Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu:

- Thực hiện được các phép tính về phân số.

- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.

- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó. (Bài 1, bài 2, bài 3) (tr153)

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30:
 Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 59: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT 
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nớc ngoài; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong SGK).
-** HS khá, giỏi trả lời được CH5 (SGK). 
II . Đồ dùng dạy học:
- Ảnh chân dung Ma- gien-lăng.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi h/s đọc bài Trăng ơi từ đâu đến? 
- 2 h/s đọc, trả lời câu hỏi.
- GV ghi điểm.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
- Yêu cầu đọc nối tiếp.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm.
- HS đọc.
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ.
- 6 h/s đọc nối tiếp.
- Đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- Từng cặp luyện đọc.
- Đọc toàn bài.
- 1 h/s đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
3. Tìm hiểu bài:
+ Ma-gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
- Có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
+ Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường?
- Cạn thức ăn, hết nước ngọt, phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn, người chết, giao tranh với thổ dân.
+ Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
- Ra đi có 5 chiếc thuyền mất 4 chiếc thuyền lớn, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma-gien-lăng cũng bỏ mình trong trận giao tranh. Chỉ còn 1 chiếc thuyền với 18 thuỷ thủ sống sót.
+ Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
- Chọn ý c đúng.
+ Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?
- Đã khẳng định Trái đất hình cầu, phát hiện ra TBD và nhiều vùng đất mới.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm?
- HS nêu ý kiến. 
- Nêu ý nghĩa của bài:
- HS nêu nội dung bài.
4. Đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp bài.
- 6 h/s đọc.
- Nêu cách đọc bài?
- Toàn bài đọc rõ, chậm, đọc rành rẽ những từ ngữ thông báo thời gian. Nhấn giọng: khám phá, mênh mông, ...
- GV đọc mẫu đoạn 2+3:.
- HS lắng nghe, nêu cách đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- Từng cặp đọc bài.
- Thi đọc.
- Cá nhân, cặp đọc.
- GV cùng h/s nhận xét h/s đọc tốt. 
C. Củng cố dặn dò:
 - Thám hiểm làm những công việc gì?
 - Nhận xét tiết học, dặn đọc bài và chuẩn bị bài. 
___________________________________
Toán:
Tiết 146: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó. (Bài 1, bài 2, bài 3) (tr153)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Gọi h/s chữa bài tập 4.
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD làm bài tập:
Bài 1: 
- Nêu cách thực hiện?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở h/s yếu.
Bài 2: 
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Bài dạng gì?
- GV mời h/s nêu cách làm.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Bài toán dạng gì?
- GV mời h/s nêu cách làm.
- Yêu cầu h/s làm bài.
Bài 4**: 
- Tổ chức trò chơi tiếp sức theo nhóm 3 ( Nêu cách chơi, luật chơi ) 
- GV và h/s quan sát phân thắng thua.
GV kết luận: ghi điểm cho từng nhóm
C. Củng cố, dặn dò:
- Gọi h/s nhắc lại nội dung luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS chữa bài tập.
- 1 h/s nêu yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở, vài h/s lên bảng.
a)
b); c); d) ; e) 
- 1 h/s đọc đề bài.
- HS nêu ý kiến.
- HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Chiều cao của hình bình hành là:
 18 = 10(cm)
Diện tích của hình bình hành là:
 18 10 = 180 (cm2 )
 Đáp số: 180 cm2 
- 1 h/s đọc đề bài.
- HS nêu cách giải.
- HS làm vào nháp, 1 h/s lên bảng chữa
 Bài gải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 ( phần)
Số ô tô có trong gian hàng là:
63 : 7 5 = 45 ( ô tô )
 Đáp số: 45 ô tô 
- 1 h/s đọc đề bài
- Các nhóm chuẩn bị trong 2 phút.
- 3 nhóm lên bảng làm bài.
 Bài giải:
Tuổi bố: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
- 2 = 7( phần) 
Tuổi con là: 
 35 : 7 2 = 10 ( tuổi)
 Đáp số: 10 tuổi.
___________________________________
Đạo đức:
 Tiết 30: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.
- Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường. 
