Giáo án Khối 4 - Tuần 34 (Bản tích hợp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 34 (Bản tích hợp 2 cột)

I. Mục tiêu: - Giúp HS:

1. Biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.

2. Rèn kĩ năng lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường.

3. GD HS có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.

II. Chuẩn bị: - Một hộp phiếu có ghi nội dung thảo luận.

 - sơ đồ khu vực quanh trường học với khoảng cách 1km.

 - HS quan sát con đường đến trường để nhận biết những đặc điểm.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 34 (Bản tích hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34	Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2009
ĐẠO ĐỨC: (Tiết 34)
LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I. Mục tiêu: - Giúp HS: 
1. Biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
2. Rèn kĩ năng lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường.
3. GD HS có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
II. Chuẩn bị: - Một hộp phiếu có ghi nội dung thảo luận.
 - sơ đồ khu vực quanh trường học với khoảng cách 1km.
 - HS quan sát con đường đến trường để nhận biết những đặc điểm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
-H: Em muốn đi ra đường bằng xe đạp, để đảm bảo an toàn em phải có những điều kiện gì?
-H: Khi đi xe đạp ra đường, em cần thực hiện tốt những quy định gì để đảm bảo an toàn?
-H: Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe đạp như thế nào?
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài.
* Hoạt động 1: (8’) Hoạt động nhóm.
Tìm hiểu con đường đi an toàn
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to, YC các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau:
-H: Theo em, con đường có điều kiện như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp ?
- Yc các nhóm trình bày.
* GV nhận xét kết luận: 
- Con đường an toàn là con đường bằng phẳng, mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy, có các biển bào hiệu giao thông, ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ qua đường.
- Đường chưa an toàn là lòng đường quá hẹp, xe cộ chạy hai chiều, vỉa hè hẹp hoặc có nhiều vật cản, người đi bộ phải xuống lòng đường.
* Hoạt động 2: (8’) Làm việc cả lớp.
Chọn con đường an toàn đến trường
- GV treo sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có ba đường đi, trong đó mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau (VD xem sơ đồ A).
- GV chọn 2 điểm trên sơ đồ VD: điểm A và điểm B.
- Gọi HS chỉ ra con đường đi từ A đến B đảm bảo an toàn hơn. 
* GV kết luận: Chỉ ra và phân tích cho HS hiểu cần chọn con đường nào là an toàn dù có phải đi xa hơn.
* Hoạt động 3: (7’) Làm việc cá nhân.
Vẽ sơ đồ con đường từ nhà đến trường.
- YC HS vẽ con đường từ nhà đến trường. Xác định được phải đi qua mấy điểm an toàn và mấy điểm không an toàn.
- Gọi HS lên giới thiệu.
- H: Em có thể đi đường nào khác đến trường? Tại sao em không chọn con đường đó?
* GV kết luận: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp em cần lựa chọn đường đi tới trường hợp lí và bảo đảm an toàn, ta cần nên đi theo con đường an toàn dù có phải đi xa hơn.
C. Củng cố dặn dò: (5’)
-H: Con đường an toàn là con đường như thế nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Về nhà thực hiện lựa chọn con đường đến trường an toàn. Chuẩn bị bài tiết sau KT.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Tiến hành hoạt động nhóm.
Điều kiện con đường an toàn 
Điều kiện con đường kém an toàn 
1. ....
2.....
- Từng nhóm trình bày, lớp bổ sung.
- Lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- 1 HS lên bảng thực hiện.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS tiến hành vẽ sơ dồ theo YC.
- 3 HS lên giới thiệu, lớp nhận xét.
- HS phát biểu.
- HS phát biểu.
- 2 HS đọc.
- Lắng nghe, thực hiện.
TẬP ĐỌC: (Tiết 67)
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I. Mục tiêu: 
1. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc đúng giọng kể, rõ ràng, rành mạch phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
2. Hiểu các từ khó: Thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị.
- Hiểu nội dung bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người sống hạnh phúc, sống lâu. Từ đó, làm cho học sinh có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình nhiều niềm vui, sự hài hước, tiếng cười. 
3. Giáo dục HS yêu cuộc sống.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi 2 HS lên bảng đọc và TLCH:
-H: Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
-H: Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới: (25’) 
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
2. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a) Luyện đọc: (8’)
