Giáo án Khối 4 - Tuần 32 - Năm học 2013-2014

Giáo án Khối 4 - Tuần 32 - Năm học 2013-2014

I- MUÏC TIEÂU: Giuùp hoïc sinh oân taäp veà:

- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số (tích không quá sáu chữ số).

- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số.

- Biết so sánh số tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng lớp, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 32 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
 Ngày soạn:11/4/2014
Ngày giảng:Thứ hai ngày 14 tháng 4 năm 2014
Tiết 63: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
 TẬP ĐỌC 
I- MỤC TIÊU: 
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
- Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vơ cùng tẻ nhạt, buồn chán (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: nguy cơ, thân hình, du học 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định lớp, hát: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn bài Con chuồn chuồn nước, 1 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
3/ Dạy bài mới(30’)
Giới thiệu bài: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
 1/ Hướng dẫn luyện đọc :
 - Gọi Hs đọc tồn bài và chia đoạn.
 - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài .GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. 
+ HS 1: Ngày xửa ngày xưa  về môn cười
+ HS 2: Một năm trôi qua  học không vào
+ HS 3: Các quan nghe vậy  ra lệnh
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải và tìm hiểu nghĩa của các từ khó
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
+ Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
- Ghi ý chính đoạn 1 lên bảng
- Gọi HS phát biểu về kết quả của viên đại thần đi du học.
+ Điều gì xảy ra ở phần cuối của đoạn này?
+ Thái độ của nhà vua như thế nào khi nghe tin đó?
- GV kết luận và ghi nhanh lên bảng
+ Phần đầu của truyện vương quốc vắng nụ cười nói lên điều gì?
- GV khẳng định đó cũng là ý chính của bài
- Ghi ý chính lên bảng
3/ Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 4 HS đọc truyện theo hình thức phân vai: người dẫn chuyện, nhà vua, viên đại thần, thị vệ. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc.
- Gọi HS đọc phân vai lần 2
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2, 3
- Treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 4 HS
- Tổ chức cho HS thi đọc
- Nhận xét , cho điểm từng HS
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe
- HS đọc bài tiếp nối 
- 1 HS đọc thành tiếng, các HS khác đọc thầm
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối 
- 2 HS đọc toàn bài
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
- 2 HS nhắc lại ý chính
- Đọc và tìm giọng đọc
- HS đọc bài trước lớp
- Theo dõi GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo vai
- HS thi đọc diễn cảm theo vai 
- HS thi đọc toàn đoạn
Củng cố, dặn dị(5’)
- Theo em, thiếu tiếng cười cuộc sống sẽ như thế nào?
- Về nhà đọc bài , kể lại phần đầu câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài Ngắm trăng, Không đề	
- Nhận xét tiết học.
TOÁN
Tiết 156: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN( Tiếp)
I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh ôn tập về: 
- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số cĩ khơng quá ba chữ số (tích khơng quá sáu chữ số).
- Biết đặt tính và thực hiện chia số cĩ nhiều chữ số cho số cĩ khơng quá hai chữ số.
- Biết so sánh số tự nhiên..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định lớp, hát(1’)
 2/ Kiểm tra bài cũ(4’)
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 4/163.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3/ Dạy bài mới(30’)
Giới thiệu bài mới: 
- Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về phép nhân và phép chia các số tự nhiên.
1/ Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu tự làm bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 2: Tìm x.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
- Nhắc lại cách tìm số chia 
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Để so sánh hai biểu thức với nhau trước hết chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài yêu cầu HS áp dụng tính nhẩm hoặc các tính chất đã học của phép nhân, phép chia để giải thích cách điền dấu.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe giới thiệu bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớn làm vào vở.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 2 HS lên bảng mỗi em làm một phần, cả lớp làm vào vở.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 3 em lên bảng làm bài mỗi em làm 1 dòng trong SGK, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS lần lượt trả lời.
 Củng cố, dặn dị(5’)
- Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức vừa được ôn tập.
- Về nhà làm bài tập 3/163.
- Chuẩn bị bài : Oân tập các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo).
