vừa rồi. Cũng như Hồng.....thiệt thòi như thế nào?
- Chắc là Hồng tự hào....nước lũ. Mình tin rằng theo gương ba... nỗi đau này.
- HS đọc thầm những dòng mở đầu và kết thúc bức thư.
+ Mở đầu: Nêu rõ thời gian, địa điểm viết thư, lời chào hỏi người nhận thư.
+ Cuối thư: Ghi lời chúc, nhắn nhủ, cảm ơn ... sau đó người viết thư ký tên, ghi họ tên
- 2 hs nêu
*Nội dung: Tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn
-HS nêu cách đọc diễn cảm
-1 vài HS luyện đọc câu
- HS khác nhận xét
- Luyện đọc theo nhóm .
- Thi đọc 
- Hs trả lời 
--------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN.
Bài 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
(Tiếp theo)
I) MỤC TIÊU:
- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
- Học sinh được củng cố về hàng và lớp.
Bài 1, bài 2, bài 3
II)ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- GV : Giáo án, SGk, kẻ sẵn bảng như SGK trong bảng phụ, nội dung bài tập 1.
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.
III) PHƯƠNG PHÁP:
Giảng giải, nêu vấn đề, luyên tập, thảo luận, nhóm, thực hành
IV)CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
1.Ổn định tổ chức :
Cho hát, nhắc nhở học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 HS đọc số: 342 100 000 và
834 000 000
GV nhận xét, ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
b. Hướng dẫn đọc và viết số:
GV đưa ra bảng số rồi yêu cầu HS viết số.
- Yêu cầu HS đọc số
GV hướng dẫn HS đọc số: Tách số thành từng lớp, từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu rồi đọc theo thứ tự từ trái sang phải.
GV ghi thêm vài số và cho HS đọc: 
217 563 100 ; 456 852 314.
c. Thực hành : 
Bài 1: 
 Cho HS viết và đọc số theo bảng.
+ 32 000 000 + 834 291 712
+ 32 516 000 + 308 250 705
+ 32 516 497 + 500 209 037
GV nhận xét chung.
Bài 2:
- Yêu cầu HS lần lượt đọc các số.
7 312 836 ; 57 602 511 ; 351 600 307 ; 
900 370 200 ; 400 070 192
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Bài 3: 
- GV Yêu cầu 1 HS đọc số cho các HS khác lần lượt lên bảng viết số 
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.
Bài 4: (Nếu còn thời gian)
Yêu cầu HS xem bảng sau đó trả lời các câu hỏi:
+ Số trường Trung học cơ sở là bao nhiêu?
+ Số học sinh Tiểu học là bao nhiêu?
+ Số giáo viên trung học là bao nhiêu?
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm từng HS
4. Củng cố – dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập”
 Chuẩn bị đồ dùng, sách vở
2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
+ 342 100 000 : Ba trăm bốn mươi hai triệu , một trăm nghìn.
+ 834 000 000 : Tám trăm ba mươi tư triệu.
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS viết số: 342 157 413
- HS đọc số: Ba trăm bốn mươi hai triệu, một trăm năm mươi bảy nghìn, bốn trăm mười ba.
- HS theo dõi và nhắc lại cách đọc.
- HS đọc, nêu cách đọc.
- HS viết số vào bảng và đọc số đã viết
+ Ba mươi hai triệu
+ Ba mươi hai triệu năm trăm mươi sáu nghìn, bốn trăm chín mươi bảy.
..
- HS chữa bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc số.
+ Bảy triệu, ba trăm mười hai nghìn, tám trăm ba mươi sáu.
+ Năm mươi bảy triệu, sáu trăm linh hai nghìn, năm trăm mười một.
+ Ba trăm năm mươi mốt triệu, sáu trăm nghìn, ba trăm linh bảy.
+ Chín trăm triệu, ba trăm bảy mươi nghìn, hai trăm.
+ Bốn trăm triệu, không trăm bảy mươi nghìn, một trăm chín mươi hai
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS nối tiếp lên viết số:
 + 10 250 214
 + 213 564 888
 + 400 036 105
 + 700 000 231
- HS chữa bài vào vở
Tiểu học
TH CS
THPT
Số trường
14 316
9 873
2 140
Số HS
8350 191
6 612 099
2 616 207
Số HS
362 627
280 943
98 714
- Số trường trung học cơ sở là 9 873 trường.
