Giáo án Khối 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp các môn)

Giáo án Khối 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp các môn)

MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN.

I Mục tiêu.

-Ôn tập hoặc kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và đạt thành tích.

II Địa điểm, phương tiện.

-Địa điểm: Trên sân trường hoặc nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.

-Phương tiện: GV và cán sự mỗi người 1 còi, mỗi HS 1 quả cầu và kẻ sân xác định vị trí HS khi kiểm tra hoặc mỗi tổ tối thiểu có 3-5 quả bóng rổ số 5 chuẩn bị bảng rổ, kẻ vạch đứng ném bóng.

III Nội dung và phương pháp lên lớp.

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 31 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp các môn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai, ngày 28 tháng 03 năm 2011 .
TiÕt 1. Tập đọc 
ĂNG – CO VÁT.
I - MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục .
- Hiểu ND, ý nghĩa : Ca ngợi Ăng - co Vát , một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam - pu - chia. ( trả lời các CH trong SGK )
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên , yêu các cảnh đẹp và kính phục tài năng của con người .
II - CHUẨN BỊ:
- Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK , tranh ảnh về cảnh Aêng - co Vát ( nếu có )
- Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III – hoat ®«ng day hoc:
1. Bài cũ : (3’) Dòng sông mặc áo
- 2 , 3 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi của bài thơ.
 2. Bài mới : (35’) 
 a) Giới thiệu bài : Ăng – co Vát 
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. 
- Đọc diễn cảm cả bài. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 : 2 dòng đầu
- Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ?
* Đoạn 2 :  kín khít như xây gạch vữa.
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?
- Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ?
* Đoạn 3 : phần còn lại.
- Phong cảnh khu đền lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
Nêu đại ý của bài ?
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
-Cho đọc tiếp nối và hướng dẫn đọc diễn cảm , thể hiện đúng nội dung theo gợi ý phần luyện đọc
- GV đọc diễn cảm đoạn Lúc hoàng hôn.từ các ngách..
- HS khá giỏi đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng đoạn. 3l
- 1,2 HS đọc cả bài . 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi . 
- Ăng – co Vát được xây dựng ở 
Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ mười hai.
+ Gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn , ba tầng hành lang dài gần 1500 mét.
+ Có 398 gian phòng.
- Những tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn.
- Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá , được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.
- Vào lúc hoàng hôn Ăng – co Vát 
thật huy hoàng .
+Aùnh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền.
+ Những ngon tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt .
+ Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi , thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng , khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách .
- HS nêu: Ca ngợi Aêng – co Vát , một công trình kiến trúc và điêu khắ tuyệt diệu của nhân dân Cam – pu - chia.
-3 HS nối nhau đọc 1 lượt.
- HS luyện đọc diễn cảm. 
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm bài văn.
 4. Củng cố, Dặn dò (3’)
	- Nêu lại nội dung chính của bài.
 * Yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên công trình kiến trúc tuyệt diệu của đất nước Cam - pu - chia.
	- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn , học thuộc đoạn 1 .
- Chuẩn bị : Con chuồn chuồn nước. 
--------------------------------------------------
TiÕt 2. Toán
	 THỰC HÀNH (TIẾP THEO).
I - MỤC TIÊU :
 Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ .
II - CHUẨN BỊ :	
- Thước dây cuộn (hoặc đoạn dây có ghi mét)
III – hoat ®«ng day hoc:
 1. Bài cũ : (3’) Thực hành .
	GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
	GV nhận xét.
2. BÀI MỚI : (35’) 
 a) Giới thiệu bài : Thực hành (tt)
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Nắm lý thuyết
Yêu cầu: Từ độ dài thực tế (đoạn thẳng AB ) trên mặt đất 20 mét, em hãy vẽ đoạn thẳng trên giấy theo tỉ lệ 1 : 400
Gợi ý thực hiện:Trước hết tính độ dài thu nhỏ đoạn thẳng AB 
Thực hành: 
Bài 1: Chiều dài của bảng là 3m, hãy vẽ trên bản đồ theo tỉ lệ 1 : 50 . 
GV chốt lại lời giải đúng
Bài 2: Hướng dẫn tương tự bài tập 1 ( đối với HS giỏi nếu cịn thời gian )
GV chốt lại lời giải đúng
HS thực hành vẽ đoạn thẳng trên giấy theo tỉ lệ 1 : 400
- Tính độ dài thu nhỏ đoạn thẳng AB :
Đổi 20 m = 2000 cm.
Độ dài thu nhỏ: 2000 : 400 = 5 (cm)
- HS tính : Đổi 3m = 300 cm
Tính độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6 (cm)
Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6 cm.
HS thực hành vẽ. 
HS thực hành vẽ. 
Đổi 8 m = 800 cm, 6 m = 600 cm
Tính chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật và vẽ hình. 
4. Củng cố - Dặn dò : (4’)
	- Nhận xét tiết học.
	-Làm lại bài 4 , 5
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên.
Thứ ba, ngày 29 tháng 03 năm 2011.
TiÕt 1. Toán 
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN.
I - MỤC TIÊU :
- Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân .
- Nắm được hàng và lớp , giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đĩ trong một số cụ thể.
Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. 
II - CHUẨN BỊ:
	Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ một số tỉnh, thành phố
III – ho¹t ®éng d¹y häc:
1. Bài cũ : (3’) Thực hành (tt)
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - nhận xét
2. Bài mới : (35’) 
A) GIỚI THIỆU BÀI : 
b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài tập 1:
Củng cố về cách đọc, viết số & cấu tạo thập phân của một số
GV hướng dẫn HS làm câu mẫu
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
Yêu cầu HS tự làm
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3 a :
- Củng cố việc nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng & lớp. 
- Yêu cầu HS nhắc lại: Lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu gồm những hàng nào?
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 4:
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 5:HS khá, giỏi.
GV chốt lại lời giải đúng
HS nêu lại mẫu
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS nhắc lại: Lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu gồm những hàng nào?
HS làm bài
HS sửa bài
HS tự làm và chữa bài. 
HS viết số thích hợp vào chỗ trống.
4. Củng cố,dặn dò : 3’
	- HS nêu ý nghĩa thực tiễn tỉ lệ bản đồ.
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập về số tự nhiên (tt)
-----------------------------------------
TiÕt 2. ThĨ dơc	
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN.
I Mục tiêu.
-Ôn tập hoặc kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và đạt thành tích.
II Địa điểm, phương tiện.
-Địa điểm: Trên sân trường hoặc nhà tập. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
-Phương tiện: GV và cán sự mỗi người 1 còi, mỗi HS 1 quả cầu và kẻ sân xác định vị trí HS khi kiểm tra hoặc mỗi tổ tối thiểu có 3-5 quả bóng rổ số 5 chuẩn bị bảng rổ, kẻ vạch đứng ném bóng.
III Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội Dung
A) Phần mở đầu: 6’
-Gv nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu kiểm tra.
-Đứng vỗ tay và hát.
-Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông vai, cổ tay.
-Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do GV.
B) Phần cơ bản: 20’
a)Ôn tập hoặc kiểm tra một trong hai môn thể thao tự chọn.