***************************************
ĐẠO ĐỨC
 Tiết 32: (Dành cho địa phương)
 MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC Ở 4
I- MỤC TIÊU: 
- HS nắm được những mốc quan trọng và nội dung cơ bản của Công ước. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Nội dung một số thông tin về công ước quốc tế về quyền trẻ em 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định lớp, hát: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (4’)
+ Em hãy kể các việc em đã làm để bảo vệ môi trường ở gia đình, ở trường lớp, ở địa phương?
+ Nhận xét, đánh giá
3/ - Dạy bài mới(30’)
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu: MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG CÔNG ƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐẠO ĐỨC Ở LỚP 
1/ Những Mốc Quan Trọng
- GV phát cho HS nội dung những mốc quan trọng về Công ước
+ Bản Công ước về quyền trẻ em do ai chuẩn bị và soạn thảo? Trong thời gian bao lâu?
+ Công ước được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức thông qua ngày tháng năm nào?
+ Tính đến năm 1999 có bao nhiêu nước kí và phê chuẩn Công ước? Nước ta là nước thứ bao nhiêu đã phê chuẩn Công ước?
2/ Nội Dung Cơ Bản Của Công Ước
- GV giải thích: Công ước là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập đến quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, bình đẳng và toàn diện, mang tính pháp lý cao. Nội dung Công ước gồm 54 điều khoản. Với nội dung quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa. 
- GV phát cho HS nội dung cơ bản của Công ước
Củng cố, dăn dị(5’)
- Tính đến năm 1999 có bao nhiêu nước kí và phê chuẩn Công ước? Nước ta là nước thứ bao nhiêu đã phê chuẩn Công ước?
- GV nhận xét tiết học
+ 4 HS kể những việc các em đã làm
- HS nhắc lại đề bài
- HS đọc cho nhau nghe trong nhóm, tìm hiểu những mốc quan trọng cần ghi nhớ:
+ Bản Công ước về quyền trẻ em do Liên Hợp Quốc cùng với đại diện của 43 nước trên toàn thế giới tiến hành chuẩn bị và soạn thảo trong 10 năm (1979 – 1989)
+ Công ước được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1989, theo Nghị định 44/25. Công ước có hiệu lực và được coi là Luật Quốc tế từ ngày 2 tháng 9 năm 1990, khi đã có 20 nước phê chuẩn
+ Tính đến năm 1999 đã có 191 nước kí và phê chuẩn Công ước. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công ước, ngày 20 tháng 2 năm 1990
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS thảo luận theo nhóm, tìm hiểu Công ước thể hiện tập trung vào 8 nội dung cơ bản
- HS nêu ý kiến
-Nhận xét bổ sung
KHOA HỌC
Tiết 63 : ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG? 
*************************************
I- MỤC TIÊU: : Giúp HS :
- Biết phân loài động vật theo nhóm thức ăn của chúng.
- Kể tên một số loài động vật và thức ăn của chúng.
- Hiểu được những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường
- Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc vật nuôi trong nhà.
BVMT: - Một số đặt điểm chính của mơi trường và tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa trang126, 127/ SGK
- Sưu tầm tranh (ảnh) về các loài động vật
- Giấy khổ to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định lớp, hát: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (4)
- Gọi 2 HS lên bảng vẽ và trình bày những điều kiện cần cho sự sống của động vật. 
- Nhận xét sơ đồ, cách trình bày và cho điểm HS.
3/ Dạy bài mơi(30’)
Giới thiệu bài : 
- Để biết xem mỗi loài động vật có nhu cầu thức ăn như thế nào, chúng ta cúng học bài: ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG?
1/ Thức ăn của động vật.
* Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Phát giấy khổ to cho các nhóm.
- Yêu cầu:mỗi thành viên trong nhóm nêu tên con vật và loại thức ăn của nó mà mình biết. Sau đó nhóm thảo luận trao đổi chia các con vật thành các nhóm theo thức ăn của chúng.
- GV hướng dẫn chia nhóm động vật theo thức ăn của chúng:
+ Nhóm ăn cỏ, lá cây.