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (đọc 2 lượt ).
-Lần 1: GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
-Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Gọi một HS đọc lại cả bài .
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài: (8’)
-YC HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
-H: Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ ?
-H: Ý đoạn 1 nói lên điều gì ?
-Ý 1: Nói lên tác dụng tiếng cười đối với cơ thể con người.
-YC HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
-H: Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ? 
-H: Ý đoạn 2 nói lên điều gì ?
-Ý 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
-YC HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.
-H: Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ra ý đúng nhất ?
-H: Ý đoạn 3 nói lên điều gì ?
-Ý 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn .
c) Đọc diễn cảm: (7’)	
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc mỗi em đọc 1 đoạn của bài. 
+GV: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, rành mạch, đọc đúng giọng kể, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tác dụng của tiếng cười .
-Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 2. 
 -Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
C. Củng cố dặn dò: (5’)
-Hỏi: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
* Ý nghĩa: Tiếng cười là liều thuốc bổ giúp cho con người sống lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống con người hơn.
-GV nhận xét tiết học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Ăn “Mầm đá”.
-2 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
- Đoạn 1: Từ đầu ... cười 400 lần.
- Đoạn 2: Tiếp theo ... hẹp mạch máu
- Đoạn 3: Tiếp theo ... hết.
- HS phát âm sai đọc lại.
- HS đọc chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi.
- Lắng nghe GV đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. 
 - Vì khi ta cười thì tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác thoái mái, thoả mãn. ... 
- HS phát biểu.
- 2HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
+ 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. 
- Để rút ngắn thời gian diều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.
- HS phát biểu.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi:
- Ý đúng là ý b . Cần biết sống một cách vui vẻ.
- HS phát biểu.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn. Lớp theo dõi tìm giọng đọc.
- 1 HS đọc bài. Lớp đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
-3 HS thi đọc cả bài .
- HS phát biểu.
- 2 HS đọc lại ý nghĩa.
- Lắng nghe, thực hiện.
TOÁN: (166) 
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tt)
I. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về: 
1. Củng cố về các đơn vị đo diện tích đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đó.
2. Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
3. Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn ND bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng làm BT 2c, bài 5, SGK trang 171, 172.
-GV nhận xét ghi điểm học sinh. 
B. Dạy học bài mới: (25’) 
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
2. Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: - BT YC chúng ta làm gì?
- YC HS tự làm bài:
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn 
-Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 2: -YC học sinh nêu đề bài .
- YC HS tự làm bài.
- GV gọi HS lên bảng tính .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 3: 
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
Bài 4: -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV hỏi HS dự kiện và yêu cầu đề .
- YC HS tự làm bài vào vở.
+ Nhận xét ghi điểm HS .
C. Củng cố dặn dò: (5’)
-H: Các em vừa ôn những dạng toán nào?
-Nhận xét đánh giá tiết học. Về nhà làm các BT trong VBT, chuẩn bị bài: “Ôn tập về hình học”
- 2 HS lên bảng thực hiện theo YC.
- Lớp nhẫn xét.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
-2 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.
 1m2 = 100dm2 ; 1km2 = 1 000 000m2
 1m2 = 10 000cm2 ; 1dm2 = 100cm2 
- 1 HS đọc đề bài.
-2 HS lên bảng thực hiện.
a) 15m2 = 150 000cm2 ; m2 = 10 dm2 
103m2 = 103 00 dm2 ; dm2 = 10 cm2 
2110dm2 = 211 000cm2 ; m2 =1000 m2 
b) 500cm2 = 5 dm2 ; 1cm2 = dm2 
1 300dm2 = 13m2 ; 1dm2 = m2
60 000cm2 = 6cm2 ; 1cm2 = m2
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
-2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
2m2 5 dm2 > 25 dm 2 ; 3 m2 99 dm2 < 4m2
3dm2 5 cm2 = 305cm2 ; 65m2 = 6 500dm2 
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau phát biểu .
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
 Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là: 