II. Tài liệu và phương tiện:
- Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Cần làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông?
- GV nhận xét chung.
B. Bài mới:
1. Khởi động: Trao đổi ý kiến.
- Em đã nhận được gì từ môi trường?
- GV kết luận: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vậy chúng ta cần lam gì để bảo vệ môi trường?
2.Thảo luận nhóm:(thông tin trang 43, 44SGK)
* Mục tiêu: HS nhận biết được nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 6 nhóm- yêu cầu HS đọc và thảo luận về sự kiện nêu trong SGK.
- Yêu cầu trình bày.
- GV kết luận: 
+ Đất bị xói mòn: Diện tích đất trồng trọt giảm, thiếu lương thực sẽ bị đói nghèo.
+ Dầu đổ vào đại dương: gây ô nhiễm biển, các sinh vật bị chết.
+ Rừng bị thu hẹp: nước ngầm dự trữ giảm.
- GV yêu cầu HS giải thích phần ghi nhớ.
3. Làm việc cá nhân (bài tập1, SGK)
* Mục tiêu: HS phân biệt được những việc làm có tác dụng bảo vệ môi trường, những việc làm gây ô nhiễm môi trường.
* Cách tiến hành: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập 1: Dùng phiếu để bày tỏ ý kiến đánh giá.
- Tổ chức cho h/s nhận định ý kiến bằng cách giơ phiếu.
- GV kết luận:
+ Các việc làm bảo vệ môi trường: (b), (c), (đ), (g).
+ Mở xưởng cưa gỗ gần khu dân cư gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn (a).
Giết, mổ gia súc gần nguồn nước sinh hoạt.. ô nhiễm nguồn nước (d), (e), (h).
4. Hoạt động nối tiếp:
- Tìm hiểu bảo vệ môi trường ở địa phương. Thực hành bảo vệ môi trường.
- GV nhận xét tiết học, dặn h/s tham gia bảo vệ môi trường.
- 2 HS trình bày.
- HS phát biểu:( không khí, cây xanh, cảnh đẹp, ...)
- Các nhóm thực hiện trao đổi về các sự kiện.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS giải thích.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Chú ý
- HS bày tỏ ý kiến đánh giá theo cách đã quy ước.
- 1số HS giải thích.
________________________________________________
BUỔI 2: 
Thể dục:
 ( Thầy Đăng soạn giảng)
___________________________________ 
Kĩ thuật:
Tiết 30: LẮP XE NÔI (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
-** Với HS khéo tay: Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác, tháo các chi tiết của xe nôi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra:
- Nêu quy trình lắp xe nôi.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 3: Học sinh thực hành lắp xe nôi.
a. Học sinh chọn chi tiết.
- Yêu cầu h/s chon chi tiết.
- Giáo viên quan sát kiểm tra và giúp đỡ học sinh.
b. Lắp từng bộ phận:
* Lưu ý một số điểm sau:
- Vị trí trong, ngoài của các thanh.
- Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
- Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe.
c. Lắp ráp xe nôi:
- Giáo viên quan sát, theo dõi các nhóm.
- Gv theo dõi nhắc nhở.
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập:
- Giáo viên nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
C. Nhận xét dặn dò:
- Dặn về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị bộ lắp ghép.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 1, 2 học sinh trình bày.
- Học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và để riêng từng loại vào nắp hộp.
- 1, 2 học sinh đọc phần ghi nhớ, học sinh khác bổ sung.
- Học sinh thực hành lắp từng bộ phận.
- Học sinh lắp theo quy trình trong sách giáo khoa.
- Học sinh trình bày sản phẩm thực hành.
- Học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình.
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2012
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 147: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu:
Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì. Bài 1, bài 2(tr154)
II. Đồ dùng dạy học:
 Bản đồ Thế giới, bản đồ Việt Nam, bản đồ 1 số tỉnh, thành phố ( có ghi tỉ lệ bản đồ phía dưới ).
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- GV mời 1 h/s trình bày miệng lại bài 5(153).
