Giáo án Khối 4 - Tuần 32 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Giáo án Khối 4 - Tuần 32 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Đạo đức:

TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG

 I. MỤC TIÊU: Giúp HS :

- Nắm được các đặc điểm về diện tích, dân số, cơ cấu xóm, xã Thạch Hạ.

- Nắm được những thành tích nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Tìm hiểu về những gia đình thương binh ,liệt sĩ ,của xã nhà.

 II. CHUẨN BỊ: Tư liệu.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HĐ1: Giới thiệu bài.

HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học.

* Đặc điểm chung.

HS thảo luận nhóm về những gì mà nhóm đã tìm hiểu.

GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.

Đại diện các nhóm trình bày kết quả - GV kết luận.

- Diện tích tự nhiên: 7,6 km2

- Dân số : 5820 người.

- Cơ cấu: 12 xóm.

* Thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 ( Tiến hành tương tự mục 1.)

- C ó 918 người được tặng thưởng huân chương, huy chương các loại hàng trăm chiến sĩ được tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua.

* Trách nhiệm của thiếu nhi trong xã.

HS tự trình bày – 1 số HS khác bổ sung - GV kết luận.

GV nhắc nhở HS về trách nhiệm đối với quê hương.

HĐ3. GV nhận xét giờ học.

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/02/2022 Lượt xem 213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 32 - Nguyễn Thị Kiều Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32:
Thứ 2 ngày 20 tháng 4 năm 2009
Buổi một:
Tập đọc:
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI.
I. MỤC TIÊU:
- Đọc lưu loát toàn bài và biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài; Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
a. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi về nội dung của bài.
b. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a).Luyện đọc
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
b). Tìm hiểu bài
HS trả lời các câu hỏi:
- Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn .
- Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn như vậy?
- Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ? Kết quả ra sao?
- Điều gì bất ngở đã xảy ra ở cuối đoạn này ? Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó?
c).Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS đọc truyện theo cách phân vai.
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm thoe cách phân vai đoạn 3 cuả truyện.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xé giờ học.
___________________________________________
Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN ( T )
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS ôn tập về phép nhân,phép chia các số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia,..., giải các bài toán có liên quan đến phép nhân và phép chia.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
- HS nêu các thành phần trong phép nhân và phép chia.
- HS nêu các tính chất đã học của phép nhân và phép chia.
Hoạt động 2: Thực hành
- HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 VBT/89, 90.
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm cho HS còn lúng túng.
- Chữa bài:
Bài 1: Hs trình bày bài theo nhóm. Đaị diện các nhóm trình bày và thống nhất kết quả.
Bài 2: HS nêu thứ tự thức hiện các phép tính trong biểu thức. 2 HS trình bày bài làm trên bảng phụ. Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả.
Bài 3: HS trình bày bài làm và nêu cách tính( vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân). HS đổi chéo bài làm và kiểm tra cho nhau.
Bài 4: HS đọc bài toán, nêu tóm tắt và trình bày bài giải. Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả:
Bài giải
 Cô giáo mua 20 quyển truyện hết số tiền là:
4500 x 20 = 90 000 ( đồng)
 Cô giáo mua vở hết số tiền là:
90 000 : 3 = 30 000 ( đồng)
 Cô giáo mua phần thưởng hết số tiền là:
 90 000 + 30 000 = 120 000 ( đồng)
Đáp số: 120 000 ( đồng)
3. GV nhận xét giờ học.
	___________________________________________________
Đạo đức:
TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nắm được các đặc điểm về diện tích, dân số, cơ cấu xóm,  xã Thạch Hạ.
- Nắm được những thành tích nổi bật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Tìm hiểu về những gia đình thương binh ,liệt sĩ ,của xã nhà.
 II. CHUẨN BỊ: Tư liệu.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học.
* Đặc điểm chung.
HS thảo luận nhóm về những gì mà nhóm đã tìm hiểu. 
GV theo dõi giúp đỡ các nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả - GV kết luận.