- Số học sinh Tiểu học là 8 350 191 em.
- Số giáo viên trung học là 98 714 người.
- Nhận xét, chữa bài.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
---------------------------------------------------------
Tiết 4: KĨ THUẬT.
CẮT VẢI THEO ĐƯỜNG VẠCH DẤU.
(Đ/C VĨNH DẠY)
------------------------------------------------------------------
Tiết 5: KHOA HỌC.
Bài 5: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I) Mục tiêu
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua,), chất béo (mỡ, dầu,, bơ,...).
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể: 
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.
II) Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 12, 13 trong sách giáo khoa.
- Các chữ viết trong hình tròn: Thịt bò, trứng, đậu hà lan, đậu phụ, thịt lợn, pho mát, thịt gà, cá, đậu tương, tôm, dầu thực vật, bơ, mỡ lợn, lạc, vừng, dừa.
- 4 tờ giấy A3 mỗi tờ có ghi: Chất đạm, chất béo, ở giữa 2 hình tròn.
- Học sinh chuẩn bị bút màu.
III) Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động trò
A. Ổn định 1’
B. Kiểm tra bài cũ 3’
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ?
- Kể tên các thức ăn hàng ngày các em ăn ?
C. Dạy bài mới 28’
 1.Giới thiệu: Hằng ngày, cơ thể chúng ta đòi hỏi phải cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết. Trong đó có những loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. Để tìm hiểu rõ vai trò của chúng..
Hoạt động 1 : Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và chất béo ?
Việc 1
 - Cho học sinh hoạt động cặp đôi.
 - Quan sát hình trang 12, 13 sách giáo khoa và thảo luận: 
+ Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm ? Những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ?
 - Gọi học sinh nối niếp trả lời 
 - Nhận xét, bổ sung.
Việc 2
Cho học sinh hoạt động cả lớp.
? Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em nă hằng ngày ?
 ? Những thức nă chứa nhiều chất béo mà các em ăn hằng ngày ?
? Hằng ngày chúng ta nên ăn nhiều chất đạm và chất béo vì sao ? 
Hoạt động 2: Vai trò của thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.
? Khi ăn cơm với thịt, cá, em cảm thấy như thế nào ?
? Khi ăn rau sào em cảm thấy như thế nào ? 
- Giải thích: Những thức ăn chứa nhiều đạm và chất béo không những giúp chúng ta ăn ngon miệng mà còn tham gia vào việc giúp cơ thể của con người phát triển.
- Gọi 2-3 học sinh đọc mục bạn cần biết sách giáo khoa trang 13. 
 Kết luận: + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người. 
+ Chất béo rất giàu năng lượng giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.
Hoạt động 3 Trò chơi “Đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn”
Việc 1 Hỏi học sinh:
? Thịt gà có nguồn gốc từ đâu ?
? Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu ?
- Để biết mỗi loại thức ăn thuộc nhóm nào và có nguồn gốc từ đâu, cả lớp thi xem nhóm nào biết chính xácđiều đó. 
Việc 2 Trò chơi cả lớp
- Chia 4 nhóm, phát đồ dùng.
+ Giới thiệu giấy A3 và các chữ trong hình tròn: Các em hãy dán tên các loại thức ăn vào giấy, các loại thức ăn có nguồn gốc động vật thì tô màu vàng, các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật thì tô màu xanh, nhóm nào đúng, nhanh và đẹp là thắng.
Thời gian 7’ 
Việc 3 Tổng kết cuộc thi.
- Yêu cầu các nhóm cầm bài trước lớp
- 4 học sinh của lớp làm trọng tài, tìm ra nhóm có câu trả lời đúng nhất, trình bày đẹp nhất.
- Phát phần thưởng cho đội thắng cuộc (tuyên dương)
? Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm, chất béo có nguồn gốc từ đâu? 
Hoạt động kết thúc:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
- Về nhà tìm hiểu xem những loại thức ăn nào có chứa nhiều chất vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.
- Hát.
- Học sinh trả lời: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
- Học sinh trả lời: cá, thịt, trứng, tôm, đậu,.