-Ôn tập: Nội dung và phương pháp dạy như 60.
-Kiểm tra: Nội dung và cách tổ chức như sau.
+Đá cầu.
-Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân. Đội hình tập do GV sáng tạo hoặc theo hàng ngang từng tổ do tổ trưởng điều khiển.
-Kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân. Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt 3-5 HS, GV cử số Hs tương đương làm nhiệm vụ đếm số lần bạn tâng cầu được.
-Hoàn thành tốt. Thực hiện cơ bản đúng động tác, tâng được 5 lần liên tục trở lên.
-Hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng động tác, tâng được 3 lần.
-Chưa hoàn thành. Thực hiện cơ bản đúng động tác, tâng được dưới 3 lần hoặc sai động tác.
+Ném bóng.
-Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực). Tập theo sân bảng rổ đã chuân bị, có thể cho từng nhóm 2-4 HS cùng ném vào mỗi rổ hay chia tổ cho HS ôn tập.
-Kiểm tra đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay(trước ngực). Kiểm tra lần lượt từng học sinh, mỗi HS được ném 3 lần. Khi đến lượt, từng em tiến vào vị trí đứng ném do GV quy định.
-Hoàn thành tốt. thực hiện cả 3 lần cơ bản đúng động tác, có tối thiểu 1 lần bóng vào rổ.
-Hoàn thành. Có 2 lần thực hiện cơ bản đúng động tác, bóng không vào rổ.
-Chưa hoàn thành. Thực hiện cả 3 lần sai động tác, bóng có hoặc không vào rổ.
b)Trò chơi "Nhảy ô tiếp sức"
Nội dung và phương pháp như bài 58.
C) Phần kết thúc: 4’
-Trò chơi hồi tĩnh do GV chọn.
-Một số động tác hồi tĩnh do GV chọn.
-GV nhận xét và công bố kết quả kiểm trả.
-GV giao bài tập về nhà. Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
- --------------------------------------------
TiÕt 3. Luyện từ và câu
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I - MỤC TIÊU:
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ . ( ND Ghi nhớ )
- Nhận diện được đặt được trạng ngữ trong câu ( BT1, mục III ) , bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ ( BT2 ). 
* HS khá, giỏi : viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ ( BT2 )
II - CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết các câu văn ở BT1 (phần luyện tập).
III – hoat ®«ng day hoc:
 1. Bài cũ : (3’) Câu cảm
Nêu cấu tạo và tác dụng của câu cảm. Cho ví dụ. 
2. Bài mới : (35’)
 a) Giới thiệu bài : - Thêm trạng ngữ cho câu. 
 b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Nhận xét
GV chốt lại: 
-Câu b có thêm bộ phận được in nghiêng. 
-Đặt câu hỏi cho phần in nghiêng.
Vì sao I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng?
Khi nào  ... gữ ( BT2 ) ; biết thên những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước ( BT3 ) .
II - CHUẨN BỊ:
Hai câu văn ở BT 1 (phần nhận xét ).
Ba câu văn ở BT11 (phần luyện tập ).
Ba băng giấy - mỗi băng viết một câu chưa hoàn chỉnh ở BT2 (phần luyện tập )
Bốn băng giấy - mỗi băng chỉ viết một câu chỉ có trạng ngữ chỉ nơi chốn ở BT3 (phần luyện tập )
III – hoat ®«ng day hoc:
 1. Bài cũ : (3’) Thêm trạng ngữ cho câu.
	- Hãy cho biết thế nào là trạng ngữ ? đặt câu có trạng ngữ.
	- Nhận xét.
 2. Bài mới : (35’)
 a) Giới thiệu bài : Thêm Trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
 b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Nhận xét
Hai HS nối tiếp nhau đọc bài tập 1,2
GV nhắc HS : trước tiên tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó tìm thành phần trạng ngữ. 
GV chốt lại lời giải đúng
Hoạt động 2: Ghi nhớ 
Ba HS đọc lại ghi nhớ.
Hoạt động 3 Luyện tập 
Cách thực hiện như bài tập trên. 
Bài tập 1: 
GV chốt lại lời giải đúng
Trước rạp. Trên bờ. Dưới những mái nhà ẩm nước.
Bài tập 2: 
GV nhắc HS : phải thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
GV chốt lại lời giải đúng
Câu a: Ở nhà,
Câu b: Ở lớp,
Câu c: Ngoài vườn.
Bài tập 3: 
GV chốt lại lời giải đúng
Câu a: Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập.
