Giáo án Khối 4 - Tuần 32 (Bản đẹp nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 32 (Bản đẹp nhất)

A. Mục tiêu :

 - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.HS làm bài 1

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, khoa học.

B. Đồ dùng dạy học :

 Thước đo, giấy vẽ, bút chì.

C.Các hoạt động dạy và học :

Hoạt động 1 Bài cũ :

- Gọi 2 HS thực hành đo chiều dài và chiều rộng bàn GV và viết kết quả .

 - Nhận xét

Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ.

- Giáo viên nêu ví dụ sách giáo khoa.

- Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định được gì ? (-Xác định độ dài thu nhỏ của đoạn AB)

- Yêu cầu học sinh vẽ tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ: 20 m = 2000 cm

- Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm ? 2000 : 400 = 5 (cm)

- Hướng dẫn học sinh cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm

Hoạt động 3: Thực hành.

Bài 1: Gọi học sinh nêu chiều dài bảng đã đo được tiết học trước.

- HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ theo tỷ lệ 1 : 50

- Giáo viên theo dõi nhận xét.

Dài bảng thu nhỏ theo tỷ lệ 1 : 50 là: 300 : 50 = 6 (cm)

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 32 (Bản đẹp nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
THỨ
NGÀY
MÔN
TB
TÊN BÀI
Hai
21/4
Âm nhạc 
Tập làm văn
Toán 
Địa lí
Chào cờ 
30
60
150
30
31
Ôn tập 2 bài hát: Chú voi  . Thiếu nhi thế giới liên hoan
Điền vào giấy tờ in sẵn
Thực hành
Thành phố Đà Nẵng
Tuần 31
Ba
22/4
Đạo đức 
Tập đọc
Toán
Kĩ thuật
Kể chuyện
31
61
151
31
31
Bảo vệ môi trường (T2)
Ăng – co Vát 
Thực hành (TT)
Lắp ô tô tải (T1)
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Tư
23/4
Thể dục
Chính tả
Toán
Khoa học
LT&Câu
61
31
152
61
61
Bài 61
Nghe - viết: Nghe lời chim nói
Ôn tập về số tự nhiên
Trao đổi chất ở thực vật
Thêm trạng ngữ cho câu
Năm
24/4
Mĩ thuật
Tập đọc
Toán
Tập làm văn
Lịch sử
31
62
153
61
31
Vẽ theo mẫu: Mẫu dạng hình trụ và hình cầu
Con chuồn chuồn nước
Ôn tập về số tự nhiên (TT)
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
Nhà Nguyễn thành lập
Sáu
25/4
Thể dục
LT&Câu
Toán
Khoa học
SHTT
62
62
149
62
32
Bài 62
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
Ôn tập về số tự nhiên (TT)
Động vật cần gì để sống ?
Tuần 32
 Thứ sáu 
Tiết 31 Đạo đức 
Bảo vệ môi trường (T2) 
SGK/43 TGDK: 35‘
A. Mục tiêu : 
 - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.
 - Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- GD HS ý thức bảo vệ môi trường và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
B. Đồ dùng dạy học :
	Các tấm bìa màu xanh, đỏ.
C. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1 Bài cũ: Bảo vệ môi trường .
- Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ của con người ?
- Nêu tác hại của môi trường bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người ?
Hoạt động 2: Tập làm “Nhà tiên tri” (bài tập 2, sách giáo khoa)
- Chia nhóm, tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm giải quyết các tình huống trong bài tập 2.
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của từng tình huống.
- Nhận xét kết luận.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến của em (bài tập 3, sách giáo khoa)
- Tổ chức cho học sinh trao đổi theo cặp.
- Tổ chức cho học sinh thể hiện ý kiến bằng thẻ, gọi đại diện các cặp giải thích.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý: a, b không tán thành ; c, d, g tán thành.
Hoạt động 4: Xử lý tình huống (bài tập 4, sách giáo khoa)
	- Học sinh thảo luận (mỗi nhóm 1 tình huống) và từng nhóm trình bày.
	- Giáo viên nhận xét cách xử lí của từng nhóm
Hoạt động 5: Vẽ tranh bảo vệ môi trường.