+ Nhóm ăn thịt.
+ Nhóm ăn hạt.
+ Nhóm ăn tạp.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, biểu dương các nhóm sưu tầm được nhiều loài động vật và phân loại nhóm thức ăn đúng, trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
2/ Phân loại động vật theo nhóm thức ăn:
GV: yêu cầu nói tên, loại thức ăn của từng con vật trong các hình minh hoạ trong SGK.
- GV chốt ý : Mỗi con vật có một nhu cầu về thức ăn khác nhau. 
- Theo em tại sao người ta lại gọi một số loài động vật là  ... HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định lớp, hát: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ(4’)
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 4/167.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
 3/ Dạy bài mới(30’)
Giới thiệu bài mới: 
- Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về phép cộng, phép trừ phân số.
1/ Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1: 
- yêu cầu HS thực hiện phép cộng, trừ phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Yêu cầu HS làm bài nhắc các em chọn mẫu số bé nhất có thể để qui đồng rồi thực hiện phép tính.
- Nhận xét chữa bài cho điểm HS.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS thực hiện phép cộng, trừ phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Nhận xét chữa bài cho điểm HS.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- Chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe giới thiệu bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS lần lượt giải thích:
a. Tìm số hạng chưa biết của phép cộng.
b. Tìm số trừ chưa biết của phép trừ.
c. Tìm số bị trừ chưa biết của phép trừ.
4.Củng cố, dặn dị(5’)
- Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức vừa được ôn tập.
- Về nhà làm bài tập 5/168.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập về các phép tính với phân số.(tiếp theo)
- Nhận xét tiết học.
**********************************
ĐỊA LÍ
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN ỞVÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển đảo:
+ Khai thác khống sản.
+ Đánh bắt và nuơi trồng hải sản.
+ Phát triển du lịch.
-Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
*GDTNMTBĐ:
- Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên: khống sản (tài nguyên khống sản quan trọng nhất của thềm lục địa là dầu lửa, khí đốt), hải sản.
- Nhiều hoạt động kinh tế được thực hiện để khai thác các thế mạnh đĩ: khai thác dầu, khí, đánh bắt, nuơi trồng thủy sản, giao thơng vận tải...
- Các hoạt động khai thác biển, hải đảo như trên cũng là một trọng những nhân tố gây ơ nhiễm mơi trường biển.
- Ý thức bảo vệ mơi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên biển nhằm phát triển bền vững.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về khai thác dầu khí; khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.
Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ (5')
GV gọi 2 HS lê bảng kiểm tra bài cũ.
GV nhận xét, ghi điểm. 
 2. Bài mới (30')
* Giới thiệu bài mới và ghi đề lên bảng.
 * Hoạt động 1 : làm việc theo cặp
 - GV yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh, ảnh, vốn hiểu biết bản thân, trả lời các câu hỏi sau :
 + Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì ?
 + Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam ? Ở đâu ? Dùng để làm gì ?
 + Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
GV nhận xét thêm : Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu. 
 * Hoạt động 2 : thảo luận nhóm
 - GV yêu cầu HS dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK, và vốn hiểu biết thảo luận và trả lời các câu hỏi sau :
 + Nêu những dẫn chứng thể hiện nước ta có rất nhiều hải sản. 
 + Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào ? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản ? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ. 
*GDBĐ:
 + Trả lời các câu hỏi của mục 2 trong SGK.
 +Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản ?
 + Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
 - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời.
3.Củng cố dặn dò:(5')
- GV nhắc nhở HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài sau.
HS lắng nghe và ghi chép.
HS trình bày kết quả trước lớp và chỉ bản đồ treo tường các nơi đang khai thác khoáng sản (dầu khí, cát trắng) ở biển Việt Nam.
HS lắng nghe.
Các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản.
HS kể tên những loại hải sản như : cá, tôm, cua đã trông thấy hoặc đã được ăn.