Câu b: Trong nhà, mọi người đang nói chuyện sôi nổi.
Câu c: Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người.
Câu d: Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng. 
Hai HS nối tiếp nhau đọc bài tập 1,2
HS suy nghĩ làm bài.
HS khác nhận xét. 
Bài 1: 
Trước nhà
Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa đổ vào, 
Bài 2: Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ tìm được
Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?
Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu? 
HS đọc ghi nhớ. 
HS đọc yêu cầu
HS suy nghĩ làm bài.
HS khác nhận xét
HS lên bảng làm bài.
HS khác nhận xét. 
HS đọc nội dung bài tập.
HS làm tương tự bài tập 2
HS khác nhận xét. 
 4. Củng cố - Dặn dò : (3’)
	 - GV nhận xét tiết học.
	 - Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ
Chuẩn bị bài: Thêm Trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. 
--------------------------------------------------
TiÕt 4. TËp lµm v¨n
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT.
I - MỤC TIÊU : 
- Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn tr5ong bài văn tả con chuồn chuồn nước ( BT1 ) ; biết sáp xếp các câu cho trước thành 1 đoạn văn ( BT 2 ) ; bước đầu viết đươc một đoạn văn có câu mở đầu cho sẳn ( BT3 ) .
II - CHUẨN BỊ : 
 - Bảng phụ, tranh minh họa, phiếu SGK, vở ,bút,nháp 
III –hoat ®«ng day hoc:
 1. Bài cũ : (3’) Luyện tập miêu tả các bộ phận củacon vật.
 2. Bài mới : (35’) 
a) Giới thiệu bài : Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài tập 1:
GV chốt lại:
Đoạn 1: từ đầu đến như còn đang phân vân. 
(Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ)
Đoạn 2: Còn lại
(Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn)
Bài tập 2: 
GV chốt lại: thứ tự b, a, c. 
Bài tập 3: 
GV nhắc HS:
Mỗi em phải viết một đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
GV nhận xét, sửa chữa. 
HS đọc kĩ bài Con chuồn chuồn nước trong SGK, xác định các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn. 
HS phát biểu ý kiến. 
HS đọc yêu cầu bài tập, làm việc cá nhân, xác định thứ tự đúng cảu các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí. 
HS phát biểu ý kiến. 
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS viết dựa vào gợi ý trong SGK.
Một số HS đọc đoạn văn viết. 
 4. Củng cố, dặn dò: 2’
-Gọi hs nhắc lại dàn bài tả con vật
-Nhận xét tiết học
-Về nhà học bài, chỉnh lại dàn bài và ghi vào vở
Thứ sáu, ngày 1 tháng 04 năm 2011.
TiÕt 1. To¸n
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I - MỤC TIÊU :
- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên .
- Vận dụng các tính tính chất của phép cộng để tính thuận tiện .
- Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ . 
II – hoat ®«ng day hoc:
 1. Bài cũ : (3’) Ôn tập về số tự nhiên (tt)
HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 
 2. Bài mới : (35’) 
A) GIỚI THIỆU BÀI: 
b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài tập 1:( dòng1, 2) 
Củng cố về kĩ thuật tính cộng, trừ (đặt tính, thực hiện phép tính)
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu lại quy tắc tìm “một số hạng chưa biết”, “số bị trừ chưa biết”
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3:
- Củng cố tính chất của phép cộng, trừ; đồng thời củng cố về biểu thức có chứa chữ.
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS phát biểu lại các tính chất của phép cộng, trừ tương ứng.
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 4: ( HS khá, giỏi )
Yêu cầu HS vận dụng tính chất giao hoán &kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
Chú ý: Nên khuyến khích HS tính nhẩm, nêu bằng lời tính chất được vận dụng ở từng bước.
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 5: ( HS khá, giỏi ) Nếu còn thời gian .
Yêu cầu HS đọc đề toán & tự làm
GV chốt lại lời giải đúng