- Tổ chức cho học sinh vẽ tranh về môi trường và gọi 3 -4 học sinh trình bày nêu ý nghĩa và ý tưởng của mình.
- Giáo viên nhận xét chung.
Hoạt động 6 Củng cố – Dặn dò:
- Em biết gì về môi trường ở địa phương mình ?
- Giáo dục học sinh. Nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung : .
Tiết 61 Tập đọc 
Ăng – co Vát 
 SGK/123 TGDK: 40‘
A. Mục tiêu : 
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia .
* GDBVMT: Thấy được vẻ đẹp hài hòa của khu đền Ăng-co-Vát trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn.
B. Đồ dùng dạy học :Tranh minh hoạ bài tập đọc.	
C. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1 Bài cũ: Dòng sông mặc áo.
- Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sách giáo khoa.
- Nêu ý nghĩa của bài.
 Hoạt động 2: Luyện đọc
- Gọi học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn 3 lượt 
+ Lượt 1: Đọc - Sửa sai lỗi phát âm 
+ Lượt 2: Đọc - Giải nghĩa từ sách giáo khoa
+ Lượt 3: Đọc nối tiếp 3 đoạn sửa sai trực tiếp 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc theo cặp 
- Gọi học sinh đọc toàn bài 
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài – HS đọc thầm từngđoạn – TLCH 
 Câu 1: Ăng-cô Vát đựơc xây dựng ở Cam-pu-chia từ đầu thế kỉ thứ XII.
 Câu 2: Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng .
 Câu 3: Những cây tháp lớn được xây dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn . Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín bít như xây gạch vữa. 
 Câu 4 : Vào lúc hoàng hôn Ăng-co Vát thật huy hoàng: Ánh sáng chiếu soi vào bóng cửa đền ; Những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn; Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi, thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng, khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách.
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 học sinh lần lượt đọc 3 đoạn 
- Yêu cầu cả lớp theo dõi tìm giọng đọc hay.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trên bảng
- Giáo viên đọc mẫu.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn theo cặp (một bạn đọc bạn khác theo dõi nhận xét.)
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay.
Hoạt động 5 Củng cố – Dặn dò: Bài Ăng-co Vát cho ta biết điều gì ? GV liên hệ giáo dục HS – Về luyện đọc thêm ở nhà và chuẩn bị bài sau. 
Tiết 151 Toán 
Thực hành (tt) 
 SGK/159 TGDK: 35‘
A. Mục tiêu : 
 - Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.HS làm bài 1
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
B. Đồ dùng dạy học :
	Thước đo, giấy vẽ, bút chì.
C.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1 Bài cũ : 
- Gọi 2 HS thực hành đo chiều dài và chiều rộng bàn GV và viết kết quả .
	- Nhận xét 
Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ.
- Giáo viên nêu ví dụ sách giáo khoa.
- Để vẽ được đoạn thẳng AB trên bản đồ, trước hết chúng ta cần xác định được gì ? (-Xác định độ dài thu nhỏ của đoạn AB)
- Yêu cầu học sinh vẽ tính độ dài đoạn thẳng AB thu nhỏ: 20 m = 2000 cm
- Vậy đoạn thẳng AB thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 400 dài bao nhiêu cm ? 2000 : 400 = 5 (cm)
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ đoạn thẳng AB dài 5 cm
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: Gọi học sinh nêu chiều dài bảng đã đo được tiết học trước.
- HS vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng lớp trên bản đồ theo tỷ lệ 1 : 50
- Giáo viên theo dõi nhận xét.
Dài bảng thu nhỏ theo tỷ lệ 1 : 50 là: 300 : 50 = 6 (cm)
Hoạt động 4 Củng cố – Dặn dò:
- Nêu các bước thực hành vẽ bản đồ một đoạn thẳng theo tỷ lệ và độ dài thật cho trước ?
- Hướng dẫn bài tập về nhà. Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung : .
 Tiết 31 Lịch sử 
 Nhà Nguyễn thành lập 