HS nêu một vài nguyên nhân: đánh bắt cá bằng mìn, điện; làm tràn dầu khi chở dầu trên biển; vứt rác xuống biển; 
TẬP LÀM VĂN
Tiết 64: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT
BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
******************************
I- MỤC TIÊU: 
- Củng cố kiến thức về mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật 
- Thực hành viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả con vật mà HS đã miêu tả hình dáng và hoạt động để hoàn thành bài văn miêu tả con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy khổ to và bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1/ Ổn định lớp hát(1’)
2/ Kiểm tra bài cũ(4’)
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, 2 HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật
- Nhận xét, cho điểm từng HS
 3/ DẠY BÀI MỚI(30’)
Giới thiệu bài: 
- Để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật, tiết học hôm nay, các em cùng thực hành viết đoạn mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả con vật 
1/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
+ Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng?
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
- Gọi HS phát biểu
+ Hãy xác định đoạn mở bài và kết bài trong bài văn Chim công múa?
+ Đoạn mở bài, kết bài mà em vừa tìm được giống kiểu mở bài, kết bài nào đã học?
+ Để biến đổi mở bài và kết bài trên thành mở bài trực tiếp và kết bài không mở rộng em chọn những câu văn nào?
- Cách mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng bao giờ cũng sinh động, lôi cuốn người đọc. 
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS dán bài lên bảng, đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét
- GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho từng HS
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS dán bài lên bảng, đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét
- GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho từng HS
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu
- 4 HS thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
+ Mở bài trực tiếp là giới thiệu luôn con vật định tả
+ Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi mới dẫn đến con vật định tả
+ Kết bài mở rộng: Nói cảm nghĩ của mình về con vật, lợi ích của con vật, có kèm theo lời bình
+ Kết bài không mở rộng: Nói lợi ích và tình cảm của mình với con vật
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và làm bài
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
+ Mở bài: Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa
+ Kết bài: Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh
+ Đây là kiểu mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng
+ Mở bài trực tiếp: Mùa xuân là mùa công múa
+ Kết bài không mở rộng, bài dừng lại ở câu: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài 
- 2 HS viết bài ra giấy, cả lớp làm bài vào vở
- Theo dõi
- HS đọc đoạn văn của mình
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
- 2 HS viết bài ra giấy, cả lớp làm bài vào vở
- Theo dõi
- HS đọc đoạn văn của mình
Củng cố, dặn dị.(5’)
- Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật
- GV nhận xét tiết học.
*********************************
SINH HOẠT TUẦN 32
I. MỤC TIÊU
 - Nhận xt đánh giá chung tình hình tuần 32
 - Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 33.
- Cĩ ý thức phát huy những ưu điểm khắc phục những nhược điểm cịn tồn tại.
II. CHUẨN BỊ
- Nội dung sinh hoạt.
II. LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1)Lớp tự sinh hoạt(10’)
 - GV yêu cầu lớp trưởng điều khiển lớp.
- GV quan sat, theo doi lớp sinh hoạt.
2) GV nhận xét lớp(10’)
- Lớp tổ chức truy bài 15p đầu giờ cĩ tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn. Đã cĩ nhiều điểm cao trong học tập và rèn luyện.
- Nhìn chung đã cĩ nhiều cố gắng, nhưng cịn một số em chưa chịu khĩ học bài, làm bài ở nhà: Đức, Hiếu..
- Một số em thường xuyên quên VBT ở nhà : Bích
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoan lễ phép. Bên cạnh đĩ một số em chưa ý thức hay noí chuyện: Bích, Hà...
- Vệ sinh : Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 Vệ sinh cá nhân chưa sạch.
- Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng tương đối nhanh nhẹn.
3) Phương hướng tuần tới
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm cịn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt. 
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
- Tiếp tục ơn tập chuẩn bị thi CKII
- Thực hiện tốt ATGT
4) Văn nghệ(10’)
- GV quan sát, động viên HS tham gia.
- Các tổ trưởng nhận xét, thành viên gĩp ý.
- Lớp phĩ HT: nhận xt về HT.
- Lớp phĩ văn thể: nhận xét về hoạt động đội.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Lớp phĩ văn thể điều khiển lớp.
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_32_nam_hoc_2013_2014.doc