 64 25 = 1 600 (m2)
 Số thóc cả thửa ruộng thu được là:
 = 800 (kg)
 800 kg = 8 tạ 
 Đáp số: 8 tạ thóc 
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
LỊCH SỬ: (Tiết 34)
 ÔN TẬP 	
I. Mục tiêu:
1. HS biết hệ thống được quá trình phát triển của LS nước ta từ buổi đ ... h "Thư chuyển tiền". Chuẩn bị tiết sau ôn tập kiểm tra.
- 2 HS lên bảng đọc, lớp nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm .
- Quan sát .
+ Lắng nghe GV hướng dẫn mẫu .
+ HS làm bài.
+ HS lần lượt đọc.
+ Lớp nhận xét.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ 2 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
+ HS thực hành viết vào mẫu giấy đặt mua báo chí trong nước.
- HS tiếp nối nhau đọc thư của mình .
- HS khác lắng nghe và nhận xét .
+ Lắng nghe, thực hiện.
ĐỊA LÍ: (Tiết 34) ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: - Giúp HS: 
1. Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi- păng; ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên Tây Nguyên và các TP đã học trong chương trình.
2. So sánh hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ và dải ĐB duyên hải miền Trung.
+ Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các TP đã học.
3. GD HS tôn trọng các nét đặc trưng văn hóa của các người dân ở các vùng miền.
II.Chuẩn bị : - Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 - Bản đồ hành chính VN.
 - Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống VN.
 - Các bản hệ thống cho HS điền.
III. Các hoạt đôïng dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-H: Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về TP HCM, TP Huế, TP Đà Nẵng, TP đà Lạt, ...
-H: Kể tên một số lễ hội và trang phục của người dân ở đồng bằng Bắc Bộï, ĐB Nam Bộ, ĐB duyên hải miền Trung.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu MT bài học.
* Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
-YC HS trao đổi nhóm đôi và TLCH:
-H: Kể tên một số dân tộc sống ở: Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, Các ĐB duyên hải miền Trung.
-H: Vì sao Huế được gọi là TP du lịch?
-H: ĐB Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta ? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
-H: Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở ĐB Bắc Bộ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- YC HS đọc câu hỏi 5 SGK.
- YC HS suy nghĩ và làm bài. 
- GV nhận xét chốt đáp án đúng:
1 với b; 2 với c; 3 với a; 4 với d; 5 với e; 6 với d.
 C. Củng cố dặn dò: (5’) 
- GV hỏi lại kiến thức vừa ôn tập .
- Nhận xét, tuyên dương. Về nhà ôn bài Chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi nhóm đôi và lần lượt TLCH:
+ Các DT sống ở Hoàng Liên Sơn là: Thái, Dao, Mông.
+ Ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Kinh, Mông, Tày, Nùng..
+ Ở ĐB Bắc Bộ: Kinh.
+ Ở ĐB Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
+ Ở ĐB duyên hải miền Trung: Kinh, Chăm và một số DT khác.
+ Vì Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nhệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch
+ Nằm ở phía Nam của nước ta. Do phù sa của hệ thống sông mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
+ Hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng....
-HS cả lớp nhận xét .
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng làm.
+ Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp.
- HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
THỂÁ DỤC: (Tiết 68)
NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI : “ DẪN BÓNG ”
I. Mục tiêu:
1. Nhảy dây chân trước chân sau .Yêu cầu biết cách thực hiện động tác cơ bản đúng. 
2. Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi, bước đầu tham gia được vào trò chơi để rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn. 
3. Giáo dục HS ý thức tự giác khi tập luyện.
II. Chuẩn bị: 
+ Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Chuẩn bị còi, 4 quả bóng, hai em một dây nhảy.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
ĐLVĐ
Hình thức tổ chức
1. Phần mở đầu: 
-Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
- GV phổ biến nội dung YC giờ học.
-Khởi động: Đi rồi chạy chậmtheo vòng tròn, sau đó đứng lại khởi động các khớp xoay cổ chân, cổ tay, gối, hông, vai. 
- Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên quanh sân tập. 
-Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
2. Phần cơ bản:
a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản:
* Nhảy dây kiểu chụm chân, chân trước chân sau. 
- Cho HS nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
-GV đi đến từng tổ nhắc nhở các em và bao quát lớp.
b) Trò chơi: “ Dẫn bóng”
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi.
- Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và cho HS chơi.