 	 SGK / 65 	Thời gian : 35 phút 
A. Mục tiêu : 
-Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn
 -Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị. 
B. Đồ dùng dạy học : Phiếu học tập 
C. Các hoạt động dạy học : 
 Hoạt động 1 Bài cũ: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung - HS TLCH , GV nhận xét , ghi điểm 
Hoạt động 2: Hoàn cảnh ra đời (cả lớp ) 
 - GV tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi : 
 +Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? (Sau khi vua Quang Trung mất , lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu , Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công , lật đổ nhà Tây Sơn ) .
 - GV nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn .
 - Thông báo : Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế , lấy niên hiệu là Gia Long , chọn Huế làm kinh đô . Từ năm 1802 đến năm 1858 , nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long , Minh Mạng , Thiệu Trị , Tự Đức .
 Hoạt động 3 : ( nhóm ) Chính sách của nhà Nguyễn 
 - GV cung cấp cho HS một số điểm trong bộ luật Gia Long để các em chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét : nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua .
 - Hướng HS đến kết luận : Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình .
 Hoạt động 4 Củng cố - Dặn dò: Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS tự hào về lịch sử của dân tộc .
	- Nhận xét tiết học .
	- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
	- Chuẩn bị bài sau : Kinh thành Huế . Đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
D. Phần bổ sung : .
 Thứ hai 
Tiết 31 Chính tả : (Nghe – viết) - 
Nghe lời chim nói
 SGK/124 TGDK:40‘
A.Mục tiêu :
 - Nghe-viết đúng bài CT; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
 - Làm đúng BT CT phương ngữ (3) a 
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
*GDBVMT: Ý thức yêu quý, BVMT thiên nhiên và cuộc sống con người.
B.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ. 
C.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1 Bài cũ: Chữa bài tập 1 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe viết chính tả.
- Giáo viên đọc bài viết – HS theo dõi trong SGK 
- 3 học sinh đọc bài viết – Lớp đọc thầm và nêu nội dung bài viết – GV nhận xét, bổ sung: Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước. 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm và nêu nội dung chính của đoạn viết.
- Hướng dẫn học sinh tìm từ khó và luyện viết từ khó: 2 học sinh lên bảng, dưới lớp viết nháp: lăng nghe, bận rộn, say mê, rừng sâu, ngỡ ngàng, thanh khiết
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ 5 chữ, khoảng cách giữa các khổ thơ. 
- GV đọc từng dòng cho học sinh viết bài vào vở.
- GV đọc toàn bài, học sinh soát lỗi.
- Cho học sinh mở sách in để soát lỗi chính tả.
- Thu 7 bài chấm, nhận xét chung 
 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
 Bài 3a: Chọn các tiếng trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn 
 - Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu của đề bài.
- Học sinh thảo luận cặp và làm bài vào vở - GV quan sát giúp HS yếu 
- GV treo bảng phụ - gọi đại diện đọc bài – GV ghi bảng – sửa sai
 a) Núi băng trôi – lớn nhất – Nam Cực – năm 1956 – núi băng này
Hoạt động 4 Củng cố – Dặn dò:
- HS luyện viết một số từ sai nhiều - GV nhắc nhở cách trình bày, chữ viết
- Về nhà luyện viết bài nhiều hơn và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Nhận xét bài viết và tiết học.
D.Phần bổ sung: 
Tiết 152 Toán 
Ôn tập về số tự nhiên 
SGK/160 TGDK:35‘
A.Mục tiêu : 
 - Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
 - Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. HS làm bài 1, bài 3 (a), bài 4