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
HS đọc đề toán & tự làm
4. Củng cố Dặn dò : (3’)
- Nêu cách cách giải toán 
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tt)
-----------------------------------------
TiÕt 2. ThĨ dơc.
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN.
TRÒ CHƠI " CHUYỂN ĐỒ VẬT'
I Mục tiêu.
-Ôn tâng và phát cầu bằng mũ bàn chân hoặc đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực, bằng một tay trên vai. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và nâng cao thành tích.
-Chơi trò chơi " chuyển đồ vật". Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II Địa điểm, phương tiện.
 Gv :1 còi, mỗi HS 1 quả cầu hoặc mỗi tổ tối thiểu có 3-5 quả bóng rổ số 5, chuẩn bị bảng rổ hoặc sân đá cầu có căng lưới kẻ sân và chuẩn bị thiết bị để tổ chức trò chơi.
III Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội Dung
A) Phần mở đầu. 6’
-GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
-Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc hoặc chạy theo vòng trong sân.
-Đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
-Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai, cổ tay.
*Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung hoặc bài tập do GV soạn. Mỗi động tác 2x8 nhịp do GV hoặc cán sự điều khiển.
*Trò chơi khởi động do GV chọn.
*Kiểm tra những Hs chưa hoàn thành bài kiểm tra trong giờ học trước.
B) Phần cơ bản. 20’
a) Môn thể thao tự chọn.
+Đá cầu.
-Ôn đá cầu bằng mu bàn chân. Đôi hình tập và phương pháp dạy do GV sáng tạo.
-Ôn phát cầu bằng mu bàn chân. Đội hình tập theo sân đã chuẩn bị hoặc có thể tập theo hai hàng ngang phát cầu cho nhau. Phương pháp dạy do GV sáng tạo.
-Thi tâng cầu hoặc phát cầu bằng mu bàn chân do GV chọn. Hình thức và đội hình thi do GV sáng tạo.
+Ném bóng.
-Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai. Tập ở địa điểm đã chuẩn bị, có thể cho từng nhóm 2-4 HS cùng ném vào mỗi rổ hay chia tổ tập luyện nếu có đủ bảng rổ hoặc do GV sáng tạo. Chú ý sửa chữa cách cầm bóng, tư thế đứng và động tác ném bóng chung cho từng đợt ném kết hợp với sửa trực tiếp cho một số HS.
-Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực). Địa điểm, đội hình tập và phương pháp dạy như trên.
b)trò chơi "Chuyển đồ vật".
-Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị, nếu lớp có 4 tổ và sân rộng có thể cho 2 tổ chơi với nhau ở 2 địa điểm khác nhau. Phương pháp dạy do GV sáng tạo.
C) Phần kết thúc: 4’
-GV cùng HS hệ thống bài.
-Đi thường theo 2-4 hàng dọc và hát 1 bài do GV chọn.
-Một số động tác hồi tĩnh do GV chọn.
-Trò chơi hồi tĩnh do Gv chọn.
-GV nhận xét và đánh giá kết quả bài học, giao bài về nhà. Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
-------------------------------------------
TiÕt 3.Tập làm văn 
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT .
I - MỤC TIÊU :
	- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn ( BT1, BT2) ; quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp ( BT3 ) .
II - CHUẨN BỊ :
 - Bảng phụ, phấn màu, tranh , ảnh về loài vật
III – hoat ®«ng day hoc:
1. Bài cũ : (3’) Luyện tập tóm tắc tin tức
2. Bài mới : (35’) 
a) Giới thiệu bài : 
b) Các hoạt động : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài tập 1,2. 
GV chốt lại: 
Hai tai: to, dựng đứng..
Hai lỗ mũi: ươn ướt..
Bài tập 3: 
GV treo một số ảnh con vật. 
Lưu ý HS: Đọc kĩ 2 ví dụ trong SGK để hiểu bài.
Viết lại những từ ngữ miêu tả theo hai cột. 
HS và giáo viên nhận xét.
HS đọc nội dung bài tập 1,2. 
HS đọc kĩ đoạn Con ngựa, làm bài vào vở. 
HS phát biểu ý kiến. 
Một HS đọc yêu cầu bài tập 3. 
HS đọc yêu cầu bài tập.
Một vài HS nhắc tên con vật em chọn để quan sát. 
HS viết bài theo hai cột
HS đọc kết quả.
4. Củng cố - Dặn dò: 2’
-Đọc lại đoạn văn hay cho cả lớp nghe.
- Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 t32.doc