- Học sinh ghi đầu bài vào vở
- Thảo luận cặp đôi.
- Làm việc theo yêu cầu.
 + Các thức ăn chứa nhiều chất đạm: Trứng, cua, đậu phụ, thịt lợn, cá, pho mát, gà
+ Các thức ăn chứa nhiều chất  ... ------------------------------------
Tiết 2: CHÍNH TẢ.
Nghe viết
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ 
I/ MỤC TIÊU 
- Nghe-viết và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát, các khổ thơ.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT do GV soạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- GV:Giáo án , sgk , phiếu học tập .
- HS: Chuẩn bị bài chu đáo 
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I/KTBC (5 phút)
Kiểm tra bài học trước 
II/ Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1p)
- GV giới thiệu và ghi đầu bài 
1.HD viết bài. (23 phút)
- Đọc mẫu đoạn cần viết 
- Gọi 2 hs đọc lại đoạn viết .
- Cho hs tìm các danh từ riêng, cần viết hoa .
- HD viết từ khó .
- Cho hs viết từ khó.
- Cho hs tìm hiểu nôị dung đoạn viết.
- Đọc từng câu cho hs viết bài + soát lỗi .
- Thu bài chấm (10 bài )
- Nhận xét .
2.Bài tập 
Bài 2: (10phút)
- Gọi hs đọc yêu cầu :
- Cho hs làm bài tập theo nhóm 6 vào phiếu học tập .
- Nhận xét chữa bài .
III/Củng cố – dặn dò (1p)
- Gọi hs nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét giờ học .
- Luyện viết một số từ khó 
- Ghi đầu bài 
- 2 hs đọc đoạn viết .
- Tìm danh từ riêng cần viết hoa .
- Viết từ khó bảng lớp + bảng con .
- Nêu nội dung đoạn viết .
- Bài thơ nói về tình cảm hai bà cháu dành cho một bà cụ bị lẫn không biết đường về nhà .
- Nghe viết bài + soát lỗi.
- 2 hs đọc.
- Làm bài tập theo nhóm .
Đáp án : tre , không chịu , trúc , dẫu cháy , tre , tre , đồng chí , chiến đấu , tre.
- Nêu lại nội dung bài.
-----------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN.
Bài 14 : DÃY SỐ TỰ NHIÊN
I/MỤC TIÊU :
Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)
II/ĐỒ DÙNGDẠY HỌC
GV:Giáo án , sgk 
HS: Chuẩn bị bài chu đáo 
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.KTBC:2P
- Cho hs đọc một vài số tự nhiên 
VD: 1, 2 , 3 , 4 , 5 ...
- Nhận xét 
B. Bài mới
*Giới thiệu và ghi đầu bài 
1.Dãy số tự nhiên (7p) 
- Gọi hs lấy vd về các số tự nhiên 
KL: Đó là các số tự nhiên 
Các số tự nhiên được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn gọi là dẫy số tự nhiên .
VD: 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10 ,... có phải là dãy số tự nhiên không ?
VD: 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 , 7 , 8 , 9 , 10 có phải là dãy số tự nhiên không ?
GV : Hai dãy số trên chỉ là một bộ phận trong dãy số tự nhiên .
 0 1 2 3 4 5 6 7
? Tia số trên có phải là dãy số tự nhiên không ?
2.Đặc điểm của dãy số tự nhiên (8p)
- Đặc điểm của dãy số tự nhiên 
+Thêm một vào bất kỳ số tự nhiên nào cũng được số tự nhiên liền sau nó. Vậy số tự nhiên có thể kéo dài mãi mãi .
? Số tự nhiên lớn nhất là số nào 
+Bớt một vào bất kỳ số tự nhiên nào cũng được số tự nhiên liền trước nó . 
? Số tự nhiên bé nhất là số nào ?
 3.Luyện tập
* Hướng dẫn hs làm bài tập . 
Bài 1: 5p 
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+Cho hs nêu miệng 
+Nhận xét chữa bài 
Bài 2:5p
- Gọi hs đọc yêu cầu 
+Cho hs viết bảng con 
+Nhận xét chữa bài
+Củng cố số liền trước số liền sau.