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu tỉ lệ bản đồ:
- GV cho h/s xem một số bản đồ: Bản đồ Việt Nam (SGK) có ghi tỉ lệ 1: 10000000 và bản đồ một tỉnh, thành phố: Bản đồ thành phố Lào Cai. và nói “ Các tỉ lệ 1: 10000000; 1: 240000000 ghi trên các bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ”.
- Tỉ lệ bản đồ 1: 10000000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần.
- Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10000000cm hay 100km .
- Tỉ lệ bản đồ 1: 10000000 có thể viết dưới dạng phân số: , tử số cho biết độ dài thu nhỏ trên bản đồ 1 đơn vị đo độ dài ( cm, dm, m) và mấu số cho biết độ dài thật tương ứng là 10000000 đơn vị đo độ dài đó (10000000cm,10000000dm,10000000m) 
3. Thực hành:
Bài 1: Củng cố cách đọc tỉ lệ bản đồ.
- GV mời h/s trình bày miệng. 
- Với bản đồ: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tỉ lệ 1: 2200000
 ( Tỉ lệ 1cm trên bản đồ )
Bài 2: 
- GV gợi ý - phân tích.
- GV kẻ đề bài sẵn trên bảng phụ.
- GV mời 1 h/s nêu cách làm.
Bài 3: Củng cố cách tính độ dài thật trên tỉ lệ bản đồ cho trước.
- GV yêu cầu h/s giải thích lí do ghi Đ hoặc S.
- GV nhận xét kết luận.
C. Củng cố dặn dò:
- Gọi h/s nhắc lại nội dung bài. 
- GV nhận xét tiết học, dặn h/s về nhà làm bài 3 vào vở.
- 1 h/s trrình bày miệng.
- HS quan sát Bản đồ Việt N ...  dò:
- GV mời h/s nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau: ứng dụng của tỉ lệ bản đồ (tiếp theo )
- HS nêu ý kiến.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
 Độ dài thu nhỏ.
 1mm 1cm 1dm
 1000cm 1000mm 1000dm
 Độ dài thật
- HS nêu yêu cầu.
- HS nhắc lại cách thực hiện.
- HS làm bài.
Tỉ lệ bản đồ
1:500000
1:15000
1:2000
Độ dài trên bản đồ
2cm
3dm
50mm
Độ dài thật
....
.....
.....
- HS đọc đầu bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài.
Đổi 12km= 1 200 000cm
Quãng đường từ bản A đến bản B trên bản đồ dài là:
 1 200 000 : 100 000 = 12 (cm)
 Đáp số: 12 cm
_____________________________________
Anh văn:
( Cô Thương soạn giảng) 
_____________________________________
Tiếng Việt:
Tiết 30: KIỂM TRA
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra các kiến thức về câu kể Ai thế nào; Ai làm gì; Ai là gì?
- Từ ngữ về du lịch thám hiểm.
- Viết một bài văn miêu tả đồ vật hoặc cây cối.
II. Các hoạt động dạy học:
 A. ĐỀ BÀI: 
1. Kiểm tra đọc:
Đọc thầm bài Đường đi Sa Pa trả lời câu hỏi:
Câu 1: Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của Sa Pa?
Câu 2: Tình cảm của tác giả với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
Câu 3: Tìm câu kể trong các câu sau và xác định vị ngữ của câu.
Người là Cha, là Bác, là Anh.
Quả tim lớn lọc trăm dòng mấu đỏ.
Câu 4: Tìm một từ cùng nghiav và một từ trái nghĩa với từ dũng cảm. Đặt câu với mỗi từ tìm được.
2. Kiểm tra viết:
a. Chính tả: Chép đoạn văn sau rồi điền vào chỗ trống cho thích hợp: ch/tr hay êt ếch?
Sơn vừa....mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra .....Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi ...thúc: 
- Chuyện này đã xảy ra từ 500 năm trước.
Nghe vậy, Sơn bỗng ....mặt ra rồi ....trồ:
- Sao mà chị có ...nhớ tốt thế?
b. Tập làm văn:
Đề bài: Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
 B. CHO ĐIỂM:
1. Kiểm tra đọc:(4 điểm)
Câu 1: Tìm được từ ngữ tả vẻ đẹp của Sa Pa(1 điểm)
Câu 2: Nêu được tình cảm của tác giả với cảnh đẹp Sa Pa ( 1 điểm)
Câu 3: Tìm câu kể trong các câu sau và xác định vị ngữ của câu.