3. Phần kết thúc: 
-Đứng thành vòng tròn vỗ tay và hát. 
- GV cùng HS hệ thống bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. 
- Về nhà Nhảy dây kiểu chân trước chân sau .
- GV hô giải tán. 
6’
1’
2’
1’
2’
24’
14’
10’
5’
2’
1’
1’
1’
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
5GV
- Lớp trưởng điều khiển.
- HS thực hiện theo tổ.
- 2 em chung một dây nhảy. tập luyện theo tổ ở khu vực đã quy định. 
- HS thực hiện theo YC.
- Thực hiện theo YC. 
- Lắng nghe. 
-HS hô “khỏe”.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 34.
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
1. Nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của mình trong tuần vừa qua.
2. Nắm được nội dung kế hoạch tuần 35 để thực hiện.
3. Giáo dục HS ý thức học tập và tinh thần tập thể.
II. Nội dung sinh hoạt. 
1. Học sinh nhận xét đánh giá:
+ Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần vừa qua.
+ Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
2. Giáo viên nhận xét đánh giá:
 * Ưu điểm: 
- Tiếp tục Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt lớp và sinh hoạt 15’ đầu giờ.
- Nhiều em có ý thức tự giác trong học tập và tự ôn bài ở nhà.
- Trong lớp nghe cô giảng bài và sôi nổi phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Duy trì được nề nếp sinh hoạt lớp, nề nếp xếp hàng ra vào lớp.
-Vệ sinh cá nhân và lớp học tương đối sạch.
* Tồn tại: 
- Một số em hay nói chuyện trong lớp, ít tập trung theo dõi bài: vũ, Hoàng, ...
- Chưa có ý thức tự giác trong học tập.
- Vệ sinh lớp học và cá nhân chưa sạch sẽ.
III. Kế hoạch tuần 35:
- Tiếp tục duy trì tốt sĩ số HS và tỉ lệ chuyên cần trên lớp.
- Thi kiểm tra các môn học: sáng ngày 11 / 5 thi môn Lịch sử,
- Sáng 12 / 5 thi môn địa lí, khoa học. Sáng 13 / 5 thi Tiếng Việt.
- Sáng 14 / 5 thi môn Toán.
- Nhắc nhở HS tham gia thi đầy đủ, làm bài cẩn thận đạt chất lượng cao.
+ Tham gia sinh hoạt tập thể và lao đôïng vệ sinh sân trường.
----------------------------------------------------	***---------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC 
 ÔN TẬP KIỂM TRA HKII
I.Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS có khả năng:
 -Hiểu: Cần phải tôn trọng Luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
 -HS có thái độ tôn trọng Luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông.
 -HS biết tham gia giao thông an toàn.
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Một số biển báo giao thông.
 -Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết: 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
 -GV chia HS làm 3 nhóm và phổ biến cách chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm. Nếu 3 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy. Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó thắng.
 -GV hoặc 1 HS điều khiển cuộc chơi.
 -GV cùng HS đánh giá kết quả.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/42)
 -GV chia HS làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhận một tình huống
 Em sẽ làm gì khi:
a/. Bạn em nói: “Luật giao thông chỉ cần ở thành phố, thị xã”.
b/. Bạn ngồi cạnh em trong ôtô thò đầu ra ngoài xe.
c/. Bạn rủ em ném đất đá lên tàu hỏa.
d/. Bạn em đi xe đạp va vào một người đi đường.
đ/. Các bạn em xúm lại xem một vụ tai nạn giao thông.
e/. Một nhóm bạn em khoác tay nhau đi bộ giữa lòng đường.
 -GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận:
a/. Không tán thành ý kiến của bạn và giải thích cho bạn hiểu: Luật giao thông cần được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
b/. Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài, nguy hiểm.
c/. Can ngăn bạn không ném đá lên tàu, gây nguy hiểm cho hành khách và làm hư hỏng tài sản công cộng.
d/. Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn.
đ/. Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở giao thông.
e/. Khuyên các bạn không được đi dưới lòng đường, vì rất nguy hiểm.
 -GV kết luận:Mọi người cần có ý thức tôn trọng luật giao thông ở mọi lúc , mọi nơi.
*Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài tập 4- SGK/42)
 -GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả điều tra.
 -GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS.
ï Kết luận chung :
 Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Chấp hành tốt Luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 -Tổ chức diễn đàn: “Học sinh với Luật giao thông” (nếu có điều kiện).
 -Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
-HS tham gia trò chơi.
-HS thảo luận, tìm cách giải quyết.
-Từng nhóm báo cáo kết quả (có thể bằng đóng vai) 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
-HS lắng nghe.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUN 34 CKTKNDUNG.doc