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
B .Đồ dùng dạy học : Bảng phụ. 
C .Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1 Bài cũ: Kiểm tra 3 học sinh bài “Thực hành”
	- Nhận xét 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập củng cố kiến thức.
 Bài 1 VBT: Viết vào ô trống 
	- HS đọc yêu cầu bài – GV làm mẫu một bài nhỏ - HS làm bài vào VBT/83 – GV treo đáp án – HS kiểm tra – sửa sai 
	+ 170 394à 1 trăm nghìn, 7 chục nghìn, 3 trăm, 9 chục, 4 đơn vị.
	+ ... nh phố cảng vừa là thành phố du lịch. 
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau “Biển, đảo và quần đảo”
D.Phần bổ sung:
Tiết 62 Thể dục 
Môn tự chọn – Trò chơi “Con sâu đo”
SGV/146 TGDK: 30’ 
A. Mục tiêu:
	 - Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu theo nhóm 2 người.
 - Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị-ngắm đích-ném bóng (không có bóng và có bóng).
 - Bước đầu biết cách nhảy dây tập thể, biết phối hợp với bạn để nhảy dây
	- Biết cách chơi và tham gia trò chơi Con sâu đo. 
B. Địa điểm, phương tiện: Sân trường an toàn, còi, bóng, dây nhảy.
 - Dụng cụ cho trò chơi .
C. Nội dung và phương pháp lên lớp :
1.Phần mở đầu :
- Lớp tập trung, điểm số báo cáo.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Lớp khởi động – Ôn bài thể dục phát triển chung 
-Trò chơi : Chim bay cò bay: 1 phút 
2.Phần cơ bản :
+ Môn tự chọn :
* Đá cầu: 
- Ôn tâng cầu bằng đùi - HS tập theo đội hình hàng ngang 
GV nêu tên động tác – 2 HS lên thực hiện mẫu – Lớp tập luyện – GV theo dõi, uốn nắn 
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 3 người – GV chia lớp thành từng nhóm 3 em tập luyện – GV quan sát theo dõi nhắc nhở, hướng dẫn thêm. 
- Thi tâng cầu bằng đùi : 
HS thi theo từng tổ - em nào rơi cầu cuối cùng thì thắng 
Tiến hành thi đua giữa các tổ với nhau. GV cho HS nhận xét và đánh giá.
 * Trò chơi: Con sâu đo . GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho HS tham gia chơi thử. Tiến hành cho HS chơi chính thức.
GV quan sát và nhắc HS tập trung vào trò chơi.
- GV nhận xét cách chơi của HS, nhắc HS bảo đảm kỉ luật để bảo đảm an toàn . 
3. Phần kết thúc: 
-GV cùng HS hệ thống bài, thả lỏng -Đi đều theo 2 hàng dọc và hát 
-Về nhà ôn lại cách nhảy đá cầu nâng cao thành tích. 
D. Phần bổ sung: 
 Thứ năm 
Tiết 32 Kỹ thuật 
Lắp ô tô tải (tt) 
 SGK/91 TGDK:35‘
A.Mục tiêu : 
 - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.
 - Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được.
	- Giáo dục học sinh tính tò mò, sáng tạo.
B.Đồ dùng dạy học : Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. 
C.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1 Bài cũ: Nhận xét lắp cái đu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét mẫu
	- Cho học sinh quan sát ô tô tải đã lắp sẵn.
	- Hướng dẫn học sinh quan sát từng bộ phận và nêu câu hỏi.
	+ Để cần lắp được ô tô tải cần bao nhiêu bộ phận ?( có 3 bộ phận- giá đỡ bánh xe và sàn ca bin, ca bin, thành sau của thùng xe và trục bánh xe) 
	+ Nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế ?	
	Hoạt động 3: Hướng dẫn các thao tác kỹ thuật
	* Hướng dẫn chọn các chi tiết theo sách giáo khoa.
	- Hướng dẫn học sinh dựa vào sách giáo khoa chọn các chi tiết để lắp ô tô tải.
	* Lắp từng bộ phận.
	+ Lắp giá đỡ trục bánh xe sàn ca bin ( Hình 2- SGK) 
	+Lắp ca bin ( Hình 3) 
	+ Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe ( Hình 4, Hình 5) 
	- Hướng dẫn học sinh dựa vào sách giáo khoa để lắp từng bộ phận của ô tô tải
	* Lắp ráp ô tô tải
	- Giáo viên hướng dẫn như sách giáo khoa.
	- Lắp xong kiểm tra lại sự chuyển động của xe 
	+ Chú ý các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch 