- Diện tích tự nhiên: 7,6 km2
- Dân số : 5820 người.
- Cơ cấu: 12 xóm.
* Thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 ( Tiến hành tương tự mục 1.)
- C ó 918 người được tặng thưởng huân chương, huy chương các loại hàng trăm chiến sĩ được tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua.
* Trách nhiệm của thiếu nhi trong xã.
HS tự trình bày – 1 số HS khác bổ sung - GV kết luận.
GV nhắc nhở HS về trách nhiệm đối với quê hương.
HĐ3. GV nhận xét giờ học.
_______________________________________
Khoa học:
ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
- Phân loại động vật theo thức ăn của chúng.
- Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Sử dụng các tranh ảnh các con vật ăn các loại thức ăn khác nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của các loài động vật khác nhau.
HS thảo luận theo nhóm nhỏ tập hợp và phân loại tranh ảnh những con vật ăn các loại thức ăn khác nhau theo các nhóm. VD: Nhóm ăn thịt; Nhóm ăn cỏ, lá cây; Nhóm ăn hạt ...
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình. Sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác và đánh giá lẫn nhau.
- KL: Mục bạn cần biết tr.127.SGK.
Hoạt động 2: Trò chơi đố bạn con gì?
- Một HS đeo hình vẽ bất kì một con vật nào trong số những hình các em đã sưu tầm đem đến lớp hoặc được vẽ trong SGK.
- HS đeo hình phải đặt câu hỏi Đ, S để đoán xem đó là con gì. 
 Cả lớp chỉ trả lời Đ hoặc S.
- HS chơi thử, sau đó chơi theo nhóm.
* GV nhận xét giờ học.
___________________________________
Buổi hai:
TH-Mĩ thuật:
 Cô Hương lên lớp.
 _________________________________________________________
Kể chuyện:
KHÁT VỌNG SỐNG.
I/ MỤC TIÊU:
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Khát vọng sống.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ 136, SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ: HS kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
B. Bài mới:
1, Giới thiệu bài:
2, Các hoạt động:
HĐ1: GV kể chuyện.
- GV kể lần 1
- GV kể lần hai kết hợp với tranh minh hoạ.
HĐ2: Kể chuyện trong nhóm.
- HS thi đua kể chuyện trong nhóm.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
HĐ3: Kể trước lớp.
- HS thi kể nối tiếp
- HS kể toàn câu chuyện.
- GV gợi ý để HS rút ra ý nghĩa câu chuyện.
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: GV nhận xét HS kể chuyện.
	 Nhận xét giờ học.
__________________________________
Luyện Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU:
Luyện tập về các phép tính cộng trừ, nhân, chia các số tự nhiên và giải toán có lời văn.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: GV nêu yêu cầu của tiết học.
HĐ2: HS hoàn thành bài tập trong SGK 2, 5.
- HS làm bài , GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
- Chữa bài:
- HS đổi vở cho nhau và thống nhất kết quả của bài làm. 
Bài 5: ĐS: 112 500 đồng
HĐ3: Luyện tập thêm.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
61 905 + 2 647 891 456 - 3948 27 865 x 32 89 749 : 36
 Bài 2: Xã em tổ chức hai đợt trồng cây: đợt thứ nhất trồng được 58 763 cây. Nếu đợt thứ hai trồng thêm được 6840 cây thì đợt này sẽ trồng hơn đợt thứ nhất 15900 cây. Hỏi cả hai đợt xã em trồng được bao nhiêu cây?
- HS làm bài, GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
- Chữa bài:
ĐS bài 2: 126 586 cây.
* GV nhận xét giờ học.
____________________________________
TH-Khoa học
ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG?
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Phân loại động vật theo thức ăn của chúng.
- Kể tên một số con vật và thức ăn của chúng.
- Hoàn thành bài tập ở VBT.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh ảnh các con vật ăn các loại thức ăn khác nhau.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Hoạt động 1:GV cho HS trả lời các câu hỏi sau:
 - Nêu nhu cầu thức ăn của các loài động vật theo nhóm
 Nhóm ăn thịt
 Nhóm ăn cỏ, lá cây
 Nhóm ăn hạt ...
Động vật thường ăn những loại thức ăn gì?
Vì sao một số loại động vật lại gọi là động vật ăn tạp?
Kể tên một số loại động vật ăn tạp mà em biết?
HS trình bày – HS khác bổ sung – GV kết luận.
Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập ở VBT. 
HS làm bài - GV bao quát lớp, giúp đỡ thêm cho 1 số HS. 
GV chấm , chữa bài.
Hoạt động 3: Trò chơi đố bạn?
HS chơi theo tổ học tập ( dãy phải đố dãy trái trả lời)
- HS dãy phải dơ tranh ảnh con vật trong số những hình các em đã sưu tầm đem đến lớp hoặc nêu tên con vật.
- HS dãy trái trả lời ĐV đó thường ăn những loại thức ăn gì.(sau đó đổi nhiệm vụ).