Bài 3: 6p 
-Gọi hs đọc yêu cầu 
+Cho hs làm vở nháp + bảng lớp 
+Nhận xét chữa bài
Bài 4a:6p
-Gọi hs đọc yêu cầu 
+Cho hs làm vở ô li + bảng lớp 
+Nhận xét chữa bài
3. Củng cố,dặn dò(1p)
*Gọi hs nêu lại nội dung bài 
-Nhận xét giờ học .
-3-5 hs nêu
- Ghi đầu bài 
VD: 3,5,8,9,123,256,899,...
- Không phải vì không có số nhỏ nhất là 0.
-Không phải vì không có dấu ...biểu thị các số tự nhiên lớn hơn 10.
- Đây là dãy số tự nhiên được biểu diễn trên tia số. Mỗi số tự nhiên trên tia số ứng với một điểm trên tia số. Số 0 ứng với điểm gốc 0 trên tia số .
- Không có số tự nhiên lớn nhất .
- Số tự nhiên bé nhất là 0.
- 2 hs đọc yêu cầu 
- Nêu miệng .
6;7 29;30 1000;1001
 99;100 100;101 
- Nhận xét chữa bài 
- 2 hs đọc yêu cầu
- Viết bảng con .
11;12 999;1000 99;100
1001;1002 9999 ;10 000
- 2 hs đọc yêu cầu
- Làm nháp – Nêu miệng 
4;5;6 896;897;898
86;87;88 9;10;11
99;100;101 9998;9999;10000
- 2 hs đọc yêu cầu
- Làm vở 
a,909,910,911,912,913,914,915,916
b,0,2,4,6,8,10,12,14,16,18,20.
c,1,3,5,7,9,11,13,15,17,19,21.
- 2 hs nêu 
Tiết 4: KHOA HỌC
Bài 6: VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN, CHẤT KHOÁNG, CHẤT XƠ
I) Mục tiêu
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,...), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẵm,) và chất xơ (các loại rau).
- Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể: 
+ Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá.
II) Đồ dùng dạy - học
- Hình 14, 15 sách giáo khoa.
- Mang: Muối, trứng, cà chua, đỗ, rau quả.
- 4 tờ giấy A0
- Phiếu học tập theo nhóm.
III) Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định1’
B. Kiểm tra bài cũ3’
 ? Những loại thức ăn nào chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng ?
 ? Chất béo có vai trò gì ? Tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo ?
 ? Thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu ? 
 - Nhận xét cho điểm.
C. Dạy học bài mới28’
1. Giới thiệu
 Đưa các loại rua quả ra cho học sinh quan sát.
 ? Tên các loại thức ăn ? Khi ăn chúng thức ăn cảm thấy như thế nào ?
 - Giải thích: Đây là các loại thức ăn hàng ngà của chúng ta. Nhưng chúng thuộc nhóm thức ăn nào và có vai trò gì ? Hoạt động 1 Những loại thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ. Việc 1: Hoạt động cặp đôi: quan sát các hình minh hoạ trang 14, 15 sách giáo khoa. Nói cho nhau biết tên các loại thức ăn có chứa nhiều Vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.
- Yêu cầu học sinh đổi vai để cả hai cùng hoạt động.
- Gọi 2-3 cặp thực hiện hỏi trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Việc 2: Hoạt động cả lớp.
? Kể tên thức ăn chứa nhiều Vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ? 
- Giải thích thêm: Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột, đường như: Sắn, khoai lang, khoai tâycũng chứa nhiều chất xơ.
Hoạt động 2 Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.
Việc 1 Chia 3 nhóm thảo luận. Đặt tên các nhóm: Vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.
? Kể tên một số vi-ta-min mà em biết?
? Vai trò của các vi-ta-min đó ? 
? Thức ăn chứa nhiều vi-ta-min ? Vi-ta-min có vai trò gì đối với cơ thể ?
? Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ ra sao? 
Nhóm chất khoáng
? Kể tên một số chất khoáng mà em biết ?
? Vai trò của các chất khoáng đó ?
? Nếu thiếu chất khoáng cơ thể sẽ ra sao ?
Nhóm chất xơ 
? Những thức ăn nào chứa nhiều chất xơ ? 
? Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể ?