	- GV quan sát, theo dõi từng nhóm giúp các em lắp được sản phẩm
	- Dặn HS cất sản phẩm của tiết 2 để tiết sau hoàn thành sản phẩm. 
Hoạt động 4 Củng cố – Dặn dò:
	- Nêu tác dụng của ô tố tải và quy trình lắp ô tô tải ?
	- Giáo dục học sinh. Nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung : .
Tiết 62 Tập làm văn 
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật . 
SGK/130 TGDK:40‘
A.Mục tiêu :
 - Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
- Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc những con vật nuôi trong nhà.
B.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ. 
C.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1 Bài cũ: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
- Gọi 3 học sinh đọc lời ghi chép sau quan sát các bộ phận của con vật mà em yêu thích - Nhận xét 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Xác định đoạn và nội dung mỗi đoạn trong bài Con chuồn chuồn nước. 
- HS đọc yêu cầu bài tập – Lớp đọc thầm bài Con chuồn chuồn nước – Thảo luận – TLCH – GV ghi bảng , các em khác bổ sung. 
+ Bài Con chuồn chuồn nước có 2 đoạn . 
+ Đoạn 1 : Từ đầu  còn phân vân à Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ. 
+ Đoạn 2 : còn lạià Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay , kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn. 
 Bài 2: Sắp xếp các câu văn đã cho thành một đoạn văn 
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập . 3 em đọc nối tiếp 3 câu văn 
- GV phát cho mổi nhóm bộ thẻ 3 câu văn rời – Các nhóm thảo luận- sắp xếp lại thành đoạn văn – Từng nhóm nêu kết quả - GV thực hiện bảng lớp- sửa sai 
+Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào có giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp. 
 Bài 3: Hãy viết một đoạn văn có chứa câu mở đoạn cho sẵn
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập 
- GV gợi ý, hướng dẫn cách viết tiếp câu mở bài- HS quan sát tranh một chú gà trống đẹp - tự viết bài vào VBT- GV theo dõi nhắc nhở giúp các em yếu, chậm. 
- Vài em đọc bài viết của mình trước lớp- Lớp nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 3 Củng cố – Dặn dò:
- GV đọc cho học sinh nghe một số đoạn văn hay để tham khảo.
- Hướng dẫn học sinh về nhà làm lại bài tập 3 và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung: 
..
Tiết 155 Toán 
Ôn tập các phép tính về số tự nhiên 
	SGK/162 TGDK: 35‘
A.Mục tiêu : 
 - Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên.
 - Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện. Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ. HS làm bài 1 (dòng 1, 2), bài 2, bài 4 (dòng 1), bài 5
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác, khoa học.
B .Đồ dùng dạy học : Bảng phụ. 
C .Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1 Bài cũ : Ôn tập về số tự nhiên.
- Chữa bài tập 5 - Nhận xét 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập
 Bài 1 : Đặt tính rồi tính 
	 - HS đọc yêu cầu bài – GV nhắc lại cách đặt tính – tính theo cột dọc – HS làm vào VBT- 4 em làm bảng lớp – sửa sai 
 ; ; ; 
 137160 66016 117018 592547 
 Bài 2 : Tìm x 
	- HS đọc yêu cầu – GV nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết và cách trình bày bài toán tìm x – HS làm vào VBT – 2 em làm bảng phụ - sửa sai
 x + 216 = 570 ; x – 129 = 427
 x = 570 – 216 x = 427 + 129
 x = 354 x = 556
	Bài 4 : Tính bằng cách thuận tiện nhất
	- HS đọc yêu cầu – GV gợi ý cách áp dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để tính nhanh – HS làm vào VBT- GV treo đáp án – sửa sai
 68 + 95 + 32 + 5 = ( 68 +32) +(95 + 5) ; 102 + 7 +243 + 98= ( 102 +98)+( 7+243) 
 = 100 + 100 = 200 + 250
 = 200 = 450
 	Bài 5 :Giải toán 