* GV nhận xét giờ học.
_________________________________________________________________
Thứ 3 ngày 21 tháng 4 năm 2009
Buổi một:
Thể dục:
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN – TRÒ CHƠI DẪN BÓNG.
I. MỤC TIÊU:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn.
- Trò chơi : Dẫn bóng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Còi, bóng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Ôn một số động tác của bài TDPTC.
2. Phần cơ bản
 a). Môn tự chọn
- Đá cầu: + Ôn tâng cầu bằngđùi.
 +Thi tâng cầu bằng đùi.
- Ném bóng: + Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị, ngắm đích, némbóng.
 + Thi ném bóng trúng đích.
b). Trò chơi vận động 
- Trò chơi: Ném bóng. GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi, HS chơi thi đua giữa các nhóm.
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
________________________________
Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (T)
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS củng cố về 4 phép tính với số tự nhiên.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Luyện tập
- HS làm bài tập: 1, 2, 3, 4 VBT/89, 90.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu, chấm một số bài.
- Chữa bài:
Bài 2: HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính. 
Trình bày bài làm. cả lớp thống nhất kết quả. 
ĐS b). 250.
Bài 3: HS nêu cách thực hiện cách tính thuận tiện.
Cả lớp thống nhất bài làm.
c). 57 x 63 -47 x 63 = ( 57 - 47) x 63 = 10 x 63 = 630
Bài 4: HS trình bày bài giải.
Cả lớp thống nhất bài làm.
ĐS: 120 000 đồng
* GV nhận xét giờ học.
________________________________
Luyện từ và câu:
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU.
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu, thêm đựơc trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giời thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
Bài tập 1, 2:
- HS đọc yêu cầu của bài tập , tự làm bài.
- HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: HS đọc yêu cầu.
- HS phát biểu ý kiến. GV và cả lớp nhận xét và chốt lại lời gải đúng.
3. Phần ghi nhớ.
- HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
- HS làm bài tập 1, 2a VBT. 2 HS làm bài trên bảng phụ.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu kết hợp chấm bài.
- Chữa bài:
 HS làm bài trên bảng phụ trình bày bài làm.
 Cả lớp và GV nhận xét thống nhất kết quả.
Trạng ngữ trong các câu đó là: Buổi sáng hôm nay; Từ ngày còn ít tuổi; Mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội.
Bài 2a: HS trình bày bài làm, cả lớp và GV nhận xét thống nhất kết quả.
5 . Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
____________________________________
Lịch sử:
KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU:
HS b ...  niệm phân số; so sánh, rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HĐ1: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập.
- HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (VBT).
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
HĐ3: Chấm và chữa bài (đáp án ở VBT)
- HS lần lượt lên bảng chữa bài.
- Cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học.
_______________________________________
Buổi hai:
Luyện từ và câu:
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN CHO CÂU.
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu tác dụng, ý nghĩa của trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu.
- Xác định được trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu.
- Thêm đúng trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho phù hợp với nội dung từng câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết sẵn BT 1, 2.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ: 2 HS đặt hai câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
GV hỏi: Trạng ngữ chỉ thời gian có tác dụng gì trong câu? Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi nào ?
B. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Các hoạt động:
HĐ1: Phần nhận xét.
Bài1: - HS đọc yêu cầu nôi dung BT.
- HS thảo luận cặp đôi.
- HS phát biểu ý kiến - cả lớp nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- GV kết luận va rút ra ghi nhớ (HS đọc nối tiếp)
HĐ2: Luyện tập.
- HS làm BT1, 2, 3 (VBT).
- GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
HĐ3: Chấm và chữa bài (Đáp án ở VBT).
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học.
___________________________________
Luyện Tiếng Việt : (KC)
KHÁT VỌNG SỐNG.
	I. MỤC TIÊU : 
 * Rèn kỹ năng kể chuyện :
 - HS kể lại được câu chuyện đã nghe .