- Sau 7’ gọi 3 nhóm học sinh lên dán bài.
- Nhận xét, bổ sung.
Việc 2 Giáo viên kết luận và mở rộng.
Hoạt động 3 Nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ. 
Việc 1 Thảo luận nhóm từ 4-6 học sinh.
Hát
- 1 học sinh trả lời.
- 2 học sinh trả lời.
- 2 học sinh trả lời.
- Hoạt động cặp đôi. Ví dụ: 
+ Học sinh 1: Hình minh hoạ này vẽ loại thức ăn gì ?
+ Học sinh 2: Vẽ quả chuối.
+ Học sinh 2: Bạn thích những món thức ăn nào chế biến từ chuối ? Vì sao ?
+ Học sinh 1: chuối chín, chuối nấu ốc, chuối xào, Vì nó ngon và bổ.
- 2-3 cặp thực hiện.
 - Học sinh nối tiếp trả lời. Mỗi học sinh chỉ kể một loại thức ăn.
. nhiều vi-ta-min và chất khoáng như: Sữa, pho mát, giăm bông, trứng, xúc xích, chuối, cam, gạo, ngô, ốc, cua, cà chua, đu đủ, thịt gà, cà rốt, cá tôm, chanh, dầu ăn, dưa hấu
. chứa nhiều chất xơ: Bắp cải, rau diếp, hành, cà rốt, xúp lơ, đỗ quả, rau ngót, rau cải, mướp, đậu đỗ
- Chia nhóm, nhận tên và thảo luận trong nhóm, ghi kết quả ra giấy.
- Các nhóm đọc phần bạn cần biết.
+ Nhóm vi-ta-min: A, B, C, D
. Vi-ta-min A: Sáng mắt.
. Vi-ta-min B: Kích thích tiêu hoá.
. Vi-ta-min C: Chống chảy máy chân răng.
. Vi-ta-min D: Xương cứng và cơ thể phát triển. 
-rất cần cho hoạt động sống của cơ thể.
- cơ thể sẽ bị nhiễm bệnh.
. Can-xi, sắt, phốt pho
. Can-xi chống bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn. Sắt tạo máu cho cơ thể. Phốt pho tạo xương cho cơ thể.
. Chất khoáng tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo men tiêu hoá, thúc đẩy hoạt động sống. Thiếu chất khoáng cơ thể sẽ bị nhiễm bệnh.
+ Các loại rau, đỗ, khoai.
+ Đảm bào hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá.
- Học sinh đọc phiếu học tập và bổ sung cho nhóm bạn.
Chia nhóm nhận phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:
Đánh dấu * vào ô trống chỉ đúng nguồn thức ăn.
Stt
Tên thức ăn
Nguồn thức ăn
Nguồn gốc động vật
1
Sữa
*
2
Đậu đũa
*
3
Bắp cải
*
4
Đu đủ
*
5
Trứng
*
6
Xúc xích
*
7
Chuối
*
8
Cà rốt
*
9
Thịt gà
*
10
Ngô
*
11
Cua
*
12
Cá
*
13
Rau ngót
*
14
Cam
*
15
Cà chua
*
- Sau 3-5 ‘ dán phiếu học tập.
Việc 2 
? Các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ có nguồn gốc từ đâu ?
- Tuyên dương nhóm là nhanh, đúng. 
Hoạt động kết thúc: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà họcthuộc mục bạn cần biết và xem trước bài 7.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ đều có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.
-------------------------------------------------------
 Tiết 5: TIẾNG ANH.
(Đ/C HƯƠNG DẠY)
--------------------------------------------------------
Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 3.
I/ YÊU CẦU
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ LÊN LỚP
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Truy bài: Các em đã thực hiện tốt giờ truy bài, Song bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa có ý thức truy bài như: Thắng, Công, Phượng, Hà trường, Thiên.
	 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp còn mất trật tự chưa chú ý nghe giảng.
	 - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác.
	- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ.
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương : Thuỳ, Hạnh, Hoàng Trang, Thuỷ, Liên, Duyên 
 - Phê bình : Công, Thắng, Trấn, Thiên Hay MTT
c.. Phương hướng :
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm 10

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2010_2011_dinh_phan.doc