	- HS đọc yêu cầu và đề bài – tóm tắt – tìm hiểu yêu cầu bài và cách làm bài – HS làm bài vào VBT- 1 em làm bảng phụ - sửa sai.
 Số tiền tiết kiệm của em là : 135 000 – 28 000 = 107 000 ( đồng ) 
 Số tiền tiết kiệm của hai anh em là : 135 000 + 107 000 = 242 000 ( đồng )
 Đáp số: 242 000 đồng 
Hoạt động 3 Củng cố – Dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại các tính chất của phép cộng, cách đặt tính – tính theo cột dọc 
- Hướng dẫn bài tập làm thêm ở nhà và chuẩn bị bài sau tiếp theo. 
D. Phần bổ sung: 
Tiết 31 Kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
SGK/127 TGDK:35‘
A.Mục tiêu : 
 - Chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nói về một cuộc du lịch hay cắm trại, đi chơi xa,
 - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục học sinh có ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định của đoàn khi tham gia du lịch, cắm trại.
 * GDKNS: Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng; Tự nhận thức, đánh giá; Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn; Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
B.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi đề bài.
C.Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1 Bài cũ: Hãy kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về du lịch, thám hiểm và nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi 1 HS đọc đề bài kể chuyện – GV gạch chân những từ ngữ quan trọng :Kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
- Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc 2 gợi ý sách giáo khoa.
+ Nội dung câu chuyện là gì ?
+ Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào ?
+ Hãy nêu tên câu chuyện em sẽ kể ?
 Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện
 +Kể chuyện trong nhóm
- Tổ chức cho HS luyện kể chuyện theo nhóm 4 và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện – GV theo dõi nhắc nhở, gợi ý giúp các em chậm, yếu.
 + Kể trước lớp
- Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp.
- GV động viên khuyến khích và hướng dẫn cả lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hay.
- Giáo viên nhận xét chung.
Hoạt động 4 Củng cố – Dặn dò:
- Các câu chuyện đã được kể trong tiết học đề có nội dung nói về điều gì ? GV liên hệ, giáo dục HS ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định của đoàn khi tham gia du lịch, cắm trại.
- Hướng dẫn học sinh về tập kể chuyện ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo.
D.Phần bổ sung:
Tiết 31 Âm nhạc 
Ôn tập 2 bài TĐN số 7 và số 8 
SGK/45 TGDK: 35’
A. Mục tiêu :
 - Biết hát theo giai điệu và lời ca một số bài hát đã học.
B. Đồ dùng dạy học :Nhạc cụ quen dùng , máy nghe nhạc
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 Bài cũ: 
- Kiểm tra 2 học sinh bài “Chú voi con ở Bản Đôn” và “Thiếu nhi thế giới liên hoan”
 Hoạt động 2 : Ôn tập các bài hát đã học 
	- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các bài hát đã học ở kì 2 – GV ghi bảng 
	+Chúc mừng 
	+Bàn tay mẹ
	+Chim sáo 
	+Chú voi con ở Bản Đôn 
	+Thiếu nhi thế giới liên hoan 
	- GV lần lượt cho HS nghe lại từng bài hát 
- HS thể hiện từng bài theo nhóm – lớp – cá nhân kết hợp gõ đệm theo nhạc – Lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương 
- HS xung phong biểu diễn bài hát kết hợp vận động phụ họa – Lớp nhận xét, tuyên dương. 
 Hoạt động 3 : Nghe nhạc 
- Giáo viên cho HS nghe một số bài hát thiếu nhi hoặc nhạc không lời – Các em nghe, nêu nhận xét 
Hoạt động 4 Củng cố dặn dò :
- Giáo viên cho học sinh đọc lại 2 bài TĐN số 7 và số 8.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn tập những bài hát và TĐN trong học kì II để chuẩn bị kiểm tra cuối năm. 
D. Phần bổ sung: 
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2635(2).doc