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
	 * Rèn kỹ năng nghe: 
 - HS biết nghe kể chuyện và nhớ được chuyện. Biết nhận xét đúng lời kể của bạn 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Khởi động : Giới thiệu nội dung tiết học. 
	2. Trọng tâm :
* HĐ1: HS nêu tên câu chuyện. KHÁT VỌNG SỐNG.
 Nêu ý nghĩa câu chuyện. 
 * HĐ2 : Luyện kể trong nhóm 
	HS luyện kể nhóm 2 
	* HĐ3 : Thi kể trước lớp 
	- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp 
	- Lớp nhận xét theo HD sau :
	+ Nội dung : 4 điểm 
	+ Kể chuyện hay, hấp dẫn có kết hợp cử chỉ điệu bộ : 2 điểm 
	+ Nêu được ý nghĩa câu chuyện : 2 điểm 
	+ Trả lời được câu hỏi của bạn : 2 điểm 
3. Tổng kết : Chọn ra người kể chuyện hay nhất. HS đặt tên khác cho truyện. 
Nhận xét - Dặn dò.
____________________________________
TH-K ỹ thuật :
LẮP Ô TÔ TẢI
I. MỤC TIÊU : Học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải. 
- Lắp được từng bộ phận và lắp ô tô tải đúng KT
- Rèn tính cẩn thận khéo léo. 
II. CHUẨN BỊ : Bộ lắp ghép
1. Giới thiệu bài :
2. Trọng tâm:
* HĐ1 : HS quan sát ô tô tải và xác định các bộ phận của xe.
- HS nêu các bộ phận của xe 
- HS nêu tác dụng của xe ô tô tải. 
* HĐ2 : Thao tác kỹ thuật 
a)Học sinh chọn các chi tiết 
b)Lắp từng bộ phận (Giáo viên quan sát )
c) Lắp ráp xe ô tô tải ( ráp các bộ phận của xe ) 
d) Tháo các chi tiết 
 - Sắp xếp vào hộp 
3. Củng cố : 
 HS nhắc lại các bộ phận của xe
 Các bước tiến hành lắp ráp
 Nhận xét, dặn dò .
_____________________________________
TH-Thể dục:
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN - NHẢY DÂY.
I. MỤC TIÊU:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn.
- Trò chơi : Nhảy dây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Còi, bóng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Ôn một số động tác của bài TDPTC.
2. Phần cơ bản
 a). Môn tự chọn
- Đá cầu: + Ôn tâng cầu bằngđùi.
 +Thi tâng cầu bằng đùi.
- Ném bóng: + Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị, ngắm đích, némbóng.
 + Thi ném bóng trúng đích.
b). Trò chơi vận động 
- Trò chơi: Nhảy dây. GV nêu tên trò chơi, HS nhắc lại cách chơi, HS chơi thi đua giữa các nhóm.
3. Phần kết thúc
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
___________________________________________________________________
Thứ 6 ngày 24 tháng 4 năm 2009
Buổi một:
Âm nhạc:
Cô Hoa lên lớp
_________________________________
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT.
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kiến thức về mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
- Thực hành viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả con vật mà HS đã miêu tả hình dáng và hoạt động để hoàn thành bài văn miêu tả con vật.
II. ĐỒ DÙNG:
Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ: 1 HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, 1 HS đọc đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật.
B. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 * Các hoạt động:
HĐ1: GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: ? Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
- Hãy xác định đoạn mở bài và kết bài trong bài văn Chim công múa ?
- Đoạn mở bài và kết bài mà em vừa tìm được giống kiểu mở, bài và kết bài nào đã học?
- HS nối tiếp trả lời – GV nhận xét và kết luận.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp tự làm vào vở - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
HĐ3: Chữa bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình – GV cùng các em nhận xét, sửa chữa cho từng bạn.
Bài tập 3:
Tổ chức làm tương tự như bài tập2,
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học.
__________________________________
Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH ĐỐI VỚI PHÂN SỐ.
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện các phép cộng và trừ phân số.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Bài cũ: 1 HS lên bảng chữa bài tập 5 (SGK).
B. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Các hoạt động:
HĐ1: GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 (VBT).
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
HĐ3: Chấm và chữa bài.
Bài 1: Yêu cầu HS tính được cộng trừ hai phân số.
Bài 2: Yêu cầu HS thực hiện được phép cộng, phép trừ hai phân số khác mẫu số.
Bài 3: Củng cố lại cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 4: Đáp số: a, vườn hoa.
	 b, 15 m 2
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học.
____________________________________
Khoa học:
TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT.
I. MỤC TIÊU:
- Nêu đươc trong quá trình sống động vật lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì.
- Vẽ sơ đồ và trình bày sự trao đổi chất ở động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh hoạ trang 128 .
- Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: 
Động vật ăn những loại thức ăn gì để sống? 
Vì sao một số loài động vật lại gọi là động vật ăn tạp ?
B. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
*Các hoạt động:
HĐ1: Trong quá trình sống ĐV lấy gì và thải ra môi trường những gì?
- HS quan sát hình minh hoạ trang 128, SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết.
- Gọi HS trình bày – HS khác bổ sung.
GV hỏi:? Những yếu tố nào ĐV thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống?
+ ĐV thường xuyên thải ra môi trường những gì trong quá trình sống?
+ Quá trình trên gọi là gì?
+ Thế nào là quá trình trao dổi chất ở ĐV?
- HS lần lượt trả lời theo hình thức nối tiếp - GV nhận xét và chốt lại.
HĐ2: Sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
- HS thảo luận theo cặp nội dung câu hỏi sau:
Sự trao đổi chất ở động vật diễn ra như thế nào?
- HS lên mô tả những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa ĐV và môi trường qua sơ đồ.
HĐ3: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
- HS hoạt động theo nhóm4 – GV hướng dẫn cách làm.
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học.
_____________________________________
Buổi hai:
TH- Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH ĐỐI VỚI PHÂN SỐ.
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện các phép cộng và trừ phân số.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HĐ1: GV nêu yêu cầu giờ học.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
*HS làm bài tập 2, 3 (SGK).
* HS làm bài tập ra thêm.
1/. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a/. ++ + 
b/.++- -
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu. 
HĐ3: Chấm và chữa bài.
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: GV nhận xét giờ học.
____________________________________
Luyện Tiếng Việt :
 LUYỆN VIẾT BÀI: 24
I/ MỤC TIÊU :
 - Luyện chữ viết cho HS qua đoạn bài viết .
- Yêu cầu HS viết đúng mẫu chữ , cở chữ , trình bày đẹp .
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1/ Khởi động : Giới thiệu bài 
2/ Trọng tâm :
* HĐ1 : Chữa BT chính tả 
HS lần lượt đọc bài làm của mình - Lớp và GV nhận xét , bổ sung 
GV đọc bài làm đúng cho HS đối chiếu 
* HĐ2 : Luyện viết :
HS đọc thầm bài – Chú ý chữ khó viết.
GV hướng dẫn cách trình bày bài viết, nhắc tư thế ngồi viết cho HS.
HS viết bài : GV đọc cho HS viết bài .
HĐ3 : Chấm, chữa bài 
GV chấm bài 
Chữa bài : Lưu ý sửa nét chữ cho HS
3. Tổng kết : Nhận xét - Dặn dò.
______________________________________
K ỹ thuật:
 LẮP Ô TÔ TẢI 
I. MỤC TIÊU : Học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải. 
- Lắp được từng bộ phận và lắp ô tô tải đúng KT
- Rèn tính cẩn thận khéo léo. 
II. CHUẨN BỊ : Bộ lắp ghép
1. Giới thiệu bài :
2. Trọng tâm:
* HĐ1 :Quan sát mẫu và nhận xét 
- HS quan sát ô tô tải và xác định các bộ phận của xe.
- HS nêu các bộ phận của xe 
- Giáo viên nêu tác dụng của xe ô tô tải 
* HĐ2 : Thao tác kỹ thuật 
a)Học sinh chọn các chi tiết 
b)Lắp từng bộ phận (Giáo viên làm mẫu – HS quan sát )
c) Lắp ráp xe ô tô tải ( ráp các bộ phận của xe ) 
d) Tháo các chi tiết - Sắp xếp vào hộp 
3. Củng cố : 
HS nhắc lại các bộ phận của xe.Các bước tiến hành lắp ráp
Nhận xét, dặn dò .
______________________________________
 Hoạt động tập thể:
MÚA HÁT TẬP THỂ CHÀO MỪNG NGÀY 30- 4
 I. MỤC TIÊU : 
Giúp HS biết được ngày 30-4 là ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước.Giáo dục HS lòng tự hào về con người và quê hương đất nước VN.
HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
 II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC : 
* HĐ1 : Tìm hiểu về ngày 30-4.
- Ngày 30-4 là ngày gì?
- Trong ngày 30-4em thường chúc mừng những ai?
- Món quà ý nghĩa nhất mà em dành tặng mọi người đó là gì?
* HĐ2 : Thi biểu diễn văn nghệ
a. Biểu diễn theo tổ
- Các tổ thi biểu diễn tiết mục của tổ mình .
- Giáo viên mời lần lượt từng tổ lên biểu diễn .
- Các tổ còn lại chấm thi đua cho tổ bạn .
b. Cá nhân thi đua biểu diễn 
( hát múa , đọc thơ , kể chuyện có nội dung ca ngợi QĐNDVN)
c. Đội văn nghệ của lớp biểu diễn .
* HĐ3 : . Giáo viên tổng kết thi đua – Tuyên dương tổ có tiết mục hay nhất ._________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_32_nguyen_thi_kieu_phong.doc