Người //là Cha, là Bác, là Anh.( 1 điểm)
Câu 4: Tìm được một từ cùng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ dũng cảm. Đặt câu với từ tìm được.( 1 điểm)
2. Kiểm tra viết:
a. Chính tả: (2 điểm) Chép đoạn văn sau rồi điền vào chỗ trống cho thích hợp:ch/tr hay et ếch?
Sơn vừa nghếch mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi kết thúc: 
- Chuyện này đã xảy ra từ 500 năm trước.
Nghe vậy, Sơn bỗng nghệt mặt ra rồi trầm trồ:
- Sao mà chị có trí nhớ tốt thế?
b. Tập làm văn: ( 4 điểm)
Tả được một đồ dùng học tập theo đúng kiểu bài văn.(4 điểm)
____________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012
Toán:
Tiết 150: THỰC HÀNH
I. Mục tiêu:
Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng.( Bài 1 - HS có thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân.) (tr158)
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước dây cuộn, một số cọc mốc.
- Cọc tiêu ( để gióng thẳng hàng trên mặt đất)
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn thưc hành tại lớp:
a. Hướng dẫn HS cách đo đọ dài đoạn thẳng.
+ Cố định một đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch 0 của thước dây trùng với điểm A.
+ Kéo thẳng thước dây cho đến điểm B
+ Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đó là độ dài đoạn thẳng AB.
b. Cách xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất.
- GV hướng dẫn: Dùng các cọc tiêu gióng thẳng hàng để xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất.
3. Thực hành ngoài lớp:
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 h/s 1 nhóm)
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm (Mỗi nhóm thực hành một hành động khác nhau)
GV nhận xét kết luận.
Bài 1: Củng cố cách đo độ dài. 
* Yêu cầu: HS dựa vào cách đo (như đã hướng dẫn và hình vẽ trong sgk) để đo độ dài giữa hai điểm cho trước.
* Giao việc:
+ Nhóm 1 đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo khoảng cách hai cây ở sân trường.
* GV hướng dẫn, kiểm tra ghi nhận kết quả thực hành của mỗi nhóm.
Bài 2: Củng cố về tập ước lượng độ dài
- GV yêu cầu thực hiện theo cặp.
(Mỗi em ước lượng 10 bước đi xem được khoảng mấy mét, rồi dùng thước đo kiểm tra lại).
C. Củng cố dặn dò:
- GV mời 1, 2 HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- HS chú ý theo dõi.
- Vài HS lên bảng thực hành.
- Chú ý.
- Thực hành theo nhóm 4.
- Các nhóm nêu cách thực hiện. 
- Các nhóm thực hiện.
- Ghi kết quả đo được theo nội dung như bài 1 trang 159.
- 1HS đọc nội dung của bài tập 2.
- HS thực hiện. 
- HS tiếp nối nhau trình bày kết quả
______________________________________
Chính tả:
Tiết 30: ĐƯỜNG ĐI SA PA 
Mục tiêu:
- Nhớ-viết đúng bài CT; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b, BT do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - 3 tờ phiếu khổ rộng viết nội dung bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
 - Yêu cầu viết bảng.
 - Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn h/s nhớ viết:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- Đoạn văn tả gì?
- Yêu cầu đọc thầm bài.
- GV cho h/s viết 1 số chữ dễ viết sai chính tả.
+ GV đọc: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn, hiếm quý.
- Yêu cầu nhớ viết.
GV tới các bàn nhắc nhở.
- GV đọc cho h/s soát lỗi,
- GV thu bài: chấm và chữa.
- GV nhận xét chung.
3. Hướng dẫn h/s làm bài tập: 
Bài 3:
- GV mời 3 h/s lên bảng làm bài.
- GV cùng lớp nhận xét chữa bài.
C. Củng cố dặn dò:
- GV chốt lại nội dung bài các em ghi nhớ những thông tin thú vị qua bài chính tả BT(3).
- GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp viết trên giấy nháp 5-6 tiếng có nghĩa bắt đầu bằng tr/ch hoặc vần êt/êch
- 1 h/s đọc thuộc lòng đoạn văn cần viết trong bài đường đi Sa Pa. 
Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Phát biểu ý kiến.
- HS đọc thầm lại đoạn văn để ghi nhớ.
- HS viết bảng con, bảng lớp.
- HS nhớ viết.
- HS soát lỗi.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài thi giữa các nhóm.
Lời giải:
a. thế giới-rộng-biên giới dài.
b.Thư viện Quốc gia-lưu giữ- bằng vàng-đại dương-thế giới.
______________________________________
Khoa học:
Tiết 60: NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:	
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
 -** HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 120, 121 sgk
- Phiếu học tập dùng cho 6 nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Kể ra vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật? Biết nhu cầu của thực vật về chất khoáng có lợi gì?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp.
* Mục tiêu: - Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.
- Phân biệt được quang hợp và hô hấp.
- 1 h/s trình bày.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Ôn lại các kiến thức cũ.
- Không khí có những thành phần nào?
- Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật?
Bước 2: Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu quan sát hình 1, 2 trang 120 và 121 sgk để tự đặt câu hỏi và trả lời lẫn nhau.
- GV nêu nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm (6 nhóm)
+ Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
- Quá trình hô hấp diễn ra khi nào?
- Điều gì xẩy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu trình bày ý kiến.
- GV nhận xét.
* Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây sẽ không sống được. 
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
* Mục tiêu: HS nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
- Ô xi và ni tơ còn chứa 1 số thành phần khác như khói bụi.
- Khí Ô xi, khí các-bô-níc. 
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Hút khí các bô níc và thải ra khí ô xi.
- Hút khí Ô xy và thải ra khí các bô níc
- Khi có ánh sáng của mặt trời chiếu.
- Diễn ra vào ban đêm (khi mặt trời lặn) 
- Cây cũng không sống được.
- 1 số h/s trình bày kết quả làm việc theo cặp. 
* Cách tiến hành:
- Thực vật “ ăn” gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?
( có thể giúp h/s trả lời)
- Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí các bô níc và nước.
+ Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các bô níc của thực vật?
+ Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô xi của thực vật?
GV giảng: Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp, đặc biệt quan trọng là lá và rễ. Để cây có đủ ô xi giúp quá trình hô hấp tốt đất trồng phải tơi, xốp, thoáng. 
Kết luận: Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp đưa ra những biện pháp để tăng năng suất cây trồng như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ kĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa cung cấp khí các bô níc cho cây. Đất trồng cần tơi, xốp, thoáng khí.
C. Củng cố dặn dò:
- Không khí có vai trò gì trong đời sống thực vật? 
- GV nhận xét tiết học.
- Thực vật không có cơ quan tiêu hoá như người và động vật nhưng chúng vẫn “ ăn” và “uống”. Khí các bô níc có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước có trong đất được rễ hút lên.
- HS phát biểu.
_____________________________________
Sinh hoạt:
SƠ KẾT TUẦN 30
I.Mục tiêu: 
 - Học sinh biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 30.
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - Vui chơi, múa hát tập thể.
II. Hoạt động dạy học:
1. Sinh hoạt lớp: 
- Học sinh tự nêu các ưu điểm và nhược điểm tuần học 30. 
- Nêu ý kiến về phương hướng phấn đấu tuần học 31.
* GV nhận xét rút kinh nghiệm các nhược điểm của học sinh trong tuần 30.
* GV bổ sung cho phương hướng tuần 31: 
- Phát huy ưu điểm đã đạt được, khắc phục tồn tại cố gắng học tập tốt hơn.
- Nêu gương các em chăm học trong tuần để lớp học tập.
* Phát động phong trào thi đua học tập chào mừng ngày Giải phóng miền nam 30/4 và quốc tế lao động 1/5.
- Thi đua họpc tập tốt.
- Tìm hiểu về ý nghĩa ngày 30-4.
2. Hoạt động tập thể:
- Tổ chức cho h/s vui chơi các trò chơi đã học. 
- GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia nhiệt tình vui vẻ an toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2011_2012_2_cot_chuan_kien_thu.doc